Ôn thi vào 10

Hỏi đáp

Doãn Oanh
Xem chi tiết
Vân Anh Nguyễn.
Xem chi tiết
❤ ~~ Yến ~~ ❤
1 tháng 4 2021 lúc 10:45

 Nhà thơ Nguyễn Quang Sáng từng tâm sự: " Năm 1966, tôi từ miền Bắc trở về miền Nam. Vùng Đồng Tháp Mười mênh mông nước trắng. Tôi đi ghe vào sâu trong rừng và sống ở một nhà sàn treo trên ngọn cây. Lúc đó, đoàn giao liên dẫn đường toàn là nữ. Tôi rất ấn tượng với câu chuyện của một cô gái giao liên có chiếc lược ngà trắng. Sau khi nghe cô kể chuyện, tôi ngồi viết một ngày, một đêm là hoàn thành tác phẩm này". Đó chính là khoảnh khắc mà trang văn" Chiếc lược ngà" được chấp bút. Đây là truyện ngắn kể về cuộc hội ngộ éo le nhưng cũng đẫm nước mắt của hai cha con ông Sáu và bé Thu giữa những năm tháng chiến tranh ác liệt. Sự ngây thơ của đứa con nhỏ, nỗi day dứt trong lòng người cha, hình ảnh vết thẹo đầy ám ảnh, chiếc lược ngà xinh xắn mà chất chứa tình cảm thiêng liêng, tất cả đã ghi trong lòng bạn đọc những ấn tượng khó phai.

 Bé Thu là người con duy nhất của ông Sáu và là một nhân vật giàu cá tính. Trong bữa cơm, được ông Sáu quan tâm, gắp cho miếng trứng cá to vàng nhưng Thu đã bất thần hất tung cái trứng cá ra khiến cơm tung tóe cả mâm. Hành động ấy như một gáo nước lạnh đổ ụp xuống lòng chân thành và kiên nhẫn của ông Sáu. Không kìm chế được, ông Sáu đã vung tay đánh vào mông và quát mắng. Bị đòn, có lẽ bé Thu cũng cảm nhận được sự tức giận của người lớn và cô bé lại càng lầm lì hơn. Thu không khóc, nó chạy sang nhà bà ngoại, trước khi đi còn cố ý khua cho dây lòi tói kêu rổn rảng thật to. Bé Thu thật bướng bỉnh, cứng đầu nhưng là sự gan lì của bé thơ, đúng như lứa tuổi của em.

  Sự bướng bỉnh của bé Thu không hề đáng trách. Phản ứng của em là hoàn toàn tự nhiên. Bởi sinh ra trong chiến tranh, cô bé còn quá nhỏ để hiểu được những khắc nghiệt, éo le. Chính sự cứng đầu ấy lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cha con thêm sâu sắc. Lý do bé Thu không nhận ra ông Sáu đó là vết thẹo dài trên má của ông, hoàn toàn khác với người chụp hình chung với má. Thu xa lánh và lạnh nhạt với ông Sáu không phải vì ghét mà là nó yêu ba quá nhiều. Nó không cho phép ai mạo nhận làm ba nó. Miêu tả thái độ hành động bất thường của cô bé, tác giả đã tái hiện hoàn cảnh ngặt nghèo trong chiến tranh, đồng thời khắc họa đc một cô bé bướng bỉnh, cá tính đến kì lạ.

  Nhưng trong buổi sáng cuối cùng trước lúc ông Sáu lên đường, thái độ và hạnh động của bé Thu thay đổi hẳn. Bởi trong đêm trước đó, bà ngoại đã kể cho nó nghe. Nó hiểu vết thẹo xấu xí trên mặt là vết thương do chiến tranh. Sau khi hiểu được nguồn gốc của vết thẹo, lăn lội suốt đêm bé Thu không ngủ được. Có lẽ bé Thu hối hận vì đã từng đối xử không tốt với ba nó. Cuộc chia tay cảm động vào buổi sáng hôm sau trước khi ông Sáu lên đường. Bé Thu cũng có mặt trong buổi đưa tiễn nhưng tâm trạng hoàn toàn khác " Vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay cau có nữa, vẻ mặt buồn rầu trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương". Khi ông Sáu chào mọi người, nói với bé Thu: "Thôi! Ba đi nghe con", tình thương ba bấy lâu nay bị kìm nén bỗng bật lên thành tiếng - tiếng thét gọi " Ba..ba..a..baa". Tiếng gọi mà ông Sáu chờ đợi suốt tám năm ròng cuối cùng ông cũng đa  được nghe. Ở khoảnh khắc chia li, mọi khoảng cách đã bị xóa bỏ, bé Thu đã ko che giấu che dấu tình cảm của mình dành cho ba. Qua đó ta thấy được bé Thu bướng bỉnh, gan góc nhưng cũng rất giàu tình cảm.

  Không chỉ tiếng gọi ba, bé Thu như muốn níu kéo " nó vừa kêu vừa chạy xô tới, dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó". Nó hôn ba nó cùng khắp, hôn cả vết thẹo dài trên má. Hành động của bé Thu như muốn xoa dịu đi nỗi đau đã gây cho ba. Sau khi nghe ông Sáu nói "Ba đi rồi ba về với con", bé Thu thét lên "Không", hai tay nó ôm chặt lấy cổ ba, hai chân câu chặt vào ng ba nó. Những giọt nước mắt lăn trên má bé Thu. Em khóc vì thương cha, vì ân hận, vì không biết đến khi nào gặp lại. Trong tâm hồn bé Thu, tình yêu thương ba đã có sự thay đổi, ngoài tình yêu thương còn có niểm tự hào vô bờ về một người cha chiến sĩ, người cha đã hi sinh cả tuổi thanh xuân, đã cống hiến cho cuộc đời mình vì dân tộc.

