Ôn thi vào 10

Hỏi đáp

Đỗ Quyên
Xem chi tiết
Cherry
15 tháng 3 2021 lúc 17:57
answer-reply-image answer-reply-image answer-reply-imageBài này em tự viết ạ! 
Đỗ Quyên
Xem chi tiết
Trà My
16 tháng 3 2021 lúc 16:28

1.

- Lời tâm sự trên là của: anh thanh niên

- Hoàn cảnh: Khi ông họa sĩ thắc mắc tại sao anh lại được xem là người cô độc nhất thế gian.

2.

Cái gian khổ nhất là phải vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người – một hoàn cảnh thật đặc biệt.

3.

Trong hoàn cảnh sống và làm việc đặc biệt ấy, điều đã giúp nhân vật anh thanh niên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ là:

- Trước hết, anh thanh niên rất yêu nghề. Anh có những suy nghĩ đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người: “…Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.

- Anh thấy được công việc thầm lặng của mình có ích cho cuộc sống, cho mọi người. Anh đã thấy mình “thật hạnh phúc” khi được biết một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi nhiều máy bay Mỹ trên bầu trời Hàm Rồng.

- Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ, anh không phải là "người cô độc nhất thế gian” như lời giới thiệu của bác lái xe. Vì anh có một nguồn vui khác nữa ngoài công việc: Đó là niềm vui đọc sách mà lúc nào anh thấy cũng như có người bạn để trò chuyện.

- Anh bíêt tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình ở trạm khí tượng thạt ngăn nắp, chủ động: Nuôi gà, trồng hoa, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc.

 

 

๖²⁴ʱ☪á ☪ℴท︵❣
16 tháng 3 2021 lúc 21:08

1.

- Lời tâm sự trên là của: anh thanh niên

Hoàn cảnh: Khi ông họa sĩ thắc mắc tại sao anh lại được xem là người cô độc nhất thế gian.

2.

Cái gian khổ nhất là phải vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người – một hoàn cảnh thật đặc biệt.

3.

Trong hoàn cảnh sống và làm việc đặc biệt ấy, điều đã giúp nhân vật anh thanh niên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ là:

- Trước hết, anh thanh niên rất yêu nghề. Anh có những suy nghĩ đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người: “…Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.

- Anh thấy được công việc thầm lặng của mình có ích cho cuộc sống, cho mọi người. Anh đã thấy mình “thật hạnh phúc” khi được biết một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi nhiều máy bay Mỹ trên bầu trời Hàm Rồng.

- Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ, anh không phải là "người cô độc nhất thế gian” như lời giới thiệu của bác lái xe. Vì anh có một nguồn vui khác nữa ngoài công việc: Đó là niềm vui đọc sách mà lúc nào anh thấy cũng như có người bạn để trò chuyện.

- Anh bíêt tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình ở trạm khí tượng thạt ngăn nắp, chủ động: Nuôi gà, trồng hoa, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc.

nguyễn khánh chi
16 tháng 3 2021 lúc 22:24

1.

- Lời tâm sự trên là của: anh thanh niên

Hoàn cảnh: Khi ông họa sĩ thắc mắc tại sao anh lại được xem là người cô độc nhất thế gian.

2.

Cái gian khổ nhất là phải vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người – một hoàn cảnh thật đặc biệt.

3.

Trong hoàn cảnh sống và làm việc đặc biệt ấy, điều đã giúp nhân vật anh thanh niên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ là:

- Trước hết, anh thanh niên rất yêu nghề. Anh có những suy nghĩ đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người: “…Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.

- Anh thấy được công việc thầm lặng của mình có ích cho cuộc sống, cho mọi người. Anh đã thấy mình “thật hạnh phúc” khi được biết một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi nhiều máy bay Mỹ trên bầu trời Hàm Rồng.

- Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ, anh không phải là "người cô độc nhất thế gian” như lời giới thiệu của bác lái xe. Vì anh có một nguồn vui khác nữa ngoài công việc: Đó là niềm vui đọc sách mà lúc nào anh thấy cũng như có người bạn để trò chuyện.

- Anh bíêt tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình ở trạm khí tượng thạt ngăn nắp, chủ động: Nuôi gà, trồng hoa, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc.

