Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
tran trong
Xem chi tiết
I am Maru
15 giờ trước (9:19)
Nhã nhạc cung đình HuếKhông gian văn hoá  cồng chiêng Tây Nguyên.Ca trùDân ca quan họ Bắc Ninh.Hội Gióng  đền Phù Đổng và đền Sóc.Hát Xoan.Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.Đờn ca tài tử Nam  Bộ                                                                                                    :D

-Đờn ca tài tử Nam bộ

-Nhã nhạc cung đình Huế

-Hát xoan Phú Thọ

-Dân ca quan họ Bắc Ninh

-Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

.......

Tui hổng có tên =33
12 giờ trước (11:46)

5 di sản văn hóa phi vật thể cả Việt Nam đước UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là:
`+` Dân ca quan họ Bắc Ninh.
`+` Hát Xoan.
`+` Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.
`+` Ca trù.
`+` Đờn ca tài tử Nam Bộ.
`+` ...

Xem chi tiết
Lưu Nguyễn Hà An
31 tháng 1 lúc 17:02

Trong thời đại của công nghệ 4.0, xã hội có nhiều thay đổi, mạng Internet đã mang đến cho con người những lợi ích to lớn, là một bước tiến lớn của nền văn minh nhân loại. Giờ đây việc liên lạc, kết nối với nhau đã không còn gặp cản trở, việc khai thác thông tin, thậm chí là các giao dịch tài chính đều trở nên dễ dàng bằng vài cú nhấp chuột. Thế nhưng, song song với những lợi ích mà nó mang lại, thì sự ra đời các trang mạng xã hội, tiêu biểu nhất là Facebook, dần mang con người rời xa khỏi thế giới thực tại mà đắm chìm vào thế giới ảo, ngày càng có nguy cơ đánh mất những giá trị thực trong cuộc sống.

"Sống ảo" hẳn là khái niệm không còn xa lạ gì với chúng ta, đó là lối sống chuộng hình thức, thậm chí nói hơi nặng lời thì đó là một cuộc sống toàn dối lừa. Người ta tự tô vẽ, tự tạo cho mình một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc, khác hẳn với những gì mà bản thân họ đang có ở thực tại. Họ làm điều đó bằng cách đưa lên mạng xã hội những bức hình được chỉnh sửa, lựa chọn hàng giờ đồng hồ, thứ gì cũng bóng bẩy, đẹp đẽ, hoặc viết lên trang cá nhân những triết lý sâu sắc, những mô tả tốt đẹp, tích cực, làm người khác hiểu lầm rằng cuộc sống của họ thật hoàn mỹ, tốt đẹp. Thế nhưng ai biết được rằng, đằng sau bức ảnh một chiếc bàn làm việc gọn gàng là một căn phòng hỗn tạp, sau một bức hình tự chụp lung linh là cả hàng giờ đồng hồ chỉnh sáng, fix màu, xóa thâm mụn,... Cũng chẳng ai biết được rằng, sau những lời yêu thương sến súa mà cặp tình nhân dành cho nhau là những trận cãi vã gay gắt, sau những tấm ảnh chụp bữa ăn sang chảnh, là cả tháng sau khổ chủ phải ngậm ngùi gặm mì tôm,... Và còn rất nhiều trường hợp "sống ảo" một cách vi diệu khác. Nói đến "sống ảo", không thể kể công của những trang mạng xã hội được, phổ biến nhất là Facebook, sau là Instagram, Twitter, Zalo,... chính là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc "ảo" của các tín đồ "sống ảo". Khi nhìn vào đó, người ta chỉ nhìn thấy những thứ tốt đẹp nhất trong cuộc sống của họ, còn sau đó là những tăm tối gì, đâu ai biết được và dường như cả thế giới cũng chẳng quan tâm, bởi bản năng của con người vẫn là ưa thích những cái tốt đẹp.

"Giá trị thực" ở đây mang hàm nghĩa rất rộng, bao gồm tất cả những gì ngoài cuộc sống thực của con người, cả niềm vui, nỗi buồn, từ những điều tốt đẹp cho đến những góc xấu xí nhất trong tâm hồn. Đó là thứ phản ánh rõ ràng nhất nhân cách, đạo đức và tâm hồn của một cá nhân. Nhưng có một điều rất đáng quan ngại rằng dường như con người đang dần rời xa những "giá trị thực" để chăm chăm vào việc "sống ảo" nhiều hơn. Thay vì giao lưu kết bạn ở bên ngoài, họ thích kết bạn qua mạng hơn, thích tâm sự với nhau qua mạng, trốn tránh việc đối diện và nhìn vào mắt đối phương để nói chuyện bằng cách ôm khư khư cái điện thoại.

Qua mạng, tình bạn, tình yêu đến thật dễ dàng rồi cũng tan biến thật dễ dàng, bởi so với thực tế, những cái ảo rõ ràng không thật được bao nhiêu phần. Mạng xã hội trở thành mảnh đất màu mỡ, là nơi để người ta xây cho mình những cái vỏ tuyệt vời, là nơi để thỏa sức thể hiện bản thân, bằng cách khoe khoang sự giàu có, sự hạnh phúc, phô bày vẻ đẹp của bản thân, để mong được sự chú ý. Nhưng trong thực tế thì sao, sự giàu có có khi chỉ là ngụy tạo, sự hạnh phúc có khi chỉ là trong một khoảnh khắc, vẻ đẹp kia chẳng biết đã được điều chỉnh bao nhiêu lần, nhìn lại dường như con người đang lừa dối nhau mà sống vậy. Thế rồi mạng xã hội cũng là nơi người ta mặc sức trở thành những "anh hùng", nhưng là "anh hùng bàn phím", qua mạng ai cũng trở thành những nhà triết học, tâm lý học, kinh tế học,... Ai cũng tự tin bày tỏ quan điểm ý kiến, sẵn sàng chửi rủa lăng nhục, cười nhạo một cá nhân nào khác chỉ vì họ nghĩ cá nhân đó đáng bị vậy. Cư dân mạng chưa bao giờ chịu suy nghĩ trước khi phát ngôn, hậu quả là để lại những tổn thương tâm lý sâu sắc cho nạn nhân, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khiến nạn nhân, chán chường, trầm cảm, tự tử. "Sống ảo" cho con người ta cái quyền làm mọi thứ mình thích, tạo scandal, phát ngôn gây sốc để nổi tiếng, chia sẻ những thông tin phản cảm, văn hóa phẩm đồi trụy một cách tràn lan mà chẳng quan tâm ai sẽ bắt gặp chúng, họ chỉ cần biết mình được tung hô, tán tụng, được bao nhiêu "like", bao nhiêu "comment", còn ai như nào không cần quan tâm.