 Thể hiện nhân vật bé Thu với những nét tâm lí phù hợp cho thấy tác giả rất tâm huyết, có tài quan sát và trái tim giàu tình yêu thương. Bé Thu là một bộ phận điển hình trong chiến tranh, xa cha từ nhỏ, khao khát tình cha với tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên nhưng em chĩ đc gặp cha sau tám năm xa cách và mãi không gặp lại nữa. Điều ấy cũng phản ánh những mất mát mà chiến tranh để lại. Nỗi đau ẩn chứa trong tiếng gọi ba như xé cả không gian. Nỗi đau ấy thật xót xa.

1. Mở bài:

- Dẫn dắt.

- Giới thiệu về tác giá Nguyễn Quang Sáng, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm “Chiếc lược ngà".

- Giới thiệu về nhân vật bé Thu, giới thiệu 2 đoạn trích.

2. Thân bài:

- Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh của hai cha con: Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con duy nhất của anh chưa đây một tuổi. Từ đó hai ba con chưa hề gặp lại nhau, cho đến khi anh được nghỉ phép ba ngày, anh đã trở về thăm gia đình, nhưng đứa con gái tám tuổi không chịu nhận ba.

Đoạn 1:

- Tính cách rắn rỏi, bướng bình, ngang bướng rất trẻ con của bé Thu được thể hiện trong đoạn văn thứ nhất: "Trong bữa cơm đó.... nó cũng không về”.

+ Hất đổ cả chén cơm khi anh Sáu gắp cho nó cái trứng cá. Bị ba đánh, tưởng đâu “con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thể nào nó cầm đũa, gấp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng đậy, bước ra khỏi mâm.” => Hình ảnh một đứa trẻ gan góc, lì lợm.

 

+ "Nhảy xuống xuồng, mở lòi tói có làm cho dây lòi tói khua rộn ràng, khua thật to" => tính cách trẻ con, hình ảnh của một đứa trẻ lúc giận đỗi được khắc họa rất tinh tế với chỉ một chỉ tiết nhỏ.

+ "Nó sang nhà bà ngoại và khóc ở bên đây" => dù gan lì và bướng bỉnh nhưng bởi Thu vẫn còn là một đứa trẻ nên vẫn có những hành động mè nheo khóc nhè.

=> Bẻ Thu là một đứa bé gan góc, có cá tính mạnh mẽ, thà sang nhà ngoại khóc thật to nhưng khi đứng trước mặt ông Sáu - người mà bé đang căm ghét thì lầm lì, im lặng trông như nét hờn dỗi của người lớn. Nhưng suy cho cùng, Thu vẫn là một đứa bé nên vẫn có những hành động trẻ con để thể hiện nỗi bực dọc của mình. Bên cạnh đó, hành động quyết liệt của bé Thu cũng thể hiện tình yêu thương cha mãnh liệt, bé kiên quyết cự tuyệt ông Sáu vì ông không giống bức hình trong ảnh, trên mặt ông có vết thẹo dài. Chính yếu tố đó vừa thể hiện tình yêu thương cha vừa thể hiện cá tính mạnh mẽ của bé Thu.

=> Nguyễn Quang Sáng đã rất tinh tế, tài tình khi khắc họa được hình ảnh của bé Thu đa chiều và sâu sắc như thế chỉ trong một hành động nhỏ.

Đoạn 2:

- Tình yêu thương ba vô bờ bên được thể hiện ở đoạn văn thứ hai "Trong lúc đó... nắm lấy trái tìm tôi"

+ Bé Thu bướng bỉnh bao nhiêu, lì lợm gan góc bao nhiêu thì lại bởi bé thương ba của mình bấy nhiêu: "Con bé hét lên, hai tay nó siết lấy chặt cô....và đôi vai nhỏ bé của nó run run”

=> Những cái ôm như cố gắng để chặt nhất có thể, như để bù đắp cho những tháng ngày xa lánh ba của mình, những cái ôm cuối cùng như để lấp đi tất thảy những khoảng trống của tình ba – con trong những ngày tháng vừa qua.

=> Đoạn văn là những gì xúc động nhất, sâu lắng nhất về tình cảm mà bé Thu dành cho ba của mình.

- Hai đoạn văn đã cho thấy được sự thay đổi trong tâm lý của nhân vật bé Thu đối với người cha của mình. Nếu như đoạn trên, bé Thu xa lánh, xù lông với ba mình bao nhiêu thì đoạn 2 lại thấy được sự gần gũi không còn khỏang trống của tình cảm mà Thu dành cho người ba của mình. Đoạn l bé Thu lì lợm bướng bỉnh bao nhiêu thi đoạn 2, bé Thu lại trở nên nhẹ nhàng, tỉnh cảm bấy nhiêu

- Hai đoạn trích cũng cho thấy được sự tài tình trong miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật, đặc biệt là tâm lý của trẻ con của nhà văn: tinh tế, sâu sắc.

3. Kết bài: Khái quát suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về nhân vật bé Thu và truyện ngắn Chiếc lược ngà.

idol2k8
24 tháng 5 2021 lúc 16:25

- Về hình thức: đáp ứng yêu cầu hình thức một bài văn: có 3 phần (MB,TB,KB)

- Về nội dung: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, miễn sao có thể thấy được sự thay đổi trong hành động, ý thức của bé Thu trong tình cảm, hành xử đối với người cha của mình.

Sau đây là gợi ý dàn bài chi tiết:

1. Mở bài:

- Dẫn dắt.

- Giới thiệu về tác giá Nguyễn Quang Sáng, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm “Chiếc lược ngà".

- Giới thiệu về nhân vật bé Thu, giới thiệu 2 đoạn trích.

2. Thân bài:

- Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh của hai cha con: Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con duy nhất của anh chưa đây một tuổi. Từ đó hai ba con chưa hề gặp lại nhau, cho đến khi anh được nghỉ phép ba ngày, anh đã trở về thăm gia đình, nhưng đứa con gái tám tuổi không chịu nhận ba.