Phương Đồng
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Hải
17 tháng 3 2021 lúc 20:26
Các loại thành phần biệt lập

Thành phần tình thái

Thành phần cảm thán.

Thành phần gọi đáp

Thành phần phụ chú

Trong câu "con ơi tuy thô sơ da thịt" có thành phận gọi đáp : con ơi

Thành phần khởi ngữ trong câu "giàu tôi cũng giàu rồi" : giàu

 

HhHh
17 tháng 3 2021 lúc 20:41

-Có 4 Thành phần biệt lập,là: Thành phần tình thái, Thành phần cảm thán, Thành phần gọi đáp và Thành phần phụ chú.

 -Trong câu "con ơi tuy thô sơ da thịt"

 thành phần  gọi đáp là "con ơi"

-Trong câu "giàu tôi cũng giàu rồi" 

Khởi ngữ là "giàu"

Xem chi tiết
Kieu Diem
17 tháng 3 2021 lúc 21:12

a) 

  + Lời nói của cha đầy trìu mến và tin tưởng, thôi thúc con đi trên đường đời.

      + Tuy thô sơ da thịt nhưng không nhỏ bé, “Nghe con” nghe sao trìu mến thân thương. Lời cha thốt lên tự đáy lòng: dù ở bất cứ đâu vẫn không quên nguồn cội, luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp, gắn bó với mảnh đất quê hương mình. Đó là nơi mang đậm những đức tính quý báu và tâm hồn cao đẹp. Mong con vượt lên khó khăn, tiếp nối truyền thống để sống có nghĩa, có tình.

b) Từ lời dặn dò của người cha trong đoạn thơ : " Người đồng mình thô sơ da thịt ... nghe con đã cho e hiểu về vai trò của gia đình là rất quan trọng. Trước hết ,gia đình là sức mạnh giúp con người vượt lên khó khăn, đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã và vững vàng hơn trong cuộc sống. Câu nói đã khẳng định được vai trò to lớn của gia đình đối với mọi người.Mỗi con người đều sinh ra và lớn lên trong gia đình, chính điều đó đã giúp chúng ta bước vào đời, giúp ta khẳng định năng lực và phẩm giá của mình để thành công trong cuộc sống. Trong cuộc đời không thể tránh được vấp ngã và khi đó gia đình sẽ là nơi bao bọ, chở che, động viên chúng ta đứng lên sau thất bại, là chỗ dựa vững chức nhất. Trên hết, tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, mỗi thành vien trong gia đình đều dành cho nhau những tình cảm tốt đẹp nhất; đó đã trở thành một truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam. Ngược lại, vẫn có những người coi thường vai trò gia đình, vô cảm nhất với những con người ruột thịt nhất với mình. Họ không chỉ làm băng hoại truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bị xã hội lên án mà còn trở nên cô đọc ích kỉ, dễ vấp ngã và thất bại trong cuộc đời. Gia đình là nơi bình yên và ấm áp cho mỗi thành viên tìm về sau những biến cố trong cuộc sống.

Đỗ Quyên
Xem chi tiết
SonGoku
18 tháng 3 2021 lúc 15:55

Câu 2

 Đối với em thói quen luôn dậy sớm là yêu cầu hàng ngày cần thực hiện. Nó là một thói quen rất tốt và rất hữu ích đối với em. Dậy sớm giúp em có thời gian để tập thể dục, rèn luyện thân thể, tăng cường sức khoẻ. Dậy sớm giúp cơ thể em thoải mải và trí tuệ thêm minh mẫn. Thay vì thức khuya để học bài thì em sẽ dậy sớm để học. Bởi khi ấy em cảm thấy cơ thể tràn đầy sức sống giúp em có một tâm thế tốt để học bài một cách nghiêm túc và hiệu quả. Việc dậy sớm cũng giúp em chuẩn bị cho mình những hành tranh tốt nhất để vững bước đến trường. Em sẽ có đủ thời gian để ăn sáng, soạn sách và xem lại bài cũ trước khi đến lớp. Và thói quen dậy sớm còn rất rất nhiều những tác dụng có lợi nữa. Việc dậy sớm có ích như vậy nên mỗi chúng ta cần rèn luyện nó để mang lại cho mình những hiệu quả thiết thực.

còn câu 1 em đang suy nghĩ, khi nào xong em sẽ trả lời

SonGoku
18 tháng 3 2021 lúc 16:01

Câu 1

a)– Tác phẩm: Nói với con

– Tác giả: Y Phương

b) – Nghĩa của cụm từ “người đồng mình”: người vùng mình, người miền mình. Đây có thể hiểu cụ thể là những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc.