Nhiều bạn trẻ quen sống trong những lời tán tụng trên mạng, ảo tưởng giá trị của bản thân, thế nên chỉ cần gặp một lời chê bai ác ý nào đó lập tức sụp đổ, không tin vào bản thân, có những hành động tiêu cực, nghĩ rằng cả thế giới đang chống lại mình. "Sống ảo" quá lâu khiến con người ta quên đi hết thực tại cuộc sống vốn khó khăn như nào, quên đi hết những tình cảm quý giá như tình thân, tình cảm giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Họ trở nên vô cảm, vô tâm, không còn quan tâm đến thế giới thực tại, từ chối hòa nhập vào xã hội thực tế, dẫn tới khi bước vào làm việc, vào dòng mưu sinh, họ bị chông chênh, không có kinh nghiệm sống và ứng xử, nên rất dễ bị đào thải, gây nhiều khó khăn cho cuộc sống tương lai. "Sống ảo" khiến cho tâm hồn con người trở nên nghèo nàn, kiến thức và vốn sống hạn hẹp, cả thế giới chỉ thu lại vào trang mạng xã hội, khiến con người trở nên lười biếng, lãng phí thời gian, bỏ qua nhiều cơ hội tu dưỡng, nâng cao tri thức, thay đổi bản thân. Một người mà không có sự nỗ lực cố gắng, cải thiện những thiếu sót của bản thân để phát triển và lao động cống hiến cho xã hội thì cuối cùng dù "sống ảo" có tốt đẹp đến đâu thì trong thực tế cũng chỉ là phần tử vô dụng, đang có một cuộc đời nhàm chán, vô nghĩa tận cùng.

Nhận thức được tác hại của việc "sống ảo", mỗi chúng ta cần ý thức được hành động của bản thân. Mạng xã hội không xấu, thậm chí có rất nhiều lợi ích, nhưng chúng ta phải biết sử dụng sao cho hợp lý, đừng có đắm chìm vào đó, mải mê xây dựng những giá trị "ảo", mà bỏ rơi những "giá trị thực". Bởi suy cho cùng, chúng ta đang sống một cuộc đời thật, mỗi ngày chúng ta lấy không khí, lương thực từ thực tại để duy trì sự sống. "Sống ảo" chỉ cho ta niềm vui nhất thời, những sự tự tin, vẻ vang nhất thời, nhưng chúng không thể khiến ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Nó không phải là công cụ làm ra tài chính và khi ta ốm đau những lời khen, tâng bốc trên mạng chẳng làm ta khỏi bệnh, chỉ có sự chăm sóc, tình cảm gia đình, bạn bè trong thực tại mới là liều thuốc tốt nhất. Đừng để việc "sống ảo" dần giết chết cả tâm hồn và thể xác chúng ta, hãy biết cách tận dụng mạng xã hội một cách hiệu quả nhất, đừng chỉ mải mê chạy theo những xu hướng, trào lưu và ảo tưởng về bản thân, chúng ta không tuyệt vời như bạn nghĩ đâu.

Quả thực hiện tượng sống ảo, đặc biệt là ở giới trẻ đang dần kéo con người rời xa và đánh mất đi những giá trị thực, có ý nghĩa cho cuộc đời. Hãy có những nhận thức đúng đắn và biết cân bằng giữa thế giới ảo và thế giới thực, một bên là niềm vui thú nhất thời, một bên mới là cuộc sống, là tương lai của bạn trong mấy chục năm cuộc đời. Nhất định đừng để cán cân tâm hồn rơi hẳn vào thế giới ảo bạn nhé!

Tô Trung Hiếu
1 tháng 2 lúc 17:10

Xã hội càng phát triển, khoa học công nghệ càng hiện đại thì cuộc sống con người cũng càng phức tạp, giả dối. Những năm gần đây, khái niệm sống ảo đã ra đời và ngày càng trở nên phổ biến, quen thuộc đối với mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Có thể nói, việc sống ảo làm có nguy cơ đánh mất các giá trị thực. Ý kiến ấy là rất đúng về hiện tượng này.

Sống ảo là việc con người sống khác, khác bản thân mình, khác thực tế. Có thể coi sống ảo là một dạng phô bày không giống với sự thật lắm. Sống ảo thường được thể hiện qua các phương tiện của mạng xã hội như facebook, instagram, zalo, twitter, weibo. Trên những trang mạng xã hội này người ta thường xuyên đăng tải những bức hình khác thực tế, những dòng trạng thái status cũng khác thực tế nhằm đánh lạc hướng suy nghĩ và nhận thức của mọi người.

Có thể thấy việc sống ảo nhiều nhất là khi các bạn trẻ sử dụng các công cụ make up, chụp hình, chỉnh hình làm đẹp rồi đăng tải trên mạng xã hội khiến mọi người lầm tưởng về vẻ đẹp, ngoại hình của mình. Rồi họ đăng tải những dòng trạng thái cũng giả dối để đánh lừa mọi người chẳng hạn như là “Đang ở một nơi rất xa” (thực ra là ở nhà), “Rảnh được đưa đi ăn” (thực ra là tự đi)… Những người sống ảo đăng hình và trạng thái thường nhằm mục đích PR cho bản thân mình, khoe khoang về bản thân: ngoại hình, thành tích, sự giàu có, sự nổi tiếng… Người ta đăng hình ảnh, trạng thái từ không đúng lắm so với thực tế cho đến khác xa thực tế, sai sự thực hoàn toàn để được mọi người, bạn bè trên mạng xã hội trầm trồ, thán phục, khen ngợi.