Đoạn 1:

- Tính cách rắn rỏi, bướng bình, ngang bướng rất trẻ con của bé Thu được thể hiện trong đoạn văn thứ nhất: "Trong bữa cơm đó.... nó cũng không về”.

+ Hất đổ cả chén cơm khi anh Sáu gắp cho nó cái trứng cá. Bị ba đánh, tưởng đâu “con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thể nào nó cầm đũa, gấp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng đậy, bước ra khỏi mâm.” => Hình ảnh một đứa trẻ gan góc, lì lợm.

+ "Nhảy xuống xuồng, mở lòi tói có làm cho dây lòi tói khua rộn ràng, khua thật to" => tính cách trẻ con, hình ảnh của một đứa trẻ lúc giận đỗi được khắc họa rất tinh tế với chỉ một chỉ tiết nhỏ.

+ "Nó sang nhà bà ngoại và khóc ở bên đây" => dù gan lì và bướng bỉnh nhưng bởi Thu vẫn còn là một đứa trẻ nên vẫn có những hành động mè nheo khóc nhè.

=> Bẻ Thu là một đứa bé gan góc, có cá tính mạnh mẽ, thà sang nhà ngoại khóc thật to nhưng khi đứng trước mặt ông Sáu - người mà bé đang căm ghét thì lầm lì, im lặng trông như nét hờn dỗi của người lớn. Nhưng suy cho cùng, Thu vẫn là một đứa bé nên vẫn có những hành động trẻ con để thể hiện nỗi bực dọc của mình. Bên cạnh đó, hành động quyết liệt của bé Thu cũng thể hiện tình yêu thương cha mãnh liệt, bé kiên quyết cự tuyệt ông Sáu vì ông không giống bức hình trong ảnh, trên mặt ông có vết thẹo dài. Chính yếu tố đó vừa thể hiện tình yêu thương cha vừa thể hiện cá tính mạnh mẽ của bé Thu.

=> Nguyễn Quang Sáng đã rất tinh tế, tài tình khi khắc họa được hình ảnh của bé Thu đa chiều và sâu sắc như thế chỉ trong một hành động nhỏ.

Đoạn 2:

- Tình yêu thương ba vô bờ bên được thể hiện ở đoạn văn thứ hai "Trong lúc đó... nắm lấy trái tìm tôi"

+ Bé Thu bướng bỉnh bao nhiêu, lì lợm gan góc bao nhiêu thì lại bởi bé thương ba của mình bấy nhiêu: "Con bé hét lên, hai tay nó siết lấy chặt cô....và đôi vai nhỏ bé của nó run run”

=> Những cái ôm như cố gắng để chặt nhất có thể, như để bù đắp cho những tháng ngày xa lánh ba của mình, những cái ôm cuối cùng như để lấp đi tất thảy những khoảng trống của tình ba – con trong những ngày tháng vừa qua.

=> Đoạn văn là những gì xúc động nhất, sâu lắng nhất về tình cảm mà bé Thu dành cho ba của mình.

- Hai đoạn văn đã cho thấy được sự thay đổi trong tâm lý của nhân vật bé Thu đối với người cha của mình. Nếu như đoạn trên, bé Thu xa lánh, xù lông với ba mình bao nhiêu thì đoạn 2 lại thấy được sự gần gũi không còn khỏang trống của tình cảm mà Thu dành cho người ba của mình. Đoạn l bé Thu lì lợm bướng bỉnh bao nhiêu thi đoạn 2, bé Thu lại trở nên nhẹ nhàng, tỉnh cảm bấy nhiêu

- Hai đoạn trích cũng cho thấy được sự tài tình trong miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật, đặc biệt là tâm lý của trẻ con của nhà văn: tinh tế, sâu sắc.

3. Kết bài: Khái quát suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về nhân vật bé Thu và truyện ngắn Chiếc lược ngà.

Vân Anh Nguyễn.
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Hải
1 tháng 4 2021 lúc 19:27

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

                                               Vầng trăng quê em

        Vầng trăng vàng thắm đang từ từ nhô lên sau lũy tre làng. Làn gió nồm nam thổi mát rượi. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào đáy mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. Khuya. Làng quê em đã vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng vẫn thao thức như canh gác trong đêm.

       (Theo Phan Sĩ Châu, Tiếng Việt 3, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

a. Hãy cho biết các từ được gạch chân thực hiện phép liên kết gì? (0,5 điểm)

Theo em nghĩ thì mấy từ gạch chân là từ "trăng" đúng không ạ?

Nếu vậy phép liên kết được sử dụng là: phép lặp

b. Xác định phần trung tâm của cụm từ "mái tóc bạc của các cụ già". Cho biết đây là cụm danh từ, cụm động từ hay cụm tính từ? (0,5 điểm)

Phần trung tâm của cụm từ “mái tóc bạc của các cụ già” là : mái tóc

- Đây là cụm danh từ

c. Tìm câu đặc biệt. (0,5 điểm)

Câu đặc biệt là câu : Khuya

d. Xác định biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong câu (7). (0,5 điểm).

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (7) là : nhân hóa, so sánh

Khôi Nguyênx
1 tháng 4 2021 lúc 19:29

a. Hãy cho biết các từ được gạch chân thực hiện phép liên kết gì? 

Theo em nghĩ thì mấy từ gạch chân là từ "trăng" đúng không ạ?

Nếu vậy phép liên kết được sử dụng là: phép lặp

b. Xác định phần trung tâm của cụm từ "mái tóc bạc của các cụ già". Cho biết đây là cụm danh từ, cụm động từ hay cụm tính từ? (0,5 điểm)

Phần trung tâm của cụm từ “mái tóc bạc của các cụ già” là : mái tóc

- Đây là cụm danh từ

c. Tìm câu đặc biệt. 