– Qua hai câu thơ của đoạn trích, ta biết “người đồng mình” sống ở vùng núi và hoàn cảnh sống ở đây rất khó khăn, gian khổ do điều kiện tự nhiên không thuận lợi để canh tác, sinh sống.

c) 

– Câu sử dụng biện pháp so sánh: Sống như sông như suối

– Ý nghĩa: So sánh “như sông” “như suối”: Biện pháp so sánh gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Dù sống trong hoàn cảnh gian khó, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh của đại ngàn sông núi. Tình cảm của họ vẫn trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sông và tràn đầy niềm tin vào cuộc sống, tin yêu con người. Biện pháp so sánh góp phần thể hiện niềm mong muốn của người cha con sẽ dũng cảm tiếp nối truyền thống sống đẹp của quê hương.

d) – Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

– Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh ra của người đồng mình và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ.

– Dù gặp trở ngại con phải biết đương đầu với khó khăn, vượt qua thách thức, không được sống yếu hèn, hẹp hòi, ích kỉ. Phải sống sao cho xứng đáng với cha mẹ, với người đồng mình. Lời nhắn ngủ chứa đựng sự yêu thương, niềm tin tưởng mà người cha dành cho con.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

Theo mình thì mình sẽ theo phe "Phản đối".Bởi vì việc học tập ừ thì nhiều lúc cũng vô cùng căng thẳng đặc biệt là khi mùa thi cử đến nhưng mà nói gì thì nói chúng ta học cũng chỉ vì bản thân,vì tương lai của chúng ta mà thôi nên chúng ta bỏ ra công sức bao nhiêu thì sẽ được nhận lại thành quả bấy nhiêu mà thôi !!!

don
18 tháng 3 2021 lúc 13:33

vg khi bắt đầu vào lớp 1 thì tôi cx có suy nghĩ như thế vì lúc nào giáo viên cx đánh những phát đau điếng có khi bị đánh đến trật khớp.Nhưng bây giờ lại khác ko căm thù việc hok như trước kia nữa.Ngược lại lại phản đối chính mik trước kia vì càng hok cao thì mik lại cảm thấy việc hok có ý nghĩa

Nguyen Ngoc Thanh Tra
18 tháng 3 2021 lúc 21:05

theo quan điểm riêng của bản thân tớ thì sẽ theo phe '' phản đối ''. đâu nhất thiết là phải đi học thêm ? tớ thấy chỉ cần ở trên lớp nghe giảng bài đầy đủ, tập trung, làm những bài từ cơ bản trong sgk đến nâng cao mở rộng là đã được rồi. thực ra thì lúc đi thi chủ yếu là những bài cơ bản đã học làm đi làm lại, chỉ có 2 - 3 câu khó là cùng thôi. hơn nữa, thật ra thì có lúc tớ cũng học đến tận 12h vẫn chưa đi ngủ được, hôm đấy mệt mà vẫn phải dậy sớm chuẩn bị đồ đi học. cậu có thể tranh thủ vào những giờ nghỉ giải lao để làm trước những bài tập về nhà ngày hôm đấy để tối về có thể đỡ mệt hơn. điểm số không cao cũng được miễn sao bạn thật sự hiểu bài và có thể làm lại những dạng bài tương tự. có thể lúc đấy bạn còn chưa quen với dạng bài này, hoặc do hấp tấp mà làm vội thì sao ? bạn cứ làm nhiều các dạng bài tương tự vầy rồi sẽ quen thôi, bạn có thể chia sẻ với bố mẹ về vấn đề điểm, chỉ cần bạn thật sự cố gắng điểm không thấp cũng không cao là được rồi.