Sống ảo có tính chất lây lan và gây nghiện. Người sống ảo lâu dần hình thành một thói quen khó bỏ. Trước khi ăn bao giờ cũng phải lôi điện thoại ra chụp lại hình, đi chơi ở đâu bao giờ cũng chụp hình post facebook đầu tiên. Thậm chí trong những hoàn cảnh không phù hợp cũng lôi điện thoại ra check in sống ảo. Thế giới ảo bao quanh chúng ta, khiến mọi người không còn phân biệt được. Dần dần con người quên đi những giá trị thực tế, quên đi những điều rất bình dị trong cuộc sống. Sống ảo dẫn con người đến những giá trị giả dối, khiến con người dần quên mất thực tại, nhầm lẫn giữa thực tại và thế giới ảo. Nhiều người lợi dụng các công cụ mạng xã hội để bán hàng, lừa lọc bằng những hình ảnh, lời lẽ văn hoa, hào nhoáng. Rất nhiều chàng trai, cô gái đã tỏ ra vô cùng bất ngờ khi người bạn mình gặp gỡ quen biết qua mạng xã hội lại khác xa thực tế. Người ta thất vọng, chê bai thậm chí là làm nhục nhau. Bởi vì quen biết nhau qua những thước hình lung linh trên mạng, không ít bạn trẻ đã bị lừa lọc, bị dụ dỗ dẫn đến những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.

Bởi vì hiện tượng sống ảo đang ngày càng trở nên phổ biến nên con người cũng dần đa nghi với những gì xảy ra quanh mình. Nhìn một tấm hình, nghe một lời quảng cáo, người ta thường hỏi “Có thật không đấy”, “ở ngoài thế nào”… Có lẽ, vì sống ảo nhiều nên chính ta cũng đang dần mất niềm tin vào con người và dễ thất vọng với những gì xung quanh.

Mạng xã hội là một công cụ hữu ích, làm đẹp mình cũng là việc nên làm nhưng nếu cứ sống ảo, cứ giả dối như vậy sẽ chỉ khiến chúng ta dần làm mất đi giá trị thật của chính bản thân mình. Vì vậy mỗi người cần sáng suốt, tỉnh táo và nên bài trừ việc sống ảo, hãy để những gì chân thật được trở lại là chính nó.

NGUYỄN HÀ MY - ĐỨC MINH
1 tháng 2 lúc 22:33

Trong thời đại của công nghệ 4.0, xã hội có nhiều thay đổi, mạng Internet đã mang đến cho con người những lợi ích to lớn, là một bước tiến lớn của nền văn minh nhân loại. Giờ đây việc liên lạc, kết nối với nhau đã không còn gặp cản trở, việc khai thác thông tin, thậm chí là các giao dịch tài chính đều trở nên dễ dàng bằng vài cú nhấp chuột. Thế nhưng, song song với những lợi ích mà nó mang lại, thì sự ra đời các trang mạng xã hội, tiêu biểu nhất là Facebook, dần mang con người rời xa khỏi thế giới thực tại mà đắm chìm vào thế giới ảo, ngày càng có nguy cơ đánh mất những giá trị thực trong cuộc sống.

"Sống ảo" hẳn là khái niệm không còn xa lạ gì với chúng ta, đó là lối sống chuộng hình thức, thậm chí nói hơi nặng lời thì đó là một cuộc sống toàn dối lừa. Người ta tự tô vẽ, tự tạo cho mình một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc, khác hẳn với những gì mà bản thân họ đang có ở thực tại. Họ làm điều đó bằng cách đưa lên mạng xã hội những bức hình được chỉnh sửa, lựa chọn hàng giờ đồng hồ, thứ gì cũng bóng bẩy, đẹp đẽ, hoặc viết lên trang cá nhân những triết lý sâu sắc, những mô tả tốt đẹp, tích cực, làm người khác hiểu lầm rằng cuộc sống của họ thật hoàn mỹ, tốt đẹp. Thế nhưng ai biết được rằng, đằng sau bức ảnh một chiếc bàn làm việc gọn gàng là một căn phòng hỗn tạp, sau một bức hình tự chụp lung linh là cả hàng giờ đồng hồ chỉnh sáng, fix màu, xóa thâm mụn,... Cũng chẳng ai biết được rằng, sau những lời yêu thương sến súa mà cặp tình nhân dành cho nhau là những trận cãi vã gay gắt, sau những tấm ảnh chụp bữa ăn sang chảnh, là cả tháng sau khổ chủ phải ngậm ngùi gặm mì tôm,... Và còn rất nhiều trường hợp "sống ảo" một cách vi diệu khác. Nói đến "sống ảo", không thể kể công của những trang mạng xã hội được, phổ biến nhất là Facebook, sau là Instagram, Twitter, Zalo,... chính là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc "ảo" của các tín đồ "sống ảo". Khi nhìn vào đó, người ta chỉ nhìn thấy những thứ tốt đẹp nhất trong cuộc sống của họ, còn sau đó là những tăm tối gì, đâu ai biết được và dường như cả thế giới cũng chẳng quan tâm, bởi bản năng của con người vẫn là ưa thích những cái tốt đẹp.

"Giá trị thực" ở đây mang hàm nghĩa rất rộng, bao gồm tất cả những gì ngoài cuộc sống thực của con người, cả niềm vui, nỗi buồn, từ những điều tốt đẹp cho đến những góc xấu xí nhất trong tâm hồn. Đó là thứ phản ánh rõ ràng nhất nhân cách, đạo đức và tâm hồn của một cá nhân. Nhưng có một điều rất đáng quan ngại rằng dường như con người đang dần rời xa những "giá trị thực" để chăm chăm vào việc "sống ảo" nhiều hơn. Thay vì giao lưu kết bạn ở bên ngoài, họ thích kết bạn qua mạng hơn, thích tâm sự với nhau qua mạng, trốn tránh việc đối diện và nhìn vào mắt đối phương để nói chuyện bằng cách ôm khư khư cái điện thoại.