Câu đặc biệt là câu : Khuya

d. Xác định biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong câu 

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu là : nhân hóa, so sánh

Minh Nhân
1 tháng 4 2021 lúc 19:53

a. Hãy cho biết các từ được gạch chân thực hiện phép liên kết gì? (0,5 điểm)

 Phép liên kết được sử dụng là: phép lặp

b. Xác định phần trung tâm của cụm từ "mái tóc bạc của các cụ già". Cho biết đây là cụm danh từ, cụm động từ hay cụm tính từ? (0,5 điểm)

Phần trung tâm của cụm từ “mái tóc bạc của các cụ già” là : mái tóc - Đây là cụm danh từ

c. Tìm câu đặc biệt. (0,5 điểm)

 Câu đặc biệt là câu 5: Khuya

d. Xác định biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong câu (7). (0,5 điểm).

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu 7: nhân hóa, so sánh.

Câu 2. (3,0 điểm)

       Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lời chào trong giao tiếp hàng ngày.

Lời chào hỏi là một trong số những nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt Nam từ xưa đến nay. Trước hết, lời chào hỏi thể hiện phẩm chất tốt đẹp, cách ứng xử có lễ nghĩa của mỗi con người. Đồng thời, nó cũng thể hiện sự văn minh, trình độ nhận thức của mỗi người. Cùng với đó, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh lại có những cách chào hỏi khác nhau. Với những người lớn tuổi lời chào hỏi thể hiện sự lễ phép, kính trọng còn với bạn bè thì thể hiện sự gần gũi, thân quen. Tuy nhiên, ngày nay có một thực tế đáng buồn là lời chào đang dần mất đi giá trị, ý nghĩa vốn có của nó. Trẻ con gặp người lớn thường phớt lờ, không chào hỏi. Thật đáng buồn, đáng phê phán và chê trách biết bao trước những con người như thế. Có thể thấy, dẫu trong bất cứ thời đại nào, trong hoàn cảnh nào thì lời chào hỏi vẫn luôn có giá trị và ý nghĩa to lớn. Bởi vậy, mỗi người chúng ta cần học cách chào hỏi để thể hiện sự hiểu biết và tạo mối quan hệ, sự gần gũi với những người xung quanh.


 
Nguyen Tuan Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Hạnh
Xem chi tiết
HhHh
3 tháng 4 2021 lúc 7:45
Vân Anh Nguyễn.
Xem chi tiết
Minh Nhân
3 tháng 4 2021 lúc 20:06

1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

- Đoạn trích được viết theo thể thơ năm chữ (ngũ ngôn)
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

2. Tìm từ láy có trong đoạn thơ.

Từ láy có trong đoạn: Ngọt ngào, nồng nàn, dịu dàng

3. Hai câu thơ sau mang hàm ý gì?

   “Mẹ đặt tay lên tim

   Có con đang ở đó”

- Hai câu thơ muốn người nghe (người đọc) hiểu theo hàm ý: Mẹ luôn yêu con tha thiết và trong trái tim người mẹ luôn lưu giữ hình ảnh của con mình 
- Đồng thời qua đó thể hiện tình yêu mẹ sâu sắc của tác giả.

Câu 2 (3 điểm).

   "Cuộc sống quanh ta đang bị ngập trong rác."

Em hãy viết một bài văn nghị luận nêu ý kiến của mình về vấn đề trên.

Khôi Nguyênx
3 tháng 4 2021 lúc 21:46

Câu 1 (2 điểm).

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Thể thơ: Năm chữ

Phương thức biểu đạt: biểu cảm

2. Tìm từ láy có trong đoạn thơ.

Từ láy có trong đoạn: Ngọt ngào, nồng nàn, dịu dàng

3. Hai câu thơ sau mang hàm ý gì?

   “Mẹ đặt tay lên tim

   Có con đang ở đó”

- Hai câu thơ trên mang hàm ý: Mẹ luôn yêu con tha thiết và trong trái tim người mẹ luôn lưu giữ hình ảnh của con mình 
- Đồng thời qua đó thể hiện tình yêu mẹ sâu sắc của tác giả.

Mun Bánh Xèo
4 tháng 4 2021 lúc 11:02

Câu 1 (2 điểm).

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

   “Mẹ ơi những ngày xa

   Là con thương mẹ nhất

   Mẹ đặt tay lên tim

   Có con đang ở đó

   Như ngọt ngào cơn gió

   Như nồng nàn cơn mưa

   Với vạn ngàn nỗi nhớ

   Mẹ dịu dàng trong con!”

   (Trích Dặn mẹ - Đỗ Nhật Nam)

1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Thể thơ: Năm chữ

Phương thức biểu đạt: biểu cảm

2. Tìm từ láy có trong đoạn thơ.

Từ láy có trong đoạn: Ngọt ngào, nồng nàn, dịu dàng

3. Hai câu thơ sau mang hàm ý gì?

   “Mẹ đặt tay lên tim

   Có con đang ở đó”

- Hai câu thơ trên mang hàm ý: Mẹ luôn yêu con tha thiết và trong trái tim người mẹ luôn lưu giữ hình ảnh của con mình 
- Đồng thời qua đó thể hiện tình yêu mẹ sâu sắc của tác giả.

Vân Anh Nguyễn.
Xem chi tiết
Minh Nhân
4 tháng 4 2021 lúc 22:29

 

Phần I (7,0 điểm)

Mùa thu luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng góp vào đề tài này thi phẩm Sang thu sâu lắng

Câu 1: Bài thơ Sang thu được sáng tác theo thể thơ nào? Ghi tên hai tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết theo thể thơ đó.

- Thể thơ: 5 chữ (ngũ ngôn)- Tên bài thơ khác cùng thể thơ: Ánh trăng (Nguyễn Duy), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

Câu 2: Trong khổ thơ đầu, tác giả đã đón nhận thu về với “hương ổi”, “gió se”, “sương chùng chình” bằng những giác quan nào? Cũng trong khổ thơ này, các từ “bỗng” và “hình như" giúp em hiểu gì về cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ?

