Ôn thi vào 10

Hỏi đáp

Đỗ Quyên
Xem chi tiết
Aurora
22 tháng 3 2021 lúc 14:26

a. " Những ngôi sao xa xôi" - Lê Minh Khuê. viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra các liệt.Văn bản đưa vào sách giáo khoa có lược bớt một số đoạn.
- Truyện ngắn được đưa vào tuyển tập “Nghệ thuật truyện ngắn thế giới” xuất bản ở Mĩ.

b. " Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha" _ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

c. -  "Chúng tôi" được nói đến chính là ba cô gái nho, thao và "tôi".

-  Những hình ảnh đấy đã thể hiện được vẻ đẹp trong sáng, anh dũng. Dù trong hoàn cảnh nào họ vẫn hiện lên hồn nhiên, nhưng có pha chút sự tinh nghịch hóm hỉnh của những cô gái với tuổi đời còn khá trẻ.

d.  Đi vào chiến trường thì những người chiến sĩ không biết ngày nào trờ về. Nhưng vì độc lập của đất nước mà rất nhiều thanh niên đã lên đường đi vào các chiến trường. Đặc biệt, những người lính Trường Sơn luôn được nhắc đến là những con người quả cảm không sợ bất kì khó khăn nào hết. Dù trên đường có gặp vô vàn những bất lợi về phương tiện, không đủ lương thực, thuốc men. Nhưng họ vẫn luôn sáng ngời lên những sự trong sáng, hồn nhiên của tuổi trẻ. Cũng có sự dũng cảm, quả cảm không sợ khó, sợ khổ. Tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tình thần dũng cảm. Cuộc sống chiến đấu vô cùng gian khổ, hi sinh. Họ vẫn rất hồn nhiên, lạc quan mang tinh thần của  những thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

Đỗ Quyên
Xem chi tiết
phạm phúc khang
23 tháng 3 2021 lúc 20:24

Một trong những bài học dạo đức mà mỗi người cha, người mẹ, mỗi thày cô giáo đều truyền dạy cho các con, cho học trò của mình là lòng vị tha, là sự chia sẻ giữa người với người. Và thực tế đã có rất nhiều câu chuyện cảm động ngợi ca đức tính đó. Câu chuyện về đứa trẻ biết quan tâm đến người khác nhâ't mà diễn giả Lê-Ô Bu- sca-gli-a đã kể cho chúng ta trong cuốn “Phép nhiệm màu của đời” thêm lần nữa khắc sâu hơn trong ta bài học về một nét đẹp trong cách ứng xử của con người.

Một cậu bé bốn tuổi được bình chọn là đứa trẻ quan tâm đến người khác nhất chỉ từ hành động rất đơn giản của em. Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu bé trả lời: “Không có gì đâu ạ. Con chỉ đề ông ấy khóc”. Cậu bé không hề cất một lời an ủi, không hề lấy khăn lau nước mắt cho ông lão. Điều đó dễ hiểu bởi cậu chưa phải là một người lớn để biết có những cử chỉ quan tầm như vậy. Nhưng hành động ngồi im trong lòng ông lão, để ống lão được khóc đã thể hiện sâu sắc được sự đồng cảm, chia sẻ ngây thơ của em. Người già cũng dễ khóc như con trẻ. Có thể em bé chưa ý thức được rằng ông lão hàng xóm đang vô cùng đau khổ vì mất đi người bạn đời của mình. Có thể em nghĩ rằng ông khóc cũng như em đã từng khóc, vì mẹ mắng, vì không được chơi thứ đồ chơi mà mình thích. Và bằng kinh nghiệm của một cậu bé bốn tuổi, em đã đồng cảm và an ủi ông lão bằng cách riêng của mình.

Theo tôi, điều mà diễn giả Lê-Ô Bu-sca-gli-a muốn nhấn mạnh, đề cao trong câu chuyện kể lại là sự đồng cảm, chia sẻ, là lòng vị tha giữa những con người với nhau. Kể lại hành vi đáng khích lệ của một cậu bé con chỉ là cách để ông khắc sâu hơn giá trị của đức tính cao đẹp.

Nhà thơ Tố Hữu từng viết:

“Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người với người sống để yêu nhau’

Lẽ sống lớn nhất trong cuộc đời mỗi người là tình yêu thương. Một trong những biểu hiện của lòng yêu là sự quan tâm, động viên nhau. Tại sao con người lại phải thấu hiểu, đồng cảm với nhau? Tại sao điều đó lại cần thiết trong cuộc sống của chúng ta?

Mỗi người sống giữa cuộc đời không phải chỉ biết vun đắp cho cuộc sống của riêng mình. Nếu chỉ biết đến cái “tôi”, nếu chỉ chăm chút cho bản thân mình được no ấm, đủ đầy, con người đó không bao giờ biết đến hạnh phúc đích thực. Và tất yếu, những kẻ như vậy sẽ bị cô lập giữa cộng đồng, xã hội. Mọi người xung quanh chắc chắn cũng không bao giờ để tâm đến loại người này. Cuộc sống đó có khác nào cuộc sốsng tù đày cô độc?

Trong cuộc sống, con người luôn cố gắng phấn đấu để vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, nhưng đâu phải lúc nào dòng đời của chúng ta cũng êm ả, “xuôi chèo mát mái”. “Sự đâu sóng gió bất kì” (Truyện Kiều), có ai dám khẳng định mình không bao giờ phải đối mặt với thất bại, mất mất, với những giờ khắc tuyệt vọng đến cùng cực? Ớ hoàn cảnh đó ai không cần được quan tâm, chia sẻ? Con người dẫu can đảm, nghị lực đến mấy cũng có phần yếu đuôi trong mình. Một ánh mắt, một lời động viên, một nắm tay xiết chặt, một bờ vai để tựa nương... là những điều quí giá nhất chúng ta cần bấy giờ.

Chúng ta cũng không khó khăn gì, cũng không mất mát, tổn hại nhiều lắm khi tỏ ra quan tâm, đồng cảm với nỗi đau khổ của người khác. Tình cảm, những rung động chân thành tự trong sâu thẳm trái tim mới là thứ quí giá, mới là chất vàng ròng có sức mạnh an ủi, nâng đỡ cho những đau thương, mất mất kia. Hãy nghĩ rằng chúng ta vẫn may mắn, hạnh phúc hơn họ. Hãy luôn ý thức rằpg dẫu có đồng cảm đến đâu, dẫu chân thành mong muôn cùng họ gánh vác, chịu đựng nỗi đau đó đến đâu, chúng ta cũng không thể giúp họ lấy lại được những gì đã mất. Vậy nên đừng bao giờ nhăn mặt khi tháng này phải ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, đừng bao giờ ngoảnh mặt làm ngơ trước những người ăn xin, đừng bao giờ cười trên nỗi đau khổ của người khác...

Tại sao nhà văn Nguyên Hồng lại khóc rưng rức khi nhân vật Gái Đen của mình phải chết? Tại sao nhân vật Giăng Van giăng (Những người khốn khổ) lại giúp đỡ một cách nhiệt tình những người khốn khổ như Phăng-tin, như chú bé Ga-vơ-rôt? Tại sao những người chiến thắng trong các trò chơi trên truyền hình lại luôn trích một phần trong giải thưởng của mình để ủng hộ quĩ chất độc màu da cam, quĩ tình thương? Tại sao những người nổi tiếng lại hăng hái làm công tác từ thiện xã hội?... Một câu trả lời có thể làm đáp án chung nhất cho tất cả những câu hỏi ấy là: Bởi vì họ có tấm lòng vị tha, có lòng yêu thương đồng loại.