Qua mạng, tình bạn, tình yêu đến thật dễ dàng rồi cũng tan biến thật dễ dàng, bởi so với thực tế, những cái ảo rõ ràng không thật được bao nhiêu phần. Mạng xã hội trở thành mảnh đất màu mỡ, là nơi để người ta xây cho mình những cái vỏ tuyệt vời, là nơi để thỏa sức thể hiện bản thân, bằng cách khoe khoang sự giàu có, sự hạnh phúc, phô bày vẻ đẹp của bản thân, để mong được sự chú ý. Nhưng trong thực tế thì sao, sự giàu có có khi chỉ là ngụy tạo, sự hạnh phúc có khi chỉ là trong một khoảnh khắc, vẻ đẹp kia chẳng biết đã được điều chỉnh bao nhiêu lần, nhìn lại dường như con người đang lừa dối nhau mà sống vậy. Thế rồi mạng xã hội cũng là nơi người ta mặc sức trở thành những "anh hùng", nhưng là "anh hùng bàn phím", qua mạng ai cũng trở thành những nhà triết học, tâm lý học, kinh tế học,... Ai cũng tự tin bày tỏ quan điểm ý kiến, sẵn sàng chửi rủa lăng nhục, cười nhạo một cá nhân nào khác chỉ vì họ nghĩ cá nhân đó đáng bị vậy. Cư dân mạng chưa bao giờ chịu suy nghĩ trước khi phát ngôn, hậu quả là để lại những tổn thương tâm lý sâu sắc cho nạn nhân, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khiến nạn nhân, chán chường, trầm cảm, tự tử. "Sống ảo" cho con người ta cái quyền làm mọi thứ mình thích, tạo scandal, phát ngôn gây sốc để nổi tiếng, chia sẻ những thông tin phản cảm, văn hóa phẩm đồi trụy một cách tràn lan mà chẳng quan tâm ai sẽ bắt gặp chúng, họ chỉ cần biết mình được tung hô, tán tụng, được bao nhiêu "like", bao nhiêu "comment", còn ai như nào không cần quan tâm.

Nhiều bạn trẻ quen sống trong những lời tán tụng trên mạng, ảo tưởng giá trị của bản thân, thế nên chỉ cần gặp một lời chê bai ác ý nào đó lập tức sụp đổ, không tin vào bản thân, có những hành động tiêu cực, nghĩ rằng cả thế giới đang chống lại mình. "Sống ảo" quá lâu khiến con người ta quên đi hết thực tại cuộc sống vốn khó khăn như nào, quên đi hết những tình cảm quý giá như tình thân, tình cảm giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Họ trở nên vô cảm, vô tâm, không còn quan tâm đến thế giới thực tại, từ chối hòa nhập vào xã hội thực tế, dẫn tới khi bước vào làm việc, vào dòng mưu sinh, họ bị chông chênh, không có kinh nghiệm sống và ứng xử, nên rất dễ bị đào thải, gây nhiều khó khăn cho cuộc sống tương lai. "Sống ảo" khiến cho tâm hồn con người trở nên nghèo nàn, kiến thức và vốn sống hạn hẹp, cả thế giới chỉ thu lại vào trang mạng xã hội, khiến con người trở nên lười biếng, lãng phí thời gian, bỏ qua nhiều cơ hội tu dưỡng, nâng cao tri thức, thay đổi bản thân. Một người mà không có sự nỗ lực cố gắng, cải thiện những thiếu sót của bản thân để phát triển và lao động cống hiến cho xã hội thì cuối cùng dù "sống ảo" có tốt đẹp đến đâu thì trong thực tế cũng chỉ là phần tử vô dụng, đang có một cuộc đời nhàm chán, vô nghĩa tận cùng.

Nhận thức được tác hại của việc "sống ảo", mỗi chúng ta cần ý thức được hành động của bản thân. Mạng xã hội không xấu, thậm chí có rất nhiều lợi ích, nhưng chúng ta phải biết sử dụng sao cho hợp lý, đừng có đắm chìm vào đó, mải mê xây dựng những giá trị "ảo", mà bỏ rơi những "giá trị thực". Bởi suy cho cùng, chúng ta đang sống một cuộc đời thật, mỗi ngày chúng ta lấy không khí, lương thực từ thực tại để duy trì sự sống. "Sống ảo" chỉ cho ta niềm vui nhất thời, những sự tự tin, vẻ vang nhất thời, nhưng chúng không thể khiến ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Nó không phải là công cụ làm ra tài chính và khi ta ốm đau những lời khen, tâng bốc trên mạng chẳng làm ta khỏi bệnh, chỉ có sự chăm sóc, tình cảm gia đình, bạn bè trong thực tại mới là liều thuốc tốt nhất. Đừng để việc "sống ảo" dần giết chết cả tâm hồn và thể xác chúng ta, hãy biết cách tận dụng mạng xã hội một cách hiệu quả nhất, đừng chỉ mải mê chạy theo những xu hướng, trào lưu và ảo tưởng về bản thân, chúng ta không tuyệt vời như bạn nghĩ đâu.

Quả thực hiện tượng sống ảo, đặc biệt là ở giới trẻ đang dần kéo con người rời xa và đánh mất đi những giá trị thực, có ý nghĩa cho cuộc đời. Hãy có những nhận thức đúng đắn và biết cân bằng giữa thế giới ảo và thế giới thực, một bên là niềm vui thú nhất thời, một bên mới là cuộc sống, là tương lai của bạn trong mấy chục năm cuộc đời. Nhất định đừng để cán cân tâm hồn rơi hẳn vào thế giới ảo bạn nhé!

 

Xem chi tiết
Xem chi tiết

Bài viết được trích dẫn từ tiểu phẩm của tác giả Tajima, báo Hoa học trò và những cảm nhận riêng của mình. Cảm ơn mọi người đã dành thời gian ra đọc câu chuyện mình muốn chia sẻ!

Lưu Nguyễn Hà An
25 tháng 1 lúc 10:50

Oa, em rất cảm ơn thầy ạ. Đọc xong mà em khóc luôn ý! Không ngờ cậu bé Nobita hậu đậu hay ''mè nheo'' bảo bối của Doraemon lại là một người biết yêu thương và vô cùng yêu quý Doraemon. Không chỉ có vậy, tình bạn của Doraemon còn khám phá được trong Nobita tài năng bắn súng, chơi dây... Đúng, đứa trẻ nào cũng có những tài năng riêng, chúng ta cần sẵn sàng trải nghiệm để tài năng ấy được bộc lộ. Khi đọc bộ truyện Doraemon, chúng ta sẽ nhớ ngay đến 2 nhân vật thể hiện cho tình bạn cao đẹp, dù đôi lúc có giận dỗi nhau...

Em cảm ơn thầy vì đã tạo ra bài viết hay và đầy ý nghĩa về bộ truyện tuổi thơ này! Em biết ơn thầy nhiều lắm ạ! Nhờ thầy mà em biết rằng trong số chúng ta ai cũng có điểm mạnh và không ai là vô dụng cả ...

Tô Trung Hiếu
25 tháng 1 lúc 13:03

Oa ,hay quá .Không ngờ Nobita lại có thể thay đổi như vậy.Cảm ơn thầy vì đã bỏ thời gian ra để tạo ra bài viết hay như vậy!!~!