– Giác quan:+ Khứu giác: hương ổi.+ Xúc giác: gió se+ Thị giác: sương chùng chình.- Các từ “bỗng”, “hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng (bất ngờ, ngạc nhiên…), cảm xúc bâng khuâng (phân vân, băn khoăn…) của tác giả.

Câu 3: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ nhân hóa trong câu thơ “Sương chùng chính qua ngõ”.

Hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa:- Gợi hình ảnh sương cố ý chậm lại, chuyển động nhẹ nhàng …- Gợi tâm trạng lưu luyến (vương vấn, bịn rịn…), sự tinh tế và tình yêu thiên nhiên của tác giả.

Câu 4: Khép lại bài thơ, Hữu Thỉnh viết:

  “Vẫn còn bao nhiêu nắng

   Đã vơi dần cơn mưa

   Sấm cũng bớt bất ngờ

   Trên hàng cây đứng tuổi.”

         (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp- phân tích – tổng hợp, em hãy làm rõ những cảm nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng câu bị động và câu có thành phần cảm thán (gạch dưới một câu bị động và một thành phần cảm thán).

Phần II (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

   “Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.

   Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí có người lại gồng mình vượt qua"

   (Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ, Ngữ văn 9, tập hai, NXB GDVN, 2018)

Câu 1: Xác định một phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn in nghiêng ở trên và chỉ rõ từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết.

Phép liên kết: phép nối.- Từ liên kết: “nhưng”

Câu 2: Theo tác giả, khi gặp “hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục”, con người có những cách ứng xử nào?

Khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục, có những cách ứng xử:+ Bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí.+ Gồng mình vượt qua.

Câu 3: Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình?

 

Phần I 

Mùa thu luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng góp vào đề tài này thi phẩm Sang thu sâu lắng

Câu 1

- Thể thơ: 5 chữ (ngũ ngôn)- Tên bài thơ khác cùng thể thơ: Ánh trăng (Nguyễn Duy), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

Câu 2

– Giác quan:+ Khứu giác: hương ổi.+ Xúc giác: gió se+ Thị giác: sương chùng chình.- Các từ “bỗng”, “hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng (bất ngờ, ngạc nhiên…), cảm xúc bâng khuâng (phân vân, băn khoăn…) của tác giả.

Câu 3

Hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa:- Gợi hình ảnh sương cố ý chậm lại, chuyển động nhẹ nhàng …- Gợi tâm trạng lưu luyến (vương vấn, bịn rịn…), sự tinh tế và tình yêu thiên nhiên của tác giả.

 

Phần II 

 

Câu 1

Phép liên kết: phép nối.- Từ liên kết: “nhưng”

Câu 2:

Khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục, có những cách ứng xử:+ Bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí.+ Gồng mình vượt qua.

Câu 3:

Chắc chắn có một câu hỏi luôn xuất hiện mỗi khi người ta gặp khó khăn, đó là "Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình?". Hoàn cảnh khó khăn là những bất lợi, khó khăn khi ta làm một công việc nào đó. Đó hoàn toàn là những điều mà con người không mong xảy ra. Vì sao nói hoàn cảnh khó khăn là cơ hội để khám phá khả năng của chính mình? Bởi lẽ gặp hoàn cảnh khó khăn ta mới phát hiện được năng lực giải quyết vấn đề của bản thân. Hoàn cảnh khó khăn vừa là thử thách lai là cơ hội để con người khám phá những điểm giới hạn bên trong bản thân mình. Khó khăn chp ta cơ hội để định nghĩa lại khả năng giả quyết vấn đề của bản thân. Có những thứ ta cứ nghĩ sẽ không thể làm được cho đến khi bị rơi vào 1 hoàn cảnh bắt buộc, hoàn cảnh khó khăn. Gặp hoàn cảnh khó khăn ta mới khám phá được óc sáng tạo của bản thân, sự nhanh nhạy của bản thân. Đó chính là những gì mà khó khăn mang lại cho mỗi con người. Giới hạn, sức sáng tạo của con người là điều không tưởng. Nhưng chỉ khí vào 1 tình thế nào đó con người mới phát hiện ra nó. Đồng thời, gặp khó khăn ta mới biết được sức lì, sự chịu đựng của chính mình, có thể vượt qua được những khó khăn đó hay không. Đây cũng là cơ hội để ta rèn luyện năng lực của bản thân. Người ta vẫn thường nói ở tận cùng khó khăn sẽ là nơi mở ra cơ hội mới. Cơ hội đó cũng chính là khả năng nắm bắt của mỗi cá nhân trước thời cuộc. Khó khăn sẽ là cơ hội để con người nhận ra những yếu điẻm của bản thân để khắc phục, trau dồi. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể vượt qua khó khăn, họ buông xuôi nên thất bại, sống cuộc đời dễ dàng nhưng vô nghĩa, đó là lối sống đáng phê phán. Vì vậy, đứng trước khó khăn, thử thách con người cần bình tĩnh, tự tin, xét đoán mọi vấn đề để tìm ra phương hướng giải quyết. Không nản lòng, không sợ gian khổ vượt qua mọi khó khăn.

Vân Anh Nguyễn.
Xem chi tiết
Hquynh
5 tháng 4 2021 lúc 20:41

Phần I:

Câu 1: Tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” do Huy Cận sáng tác vào năm 1958 khi đi thực tế tại vùng biển Quảng Ninh.

 

Câu 2: - Các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên trong hai câu thơ: gió, trăng, mây, biển.

 

- Biện pháp tu từ nói quá cùng những hình ảnh giàu sức liên tưởng khiến cho con thuyền trở nên kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ, gió trời là người lái, trăng trời là cánh buồm. Qua đó, tác giả tô đậm tầm vóc, vị trí trung tâm của người lao động mới. Ngư dân không chỉ làm việc với lòng dũng cảm, hăng say mà còn với tâm hồn lãng mạn, hòa mình vào thiên nhiên mang tâm thế của con người lao động mới làm chủ đất nước.