Sự đồng cảm, sẻ chia là điều quí giá nhất con người có thể mang tặng con người. Nhưng cần ý thức rằng, cách biểu hiện, thể hiện tình cảm đó cũng là vấn đề quan trọng vô cùng. Cách cậu bé an ủi ông lão hàng xóm là ngồi gọn vào lòng ông và im lặng. Lúc này, “im lặng lặ vàng”, im lặng là cách hữu hiệu nhất để cậu bé tỏ rõ tình cảm của mình. Cậu im lặng để ông lão khóc cho vơi đi nỗi đau. Nước mắt sẽ đổi lại sự thanh thản, dịu lắng cho tâm hồn ông. Lẽ dĩ nhiên, đó chỉ là một cách an ủi và là cách an ủi của cậu bé bốn tuổi. Bằng sự trải nghiệm trong cuộc sống, chúng ta có thể có những phương thức khác thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia của mình. Đô'i với những người đang trải qua nỗi đau mất mát người thân, chúng ta không nên gợi nhắc đến hình ảnh của người đã khuất trước mặt họ. Trước thất bại củá cậu học sinh trong kì thi đại học, chúng ta nên động viên cậu hướng vào tương lai phía trước, tin tưởng vào sự thành công của mình ở ngày mai, khơi sâu vào lòng quyết tâm và ý chí phấn đâu. Một điều cũng đáng lưu ý trong “nghệ thuật dộng viên" là cần chú ý đến tâm lí, tính cách của đối tượng mình đang bày tỏ tình cảm. Với đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi, cần hiểu rằng chúng rất dễ bị tổn thương nếu ta không tinh tế, cẩn trọng trong hành động hay lời ăn tiếng nói. Chúng cần sự dịu dàng, cần những cử chỉ vỗ về, che chở. Một hành động vuốt nhẹ lên mái tóc cũng có thể khiến chúng xúc động đến run lên. Một quyển truyện tranh nhiều màu sắc, hình hoạ cũng đủ khiến những em bé này thích mê. Đừng bao giờ tỏ ra khó chịu với gương mặt lấm lem, với bộ dạng nhếch nhác của các em. Hãy để các em cảm nhận hết lòng yêu thương của chúng ta...

Tôi vẫn băn khoăn một điều là tại sao Lê-Ô Bu-sca-gli-a lại để chúng ta chiêm nghiệm về giá trị của sự cảm thông, yêu thương, chia sẻ thông qua câu chuyện của một cậu bé bốn tuổi. Phải chăng ông muốn nói rằng lòng vị tha là bẳn chất vốn có trong mỗi con người? Và đức tính cao quí đó phải được vun đắp từ khi con người còn là một đứa trẻ? Tôi nghĩ, cách hiểu nào cũng có cái hay của nó. “Nhân chi sơ tính bản thiện”, lòng yêu thương người khác cũng chính là một tính thiện sẵn có trong con người. Việc gìn giữ và phát huy đức tính đó trong cuộc sống là rất cần thiết. Trẻ con như trang giấy trăng tinh khôi, chúng ta hãy viết lên trên đó những bài học yêu thương để mỗi đứa trẻ khi lớn lên sẽ trở thành những người có tấm lòng nhân ái. Đức vị tha cần được gieo mầm trong chính tâm hồn các cô bé, cậu bé đó. Và cuộc bình chọn như Lê-Ô Bu-sca-gli-a cùng nhiều giám khảo khác đã làm là cần thiết để phát hiện và ngợi ca những tấm lòng cao cả.

Quanh ta hôm nay còn biết bao những trái tim giàu tình yêu như cậu bé trong câu chuyện kia. Hãy lắng nghe và chiêm ngưỡng chúng để thây rằng Trái đất này luôn được sưởi ấm bằng tình yêu, bằng sự cảm thông chia sẻ tuyệt vời giữa những con người với nhau.

Nguyễn Trọng Cường
23 tháng 3 2021 lúc 20:37

Trong cuộc sống của chúng ta, bên cạnh những niềm vui, sự hạnh phúc là đầy rãy những đau khổ, tổn thương. Chúng ta không thể tránh được chúng nhưng chúng ta có thể vượt qua chúng bằng tất cả bản lĩnh, bằng sự mãnh mẽ, kiên cường. Những tổn thương có thể làm cho chúng ta gục ngã, đó là những lúc con người trở nên yếu đuối, bé nhỏ nhất trong cuộc sống. Khi ấy ta rất cần những vòng tay đồng cảm, những sự sẻ chia chân thành hay chỉ cần một người ở bên, lắng nghe những tâm sự.

 

Câu chuyện về cậu bé và người đàn ông bị tổn thương, mất mát khiến cho chúng ta nhận thức sâu sắc về vai trò của tình thương, sự đồng cảm trong cuộc sống. Diễn giả Lê- ô Bu-sca-gli- a lần nọ kể về một cuộc thi mà ông làm giám khảo. Mục đích của cuộc thi là tìm ra những đứa trẻ biết quan tâm đến người khác nhất. Người thắng cuộc là một em bé bốn tuổi.

Hàng xóm của em là ông ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi thế. Khi mẹ em hỏi em đã trò chuyện gì với ông ấy, cậu bé trả lời: “Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc.

 

Câu chuyện khiến cho chúng ta cảm động về tấm lòng, tình thương trong sáng mà cũng vô cùng sâu sắc của một cậu bé bốn tuổi đối với người đàn ông mất vợ. Người đàn ông trong câu chuyện vừa trải qua một nỗi đau tột độ, sự mất mát tinh thần lớn khi vợ của ông ta đột ngột qua đời. Những tổn thương về thân thể có thể chữa lành bằng thuốc thang, thời gian trôi qua thì vết thương ấy cũng sẽ lành dần.

 

Nhưng đối với tình cảm thì khác, sự tổn thương về tinh thần sẽ mang lại nỗi đau khắc khoải rất khó có thể chữa lành, người bị tổn thương sẽ bị những nỗi đau, sự mất mát làm cho ngã quỵ, suy sụp nếu như người ấy không đủ mạnh mẽ, không đủ bản lĩnh để vượt lên hoàn cảnh của chính mình. Người đàn ông trong câu chuyện cũng vậy, anh ta vừa trải qua nỗi đau mất vợ, mất đi một người thương yêu, một người bạn đời mà anh ta yêu quý, trân trọng nhất trên đời.

 

Nỗi đau của anh ta không ai có thể thấu hiểu, cũng không ai có thể động viên, vực dậy nhưng cậu bé bốn tuổi đã làm được điều kì diệu đó, điều cậu bé làm là ngồi vào lòng người đàn ông, cùng người đàn ông im lặng không nói gì, nhưng đó lại chính là lời động viên, lời an ủi có ý nghĩa nhất. Bởi điều người đàn ông ấy cần nhất lúc này không phải những lời nói xáo rỗng, bởi nó sẽ “khoét” sâu nỗi đau của anh ta, và vết thương ấy không những không lành mà sẽ mãi nhức nhối.

