Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 32
Điểm GP 0
Điểm SP 4

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Câu 3:

    Bạn đã bao h xem 1 bộ phim hành động chưa?đa phần chúng đều diễn tả một nhân vật hoặc nhiều nhân vật bị dồn vào bước đường cùng đã phát huy sức mạnh tiềm ẩn trong mình và chiến thắng kẻ thù.hay là những chuyện có thậ như mẹ tôi từng kể:ngày xưa,mẹ đi thăm trường bị con chó của bác bảo vệ đuổi,mẹ chạy rồi nhảy qua cái mương rộng gần 1m kiểu gì mà bây h mẹ vẫn ko hiểu đc!mejk tôi tường thuật.nhưng thật sự là ko phải ai cũng có thể làm được điều đó.trên ý kiến của tôi,điều " hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình?"ko thực sự hoàn toàn đúng.bởi vì có những người ko dám đối mặt vói nỗi sợ mà chỉ giơ lưng chịu trận như là bị chó đuổi thì đúng im hoặc ngồi bệt xuống,ko dám đấu tranh để sống còn .những người như vậy sẽ chẳng bao giờ có thể khám phá hết được mình.thú thật,tôi cũng đã 1 lần khám phá ra sức mạnh tiềm ẩn của mình.hôm đó,tôi đang trên đườg đi học về,thì bắt gặp một bạn đang bị các anh khác bắt nạt.chẳng biết lúc đó tôi nghĩ gì chỉ chạy lại và ngăn mấy anh ấy lại.một anh giơ tay lên định đánh tôi.bỗng tôi giơ tay đỡ(tôi chưa từng hok võ nhé).sau đó may cho tôi,mấy anh ấy đã bỏ đi.tôi mói phát hiện ra mình có tiemf năng võ thuật từ đó mẹ mới cho tôi đi hok võ.do đó ,ko phải ai cũng có thể tìm thấy chính mình trong nguy khốn.

 

Câu trả lời:

1. Vì sao nói: Những con vật trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa?

a. Chúng vốn là những con người đội lốt vật.

b. Chúng là những biểu tượng của đạo đức luận lí.

c. Chúng được gán cho những nét tâm lí, tính cách, tư duy, hành động và quan hệ như con người.

d. Chúng được miêu tả thực như chúng vốn thế.

2. Bài học đường đời đầu tiên là tên gọi một chương trong tác phẩm nào?

a. Những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn.

b. Tuyển tập Tô Hoài.

c. Dế Mèn phiêu lưu kí.

d. Tập kí về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn.

3. Trong câu: "Tôi đi đứng oai vệ ... Cho ra kiểu con nhà võ" thuộc kiểu nhân hóa nào?

a. Trò chuyện với vật như đối với người.

b. Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.

c. Xưng hô với vật như đối với người.

d. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.

4. Chi tiết nào sau đây không thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?

a. Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ trong hang.

b. Đôi cánh dài xuống tận chấm đuôi..

c. Đôi càng mẫm bóng với những cái vuốt nhọn hoắt.

d. Khi bách bộ cả người rung rinh một.màu nâu bóng mỡ.

5. Trong câu: "Đôi càng tôi mẫm bóng" - Vị ngữ câu trên thuộc loại từ gì?

a. Động từ.

b. Cụm tính từ.

c. Tính từ.

d. Cụm động từ.

6. Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào em phải viết đơn?

a. Em nhặt được chiếc cặp của một bạn bỏ quên trong trường.

b. Em bị ốm, không đến lớp được.

c. Do sơ xuất em bị kẻ gian lấy mất chiếc xe đạp.

d. Em phạm lỗi với thầy giáo, mong muốn xin thầy tha lỗi.

7. Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được kể bằng lời của nhân vật nào?

a. Dế Mèn. 

b. Người kể chuyện. 

c. Chị Cốc. 

d. Dế Choắt.

8. Chủ ngữ câu sau đây trả lời cho câu hỏi gì? "Tôi tợn lắm."

a. Cái gì? 

b. Con gì? 

c. Ai? 

d. Việc gì?

9. Trong câu "nên tôi chóng lớn lắm",  từ "lắm" thuộc loại từ gì?

a. Phó từ chỉ sự phủ định.

b. Phó từ chỉ mức độ.

c. Phó từ chỉ quan hệ thời gian.

d. Phó từ chỉ sự cầu khiến.

10. Câu sau đây có những thành phần nào: "Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.".

a. Trạng ngữ, vị ngữ.

b. Trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ.

c. Trạng ngữ, chủ ngữ.

d. Chủ ngữ, vị ngữ.

11. Trong câu "Mỗi khi tôi vũ lên" từ nào là động từ?

a. tôi.

b. Mỗi khi. 

c. lên. 

d. vũ.

12. Trong câu "Tôi đi đứng oai vệ" từ nào là tính từ?

a. đi. 

b. Tôi.

c. đứng. 

d. oai vệ.