 

Câu 3:Câu thơ cần tìm nằm trong bài thơ “Rằm tháng giêng” (Nguyên tiêu) của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Dịch thơ: “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

Nguyên văn chữ Hán: “Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”.

 


Câu 4: Dàn ý 

 

- Khái quát: Đoạn thơ là một khúc ca ca ngợi hình ảnh con người lao động với kết quả rực rỡ, ca ngợi vẻ đẹp tươi sáng của bình minh trên biển Hạ Long.

 

- Chi tiết: + “Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng”: con người chạy đua với thời gian, chạy đua với thiên nhiên để làm việc và cống hiến. Hình ảnh đó làm nổi lên bức tượng đài sừng sững của người lao động giữa vùng biển Hạ Long.

+ “Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng”: Tiếng “ta” vang lên đầy kiêu hãnh, từ “xoăn tay” thể hiện tư thế chắc khỏe, cường tráng của người lao động; tư thế ấy đã khẳng định được vị thế của mình trước biển khơi; “chùm cá nặng” là thành quả lao động xứng đáng dành cho họ.

+ “Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông” đó là màu sắc của thân cá khiến cho không gian như bừng sáng; gợi sự liên tưởng tới sự giàu có của biển.

+ “Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng” là câu thơ chứa hình ảnh đối lập: “lưới xếp” là kết thúc ngày lao động, “buồm lên” là đón chào ngày mới.

+ “Nắng hồng”: là ánh nắng bình minh của ngày mới, một ngày trong trẻo, tươi sáng; còn là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời mới, tương lai mới cho đất nước, cho con người.

 

Phần II:

Câu 1:

- Hoàn cảnh cuộc trò chuyện: Phan Lang được Linh Phi cứu giúp xuống dưới thủy cung gặp Vũ Nương.

- “tiên nhân” được nhắc tới trong lời của Phan Lang để chỉ tổ tiên, cha ông và Trương Sinh.

Câu 2:

- Sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương lại “ứa nước mắt khóc” vì xót xa cho tình cảnh bi thảm.

- Vũ Nương quả quyết “tôi tất phải tìm về có ngày” thể hiện phẩm chất cao đẹp của nàng và mong muốn gặp lại chồng con và được giải oan.

Câu 3: Dàn ý

- Xác định được vấn đề nghị luận : Vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

- Giải thích vấn đề : Gia đình là gì ?

Gia đình là tập hợp người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái

- Bàn luận vấn đề: Vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

+ Đối với cá nhân con người: Gia đình là điểm tựa, là bến đỗ bình yên của mỗi con

người. Đặc biệt gia đình là cái nôi bồi dưỡng, hình thành nhân cách đạo đức con người.

+ Đối với cộng đồng xã hội : Gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng tạo nên xã hội.

- Liên hệ và mở rộng:

+ Yêu quý và trân trọng mái ấm gia đình.

+ Phê phán thái độ sống không coi trọng gia đình, sống ích kỉ cá nhân….

 

 

Vũ Hà Anh
6 tháng 4 2021 lúc 21:05

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một khúc tráng ca về lao động và về thiên nhiên đất nước.

Câu 1: Cho biết tên tác giả và năm sáng tác của bài thơ ấy.

Tác giả của bài Đoàn thuyền đánh cá là Huy Cận (1919-2005).Bài thơ được sáng tác năm 1958.

Câu 2: Xác định các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên ở những câu thơ sau:

   “Thuyền ta lái gió với buồm trăng

   Lướt giữa mây cao với biển bằng".

Biện pháp tu từ nói quá cùng những hình ảnh giàu sức liên tưởng được sử dụng trong hai câu thơ này có tác dụng gì?

Các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên:lái gió, buồm chăng, mây cao, biển bằng.- Biện pháp: “Lướt giữa mây cao với biển bằng” có tác dụng miêu tả con thuyền bỗng mang sức mạnh và vẻ đẹp của vũ trụ. Con người trong tư thế làm chủ thiên nhiên, làm chủ biển trời quê hương.

Câu 3: Ghi lại chính xác câu thơ trong một bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà em đã được học ở chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng có hình ảnh con thuyền trong đêm trăng.

"Giữa dòng bàn bạc việc quânKhuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền."- "Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Câu 4: Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ hình ảnh người lao động ở khổ thơ dưới đây, trong đó sử dụng phép lặp để liên kết và câu có thành phần phụ chủ (gạch dưới những từ ngữ dùng làm phép lặp và thành phần phụ chủ)

   "Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng

   Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng

   Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông

   Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng."

   (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2017)

Phần II (4,0 điểm)

   Sau đây là một phần của cuộc trò chuyện giữa nhân vật Phan Lang và Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ):

   “Phan nói:

   Nhà cửa của tiên nhân, cây cối thành rừng, phần mộ của tiên nhân, cỏ gai lấp mắt. Nương tử dầu không nghĩ đến, nhưng còn tiên nhân mong đợi ở nương tử thì sao?

   Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc rồi nói:

   - Có lẽ không thể gửi mình ẩn vết ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng Ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

Câu 1: Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh nào ? Từ “tiên nhân" được nhắc tới trong lời của Phan Lang để chỉ những ai?

- Hoàn cảnh Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương: Phan Lang gặp nạn được Linh Phi cứu và đưa xuống thủy cung, tại đây Phan Lang đã nhận ra Vũ Nương là người cùng làng và hỏi han Vũ Nương.

- Từ “Tiên nhân”

-         Từ “tiên nhân” đầu: chỉ ông cha, tổ tiên.

-         Từ “tiên nhân” sau: chỉ Trương Sinh.

Câu 2: Vì sao sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương "ứa nước mắt khóc” và quả quyết "tôi tất phải tìm về có ngày"?

