Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, thay mặt ban quản trị Hoc24, em gửi lời cảm ơn và chúc mừng các thầy cô giáo trên cộng đồng Hoc24. Kính chúc các thầy cô nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp.
Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, thay mặt ban quản trị Hoc24, em gửi lời cảm ơn và chúc mừng các thầy cô giáo trên cộng đồng Hoc24. Kính chúc các thầy cô nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp.
Em cũng xin gửi lời chúc mừng 20/11 đến các thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, thành đạt, hạnh phúc và công tác tốt. Trẻ mãi không già , ăn mãi không béo .
Em chúc các thầy cô khỏe mạnh để tiếp tục cho sự việc trồng người ạ !
Nhân ngày 20/11 em chúc thầy cô luôn tràn đầy năng lượng và sức khỏe. Cảm ơn thầy cô đã dành cả trái tim và tâm huyết để truyền dạy kiến thức cho chúng em. Chúng em sẽ luôn nhớ mãi những bài học quý giá từ thầy cô."
🎉 Tuyển Cộng Tác Viên Hoc24 - Nhiệm Kỳ 25
Chào đón năm học mới 2024-2025, OLM mong muốn kết nối cùng các bạn học sinh giỏi, năng động và nhiệt huyết. Nếu bạn yêu thích học tập và muốn đóng góp, hãy tham gia vào đội ngũ Cộng tác viên của OLM để cùng xây dựng một cộng đồng học tập trực tuyến mạnh mẽ và đầy cảm hứng!
💥 Thời gian nhiệm kỳ: Học kì 1 2024-2025
🎯 Nhiệm vụ:
Kiểm duyệt nội dung diễn đàn hỏi đáp.
Hỗ trợ các bạn học sinh giải bài tập, nhận xét và chấm điểm bài làm.
Đóng góp ý kiến để nâng cao chất lượng cộng đồng học tập trực tuyến.
🌟 Quyền lợi:
Xây dựng cộng đồng với điểm số tín nhiệm cao.
Quản lý nội dung trên diễn đàn.
Cơ hội nhận phần thưởng hấp dẫn từ Hoc24 vào cuối mỗi nhiệm kỳ.
📍 Điều kiện ứng tuyển:
Tổng điểm hỏi đáp đạt tối thiểu 400GP (hoặc 300GP với 1 môn).
Tích cực hoạt động trên diễn đàn trong 3 tháng gần nhất.
⏰ Thời gian đăng ký: Từ 16/9/2024 đến 22/9/2024.
👉 Đăng ký ngay tại đây: https://forms.gle/shMqkSJXze9sGs556
Tham gia ngay để trở thành thành viên tích cực trong cộng đồng học tập của Hoc24.
CẬP NHẬT ĐỀ THI THPTQG 2024
Môn thi: Ngữ Văn
Nhận định đề:
- Phần Đọc hiểu: Mình đánh giá đề này không quá hay và có phần tương đối khó so với đề phần đọc hiểu các năm gần đây. Không biết các em học sinh 2k6 thấy như thế nào nhưng nó thật sự chưa phải đề tốt để khai thác mặc dù nói về mảng lịnh sử nghệ thuật.
- Phần NLXH: Cá nhân mình thấy đây là đề NLXH hay, mình sẽ làm 1 series tổng hợp các đề NLXH hay xem như thế nào, đề không chọn những cái chung chung nữa mà đi vào cái cụ thể, giáo dục những thứ càng gần với HS, không trùng lặp so với các đề tỉnh, đề năm trước
- Phần NLVH: Tác phẩm "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm đã ra năm 2020, đó là một sự bất ngờ khi 4 năm sau ra lại (dù cho trên cơ sở lí thuyết thì hoàn toàn có thể). Những tác phẩm văn vẫn được trông chờ hơn thơ. Mình nghĩ nhiều HS 2k6 đã "vỡ mộng" khi thấy đề này, mặc dù đề này có phần yêu cầu viết không yêu cầu quá cao và đoạn này cũng dễ phân tích
=> Nhận định cả đề: Đề năm nay có tính phân loại nhưng không quá hay, dự đoán 2k6 điểm văn cũng không quá cao như năm 2021 và 2023.
Không biết các sĩ tử 2k6 làm đề văn này thấy như thế nào? Những bạn đã thi THPTQG mấy năm trước có nhìn nhận như thế nào?
Nhận định đề này vừa sức với mấy bạn giỏi chứ những bạn như e thì chịu :v
Em thì không rõ lắm, nhưng trừ câu cuối cùng của phần TLV ra thì em thấy tất cả đều được ạ. Chắc cũng nắm trong tay sơ sơ khoảng 4 - 5đ í.
Theo em thì em thấy đề này hay, mọi thứ đều vừa sức với đa số hầu hết các thí sinh nếu không phải muốn nói là dễ.
Chúc các em học sinh lớp 12 ngày mai thi tốt nghiệp thật tự tin và đạt được kết quả như mong muốn! Hãy tin rằng mọi nỗ lực và cố gắng của các em sẽ được đền đáp xứng đáng. Chỉ cần giữ bình tĩnh, tập trung và làm hết sức mình, thành công sẽ đến với các em. Đừng quên nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ để có sức khỏe tốt nhất cho kỳ thi.