Phương Đồng
Xem chi tiết
Phương Đồng
18 tháng 3 2021 lúc 14:38

bucminh

Xem chi tiết
minh nguyet
18 tháng 3 2021 lúc 21:12

Tham khảo:

Thanh Hải là nhà thơ xứ Huế. Vùng đất hữu tình với con sông Hương thơ mộng và núi Ngự Bình trang nghiêm vun đắp cho hồn thơ Thanh Hải bay cao. Vốn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, Thanh Hải là người có công đầu trong việc xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam thời chống Mỹ. Những tác phẩm của ông được bao thế hệ bạn đọc nhắc mãi như “ Mồ anh hoa nở”, “Những đồng chí trung kiên”.

Nhưng nhắc đến thơ Thanh Hải, người ta thường nghĩ ngay đến bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Tác phẩm được nhà thơ sáng tác trong khi nằm trên giường bệnh, trước khi mất ít lâu. Đó là tiếng lòng của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, nhịp sống của đất nước vào xuân. Đặc biệt hơn nữa, nhà thơ bày tỏ ước vọng được hòa nhập hiến dâng cho cuộc đời, cho mùa xuân chung của dân tộc. Khát vọng ấy được Thanh Hải thể hiện rõ qua hai khổ năm của bài thơ:



Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc…”

Trong khí thế bừng bừng của đất nước vào xuân, tác giả đã cảm nhận được một mùa xuân trỗi dậy từ tâm hồn mình. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của cống hiến và hoà nhập.

 

 

Tâm hồn của tác giả hoà vào mùa xuân đất nước, thôi thúc mạnh mẽ nhưng cũng rất âm thầm:

“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời”

Lời thơ như tâm tình thiết tha. Một sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ khi phát hiện ra được hình ảnh “ mùa xuân nho nhỏ”. Mỗi con người, mỗi sự cống hiến được ví như một mùa xuân nhỏ hoà vào mùa xuân chung của đất trời, của Tổ quốc. Đó cũng là nguyện ước nhỏ bé của nhà thơ, muốn được mãi mãi làm việc, hi sinh, cống hiến một cách âm thầm lặng lẽ cho quê hương đất nước bất chấp sự thử thách của thời gian, tuổi tác

“Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”

Lời thơ rắn rỏi, điệp ngữ "dù là" khẳng định thái độ tự tin trước những khó khăn trở ngại của đời người. Tuổi trẻ cống hiến hi sinh, tuổi già cũng tiếp tục âm thầm cống hiến. Ý thức về trách nhiệm đối với quê hương đất nước, khát vọng được sống được cống hiến trở thành lẽ sống trong cuộc đời tác giả. Lời thơ không chỉ là ước nguyện của riêng một nhà thơ mà còn là lời kêu gọi mọi người hãy chung vai gắng sức xây dựng một cuộc đời tươi đẹp trong tương lai. Tâm nguyện này, ta bắt gặp đâu đó trong những vần thơ của Tố Hữu:

“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”

Sự hi sinh âm thầm, lặng lẽ hiến dâng tài năng, sức lực, tuổi trẻ cho cuộc đời nào phải chỉ có trong thơ Tố Hữu, nhà văn Nguyễn Thành Long trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa ” cũng đã khắc họa nên bức chân dung nhân vật anh thanh niên cùng nhiều nhân vật khác. Họ chính là minh chứng sinh động nhất của hình ảnh “ mùa xuân nho nhỏ ” mà Thanh Hải gửi gắm đến chúng ta qua bài thơ cuối đời của ông.

Tóm lại, khổ thơ năm trong bài “Mùa xuân nho nhỏ ” đã làm lay động tâm hồn người đọc, không chỉ bởi chất nhạc vấn vương, không chỉ bởi giai điệu vừa thiết tha vừa hào hùng thôi thúc mà còn bởi nguyện ước chân thành và khiêm tốn của nhà thơ. Nguyện ước ấy đâu còn của riêng Thanh Hải. Đọc những vần thơ của ông, ta tự nhủ phải làm gì để không hổ thẹn với những người đi trước , hổ thẹn vì đã chối bỏ trách nhiệm đối với đất nước quê hương ? Tất cả được thể hiện bằng những việc làm cụ thể ở hôm nay.