 

Cậu bé chỉ im lặng ngồi vào lòng người đàn ông, cho người đàn ông đang chìm đắm trong đau khổ ấy một hơi ấm, một điểm dựa về tinh thần. Sự hiện diện của cậu bé làm cho người đàn ông thêm tin yêu vào cuộc sống, cho anh ta thấy sự quan tâm chân thành của cậu bé, rằng anh ta sẽ không hề đơn độc, lẻ loi, vẫn có những người thương yêu, quan tâm ở bên anh ta trong những giây phút khó khăn nhất của cuộc đời mình.

 

Có lẽ, cậu bé chưa đủ lớn để nhận thức và có những suy nghĩ sâu sắc như thế nhưng bằng những gì cậu bé cảm nhận được lúc buồn và được người lớn vỗ về thì cậu bé nghĩ người đàn ông kia cũng cần một người ở bên, một người vỗ về để tan biến nỗi buồn ấy đi. Những hành động ngây thơ trong sáng của đứa trẻ quá đỗi chân thành khiến cho người đàn ông cảm động, vực dậy được tinh thần sau nỗi đau.

 

Cậu bé không nói gì nhưng người đàn ông lại cảm nhận nhiều hơn cả một lời động viên. Không phải bao giờ tình thương, sự quan tâm cũng phải thể hiện ra bằng những lời nói. Chỉ cần tấm lòng chân thành thì người nhận sự quan tâm cũng có thể cảm nhận sâu sắc được tình thương đó, bởi đôi khi trong khoảng lặng người ta lại cảm nhận được nhiều hơn những điều muốn nói.

 

Tình thương của con người có thể tạo nên một nguồn sức mạnh tinh thần lớn lao giúp cho con người vượt lên mọi khó khăn, bất hạnh của cuộc sống. Con người không phải lúc nào cũng có thể mạnh mẽ, có đủ nghị lực để vượt qua những trái ngang của cuộc đời. Nhưng khi có sự đồng cảm, sẻ chia của những người mà thương yêu thì chúng ta có đủ sức mạnh, đủ mạnh mẽ để vượt qua tất cả. Như câu ca dao sau:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Hay:

“Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”

Nếu như chúng ta có kìm nén những nỗi đau, ôm ấp nỗi đau ấy cho riêng mình mà không được giải tỏa nó sẽ làm cho con người trở nên vô cùng mệt mỏi, đau đớn, lúc nào cũng khắc khoải những nỗi đau trong tâm hồn, và như vậy cũng có nghĩa là nỗi đau ấy sẽ chẳng bao giờ có thể lành lại được. Nhà viết kịch vĩ đại thế giới William Shakespeare đã từng thể hiện quan điểm của mình như: “Nếu bạn buồn bã, hãy bày tỏ cảm xúc của mình. Sự kìm nén và che giấu nỗi đau chỉ khiến trái tim bạn trở nên chai sạn, tổn thương nhiều hơn”.

 

Sự sẻ chia, đồng cảm là vô cùng quan trọng, nó giúp cho người bị tổn thương thêm mạnh mẽ hơn, đồng thời cũng thắt chặt được sợi dây liên kết giữa con người với con người với nhau. Vì vậy chúng ta hãy sống chân thành, biết thương yêu, sẻ chia không chỉ niềm vui mà cả sự mất mát, đau đớn. Và không phải lúc nào những lời nói trực tiếp cũng có thể san sẻ được tình thương mà hãy cho họ một khoảng lặng để họ chấp nhận và đối mặt, chúng ta hãy luôn ở bên để cho họ niềm tin và điểm tựa. Như chính câu nói tôi cho rằng vô cùng ý nghĩa:

“Nếu một ngày nào đó, bạn cảm thấy vô cùng đơn độc

Hãy gọi cho tôi

Tôi sẽ đến bên bạn chỉ để im lặng không nói một lời

Nhưng tôi muốn bạn biết rằng luôn có tôi bên cạnh”

Câu chuyện về tình thương của cậu bé dành cho người đàn ông khiến cho chúng ta cảm động bởi thứ tình cảm thương yêu chân thành, tự nhiên nhất, nó xuất phát từ chính tấm lòng trong sáng, từ mong muốn được sẻ chia nỗi đau với người bị tổn thương. Câu chuyện cũng mang đến cho chúng ta rất nhiều bài học quý giá về sự sẻ chia và đồng cảm.

Mai Diệu
Xem chi tiết
Minh Nhân
24 tháng 3 2021 lúc 20:20

Em tham khảo nhé !

I. Mở bài:
Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là hiện tượng học sinh “nói tục chửi thề”. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.
II. Thân bài:
1. Giải thích:
Trước hết ta cần hiểu “nói tục chửi thề” là gì ? Nói tục chửi thề là hiện tượng học sinh dùng những từ ngữ thiếu văn hóa, thiếu chuẩn mực để giao tiếp với nhau hằng ngày.
2. Biểu hiện:
Biểu hiện của hiện tượng này, là việc học sinh dùng những từ ngữ thô tục để lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm người khác hoặc đôi khi chỉ nói quen miệng nhưng gây nên sự phản cảm lớn đối với người nghe.
3. Tác hại:
– Theo cách giải thích ở trên, ta thấy hiện tượng nói tục chửi thề là hiện tượng có nhiều tác hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách, đạo đức của thế hệ học sinh nói riêng và xã hội hiện nay nói chung:
+ “Nói tục chửi thề” làm đạo đức và nhân cách của người học sinh bị suy đồi. Biến con người mình thành kẻ thiếu học thức, bị đánh giá là vô văn hóa, bị mọi người xa lánh, ghê tởm như căn bệnh. Việc nói tục chửi thề làm cho kĩ năng giao tiếp của học sinh trở nên yếu kém vì những phát ngôn lệch chuẩn. Từ đó khiến cho các cuộc giao tiếp trở nên thiếu lịch sự, đôi khi trở thành “thảm họa”.
+ Không chỉ vậy, việc nói tục, chửi thề còn ảnh hưởng rất lớn đến người khác. Nhất là trong các trường hợp nói tục chửi thề với mục đích lăng mạ, sỉ nhục người đối diện. Hành động đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, lòng tự trọng của người bị lăng mạ. Nếu việc này lặp đi lặp lại xảy ra nhiều lần, có thể gây ra tâm lý bức bối, ức chế, không kiểm soát được bản thân, có những hành động có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Thực sự đã có nhiều vụ bạo lực học đường đau lòng xảy ra cũng chỉ vì một lời nói tục, một cái nhìn đểu.
+ Nguy hiểm hơn nữa là việc, nếu không ngăn chặn thói xấu này, dần dà sẽ tạo nên một hệ lụy khôn lường. Một người nói tục, cả bàn nói tục, cả lớp nói tục, cả trường nói tục… lan ra cả ngoài xã hội. Khi đó xã hội văn minh sẽ biến mất mà thay vào đó là một xã hội thiếu văn hóa trầm trọng.
4. Nguyên nhân:
– Từ việc phân tích tác hại đã nêu ở trên, ta cần tìm ra nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến “nói tục chửi thề” nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau:
+ Nhiều học sinh xuất thân trong gia đình có bố mẹ, anh chị làm nghề tự do. Do có mối quan hệ xã hội phức tạp nên đôi khi mang những lời nói tục tĩu về nhà. Từ đây, việc học cái tốt thì rất khó, nhưng học điều xấu thì lại rất dễ bởi “nghe quen tai, nói quen miệng” . Chắc chắn lời nói của người lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngôn ngữ của giới trẻ.
+ Cũng một phần do học sinh tiếp xúc với nhiều phần tử xấu trong xã hội hoặc học sinh cá biệt. Cũng có thể là do nói quen miệng, khi trở thành thói quen rất khó bỏ.
+ Phía nhà trường chưa có những sự tác động tích cực đến việc giáo dục học sinh.
5. Ý kiến đánh giá, bình luận:
– Từ tác hại và những nguyên nhân trên, ta thấy cần phải có những biện pháp để khắc phục tình trạng nói tục chửi thề này. Trước hết là trong gia đình, cha mẹ phải cẩn trọng với từng lời nói của mình. Phải giáo dục trẻ, để trẻ không giao du với các thành phần xấu. Trong trường lớp thì cần phải tổ chức thêm nhiều hoạt động Đoàn, Đội lành mạnh để các em vui chơi, giao lưu học hỏi những điều tốt đẹp. Bản thân mỗi người cần rèn luyện nhân cách phẩm giá của mình để tránh xa những thói hư tật xấu.
– Từ đó mỗi người cần rút ra cho mình bài học để không dính vào những tác hại ở trên. Như rèn luyện nhân cách, bản lĩnh; tham gia vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh. Trau dồi ngôn ngữ chuẩn mực. Học tập lối sống lành mạnh, văn mình. Ăn nói lịch sự, đối xử hòa nhã với bạn bè. Đặc biệt là có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
III. Kết bài:
Tóm lại, nói tục chửi thề là một hiện tượng xấu, có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến môi trường học đường và đời sống xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường sống của chúng ta. Vì một môi trường học đường văn minh, tất cả hãy nói KHÔNG với “Nói tục chửi thề”