Xem chi tiết
NeverGiveUp
14 tháng 1 lúc 8:54

 

Thói quen lười biếng trong học tập không chỉ là một thách thức cá nhân mà còn là một vấn đề đáng lo ngại đối với học sinh hiện nay. Hậu quả của thói quen này không chỉ làm suy giảm hiệu suất học tập mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của học sinh. Đầu tiên, việc lười biếng khiến cho họ thiếu lòng tự giác và sự trách nhiệm với việc học. Thay vì chủ động tìm kiếm kiến thức mới và nâng cao kỹ năng, họ thường lạc quan vào con đường thuận lợi và thoải mái.

 

Thói quen lười biếng còn tác động tiêu cực đến tinh thần và tâm lý của học sinh. Những người này thường trải qua tình trạng căng thẳng và lo lắng khi đối mặt với những bài kiểm tra và deadline. Tình trạng này không chỉ làm giảm động lực mà còn ảnh hưởng xấu đến tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề của họ.

Hậu quả của thói quen lười biếng không chỉ giới hạn trong thời kỳ học sinh mà còn kéo dài đến tương lai nghề nghiệp. Những người có thói quen này thường khó có thể tự lập, tự quản lý công việc và gặp khó khăn khi đối mặt với môi trường làm việc chuyên nghiệp. Đồng thời, sự thiếu kiên thức và kỹ năng cần thiết cũng là những thách thức lớn khi họ bước vào thế giới công việc.

 

Do đó, để xây dựng một tương lai tích cực, học sinh cần phải nhận thức về hậu quả tiêu cực của thói quen lười biếng và hành động để khắc phục. Tự chủ, đặt mục tiêu cụ thể, và xây dựng lịch trình học tập có thể là những bước khởi đầu để vượt qua thói quen lười biếng, từ đó giúp họ phát triển toàn diện và tự tin hơn trong cuộc sống.

BÍCH THẢO
14 tháng 1 lúc 17:13

Thói quen lười biếng đối với học sinh hiện nay có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. Trước tiên, nó ảnh hưởng đến hiệu suất học tập của chúng ta. Khi chúng ta lười biếng và không chịu cố gắng, kết quả là chúng ta không thể hoàn thành bài tập, làm bài kiểm tra hoặc hiểu bài giảng một cách tốt nhất. Điều này có thể dẫn đến việc điểm số kém, thiếu kiến thức và cảm giác tự ti. Hơn nữa, thói quen lười biếng cũng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cá nhân của chúng ta. Khi chúng ta không có đủ động lực hoặc ý chí để hoàn thành các nhiệm vụ học tập, chúng ta không học cách vượt qua khó khăn, không rèn luyện sự kiên nhẫn và không phát triển kỹ năng tự quản lý thời gian. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thành công của chúng ta trong tương lai và khó khăn trong việc đạt được mục tiêu cá nhân. Một hậu quả khác của thói quen lười biếng là sự thiếu trách nhiệm và đạo đức. Khi chúng ta không chịu cố gắng và làm việc chăm chỉ, chúng ta không thể hoàn thành các nhiệm vụ được giao và không đáp ứng được các kỳ vọng của người khác. Điều này có thể dẫn đến sự mất lòng tin, mất động lực và thậm chí là sự mất mát mối quan hệ xã hội. Cuối cùng, thói quen lười biếng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Khi chúng ta không hoạt động đủ và không duy trì một chế độ sống lành mạnh, chúng ta có thể gặp các vấn đề về sức khỏe như béo phì, yếu đuối và căng thẳng. Điều này có thể làm giảm khả năng tập trung và gây rối cho quá trình học tập.Tóm lại, thói quen lười biếng đối với học sinh hiện nay có nhiều hậu quả tiêu cực. Nó ảnh hưởng đến hiệu suất học tập, sự phát triển cá nhân, trách nhiệm và đạo đức, cũng như sức khỏe. Chúng ta cần nhận thức về các hậu quả này và cố gắng vượt qua thói quen lười biếng để đạt được thành công và sự phát triển bản thân.

Xem chi tiết
Citii?
13 tháng 1 lúc 14:58

Có một người thầy đã từng nói với tôi rằng :"Nếu như em muốn thành công thì đầu tiên em phải gặp những thất bại của đời mình và từ đó em sẽ phải học cách tiếp nhận nó". Vì vậy, tôi thấy rằng thất bại nó không đáng sợ chỉ cần chúng ta phải biết cách tiếp nhận nó mà thôi. Vậy thất bại là gì? Thất bại là kết quả mà bạn không đạt được như điều mình mong muốn. Ví dụ khi chúng ta đang bắt đầu một công việc nào đó thì chúng ta sẽ vấp phải nhiều điều bất lợi đối với mình và sẽ dẫn đến sự thất bại trong công việc đó. Nhưng các bạn à, những thất bại mà các bạn gặp phải thì chính nó sẽ làm cho chúng ta trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn và con đường đi đến thành công sẽ gần hơn. Vậy thì thay vì chúng ta sợ hãi, suy sụp và chuồn bước trước những thất bại thì tại sao mà chúng ta không học cách đối diện và vượt qua nó. Để vượt qua thất bại thì đầu tiên chúng ta phải có một ý chí nghị lực kiên cường và đối mặt với nỗi ám ảnh sợ thất bại của chính bản thân. Chỉ có như vậy thì chúng ta mới có thể vượt qua nó và trải nghiệm để rồi từ đó sẽ làm những bậc thang vững chắc cho chúng ta tiếp bước chạm đến thành công. Vì vậy, đừng sợ hãi thất bại vì nó không đáng sợ như chúng ta tưởng tượng.  Tóm lại, hãy học cách tự bản thân vượt qua nỗi sợ hãi, sự thất bại để một ngày không xa có thể chạm đến thành công mà chính bản thân chúng ta mong muốn.