- Vũ Nương quả quyết tìm về bởi: Nàng vẫn còn lo lắng chuyện gia đình, mồ mả tổ tiên; Vẫn yêu thương và nhớ mong chồng con; Vẫn mong muốn được rửa sạch mối oan khuất của mình, lấy lại danh dự, nhân phẩm trong sạch.

Câu 3: Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Vai trò của gia đình trong cuộc sống của chúng ta:

*Giải thích vấn đề:

 

- Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người. Là nơi để các thành viên sống chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống.

- Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt.

* Vai trò của gia đình:

-         Gia đình là nơi ta được sinh ra, được nuôi dưỡng trưởng thành.

-         Gia đình là nơi đầu tiên giúp ta hình thành nhân cách.

-         Gia đình là nơi bao bọc, che chở cho mỗi con người.

-         Gia đình là cái nôi, là chốn bình yên cho ta trở về sau những giông bão của cuộc đời.

-         Gia đình là nguồn động lực, nguồn cổ vũ động viên giúp ta không ngừng phấn đấu.

-         Gia đình là nơi nâng đỡ, giúp ta vươn đến những ước mơ của cuộc đời.

->Gia đình có ý nghĩa, vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.

->Gia đình còn là hạt nhân, tế bào của xã hội. Gia đình vững chắc và bình yên là nơi nuôi dưỡng những con người có ích cho xã hội.

* Mỗi người con phải có trách nhiệm đối với gia đình: luôn yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ. Chăm sóc, phụng dưỡng khi ông bà cha mẹ già yếu.

* Phản đề: Bên cạnh đó vẫn có những người chưa nhận ra được ý nghĩa và có ý thức trân trọng, gìn giữ gia đình, thậm chí là có hành động đi ngược lại điều đó: bất hiếu, đánh đập ông bà, cha mẹ, đây là hành vi đáng lên án và loại bỏ.

Câu 2:(phần 1)

- Các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên trong hai câu thơ: gió, trăng, mây, biển.

 

- Biện pháp tu từ nói quá cùng những hình ảnh giàu sức liên tưởng khiến cho con thuyền trở nên kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ, gió trời là người lái, trăng trời là cánh buồm. Qua đó, tác giả tô đậm tầm vóc, vị trí trung tâm của người lao động mới. Ngư dân không chỉ làm việc với lòng dũng cảm, hăng say mà còn với tâm hồn lãng mạn, hòa mình vào thiên nhiên mang tâm thế của con người lao động mới làm chủ đất nước.

Bao Tran
Xem chi tiết
Minh Nhân
5 tháng 4 2021 lúc 20:42

Em tham khảo nhé !

Trong đời sống, con người không phải lúc nào cũng gặp may mắn. Để thành công, chúng ta phải không ngừng học hỏi, phải dựa vào tài năng của mình mà nâng cao tầm hiểu biết. Tuy nhiên, học như thế nào để đạt hiệu quả cũng không phải dễ dàng.

Nhiều người không hiểu “không ngừng học hỏi” là thế nào. Thực ra, “không ngừng học hỏi” là luôn tìm tòi, mày mò và nghiên cứu. Căn bản là phải biết lắng nghe và áp dụng những điều học được vào thực tế. Ta phải biết phân biệt những điều hay, lẽ phải, thị phi trắng đen và biết rút ra được những bài học từ cuộc sống. Học không phải chỉ tiếp thu máy móc những gì trong sách báo viết mà phải có ý kiến riêng của mình, luôn sáng tạo và nghĩ ra những cái mới. Có vậy mới khiến mọi người khâm phục. Thử nghĩ xem, một người chỉ biết học thuộc lòng thì lúc nào cũng sẽ ỷ lại vào người khác. Trí óc bị trì trệ, sự thông minh và sáng tạo giảm dần. Sự tư duy biến mất. Con người trở nên ngờ nghệch, đờ đẫn.

 

Thành công là một việc không dễ và cũng không khó. Ta có thể hỏi những giám đốc, những nhà doanh nghiệp,… xem tại sao họ lại thành công. Có lẽ họ cũng có chút may mắn nhưng đó chỉ là phần nhỏ. Họ thành công chủ yếu dựa vào sự cố gắng. Có người nhờ trí tuệ, có người dựa vào tài ăn nói,… nhưng đều phải rèn luyện, có sự hiểu biết thì mới làm được. Họ đều phải vượt qua nhiều thử thách và khó khăn thì mới có ý chí. Những người thành công chỉ nhờ dựa vào tiền bạc, sự nâng đỡ,… thì ra ngoài xã hội cũng bị coi thường. Thử hỏi, có ai muốn gần gũi với họ? Nếu so sánh hai loại người trên thì chúng ta sẽ tôn trọng, kính phục ai hơn? Chắc chắn là người thành công dựa vào tài năng của mình. Vậy mới nói việc không ngừng học hỏi có vai trò rất quan trọng đối với người muốn thành công…

Tuy nhiên, nếu những dẫn chứng trên chưa đủ thì ta có thể lấy dẫn chứng khác. Mọi người thử nghĩ xem, người không có kiến thức, không hoà nhập được với xã hội, không có công ăn việc làm và nơi ở thì sẽ ra sao? Chắc chắn sẽ phải đi lang thang, nghèo khổ như một người ăn xin, cuộc đời trở nên khó khăn, không có ai để chia sẻ và cảm thông. Người đó sẽ chẳng làm nên trò trống gì. Nếu bạn bị như vậy thì bạn sẽ nghĩ sao?

 

Để học một cách có hiệu quả cao nhất, bạn cần có nghị lực và lòng quyết đoán. Nhưng điều cơ bản là phải có lòng tin vào chính mình. Chỉ có tự tin thì bạn mới dám nghĩ, dám làm còn người lúc nào cũng rụt rè, không dám tự mình làm gì thì sẽ trở nên vô nghĩa. Tuy nhiên, tự tin quá vào bản thân sẽ trở nên kiêu ngạo. Vì vậy, cần biết kiềm chế cảm xúc của mình. Ta cần có lòng khiêm tốn và biết nhìn nhận điều gì là đúng, điều gì là sai. Nếu làm như trên, chắc chắn sẽ thành công.