︵✰Ah
24 tháng 3 2021 lúc 20:21

Tham khảo 

     “Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” - câu ca dao trên đã nói lên tầm quan trọng của lời nói trong giao tiếp hàng ngày. Vậy mà ngày nay, hiện tượng học sinh nói tục, chửi thề đang diễn ra rất phổ biến gây ảnh hưởng tới giá trị nhận thức của cộng đồng.

Nói tục, chửi thề là hiện tượng học sinh dùng những từ ngữ không hay, trái với thuần phong mỹ tục, thiếu văn minh, văn hóa khi giao tiếp với bạn bè, người lớn tuổi thậm chí cả những lúc tức giận vô thức thốt lên lời chửi thề. Bất cứ lúc nào, bất kỳ cuộc nói chuyện với ai họ đều nói tục, với họ nói tục cũng giống như những lời nói bình thường trong giao tiếp.

Đôi khi là bạn học sinh này bắt chước bạn khác nói tục, chửi thề rồi dần dần trở thành một thói quen xấu khiến người giao tiếp với họ bực mình, khó chịu, không muốn giao tiếp. Và các bạn học sinh không nhận ra rằng khi họ nói tục, chửi bậy sẽ tạo ra phản cảm với người đối diện, trở thành người thiếu văn minh, kém hiểu biết trong mắt người khác. Người nói tục, chửi thể nghiễm nhiên không được mọi người yêu thích thậm chí là xa lánh.

Nguyên nhân chủ quan của hiện tượng này là học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của lời ăn tiếng nói lịch sự. Họ nói cho vui miệng, nói như một cách để thể hiện bản thân mình khác, mình chất. Họ cũng chưa hiểu được nói tục chửi bậy là hành vi xấu, là biểu hiện của những người kém văn minh. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải xét đến nguyên nhân khách quan là do từ nhỏ, những học sinh đó đã tiếp xúc trong môi trường sống không lành mạnh, toàn những người nói tục thô thiển khiến họ lây nhiễm tật xấu nói tục và chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề.

Vì vậy, để ngăn chặn hiện tượng học sinh nói tục, chửi thề, thì bố mẹ và nhà trường có trách nhiệm rất quan trọng. Ngay từ khi còn nhỏ trẻ dễ học những thói xấu đó từ bên ngoài cho nên bố mẹ cần có trách nhiệm không được để trẻ học những thói hư, tật xấu đó. Nhà trường cũng nên tuyên truyền cho các học sinh biết tầm quan trọng của lời nói, dùng lời hay ý đẹp trong giao tiếp và ngăn cấm triệt để hiện tượng học sinh ăn nói thiếu văn minh.

Như vậy, để trở thành một con người văn minh, tài giỏi thì trước hết bản thân mỗi người phải ý thức được tầm quan trọng của lời nói và không nói tục, chửi thề trong mọi trường hợp.

minh nguyet
24 tháng 3 2021 lúc 20:24

Tham khảo:

Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, nói tục chửi thề, gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục. Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là hiện tượng học sinh “nói tục chửi thề”. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.

Trước hết ta cần hiểu “nói tục chửi thề” là gì? Nói tục chửi thề là hiện tượng học sinh dùng những từ ngữ thiếu văn hóa, thiếu chuẩn mực để giao tiếp với nhau hằng ngày. Biểu hiện của hiện tượng này, là việc học sinh dùng những từ ngữ thô tục để lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm người khác hoặc đôi khi chỉ nói quen miệng nhưng gây nên sự phản cảm lớn đối với người nghe.

Theo cách giải thích ở trên, ta thấy hiện tượng nói tục chửi thề là hiện tượng có nhiều tác hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách, đạo đức của thế hệ học sinh nói riêng và xã hội hiện nay nói chung. “Nói tục chửi thề” làm đạo đức và nhân cách của người học sinh bị suy đồi. Biến con người mình thành kẻ thiếu học thức, bị đánh giá là vô văn hóa, bị mọi người xa lánh, ghê tởm như căn bệnh. Việc nói tục chửi thề làm cho kỹ năng giao tiếp của học sinh trở nên yếu kém vì những phát ngôn lệch chuẩn. Từ đó khiến cho các cuộc giao tiếp trở nên thiếu lịch sự, đôi khi trở thành “thảm họa”. Không chỉ vậy, việc nói tục, chửi thề còn ảnh hưởng rất lớn đến người khác. Nhất là trong các trường hợp nói tục chửi thề với mục đích lăng mạ, sỉ nhục người đối diện. Hành động đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, lòng tự trọng của người bị lăng mạ. Nếu việc này lặp đi lặp lại xảy ra nhiều lần, có thể gây ra tâm lý bức bối, không kiểm soát được bản thân, có những hành động có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Thực sự đã có nhiều vụ bạo lực học đường đau lòng xảy ra cũng chỉ vì một lời nói tục, một cái nhìn đểu. Nguy hiểm hơn nữa là nếu không ngăn chặn thói xấu này, dần sẽ tạo nên một hệ lụy khôn lường. Từ một người nói tục, cả bàn nói tục, cả lớp nói tục, cả trường nói tục rồi lan ra cả ngoài xã hội. Khi đó xã hội văn minh sẽ biến mất mà thay vào đó là một xã hội thiếu văn hóa trầm trọng.