13. Khi làm văn miêu tả, người viết không cần phải có kĩ năng gì?

a. Xây dựng cốt truyện.

b. Nhận xét đánh giá.

c. Quan sát, nhìn nhận.

d. Liên tưởng, thưởng tượng, ví von, so sánh.

14. Bài học đường đời đầu tiên là sáng tác của nhà văn nào?

a. Tạ Duy Anh. 

b. Đoàn Giỏi.

c. Võ Quảng. 

d. Tô Hoài.

15. Các mục không thể thiếu trong đơn là những mục nào?

a. Quốc hiệu, tên đơn, lí do gửi.

b. Đơn gửi ai? Ai gửi đơn? Gửi để đề đạt nguyện vọng gì?

c. Quốc hiệu, tên đơn, người gửi.

d. Nơi gửi, nơi làm đơn, ngày tháng.

16. Tác giả sử dụng phép so sánh gì trong câu "Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua" ?

a. So sánh kém. 

b. So sánh ngang bằng.

c. Không có phép so sánh. 

d. So sánh hơn.

Câu trả lời:

Câu 2:

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm "Truyện Kiều” - kiệt tác số một của văn học trung đại Việt Nam, ngoài giá trị nội dung sâu sắc "Truyện Kiều” còn rất thành công về nghê thuật. Với nghệ thuật tả người qua bút pháp ước lệ tương đương, tả cảnh thiên nhiên qua bút pháp tả và gợi thì nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật cũng rất xuất sắc. Tiêu biểu là đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích” và điển hình là tám câu thơ sau đã khắc họa một cách xúc động về nỗi nhớ người yêu, nhớ bố mẹ của Thúy Kiều, qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm của chính nhân vật: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mẩy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm” Sau khi biết mình bị lừa vào trốn lầu xanh Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vì sợ mất vốn lẫn lời nên đã hứa đợi Kiều bình phục sẽ gả nàng vào nơi tử tế rồi mụ đưa Kiều ra lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng. Thân gái một mình nơi đất khách quê người, Kiều sống ở lầu Ngưng Bích với tâm trạng cô đơn buồn tủi. Trước mắt nàng chỉ là một không gian mênh mông rộn ngộp với non xa trăng gần, với những cồn cát bụi bay mù mịt, còn thời gian thì tuần hoàn khép kín, không gian và thời gian ấy như giam hãm con người, khiến nàng cảm thấy cô đơn buồn tủi đau đớn, tan nát cõi lòng. Và tám câu thơ giữa đã lột tả những cảm xúc, nỗi nhớ thương người yêu, nhớ cha mẹ của Thúy Kiều. Trước hết Kiều nhớ đến Kim Trọng: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ” Chữ tưởng ở đây có nghĩa là hồi tưởng, nhớ lại. Nhớ về Kim Trọng là nhớ về người yêu nên bao giờ Kiều cũng nhớ về lời thề đôi lứa. ”Chén đồng” là chén rượu thề nguyền, đồng lòng, đồng dạ mà Kiều và Kim Trọng đã uống dưới ánh trăng vằng vặc: "Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh linh hai miệng một lời song song” Vầng trăng kia vẫn còn, chén rượu thề nguyền chưa ráo mà nay tình duyên đã chia cắt đột ngột. Câu thơ như có nhịp thổn thức của trái tim yêu thương đang rỉ máu. Nhớ về Kim Trọng, đau đớn hình dung cảnh ở Liêu Dương xa xôi cách trở, Kim Trọng không hề hay biết Kiều đã bán mình chuộc cha mà vẫn hướng về Kiều chờ tin mà uổng công vô ích. Càng nhớ chàng bao nhiêu thì Kiều càng thương cho số phận mình bấy nhiêu: “Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” Thương thân mình bơ vơ trên trời, góc bể, càng nuối tiếc cho mối tình đầu. Câu thơ "Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” có thể hiểu tấm son của Kiều đã bị hoen ố nàng không còn là một thiếu nữ phòng khuê, nhưng có thể hiểu "tấm son” là tấm lòng chung thủy son sắc của nàng dành cho Kim Trọng chẳng bao giờ nguôi ngoai. Đặt trong hoàn cảnh cô đơn Kiều đã tạm để tấm lòng mình lắng xuống và nhớ đến Kim Trọng. Đó là sự vị tha và tấm lòng chung thủy của một người. Chưa vơi nỗi nhớ người yêu, tâm can Kiều lại càng chồng chất nỗi nhớ thương cha mẹ, nên nhớ tới Kim Trọng nàng “tưởng” thì nhớ tới cha mẹ nàng ”xót”. “Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm” Kiều xót xa khi bố mẹ đã già yếu mà ngày ngày vẫn tựa cửa ngóng tin con, nàng còn xót xa bởi mình không tự tay chăm sóc được cha mẹ và hiện thời ai là người chăm nom. Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh”, điển cố "sân lai”, ” gốc tử” đều nói lên tâm trạng nhớ thương tấm lòng hiếu thảo của Kiều. Nhớ về cha mẹ còn tưởng tượng ra cảnh giờ đây quê nhà đã đổi thay, mà sự đổi thay khiến nàng lo lắng nhất là “Có khi gốc tử đã vừa người ôm” nghĩa là cha mẹ mỗi ngày thêm một già yếu nàng thì chẳng thể nào chăm sóc. Cụm từ "cách mấy nắng mưa” vừa nói được thời gian xa cách qua bao mùa mưa nắng vừa nói lên sự tàn phá của tự nhiên, của nắng mưa đối với con người và cảnh vật. Lần nào nhớ về cha mẹ Kiều cũng "nhớ ơn chín chữ cao sâu” và luôn ân hận day dứt vì đã phụ công sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ. Nỗi nhớ của nàng được gửi gắm vào chiều dài thời gian, chiều sâu không gian bởi vậy mà càng thêm sâu xa. Đến đây ta hiểu tại sao trong nỗi nhớ thương Kiều lại nhớ Kim Trọng trước cha mẹ sau, phải chăng trong hai chữ tình hiếu nàng đã tạm yên với chữ hiếu bởi khi bán mình chuộc cha Kiều đã phần nào đền đáp được công ơn sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ. Còn với Kim Trọng trước khi về Liêu Dương chịu tang chú, chàng đã kỳ vọng vào Kiều bao nhiêu. "Giữ vàng giữ ngọc cho hay Cho đành lòng kẻ chân mây với trời” Vậy là giờ đây, tấm thân Kiều đã bị hoen ố, nàng đã phụ bạc chàng Kim vì thế nàng luôn ân hận, day dứt như một kẻ phụ tình. Nỗi đau ấy cứ xé tâm can nàng khiến nàng luôn nhớ đến Kim Trọng, nhớ người yêu trước nhớ cha mẹ sau, điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật tâm lý của Kiều. Đồng thời thể hiện sự tinh tế trong ngòi bút miêu tả tâm lý của Kiều. Đồng thời thể hiện sự tinh tế trong ngòi bút miêu tả tâm lý của Nguyễn Du. Điều đáng lưu ý là dù trong hoàn cảnh cô đơn ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất nhưng trái tim Kiều đầy yêu thương nhân hậu vị tha. Nàng là người tình thủy chung, là người con rất mực hiếu thảo, thật đáng trân trọng biết bao. Tóm lại bằng việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, những từ ngữ hình ảnh tinh tế. Qua đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích” nói chung và tám cây thơ trên nói riêng, Nguyễn Du đã khắc họa thành công và thật xúc động nỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ của Thúy Kiều, qua đây cho thấy, Kiều không chỉ là một cô gái tài sắc vẹn toàn mà còn là người thủy chung hiếu nghĩa. Đồng thời đoạn thơ cho ta thấy được tấm lòng ngợi ca trân trọng vẻ đẹp phẩm chất của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Đây chính là biểu hiện cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.