Tuy nhiên, mỗi người đều có sự lựa chọn riêng của mình. Các bạn có thể đi các con đường khác nhau nhưng những điều trên ít nhiều cũng giúp ích được cho cuộc sống của mỗi người.

Thái Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Minh Nhân
5 tháng 4 2021 lúc 21:32

Em tham khảo nhé !

Phương Định để lại trong lòng độc giả niềm yêu mến, cảm phục đối với thế hệ trẻ Việt Nam trong những ngày tháng bom rơi đạn nổ ấy. Và hơn thế, điều đó trở thành động lực để thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay viết tiếp nét son trong trang sử của thời đại mình.

Lê Minh Khuê là nhà văn thuộc thế hệ những tác giả bắt đầu sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Với tài năng và sự tìm tòi, khám phá của mình, bà sớm gặt hái được nhiều thành công về mảng đề tài là cuộc sống chiến đấu của những thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Lê Minh Khuê. Nhân vật chính trong tác phẩm - Phương Định - là nhân vật giành được nhiều sự yêu mến, cảm phục của người đọc bởi vẻ đẹp ngoại hình, tâm hồn và sự dũng cảm, ngoan cường, bình tĩnh ung dung trước hiểm nguy.

Phương Định gây cảm tình đầu tiên cho người đọc bởi vẻ trẻ trung, xinh đẹp của một cô gái mới lớn. Cô là người nhạy cảm và luôn quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá: “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Con mắt tôi thì các lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”, vẻ đẹp ấy của cô đã hấp dẫn bao chàng trai: "các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm tôi”. Điều đó làm Phương Định tự hào nhưng điều đặc biệt là cô chưa dành riêng tình cảm cho ai.

Nhân vật chính của tác phẩm còn khiến người đọc khâm phục bởi sự dũng cảm ngoan cường, bình tĩnh ung dung vượt lên khó khăn nguy hiểm.

Phương Định cùng những người bạn của mình sống và chiến đấu trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Chị phải chạy trên cao điểm đánh phá của máy bay địch. Sau mỗi trận bom, chị cùng đồng đội phải lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Đó là công việc mạo hiểm với cái chết luôn gần kề tạo áp lực khiến thần kinh vô cùng căng thẳng. Thực hiện công việc đó, Phương Định và đồng đội phải rất bình tĩnh và họ đã thực sự bình tĩnh, ung dung một cách lạ thường. Thậm chí, với họ, công việc ấy đã trở thành bình thường: "Công việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và khi cần thì phá bom”.

Mặc dù đã quen với công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thế phải phá tới năm quả bom nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách tột độ với thần kinh của Phương Định. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy càng thẳng đến cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia cũng đang theo dõi từng động tác cử chỉ của mình để lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi sự tự trọng: “Tôi đến gần quả bom... đàng hoàng mà bước tới” ở bên quả bom kề sát với cái chết im lim và bất ngờ, từng cảm giác của con người như cũng trở nên sắc nhọn hơn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”.

Đặc biệt, Phương Định càng khiến người đọc yêu mến, trân trọng hơn bởi tâm hồn trong sáng, tinh tế. Chị rất giàu tình cảm với đồng chí, đồng đội, quê hương và vô cùng lạc quan yêu đời.

Giống như hai người đồng đội trong tổ trinh sát, Phương Định yêu mến những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình. Đặc biệt, cô yêu mến và cảm phục tất cả những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của những con đường vào mặt trận. Phương Định đã lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về. Chị yêu thương và gắn bó với bạn bè nên có những nhận xét tốt đẹp đầy thiện cảm về Nho, phát hiện ra vẻ đep dễ thương ”nhẹ, mát như một que kem trắng” của bạn. Chị còn hiều và đồng cảm sâu sắc với những sở thích và tâm trạng của chị Thao.

Phương Định cũng là người con gái có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ thân thương trong một căn buồng nhỏ nằm trên một đường phố yên tĩnh hồi Hà Nội còn thanh bình trước chiến tranh. Những kỉ niệm ấy luôn sống lại trong cô giữa chiến trường dữ dội. Nó là niềm khao khát làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường. Vào chiến trường đã ba năm, làm quen với những thử thách hiểm nguy, giáp mặt hàng ngày với cái chết nhưng ở Phương Định không mất đi sự hồn nhiên trong sáng và cả những mơ ước về tương lai: "Tôi mê hát”, “thích nhiều bài".

Phương Định là cô thanh niên xung phong trên tuyến đường huyết mạch Trường Sơn những ngày kháng chiến chống Mĩ. Chị tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng hào hùng ấy. Họ là những người không tiếc tuổi thanh xuân, hiến dâng trọn vẹn cho Tổ quốc những gì quý giá nhất:

“Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ

Mà lòng phơi phới dậy tương lai”

Trong "Những ngôi sao xa xôi", Lê Minh Khuê đã miêu tả chân thực và sinh động tâm lí nhân vật. Tác phẩm được kể từ ngôi thứ nhất tạo thuận lợi cho tác giả miêu tả thế giới nội tâm qua việc để nhân vật tự sự về mình.

 

Nhân vật Phương Định trong "Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê mang những đặc điểm tốt đẹp tiêu biểu cho tâm hồn những chàng trai, cô gái thanh niên xung phong lên đường chống Mĩ trong những năm tháng vất vả mà hào hùng của dân tộc. Phương Định để lại trong lòng độc giả niềm yêu mến, cảm phục đốì với thế hệ trẻ Việt Nam trong những ngày tháng bom rơi đạn nổ ấy. Và hơn thế, điều đó trở thành động lực để thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay viết tiếp nét son trong trang sử của thời đại mình.