BÍCH THẢO
13 tháng 1 lúc 15:04

* Em thử xem sao :>

Thất bại là một phần không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là thất bại chính mà là cách chúng ta đón nhận và học từ những trải nghiệm đó. Đầu tiên, chúng ta cần chấp nhận rằng thất bại là một phần tự nhiên của quá trình phát triển. Không ai có thể thành công mà không trải qua những lần thất bại. Thứ hai, thất bại cần được xem như một cơ hội để học hỏi và phát triển. Nhìn nhận thất bại như một bài học đắt giá, nơi chúng ta có thể tìm hiểu về những điều chúng ta đã làm sai và cải thiện từ đó. Qua những thất bại, ta có thể phát triển khả năng kiên nhẫn, sáng tạo và sự đột phá. Cuối cùng, đón nhận thất bại cũng đồng nghĩa với việc không để thất bại ảnh hưởng đến lòng tự tin và đam mê của chúng ta. Thay vì tự trách mình hoặc buông xuôi, ta cần tin rằng mình có thể vượt qua và đạt được thành công. Tự tin và đam mê sẽ trở thành động lực để ta tiếp tục cố gắng và không bao giờ từ bỏ. Tóm lại, thất bại không đáng sợ và ta cần đón nhận nó như một phần quan trọng của cuộc sống. Hãy học hỏi từ những trải nghiệm đó, phát triển khả năng và không để nó ảnh hưởng đến lòng tự tin và đam mê của mình. Thật sự, thất bại có thể là chìa khóa để mở ra cánh cửa thành công.

Lưu Nguyễn Hà An
13 tháng 1 lúc 15:39

Đối với nhiều người, thất bại là một thứ vô cùng đáng sợ trong cuộc sống vì nó tiêu tốn thời gian, công sức, tiền bạc của con người. Tuy nhiên, thất bại chính là một phần khôn thể thiếu trong quá trình chinh phục thành công. Khi chúng ta bắt tay vào làm việc thì không thể nào tránh được sự thất bại và những sai lầm cho dù đã học hỏi nhiều thứ từ những người khác. Cách đối diện và vượt qua thất bại quyết định khả năng thành công của con người trong tương lai. Để vượt qua được thất bại, mỗi người cần phải vượt qua nỗi ám ảnh sợ thất bại. Đầu tiên, ta cần phải thoát khỏi bóng đen của thất bại, chiến thắng về mặt tinh thần và coi thất bại là một phần không thể thiếu đối với việc tiến đến thành công. Hơn nữa, đối với những người lạc quan thì thất bại chính là cách mà họ học hỏi, cách mà họ trưởng thành; và quan trọng nhất họ coi thất bại là món quà và hạnh phúc khi được thất bại. Sau khi chiến thắng được tâm lý sợ thất bại thì việc con người cần làm đó chính là tiếp tục làm việc còn dang dở. Từ bài học thất bại ngày trước, con người ta cần tiếp tục tiến lên và nỗ lực hết sức mình. Việc thất bại và học được 1 điều gì đó sẽ là tiền đề để mỗi người tiếp tục bước tiếp và chinh phục thành công. Hơn nữa, khi thất bại thì thường con người học được nhiều hơn là những thành công. Vì khi thất bại thì cảm giác ấy sẽ khắc ghi mãi mãi để con người không bao giờ mắc lại nữa. Thất bại đã là điều quan trọng đối với thành công, nhưng việc con người đối diện với thất bại một cách mạnh mẽ, thái độ học hỏi mới là bí quyết đi đến thành công. Vậy nên, để thành công thì bắt buộc phải thất bại để cho dạn dày kinh nghiệm, để học được những bài học quý báu. Trên thực tế, chẳng có nhà tỷ phú, người thành công nào thành công chỉ sau 1 đêm mà ko trải qua những lần thất bại nhớ đời. Những hào quang ta thấy về cuộc sống giàu sang của họ chính là sự đánh đổi bằng những năm tháng thất bại rồi nỗ lực bước tiếp của họ. Tóm lại, đối diện và vượt qua thất bại chính là một phần của quá trình đi đến thành công. Để thành công, con người buộc phải thất bại và qua những lần thất bại sẽ học được những bài học quý báu. Hãy vui khi được thất bại và rồi lại nỗ lực bước tiếp hết sức mình.

Hà Quang Minh
Xem chi tiết
Citii?
24 tháng 12 2023 lúc 13:14

Với trường hợp phải ở trong nước sôi,em sẽ chọn làm quả trứng.

Vì củ khoai tây khi chưa chế biến thì cứng và trông rắn chắc, nhưng sau khi luộc sôi, chúng trở nên rất mềm.Còn trứng lúc chưa luộc rất dễ vỡ, chỉ có một lớp vỏ mỏng bên ngoài bảo vệ chất lỏng bên trong. Sau khi qua nước sôi, chất lỏng bên trong trở nên đặc và chắc hơn.Nó thể hiện con người nên sống giống như quả trứng,khởi đầu với trái tim mỏng manh và tinh thần dễ đổi thay,nhưng sau một lần tan vỡ, ly hôn hay mất việc sẽ chín chắn và cứng cáp hơn.Và đừng sống như củ khoai tây,bề ngoài tưởng rất cứng cáp nhưng chỉ với một chút đau đớn, bất hạnh đã trở nên yếu đuối chẳng còn chút nghị lực.

   
Nguyễn Ngọc Cẩm	Hà
24 tháng 12 2023 lúc 16:37

 Nếu là em, em sẽ chọn là quả trứng.

  Nước sôi như tượng trưng cho những gian nan, thử thách trong cuộc đời mỗi người. Quả trứng và khoai tây là tượng trưng của hai kiểu người: Người nhờ những khó khăn mà trưởng thành mạnh mẽ hơn, người bị những khó khăn làm cho yếu ớt hơn. 

   Nghe thì vậy, nhưng muốn có thể thành công không hề dễ dàng. Cần phải có lòng kiên trì, quyết tâm, thử làm việc bằng nhiều cách, không ngại gặp trắc trở. Còn những người không có nghị lực, không cố gắng vươn lên từng ngày, sẽ không xứng đáng thành công và không nhận được sự tin tưởng, yêu mến, tôn trọng của mọi người.

    Đối với học sinh chúng ta, hãy bắt đầu làm ngay từ những việc nhỏ nhất: Đánh bại những gian nan trên con đường học tập, quyết tâm trong mọi việc làm, linh hoạt, xử lí hoàn cảnh một cách khéo léo,... Không phụ lòng bạn, thành công sẽ đến làm cho cuộc đời bạn nhiều niềm vui hơn.

   Vậy đến đây, bạn đã quyết định của đời mình sẽ giống thứ nào: Khoai tây hay quả trứng?