 

Chà Chanh
18 tháng 3 2021 lúc 21:27

Trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, Thanh Hải đã thể hiện những khát vọng cống hiến bất chấp thời gian của mình và điều ấy được thể hiện rõ qua khổ thơ:

     '' Một mùa xuân nho nhỏ

       Lặng lẽ dâng cho đời

       Dù là tuôi hai mươi

       Dù là khi tóc bạc"

Ở những khổ trên tác giả đã thể hiện ước nguyện hóa thân vô cùng cháy bỏng nhưng lại được tác giả âm thầm "lặng lẽ dâng cho đời". Từ láy "nho nhỏ", "lặng lẽ" là một cách nói khiêm tốn, chân thành và là cách sống đẹp. Thanh Hải đã thể hiện sự cống hiến lặng lẽ, thầm lặng làm nên vẻ đẹp cuộc đời; cũng như nếu không có những mùa xuân nhỏ thì sẽ không có mùa xuân lớn của cuộc đời. Những ước nguyện của ông không chỉ dừng lại ở đây mà còn tiếp tục bất chấp thời gian để cống hiến:

     "Dù là tuổi hai mươi

      Dù là khi tóc bạc"

Bằng cách sử dụng điệp ngữ "dù là" đã khiến cho âm điệu của câu thơ thêm tha thiết và sâu lắng hơn. Sự cống hiến cho cuộc đời của tác giả là bất chấp thời gian dù "tuổi hai mươi" hay "khi tóc bạc" và ngay cả trong giây phút cuối đời, những khát vọng hòa nhập vào cuộc sống càng đáng trân trọng hơn. Qua đây, nhà thơ đã thể hiện được ước nguyện sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưung rất khiêm nhường bất chấp thời gian, tuổi tác, nghịch cảnh và rất đáng được trân trọng

Đỗ Quyên
Xem chi tiết
Uyên trần
20 tháng 3 2021 lúc 22:14

1, Nội dung của đoạn trích: đề cao vai trò của trí tuệ trong cuộc sống của con người, giúp con người vượt qua những thử thách chông gai, đạt được thành công và hạnh phúc

2,

Theo tác giả, Giovanni Boccaccio nói "Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con người” bởi vì con người sẽ có vốn hiểu biết để đem lại niềm vui cho chính bản thân mình và tạo ra hạnh phúc cho những người xung quanh. Chính nhờ vốn hiểu biết và trí tuệ, con người sẽ có khả năng tự giúp chính mình và những người xung quanh sống một cuộc đời hạnh phúc hơn

3, Câu “Trí tuệ giống như chiếc chìa khóa diệu kỳ, mở ra cánh cửa tâm hồn” đã đề cao vai trò của trí tuệ trong việc khai phá tâm hồn con người. Nhờ có trí tuệ, con người sẽ biết cách làm giàu có và phong phú cho đời sống tâm hồn của mình. Hơn nữa, nhờ có trí tuệ, con người sẽ có khả năng tiếp cận những tư tưởng cao đẹp để bồi đắp, vun vén cho tâm hồn của mình. Ngoài ra, nếu như con người có trí tuệ thì việc khai phá và tiếp cận tâm hồn của người khác để mà thấu hiểu và cảm thông sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

4,Nếu không phát triển trí tuệ thì:

- Tự bản thân chúng ta trở nên lạc hậu, không theo kịp thời đại

- Chúng ta không thể tiếp thu kiến thức, chậm tư duy, giảm khả năng nhận thức về vấn đề