Từ việc phân tích tác hại đã nêu ở trên, ta cần tìm ra nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến “nói tục chửi thề” nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau. Nhiều học sinh xuất thân trong gia đình có bố mẹ, anh chị làm nghề tự do. Do có mối quan hệ xã hội phức tạp nên đôi khi mang những lời nói tục tĩu về nhà. Từ đây, việc học cái tốt thì rất khó, nhưng học điều xấu thì lại rất dễ bởi “nghe quen tai, nói quen miệng”. Chắc chắn lời nói của người lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngôn ngữ của giới trẻ. Cũng một phần do học sinh tiếp xúc với nhiều phần tử xấu trong xã hội hoặc học sinh cá biệt. Cũng có thể là do nói quen miệng, khi trở thành thói quen rất khó bỏ. Phía nhà trường chưa có những sự tác động tích cực đến việc giáo dục học sinh.

 

Từ tác hại và những nguyên nhân trên, ta thấy cần phải có những biện pháp để khắc phục tình trạng nói tục chửi thề này. Trước hết là trong gia đình, cha mẹ phải cẩn trọng với từng lời nói của mình. Phải giáo dục trẻ, để trẻ không giao du với các thành phần xấu. Trong trường lớp thì cần phải tổ chức thêm nhiều hoạt động Đoàn, Đội lành mạnh để các em vui chơi, giao lưu học hỏi những điều tốt đẹp. Bản thân mỗi người cần rèn luyện nhân cách phẩm giá của mình để tránh xa những thói hư tật xấu.

Tóm lại, nói tục chửi thề là một hiện tượng xấu, có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến môi trường học đường và đời sống xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường sống của chúng ta. Vì một môi trường học đường văn minh, tất cả hãy nói không với “Nói tục chửi thề”.

Mai Diệu
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Hải
25 tháng 3 2021 lúc 11:48

a) Hai câu ca dao trên có chứa đựng hàm ý.

b) Hàm ý của hai câu ca dao đó là: ta không lấy mình.

c) Em hiểu được hàm ý đó nhờ cách lập luận sau: Khi nào chạch đẻ ở ngọn đa, sáo đẻ ở dưới nước thì ta lấy mình. Chạch sẽ không bao giờ đẻ ngọn đa, sáo không đẻ dưới nước. Vì vậy, ta không bao giờ lấy mình.



 

Mai Diệu
Xem chi tiết
Amee
26 tháng 3 2021 lúc 13:15

tham khảo ạ

Hãy lắng nghe tiếng thơ ngọt ngào như tiếng hát của Ta-go, đại thi hào của Ấn Độ. Năm 1913, với tập "Thơ Dâng", ông được giải thưởng Nô-ben về văn chương. Thơ của Ta-go là "bài ca về tỉnh nhân ái ", là '"ước mơ và khát vọng về tự do, hạnh phúc". Thế giới thơ của Ta-go đã dành cho "miền thơ ấu" một vị trí ấm áp và sang trọng, hồn nhiên và đậm đà.

Bài thơ "Mây và sóng" nói về tình yêu mẹ và mơ ước kì diệu của tuổi thơ. Nó là bài thơ kiệt tác rút trong tập "Trăng non" (1915) của thi hào. Bài thơ mang sắc điệu trữ tình như một khúc đồng dao thể hiện niềm giao cảm thần tiên của tâm hồn tuổi thơ với mây và sóng, với thiên nhiên kì diệu.

Em bé ngước mắt nhìn trời xanh, lắng nghe mây trên chín tầng cao vẫy gọi. Mây ân cần rủ em bé cùng du ngoạn "giỡn với sớm vàng", và đùa "cùng trăng bạc" từ bình minh đến lúc trăng lên. Mây được nhân hóa, có gương mặt, nụ cười và giọng nói thủ thỉ tâm tình:

"Họ bảo: chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến hết ngày,
Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc".

Cuộc đối thoại giữa mây với em bé không chỉ nói lên tâm hồn bay bổng hồn nhiên của tuổi thơ mà còn khẳng định ngợi ca tình yêu mẹ của tuổi thơ rất đẹp và mãnh liệt:

"Mẹ đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi".

Yêu mẹ hiền, yêu mái nhà êm ấm… là những tình cảm trong sáng, đằm thắm của em bé. Có gì hạnh phúc hơn khi được sống bên mẹ hiền:

"Con làm mây nhé, mẹ làm mặt trăng
Hai tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà ta là trời xanh".

Trí tưởng tượng diệu kì và tình yêu thiếu nhi nồng nàn của Ta-go đã sáng tạo nên vần thơ đẹp nói về hạnh phúc tuổi thơ. Ở đây, tình mẫu tử được nâng lên ngang tầm với vũ trụ!

Ngắm mây bay… rồi em bé nghe sóng reo, sóng hát. Sóng như sứ giả của đại dương xa vời đến với em bé. Sóng reo rì rầm. Sóng vẫy gọi chào mời em bé. Tuổi thơ nào mà chẳng khao khát, ước mơ?. Sóng thủ thỉ cùng em về một cuộc viễn du: "Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi".

Và rồi cứ đi đến bờ biển… sóng sẽ cuốn con đi đến mọi bến bờ, mọi chân trời xa lạ… Mơ ước muốn đi xa, nhưng em bé lại đắn đo băn khoăn: “Nhưng đến tối, mẹ tôi nhớ thì sao?” Sóng liếm vào bãi cát rồi lại rút ra xa, lại vỗ vào… Em bé bâng khuâng nhìn theo con sóng xa vời trên trùng dương:

"Tôi làm thế nào mà rời mẹ tôi được?
Họ (sóng) bên mỉm cười, và nhảy nhót, họ dần đi xa…".

Mơ ước được đi xa, nhưng rồi em bé lại băn khoăn, lưỡng lự. Em đã không thể đi du ngoạn cùng Mây (bay cao) nên em cũng không thể đi chơi với Sóng (đi xa). Với em chỉ có mẹ hiền yêu thương, nguồn vui ấm áp cao cả, thiêng liêng mà tạo hóa đã dành cho phần hơn: tình mẫu tử.

Em mơ ước đến với mọi chân trời góc biển, nhưng em không nỡ để mẹ nhớ, mẹ buồn. Trong hiện tại, em không thể nào "rời mẹ" trong khoảnh khắc. Niềm vui về mẹ hiền cứ chói ngời mãi hồn em thơ:

"Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển
Con lăn, lăn như làn sóng vỗ
Tiếng con cười giòn tan vào gối mẹ.
Và không ai trên đời này biết được là mẹ con ta đang ở đâu…”.

Câu thơ "Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển" là một câu thơ hàm nghĩa, giàu tính triết lí. Không có biển thì không có sóng. Có biển mới có sóng, cũng như có mẹ mới có em thơ. Lúc sóng vỗ cũng là lúc biển reo, biển hát. Lúc "con cười giòn tan vào gối mẹ" là lúc mẹ hạnh phúc. Vì thế, con ngoan, vui chơi là mẹ hạnh phúc. Nhà thơ mượn sóng và biển để nói cùng tuổi thơ gần xa với bao điều.