Phan Văn Toàn
24 tháng 12 2023 lúc 15:42

Nếu là trường hợp đó thì em sẽ chọn cả hai vì còn tùy thuộc vào hoàn cảnh

Xem chi tiết
Phan Văn Toàn
23 tháng 12 2023 lúc 14:34

ghê quá

idol luôn

Phan Văn Toàn
23 tháng 12 2023 lúc 14:39

wao,đọc kỹ thì thấy giai nhì

bạn Hương giỏi quá

Phan Văn Toàn
23 tháng 12 2023 lúc 14:40

những giấy khen kia đều là của olm ạ

nhiều bạn giỏi quá

 

Xem chi tiết
Đinh Hải Tùng
4 tháng 12 2023 lúc 19:21
10 PHÚT TẬP THỂ DỤC 

Nếu không thể bắt đầu với 10 phút, bạn có thể chọn bất kỳ con số nào nhỏ hơn 10. Nếu chưa thể bắt đầu các động tác thể dục, hãy chọn những điều đơn giản hơn như chỉ thay đồ tập, hay chỉ thay đồ và đến phòng tập. Chỉ cần thử thách làm bất kỳ điều gì để bạn thực sự bắt đầu.

1 0,000 BƯỚC CHÂN MỖI NGÀY

Dấn thân vào viết khiến tôi phải ngồi làm việc trong nhiều giờ liền. Hệ quả là khoảng thời gian đầu tôi thường xuyên bị đau lưng và phần cổ vai gáy. Hiện tại, tôi đứng viết mỗi ngày, và bắt đầu thử thách ra ngoài đi dạo. 

Bình thường tôi chỉ đi khoảng 1.500 – 2.000 bước mỗi ngày nên thử thách 10.000 bước chân sẽ khá khó khăn với tôi. Nhận thức được điều này, tôi đặt ra mục tiêu 4.000 rồi 5.000 và 8.000 bước. Bạn cũng có thể lựa chọn những thử thách phù hợp với tình trạng của bản thân. Đương nhiên, cũng cần một chút khó khăn để khiến bạn phấn khích thực hiện.

NGỦ ĐỦ 7-8 TIẾNG

Tùy theo cơ thể mỗi người mà bạn cần ngủ 7, 8 hay 9 tiếng mỗi ngày. Ngủ đủ giấc là nền tảng cho một sức khỏe tốt. Tuy nhiên, chúng ta thường không để ý đến điều này và coi thường tầm quan trọng của giấc ngủ. Bạn có thể tìm đọc cuốn “Why we sleep” của Matthew Walker hoặc đọc bản tóm tắt từ Kiên Trần – tác giả cuốn “Đừng chạy theo số đông” mình đã lưu lại tại đây

LEO CẦU THANG

Dù biết rằng leo cầu thang cũng là một hình thức thể dục, nhưng đến gần đây khi đọc một bài báo trên Kenh14, tôi mới biết phương pháp này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đến vậy. Ngoài những lợi ích mà ai cũng biết như tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện chức năng phổi, leo cầu thang còn giúp bạn giảm mỡ bụng và eo và thêm săn chắc vùng mông.

SỬ DỤNG TĂM NƯỚC

Từ khi biết đến tăm nước, tôi không thể bỏ việc này một ngày nào vì “quá đã”. Sau khi ăn uống, sử dụng tăm nước khiến tất cả những thức ăn thừa, mảng bám dù ở những vị trí khó nhằn cũng được loại bỏ dễ dàng. Sức khỏe răng miệng sẽ được bảo đảm. Nếu có một thứ gì đó bạn cần mua ngay hôm nay, tôi tin đó là một chiếc tăm nước. (Nếu bạn cần gợi ý thì chiếc máy tăm nước tôi đang sử dụng là sản phẩm đến từ thương hiệu Procare KHD13).

KHÔNG ĐỒ NGỌT HOẶC CÀ PHÊ

Cắt giảm lượng đồ ngọt, hoặc không sử dụng đồ uống có cafein là một trong những điều hữu ích bạn có thể làm để cải thiện tình trạng sức khỏe của bản thân. Có thể đây sẽ là một thử thách khó khăn vì sự cám dỗ thường xuyên xuất hiện nhất là khi bản thân chưa phòng bị. Tuy nhiên, đây sẽ là thử thách bạn không nên bỏ qua nếu là một tín đồ đồ ngọt hoặc cà phê.

Pham Quoc Hung
4 tháng 12 2023 lúc 19:27

viết văn dài lâu nên ít bạn viết

BÍCH THẢO
4 tháng 12 2023 lúc 22:59

Ý chí và nghị lực là những phẩm chất quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Nhờ ý chí và nghị lực, chúng ta có thể vượt qua những khó khăn và thách thức. Sự quyết tâm của ý chí và nghị lực giúp chúng ta không bỏ cuộc khi gặp trở ngại. Tính kiên nhẫn và sự không từ bỏ của ý chí và nghị lực giúp chúng ta đạt được những mục tiêu đáng quý. Với ý chí và nghị lực, chúng ta có thể vươn lên và vượt qua giới hạn của bản thân.Ý chí và nghị lực là nguồn động lực để chúng ta tiến bước trên con đường thành công. Những người có ý chí và nghị lực mạnh mẽ thường có khả năng vượt qua những khó khăn một cách linh hoạt. Sự tự tin và sự kiên trì của ý chí và nghị lực giúp chúng ta vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Với ý chí và nghị lực, chúng ta có thể khám phá và phát triển tiềm năng của bản thân. Ý chí và nghị lực giúp chúng ta duy trì tinh thần lạc quan và sẵn sàng đối mặt với những khó khăn. Những người có ý chí và nghị lực mạnh mẽ thường có khả năng tạo ra những thành công đáng kinh ngạc. Ý chí và nghị lực giúp chúng ta vượt qua những thất bại và học hỏi từ những sai lầm để tiến xa hơn trong cuộc sống.

 Vì vậy, hãy luôn rèn luyện và phát triển ý chí và nghị lực của bản thân để có thể đối mặt với những thử thách của cuộc sống một cách hiệu quả và thành công.

Zzz

sky12
Xem chi tiết
sky12
4 tháng 11 2023 lúc 21:20

Uầy bài bị flop rồi 🥲 

Rina
4 tháng 11 2023 lúc 21:25

Trong văn bản “Chiến thắng Mtao- Mxây”, trận đánh diễn ra qua những chặng nào?

 

Đoàn Trần Quỳnh Hương
4 tháng 11 2023 lúc 21:38

Mình có em sắp bước vào giai đoạn ôn thi chuyển cấp vào 10 nên mình nghe đôi lời chia sẻ của bạn về giai đoạn ôn thi của bạn: cảm xúc như thế nào, muốn làm điều gì để phía gia đình mình có sự đồng hành tốt nhất cùng em. 