- Tạo nên tính cách phụ thuộc, dựa dẫm, thụ động trong cuộc sống

II Làm văn 

câu 1

 Phát triển trí tuệ là một quá trình nhắm đến việc làm phát triển khả năng hoạt động có hiệu quả của trí óc. Trong tự nhiên, khả năng này khác nhau ở mỗi chúng ta, và khoa học ngày nay gọi đây là “chỉ số thông minh” (intelligence quotient, hay thường được viết tắt là IQ) của mỗi người. Để phát triển trí tuệ trong suốt cuộc đời, chúng ta cần phải có những sự thực hành và rèn luyện nhất định.Có hai yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển trí tuệ của chúng ta. Thứ nhất là sự rèn luyện năng lực hoạt động trí tuệ, và thứ hai là môi trường thích hợp cho sự hoạt động và phát triển trí tuệ. Các trò chơi có tính chất trí tuệ như đánh cờ hoặc giải đáp các câu đố, ô chữ... Những trò chơi buộc trí óc chúng ta phải hoạt động một cách tích cực, và hiệu quả nâng cao khả năng tư duy có thể được nhận thấy nếu chúng ta thực hành một cách thường xuyên.Rèn luyện khả năng tập trung tâm trí cao độ để có khả năng nuôi dưỡng và làm gia tăng khả năng tư duy của chúng ta, hay nói khác hơn chính là phát triển trí tuệ, làm tăng thêm cái gọi là “chỉ số thông minh”.Trí tuệ là vốn quý vô giá của con người. Chính nhờ trí tuệ – chứ không phải sức mạnh – mà chúng ta vượt hơn muôn loài. Vì thế, quan tâm đúng mức đến việc rèn luyện, phát triển trí tuệ là phương cách hiệu quả nhất để nâng cao giá trị của mỗi con người chúng ta. Hơn thế nữa, chính nhờ phát triển trí tuệ mà chúng ta mới có điều kiện để thực hiện những hoài bão, ước mơ của mình.

Câu 2

Huy Cận một nhà thơ nổi tiếng, ông đã sáng tác ra rất nhiều bài thơ hay và ý nghĩa năm 1958, tại vùng biển Quảng Ninh bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" được ông sáng tác lúc này chính là thời kì mà đất nước ta xây dựng và phát triển kinh tế văn hóa tại miền Bắc. Bài thơ này được xếp vào những bài thơ hay nhất ghi lại cảnh nhân dân ta được lao động tự do, tự do xây dựng cuộc đời mình.

Trong bài thơ thì hai khổ thơ cuối chính là cảnh kéo lưới lúc mờ sáng và cảnh đoàn thuyền trở về lúc bình minh, là thành quả của cả một ngày lao động vất vả đối mặt với sóng to gió lớn để mang về những mẻ cá đầy khoang:

"Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng"

Đó là niềm vui, niềm hân hoan của mỗi người ngư dân khi mà hôm nào ra khơi kéo được những chùm cá nặng mang về bán để trang trải cuộc sống ấm no cho gia đình. Việc đánh cá ở ngoài khơi rất nguy hiểm có thể gặp song to gió lớn bất cứ lúc nào. Người ngư dân thật là vất vả, nhưng họ rất vui khi được làm công việc của mình. Tác giả đã sử dụng những ngôn từ rất mềm mại để tô bật lên những con cá nhiều sắc màu. Người ngư dân lúc nào cũng vậy họ đi vào lúc hoàng hôn và trở về nhà khi trời vừa sáng, để kịp phiên chợ bán những con cá tươi ngon vừa mới đánh về. Trong khổ thơ này ta thấy được sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người, niềm vui của của con người khi lao động được miêu tả qua những vần thơ hay của tác giả. Khi bình minh hé sắc thì đó cũng là lúc đoàn thuyền đánh ca trở về, tác giả đã kết thúc bằng khổ thơ:

"Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi"

Đoàn thuyền trở về với những câu hát vang lần thứ ba và tiếng hát lần cuối này ta thấy được sự sung sướng và hạnh phúc của những người ngư dân đã lao động vất vả cả đêm để kéo được những mẻ cá đầy. Khổ thơ cuối này rất có ý nghĩa, cảnh vùng biển thật đẹp lúc rạng đông với những con người lao động chân chính khỏe khoắn và tươi mới. Đất nước ta sẽ sớm xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa nếu như có những người dân lao động hàng say như thế này.

Với cách sử dụng ngôn ngữ phong phú và đa dạng rất nhiều màu sắc Huy Cận đã làm nổi bật lên vẻ đẹp của những người lao động tại vùng biển và cho chúng ta thấy những gì đẹp nhất ở vùng biển tươi đẹp này. Bài thơ viết lên với tinh thần sảng khoái mang đậm màu sắc lạc quan và yêu đời của tác giả.