Tính độc đáo của bài thơ là hai mẩu đối thoại giữa em bé với Mây, giữa em bé với Sóng, đan xen vào lời con thủ thỉ với mẹ hiền. Một bài thơ trong sáng, hồn hậu của Ta-go nói về miền ấu thơ. Yêu thiên nhiên, sóng hồn nhiên thích phiêu lưu mạo hiểm, trí tưởng tượng phong phú, hiếu thảo… là đời sống tinh thần và tâm hồn tuổi thơ. Em bé được nói trong "Mây và Sóng" rất yêu thương mẹ hiền.

"Mây và Sóng" là một bài thơ hay nói về hạnh phúc tuổi thơ. Hình tượng Sóng, Mây, Mẹ thấm đượm vẻ đẹp nhân văn về chủ đề ấy.

Duy Văn
Xem chi tiết
Amee
26 tháng 3 2021 lúc 13:14

tham khảo ạ

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

* Nội dung trọng tâm: Người học cần chú ý những ý chính sau:

Trước hết, em cần hình thành trong đầu những ý chính liên quan đến khái niệm: lòng nhân ái.

Vậy lòng nhân ái có nghĩa là gì?

Những biểu hiện nào cụ thể minh chứng cho lòng nhân ái?

Bàn luận, mở rộng vấn đề: khi một con người không có lòng nhân ái, không biết yêu thương, quan tâm, san sẻ đối với những người xung quanh thì những con người này phải bị phê phán, lên án ra sao?

Cảm nghĩ của em về khái niệm trên? (là tốt hay không tốt)

Bản thân em đã rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm nào?

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất cao quý của con người.

Vậy lòng nhân ái đóng vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

II. THÂN BÀI

a. Giải thích: (Đặt câu hỏi: là gỉ?)

Lòng nhân ái là gì? => Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, là sự tôn trọng, yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa con người và con người.

b. Đưa ra các biểu hiện: (Đặt câu hỏi: Tại sao? Vì sao?)

Tại sao chúng ta phải có lòng nhân ái?

+ Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.

+ Khi thể hiện tình yêu thương, nó mang đến cho chúng ta suy nghĩ, dư âm ngọt ngào và bình yên trong tâm hồn.

+ Là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức một con người.

+ Lòng nhân ái có khả năng giúp đỡ con người qua cơn khốn khó, mang đến cho họ suối nguồn của tình thương con người.

+ Lòng nhân ái còn giúp cho những con người đang lầm đường lỡ bước quay lại với con đường chân chính.

+ Yêu thương thật sự đem lại hạnh phúc cho mọi người không chỉ riêng ta mà là cả nhân loại.

Dẫn chứng: Nêu ra những con người thể hiện sự yêu thương trong xã hội mà người học biết (thông qua sách báo, truyền hình,…).

c. Bàn bạc, mở rộng vấn đề

Phê phán những con người có hành động coi thường, khinh rẻ những người nghèo khó cần được sự giúp đỡ, yêu thương đặc biệt là người nghèo, trẻ em cơ nhỡ.

Dẫn chứng: Những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về lòng nhân ái:

Lòng nhân ái chỉ trở thành giá trị đạo đức khi chính nó là một sự hi sinh vị tha. (Đen-bôn)

Thấy người hoạn nạn thì thương

Thấy người cùng khổ lại càng thương hơn.

Thương người như thể thương thân, (tục ngữ)

Lá lành đùm lá rách, (tục ngữ)

Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. (tục ngữ)

Nhường cơm sẻ áo. (thành ngữ)

Một miếng khi đói bằng một gói khi no. (tục ngữ)

Không phải là tài năng, không phải là danh dự, không phải là thị hiếu để đo được sự cao quý của tâm hồn mà chính là lòng nhân ái vậy. (Lacordaire)

Một con tim nhân từ còn quý hơn vạn đầu não trong thế gian. (Bulwer Lytton)

Hãy yêu người như yêu mình vậy. (Jesus)

III. KẾT BÀI

Lòng nhân ái là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người.

Cần mở rộng tấm lòng của mình ra xung quanh cuộc sống để thấy rằng xung quanh ta còn có rất nhiều người cần sự giúp đỡ, yêu thương.

BÀI VĂN THAM KHẢOBÀI VĂN 1

Trong cuộc sống hễ là con người thì ai cũng cần được yêu thương và yêu thương người khác. Đó cũng chính là niềm hạnh phúc lớn nhất của con người. Một trong những đức tính tốt gắn kết giũa con người với con người đó chính là lòng yêu thương, tình nhân ái. Vậy ta hiểu như thế nào về lòng nhân ái?

Thật vậy, lòng nhân ái thật sự cần thiết vói mỗi con người. Lòng nhân ái là tình cảm giữa người và người, là những điều tốt đẹp mà con người dành cho nhau, như tình cảm bạn bè, tình cảm gia đinh,… Thậm chí là những người ta không quen biết. Lòng nhân ái là những cử chỉ, những hành động quan tâm đến người khác như một nụ cười thân thiện, trìu mến, ánh mắt thân thương. Ngoài ra còn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp hoạn nạn khó khăn, sẵn sàng làm chỗ dựa cho người yếu đuối và sẻ chia những đau buồn với bạn bè. Những người có lòng nhân ái luôn đem lại hạnh phúc và những điều tốt đẹp cho những người xung quanh mình. Nhưng dù ở bất cứ biểu hiện nào thì lòng nhân ái cũng luôn mang lại những điều kì diệu riêng cho cả người cho lẫn người nhận. Cái hạnh phúc mà tình yêu thương, lòng nhân ái đem lại cho cuộc sống là dành cho cả hai phía. Ai cho đi lòng yêu thương của mình thì họ sẽ luôn luôn nhận lại được tình yêu thương của người khác. Và những người dùng lòng nhân ái để cho đi tình yêu thương của mình thì sẽ cảm thấy lòng mình êm dịu, bình yên. Lòng yêu thương còn có sức mạnh cảm hoá những ai đã lầm đường lạc lối quay trở lại con đường ngay thẳng để trở nên tốt hơn.

 

Ngoài ra, lòng nhân ái còn là tình yêu thương, sự rung động giữa người với người, là lực hấp dẫn nối kết chúng ta lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất. Nếu cuộc đời con người không có yêu thương thì chiến tranh chết chóc đã xảy ra. Yêu thương đem lại hạnh phúc cho cả nhân loại, vì vậy mọi người hãy dành tình yêu thương dành cho mọi người. Có thế chúng ta sẽ nhận được tình yêu thương lại từ mọi người, nhưng điều đó không quan trọng, vì chỉ cần yêu thương thì cuộc sống của mọi người mới thật sự là niềm hạnh phúc.

Tóm lại, chúng ta đã hiểu thêm về lòng nhân ái quan trọng như thế nào. Đó là động lực giúp ta phải cần hiểu biết. Bản thân tôi cũng cần phải đem lòng nhân ái của mình đi giúp đỡ mọi người góp phần phát triển đất nước.

 BÀI VĂN 2

Con người hễ được sống trên đời đều là một hạnh phúc lớn lao. Nhưng có lẽ điều hạnh phúc lớn hơn ở đây là cảm giác yêu thương và được yêu thương. Có lẽ yêu thương người khác và được yêu thương chính là niềm hạnh phúc lớn nhất của con người. Vậy ta hiểu “Lòng nhân ái” là như thế nào?