Chúc các em may mắn và gặt hái được nhiều thành công rực rỡ!
Chúc các anh chị 2k6 năm nay thi thật tốt và trúng tủ 1 xíu nào đó ạ:>
Hôm nay thi rùi ae ạ . Ko bít đề khó ko nhỉ . Mong là trúng tủ .
Hôm quá mới cúng xin các cụ phù hộ . Trượt phát thì thôi coi như hết .
TỪ ĐIỂN THÚ VỊ CÙNG HOC24.VN
Các em hãy nêu ý nghĩa và phân biệt sự khác nhau của 6 đại từ sau:
U
BU
MÁ
MẸ
MẠ
BẦM
Các đại từ mà bạn đưa ra có ý nghĩa và sự phân biệt như sau:
1. U: Đây là một đại từ chỉ bản thân mình hoặc người nói. Thường được sử dụng trong các ngữ cảnh như khi muốn tự nhắc nhở bản thân, tự hỏi, hoặc chỉ rõ về bản thân mình.
2. Bu: Đây là một đại từ thường sử dụng trong tiếng Việt dân dụ, nhưng ít được sử dụng trong văn viết. "Bu" thường dùng để chỉ người nói (tôi) hoặc người nghe (bạn) khi muốn tạo sự gần gũi, thân mật.
3. Má: Đây là một từ chỉ vị cao của mẹ trong gia đình. Được sử dụng khi con trai hoặc con gái nói về mẹ của mình. Từ này thường mang theo sự kính trọng và yêu thương.
4. Mẹ: Cũng giống như "má", "mẹ" là một từ chỉ vị cao của mẹ trong gia đình. Tuy nhiên, "mẹ" thường được sử dụng trong ngôn ngữ chính thống và chính thức hơn.
5. Mạ: Từ này thường được sử dụng để gọi mẹ của bố (bà nội). Tùy theo vùng miền, "mạ" có thể được gọi là "bà" hoặc "bà nội".
6. Bầm: Đây là một từ dân dã, thường sử dụng để chỉ mẹ của người nói. Từ này mang theo sự gần gũi và ấm áp, thể hiện mối quan hệ mẹ con thân thiết.
U (Hà Nam) Bu (Thái Bình) Μά (Nam Bộ) Mẹ (Miền Bắc),Mạ (Huế) ,Bầm (Bắc Ninh , Phú Thọ ,Vĩnh Yên) .
U: Từ "U" thường được sử dụng trong tiếng Việt để chỉ cảm giác buồn chán, không hứng thú hoặc không vui. Ví dụ: "Anh ta cảm thấy u buồn sau khi nghe tin tức xấu đó."
BU: Từ "BU" thường được sử dụng để chỉ trạng thái buồn chán hoặc không vui. Tuy nhiên, "BU" có thể mang ý nghĩa mạnh mẽ hơn "U". Ví dụ: "Cô ấy rất buồn buổi sáng vì mất đi chiếc điện thoại."
MÁ: "MÁ" thường được sử dụng trong tiếng Việt để chỉ mẹ. Đây là một từ thân mật và thường được trẻ con sử dụng khi nói chuyện với mẹ của mình. Ví dụ: "Má đã nấu cơm ngon hôm nay."
MẸ: "MẸ" cũng có ý nghĩa là mẹ, tuy nhiên, từ này thường được sử dụng một cách trang trọng và chính thức hơn so với "MÁ". Ví dụ: "Tôi muốn chúc mừng ngày của mẹ."
MẠ: "MẠ" là một cụm từ trong tiếng Việt, thường được sử dụng để chỉ mối quan hệ họ hàng bên phía mẹ của ai đó, tức là mợ, dì. Ví dụ: "Cô ấy thường xuyên đi chơi với mạ mỗi cuối tuần."
BẦM: "BẦM" thường được sử dụng để mô tả việc hấp thụ nước hoặc chất lỏng qua đường miệng hoặc miệng và xương hàm. Đây là một từ đặc biệt, không phổ biến trong ngôn ngữ hàng ngày. Ví dụ: "Em bé bắt đầu bẩm sữa từ tuần thứ ba sau khi sinh."
Xin chào các bạn!
Từ bức ảnh trên các em hãy suy nghĩ về chủ đề được gợi ra nhé!
Lòng người có lúc là nơi lạnh lẽo nhất nó có thể lạnh hơn Bắc Cực hay Nam Cực(Trong hình họ không biết giúp cô bé mà chỉ ngó lơ hay chê trách bố mẹ cô)
Nó còn có nghĩa là nói lên sự nghèo khổ, khó khăn của cô bé
+ Em bé thiếu thốn tình thương gia đình, không có cha mẹ chăm sóc.
+ Em bé phải lang thang kiếm sống, chịu cảnh màn trời chiếu đất.
+ Em bé phải đối mặt với sự lạnh giá của mùa đông.
--> Mọi người xung quanh có thể nhìn thấy em bé nhưng không ai giúp đỡ.