Cô Tuyết Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Dương
10 tháng 10 2023 lúc 15:21

   Bài thơ ''Bắt nạt'' của Nguyễn Thế Hoàng Linh nói  về vấn nạn bắt nạt học đường từ xưa tới nay. Dạo gần đây lại gây tranh cãi mạnh mẽ từ phía các bậc phụ huynh cha mẹ.Tại sao lại vậy nhỉ? Theo em được biết thì các câu thơ có thể gây tranh cãi đó là: Nhảy híp - hóp cho hay; Sao không trêu mù tạt; Vì bắt nạt dễ lây; khổ 7; Vì bắt nạt rất hôi. Xuyên suốt cả bài thơ tác giả có ngụ ý trỉ trích vấn nạn bạo lực học đường nhưng cái không hay ở đây là tác giả thể hiện chưa phù hợp với các em. Ví dụ như khổ thứ 7 chẳng hạn. Có thể hiểu rằng khổ thơ này có hàm ý khiêu khích, đối chấp nên khiến dư luận bùng nổ là điều đương nhiên. Theo em, NXB Giáo dục cần có biện pháp khắc phục. 

Nguyễn Đăng Nhân
10 tháng 10 2023 lúc 16:19

Bài thơ "Bắt nạt" của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh được nhiều người cảm thấy rằng nội dung và cách gieo vần khó hiểu, lủng củng. Điểm nhấn của bài thơ là việc ngăn chặn hành vi bắt nạt, điều mà chúng ta đều đồng ý. Tuy nhiên, cách trình bày và diễn đạt của tác giả đã tạo ra nhiều tranh cãi.

Cách gieo vần: Trong thơ ca, gieo vần là một phần quan trọng để tạo ra cho người đọc sự mượt mà, hứng thú khi đọc. Trong trường hợp này, tác giả gieo vần từ "bắt nạt" với các từ như "trêu mù tạt", "dễ lây", "dễ hôi", gây ra sự không mượt mà, khó ngấm và thậm chí phản cảm.

Nội dung: Thông điệp chống bắt nạt trong bài thơ là rất ý nghĩa. Tuy nhiên, 2 khổ thơ cuối khi tác giả kêu gọi người bắt nạt hãy bắt nạt mình vì đã quen với việc bị bắt nạt lại tạo ra một cảm giác mâu thuẫn. Thay vì đem lại sự đồng cảm cho người bị bắt nạt, nó lại khó hiểu và lạc lõng.

Thơ trong sách giáo trình không chỉ cần nổi bật về mặt học thuật mà còn cần đem lại những bài học giáo dục cho học sinh. Khi một bài thơ tạo ra hàng loạt tranh cãi về sự phù hợp, điều này cần được xem xét kỹ lưỡng.

Đó là những vấn đề mà mọi người tranh cãi, còn em nếu được đưa ra suy nghĩ thì bài thơ "Bắt nạt" thì vẫn là một bài thơ hay giáo dục cho học sinh về phòng chống bắt nạt học đường bằng những chi tiết hay, dí dỏm, em vẫn rất thích bài thơ này.

Hàng Tô Kiều Trang
10 tháng 10 2023 lúc 16:48

Khi được đưa vào nội dung sách giáo khoa thì theo em về hình thức, ngôn ngữ, nghệ thuật và điển hình là cốt ý của bài thơ "Bắt nạt" hoàn toàn là phù hợp. Cũng như theo phong cách giáo dục mới, cởi mở hơn. Chúng ta không thể yêu cầu lối tư duy, sáng tạo, cách học mới mà không có sự đổi mới trong chương trình dạy. Và qua hình thức của bài thơ, những từ mở và gần gũi với học sinh hiện nay như "híp hóp, mù tạt" hay ở phần kết ấn tượng "vì bắt nạt rất hôi" để lại cho em nhiều luồng suy nghĩ. Phong cách ngôn ngữ trong bài không gò bó theo lối cũ mà trở nên mạnh mẽ, có nhiều phần suy nghĩ cứng rắn hơn. Cốt mục đích có lẽ để đưa đến nội dung "không nên bắt nạt" đến những bạn thường bắt nạt kẻ khác. Ví như nạn bắt nạt học đường, tâm tính của những người bắt nạt nào có thể được thay đổi bằng những lời lẽ thân thương dịu dàng. Có thể vì thấu điều ấy và cũng như là giảm đi một trong các tệ nạn học đường, họ cho vào sách giáo khoa của lớp 6 dạy dỗ từ sớm cho các bạn. Thay vì bắt nạt để thể hiện bản thân thì hãy làm điều tốt đẹp, có ích hơn!. Đó cũng là thông điệp, ý nghĩa nội dung của bài thơ. Mang tính liên hệ thực tế cao phù hợp lối giảng dạy mới. Và mọi sự thay đổi đều đem đến ít nhất một điều tốt đẹp. Tuy nhiên, xu hướng khá tiêu cực của bài thơ vẫn thể hiện khá rõ đặc biệt ở khổ thơ cuối. "Bị bắt nạt quen rồi" câu thơ thể hiện như một lời tâm sự của một bạn học thường xuyên bị bắt nạt. Điều ấy dấy lên cho em suy nghĩ khổ thơ này vừa đem đến sự đồng cảm thấu hiểu cũng lại vừa cho các bạn học sinh hiểu sớm hơn về sự "tiêu cực" trong học đường. Hay nói cách khác, các bạn được hiểu hơn về tình yêu thương nhưng cũng lại được lớn sớm hơn khi hiểu "ngôi trường không chỉ là nơi giáo viên dạy, học sinh học". Nói chung cái gì cũng có mặt tốt mặt hại, có lẽ vì đó mà bài thơ dấy lên nhiều tranh cãi. Nhưng với em bài thơ hoàn toàn phù hợp để giảng dạy các bạn học sinh về nhiều cái hay lẽ đẹp trong cuộc sống. Con người thì có trái tim mà có trái tim thì phải có tình thương cảm, lòng trắc ẩn. Chúng ta không thể sống mà không nhận giúp đỡ, không sẻ chia... Bởi thế, em thấy rằng bài thơ trên hay về thông điệp mang đến cho người đọc mà xen lẫn vào đó thì ngôn từ khá thoải mái, mới mẻ.

#Trang