Quả đúng như vậy, lòng nhân ái là một thứ tình cảm tốt đẹp mà mọi người dành cho nhau như tình cảm gia đình, tình cảm bè bạn,… thậm chí đối với những người ta không quen biết. Nó là một thứ có thể vun đắp, xây dựng trong một thời gian dài, nhưng cũng có thể chỉ là một niềm thương cảm trào dâng khi gặp một hoàn cảnh xúc động nào đó. Nhưng dù có thế nào thì tình yêu thương vẫn mang lại nhiều điều cho cả người cho lẫn cả người nhận.

Vậy tại sao phải có lòng nhân ái? Vì tình yêu thương hấp dẫn kéo mọi người xích lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất. Nếu không có tình yêu thương thì mối liên kết đó có thể sẽ đứt gãy bất cứ lúc nào. Và sẽ là một thảm hoạ nếu thế giới trở nên như vậy. Rất có thể là sẽ xảy ra chiến tranh, là chết chóc, bởi vì yêu thương không tồn tại thì lòng nhân đạo sẽ bắt nguồn ở đâu? Khi đó hạnh phúc sẽ không còn tồn tại được nữa.

Yêu thương đem lại hạnh phúc cho nhân loại! Vì vậy hãy dành tình thương của mình cho mọi người thật nhiều. Có thể chúng ta sẽ nhận lại được tình thương từ họ, hoặc có thể không, nhưng điều đó không quan trọng, và chỉ cần yêu thương tồn tại trong ta thì ta đã có được hạnh phúc. Bởi yêu thương chính là hạnh phúc của con người!

Bên cạnh đó, còn có những người không có lòng yêu thương đối với mọi người, chỉ biết quan tâm đến tình cảm của bản thân, không biết giúp đỡ người khác và có thể vì lợi ích cá nhân mà làm tổn hại đến người khác, chỉ biết áp đặt người khác vào những suy nghĩ của chính bản thân. Không biết cảm thông cho những người lầm đường lạc lối.

 

Với tuổi trẻ hiện nay, trong môi trường toàn cầu hoá giao tiếp với con người càng rộng bao nhiêu thì lòng yêu thương cần được mở rộng bấy nhiêu. Đó là động lực để chúng ta hợp tác cùng nhau nâng cao hiểu biết, tích cực cải thiện cuộc sống con người, chỉ có yêu thương mới xoa dịu những ngăn cách giàu nghèo, những bất đồng, nghi kỵ, tạo ra thế giới hoà bình, hạnh phúc. Đối với tôi tình yêu thương là điều khiến cho cuộc sống của tôi trở nên tươi đẹp hơn, cho tôi biết được thương yêu mọi người là một điều tuyệt vời nhất trên đòi.



 

Nam
Xem chi tiết
Duy Văn
Xem chi tiết
Amee
29 tháng 3 2021 lúc 14:01

tham khảo

Truyện "Chiếc lược ngà" (Nguyễn Quang Sáng) được viết trong cuộc kháng chiến chống Mĩ nhưng chủ yếu tập trung nói về tình người trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Đoạn trích "Chiếc lược ngà" (Sgk Văn 9, tập I) thể hiện tình cha con thắm thiết, sâu nặng của ông Sáu và bé Thu.

Ông Sáu về thăm nhà sau bao năm ở chiến khu với cái tình của người cha nôn nao, cháy bỏng khát khao được gặp con. Nhưng ngay từ giây phút đầu, điều mà ông bấy lâu mong đợi được nghe con gái gọi tiếng "Ba !" không được đền đáp. Đứa trẻ hoàn toàn ngơ ngác, lạnh lùng, đối xử với ông như người xa lạ. Với lòng mong nhớ con, ông càng đón chờ tình cảm của con, nó càng cố tình cự nự. Điều đó, khiến ông đau đớn "hai tay buông xuống như bị gãy". Có những tình huống, tưởng chừng thế nào nó cũng chịu thua, không ương ngạnh được nữa, phải gọi tiếng "Ba". Nhưng nó vẫn không chịu cất tiếng "Ba" mà ông Sáu chờ đợi.


 
Hành động trẻ con, nói năng cộc lốc, ngang ngạnh của Thu dành cho Ba khiến ông Sáu, bạn ông Sáu và cả người đọc đau lòng và suy nghĩ. Khi có gia đình, hạnh phúc được làm cha, tiếng gọi "Ba" của đứa con gái yêu chưa dành cho ông khiến ông "khổ tâm đến nỗi không khác được, chỉ biết nhìn con vừa khẽ lắc đầu vừa cười".

Phản ứng tâm lí của Thu là hoàn toàn tự nhiên. Thu còn quá bé để có thể hiểu tình thế éo le xảy ra trong chiến tranh. Bản thân người lớn cũng chưa ai chuẩn bị cho Thu ứng phó với bất thường. Điều đó, người đọc cảm được tình cảm chân thật, sâu sắc, mãnh liệt Thu dành cho ba - người mà Thu biết trên ảnh, người cha được cô bé ghi sâu trong lòng từ tấm ảnh, không phải người đàn ông xưng là "ba".

Đến khi được bà ngoại tháo gỡ thắc mắc trong lòng, về lai lịch vết thẹo, Thu vỡ lẽ đó thực là ba mình. Trăn trở dằn vặt, cùng tình yêu, khát khao bấy lâu mong gặp mặt cha dồn nén, bùng nổ dữ dội, quyết liệt vào giờ phút trước khi người cha lên đường. Tiếng "Ba... a... a... ba !" vỡ ra từ sâu thẳm lòng cô bé. Tiếng kêu mà ba nó chờ đợi bao năm ròng. Tiếng kêu làm nhói tim mọi người. Ông Sáu sung sướng, hạnh phúc nghẹn lời, không cầm được nước mắt. Thu vồ vập, cuống quít, níu giữ cha, níu giữ yêu thương bấy lâu nó mong đợi. "Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa", "hai tay nó xiết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run".

Đối với người cha, đó là tiếng "ba" đầu tiên và cũng là tiếng yêu thương cuối cùng ông được nghe từ con ! Ở chiến khu, ông cố gắng hết sức, thận trọng, tỉ mỉ làm cho con chiếc lược ngà. Ông đặt vào đấy tất cả tình cảm cha con. Chiếc lược trở thành vật thiêng, an ủi ông "gỡ rối phần nào tâm trạng", nuôi dưỡng tình cha con. Ông thường xuyên "lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt". Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân - nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trong đời. Trước khi nhắm mắt xuôi tay, ông Sáu vẫn nhớ chiếc lược, nhờ bạn chuyển lại cho con - cử chỉ chuyển giao đó là một ước nguyện giữ gìn muôn đời tình cảm cha con, ruột thịt.

Truyện "Chiếc lược ngà" đã diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Hình ảnh cây lược được gắn vào đó một trái tim thổn thức tình ruột thịt, khẳng định giá trị nhân bản sâu sắc, cao đẹp thiêng liêng !