Câu trả lời:

Câu 1:

 Tục ngữ Nga có câu nói nổi tiếng rằng 'Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học". Xấu hổi là trạng thái tâm lí của con người, là sự e thẹn, mất tự tin trước những người, những việc mình không quen biết hoặc khi làm sai điều gì đó. Như vậy, câu tục ngữ đã nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc học. Ta chỉ xấu hổ khi không học, không tích lũy kiến thức cho bản thân. Đó là lí do khiến ta không biết. Tại sao ta chỉ "xấu hổ khi không học"? Bởi lẽ mỗi chúng ta sinh ra, vạch xuất phát đều như nhau, ai tận dụng được thời gian, công sức nhiều hơn vào việc học, người đó là người giành chiến thắng. Giống như trên 1 chặng đua, chúng ta đều đứng ở vị trí như nhau, nhưng người về đich trước lại là người có kĩ năng, tinh thần cố gắng. Học tập giúp cá nhân con người hòa nhập với cộng đồng và giao lưu với xã hội, việc trau dồi kiến thức. Những  kĩ năng và kinh nghiệm trong quá trình học tập sẽ giúp cho mọi công việc đạt được hiệu quả cao. Không học sẽ không biết gì về thế giới, là người mù thông tin, mãi mãi tụt hậu so với sự tiến bộ của xã hội. Không học là không biết chuẩn bị cho mình những hành trang vào cuộc sống. Cái rễ của học vẫn thì cay đắng nhưng thành quả của nó lại ngọt ngào. Học không chỉ đơn giản là học kiến thức văn hóa mà còn tích lũy kiến thức xã hội, kĩ năng, thái độ. Vậy nên là những người trẻ tuổi, cơ hội học tập còn rất rộng mở, hãy tích cực học tập để làm giàu cho chính bản thân mình.