Nguyễn Ngọc Yến nhi
Xem chi tiết
Etermintrude💫
30 tháng 3 2021 lúc 5:33

Bài thơ " Mây và Sóng " cuar Tago quả thực đã mang đến cho bạn đọc bài học sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Tình mẫu tử là tình cảm vô cùng cao đẹp trong cuộc sống con người. Mẹ - một tiếng đơn sơ ấy thôi nhưng ý nghĩa vô cùng. Mẹ đã sinh con ra, cho con sự sống, và hơn hết , mẹ còn nuôi dạy con lớn khôn lên người bằng tình cảm yêu thương sâu đậm nhất . Thử hỏi, trên thế gian này,có sự hi sinh nào cao quý bằng sự hi si nh mẹ dành cho con ?. 9 tháng mang nặng đẻ đau, ấm ủ từng ngày chờ con trào đời và mở mắt ngắm nhìn thế giới , mẹ thực sự đã mang cả trái tim mình hòa quyện và cảm nhận nhịp thở của con.Thế rồi, khi đã sinh con ra , trách nhiệm của người mẹ không những không vơi đi mà nó càng nặng nề hơn khi mẹ phải gánh thêm trên lưng mình một mối lo cơm áo gạo tiền để lo cho con một cuộc sống đầy đủ nhất . Năm tháng trôi đi, nỗi vất vả của mẹ cứ lớn dần , cùng với đó là một tình yêu thương ngày càng lớn lao và không bao giờ vơi cạn . Mẹ là người luôn quan tâm, yêu thương và lo lắng cho đứa con của mình. Với mẹ con chưa bao giờ là lớn cả . Trong mắt mẹ, con luôn là đứa trẻ bé bỏng cần được vỗ về và yêu thương. Chính vì thế, cả cuộc đời của mẹ luôn hi sinh cho con mà không hề một lời oán tránh. Một đời người, mẹ đã hi sinh hết tất cả cho con, dành cho con những điều tuyệt vời nhất .Với mẹ con là tất cả, là nguồn sống , là động lực cho cuộc đời đầy vất vả, chông gai của mẹ. Bởi vậy, làm được gì cho con, mẹ sẵn sàng làm hết, miễn sao con luôn vui vẻ và hạnh phúc là mẹ đã yên lòng rồi.Cảm nhận được tình yêu thương và quan tâm của mẹ, mỗi chúng ta phải có bổn phận và trách nhiệm hiếu thảo với cha mẹ. Ngay từ bây giờ, chúng ta cần cố gắng học tập thật tốt để trở thành những người con ngoan biết vâng lời . Không những vậy, ta cần phải phấn đấu hơn nữa để sau này trở thành những người thành công, có đủ khả năng để chăm sóc và phụng dưỡng thật tốt cho mẹ già. Đó cũng chính là đạo làm con mà mỗi người phải luôn ghi nhớ.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

Một câu chuyện thật sự mang cho ta một ý nghĩa sâu sắc về tình bạn,một tình bạn đẹp trong những tháng ngày ngồi trên ghế nhà trường ^^

minh nguyet
31 tháng 3 2021 lúc 22:25

Hồi cấp 2 nhóm có 10 đứa chơi với nhau rất vui vẻ, ăn uống, học hành, bị phạt cùng nhau, mua sắm gì cũng nhớ đến nhau, lên cấp 3 mỗi đứa một lớp, đi ngang chỉ cười với nhau 1 cái rồi thôi, thậm chí còn lướt qua như chả quen biết. Lớp cấp 3 còn đúng 1 đứa học cùng 4 năm cấp 2, nghĩ mà buồn, càng đọc càng thấy mình giống nhân vật trong chuyện này :((

Gia Hân
1 tháng 4 2021 lúc 22:48

nhắc về tình bạn thì chắc ai cũng có nhưng mà khó có cái nào bền vững lắm bởi " con người thay đổi khi thời thế thay đổi" mà ! Mình cũng từng có những người bạn rất thân thời cấp 1 ở chỗ học thêm , hôm chia tay đứa nào cũng không khóc nhưng ai cũng biết là mọi người đang buồn hết á . Nhóm tụi mình vì không muốn  không khí trùng xuống mà cả đám đi quay xóm , vừa đi vừa hát cái bài mà chả hiểu nghĩ ở đâu ra " mày rửa chén , tao lau nha" nữa chứ . Rồi lúc ra về đứa nào cũng ngậm ngyif hứa là sẽ giữu liên lạc vs nhau , nếu có đổi số thì cũng sẽ thông báo cho cả nhóm biết , rồi còn hứa về thăm cô vào những năm sau này , vân vân mây mây đủ loại lời hứa . Thế rồi "xa mặt thì cách lòng" từng người ai cũng lẳng lặng mà thay đổi , ai cũng lẳng lặng cắt đứt kí ức thuở nhỏ tươi đẹp cả . Chỉ có mình là cố gắng níu kéo cả nhóm nhưng cuối cùng đanh bất lực khi chỉ níu kéo được 1 đứa . Nhưng rồi "cái gì không bền thì cũng có lúc tan vỡ" bọn mình khi còn lớp 6 thì đứa nào đứa nấy vẫn còn ríu rít hăng say kể chuyện cuộc sống cho nhau lăm . Rồi sau đó thì sao , lớp 7, lớp 8 , rồi lớp 9 , các tin nhắn tốt đẹp ấy cứ vơi dần và rồi đến 1 ngày mình và người bạn đó "dũng cảm"nói thật lòng mình qua tin nhắn . Thừa nhận  rằng : "tuy tao và mày ĐÃ TỪNG rất thân nhưng thật xin lỗi khi giờ tao phải nói thật là tao chỉ còn coi mày là 1 người bạn thời cấp 1 , ấn tượng về mày không còn sâu đậm nữa , nhưng dù thế nào đi nữa thì chúng mình vẫn có thể làm bạn tốt" . Đọc những dòng này mà hỏi mình buồn không ? Buồn chứ ! Nhưng mình lại cũng cảm tấy may mắn nữa . May mắn vì bạn ấy thật lòng vs mình , may mắn vì cậu ấy chịu nói ra suy nghĩ thật của mình thay vì gượng ép mình nở nụ cười gượng gạo với tình bạn vốn "sớm phai chống tàn này".Tóm lại tìm 1 người bạn thân khó lắm .Nó có còn khó hơn cả tìm người bạn đời nữa kia. Vậy nên cũng giống như người ta khuyên về tình yêu rằng "đừng đi tìm người lý tưởng ở đâu xa xôi mà hãy chú ý những người luôn ở ngay bên cạnh mình " thì tình bạn cũng vậy thôi. Đừng cứ chăm chăm đi tìm một người để thỏa mãn cái bài toán mà ta cho rằng là "chân thành trọn đời" mà hãy trân trọng những mối quan hệ bạn bè bạn đang có dù nó có bền lâu hay không .Dù chỉ mới quen nhau vài năm , vài tháng hay thậm chí là vài ngày trước nhưng chỉ cần ta  ở bên họ ta cảm thấy vui vẻ , không phải nghĩ suy điều gì ,ta muốn được thật lòng với họ thì hãy trân trọng.Cho dù tình bạn này không "trọn đời" mà sớm phai tàn thì ta cũng sẽ rất vui khi đã có nhưng giây phút tốt đẹp với nhau.Hãy trân trọng họ thay vì chỉ coi họ là cái nghiệm thỏa mãn bài toán luôn khúc mắc trong lòng chúng ta!" HÃY NHỚ LẤY !