--> Thể hiện sự thiếu quan tâm của cộng đồng đối với những hoàn cảnh khó khăn.
suy nghĩ của em về bức ảnh:
Mình đôi khi cũng bị bỏ mặc, cô đơn một mình, không ai ở bên cạnh mình
Chính vài thế nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà chính là bị thiếu đi tình cảm, phải chịu lạnh lẽo trong cô độc
Xin chào các bạn! Chúng ta cùng tham gia trả lời phiếu này để có thể nhận về nhiều coin nha!
# Thế giới cổ tích
Giống nhau:
+ Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
+ Có nhiều chi tiết giống nhau: sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường...
Khác nhau:
Truyền thuyết | Cổ tích |
- Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể - Truyền thuyết được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật | - Kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. - Cổ tích được cả người kể lẫn người nghe coi là những câu chuyện không có thật. |
Giống nhau:
-Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
-Có nhiều chi tiết giống nhau : sự ra đời thầm kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường...
Khác nhau:
-Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và cách đánh giá của nhân dân đối với với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể. Còn truyện cổ tích kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
-Truyền thuyết được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật: còn cổ tích được cả người kể lẫn người nghe coi là những câu chuyện không có thật.
Giống nhau:
-Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
-Có nhiều chi tiết giống nhau : sự ra đời thầm kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường...
Khác nhau:
-Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và cách đánh giá của nhân dân đối với với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể. Còn truyện cổ tích kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
-Truyền thuyết được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật: còn cổ tích được cả người kể lẫn người nghe coi là những câu chuyện không có thật.
Gửi cô.
Xin chào các bạn! Chúng ta cùng nhau trả lời nhanh những câu hỏi dưới đây ôn lại bài học nha!
Câu 1: "Chuyện người con gái Nam Xương" của tác giả nào?
A. Nguyễn Du
B. Nguyễn Dữ
C. Nguyễn Trãi
D. Nguyễn Khuyến
Câu 2: "Chuyện người con gái Nam Xương" được trích từ tác phẩm nào?
A. Truyền kì mạn lục
B. Truyện Kiều
C. Chinh phụ ngâm khúc
D. Vũ trung tùy bút
Câu 3: Truyện truyền kì là gì?
A. Những câu chuyện được kể giống như truyện truyền thuyết
B. Những câu chuyện có yếu tố hoang đường, kì ảo
C. Những câu chuyện kì lạ được ghi chép tản mạn, thường có yếu tố hoang đường kì ảo, nhân vật thường là người phụ nữ đức hạnh, khao khát cuộc sống yên bình, hạnh phúc
D. Câu chuyện liên quan tới các nhân vật do trí tưởng tượng tạo nên
Câu 4: Câu nào nêu đúng nhất cách cư xử của Vũ Nương trước tính hay ghen của chồng?
A. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói.
B. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết
C. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa từng bén gót
D. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa.
Câu 5: Kết thúc tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" là kết thúc có hậu, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 6: Tác phẩm có giá trị tố cáo xã hội phong kiến bất công trọng nam khinh nữ, chiến tranh phi nghĩa ngăn cản hạnh phúc của con người. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 7: Câu văn “Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được” mang ý nghĩa gì?
A. Nói lên sự thấm thoát của thời gian
B. Miêu tả cảnh thiên nhiên trong nhiều thời điểm khác nhau
C. Nỗi buồn nhớ của Vũ Nương trải theo năm tháng
D. Cho thấy Trương Sinh phải đi chinh chiến ở một nơi rất xa xôi
Câu 8: Câu nào trong lời trăn trối của bà mẹ nói lên sự ghi nhận nhân cách và công lao của Vũ Nương đối với gia đình nhà chồng?
A. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về mà không gắng ăn miếng cơm cháo đặng cùng vui sum họp
B. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con
C. Chồng con nơi xa xôi chưa biết thế nào không về đền ơn được
D. Sau này, trời xét lòng lành, ban phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ.
Câu 9: Từ “xanh” trong câu “Xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ” dùng để chỉ cái gì?
A. Mặt đất
B. Mặt trăng
C. Ông trời
D. Thiên nhiên
Câu 1: B. Nguyễn Dữ
Câu 2: A. Truyền kì mạn lục
Câu 3: C. Những câu chuyện kì lạ được ghi chép tản mạn, thường có yếu tố hoang đường kì ảo, nhân vật thường là người phụ nữ đức hạnh, khao khát cuộc sống yên bình, hạnh phúc
Câu 4: D. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa.
Câu 5: B. Sai
Câu 6: A. Đúng
Câu 7: C. Nỗi buồn nhớ của Vũ Nương trải theo năm tháng
Câu 8: D. Sau này, trời xét lòng lành, ban phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ.
1: B
2: A
3: C
4:D
5:B
6:A
7:C
8: D
tHEO Ý KIẾN CỦA MÌNH THÔI NHÉ
Em có suy nghĩ gì về câu nói "Kỉ luật hơn động lực"? Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến đó.
"Câu 'Kỉ luật hơn động lực' đề cập đến ý nghĩa của việc duy trì sự kiên nhẫn và kỷ luật trong mọi nỗ lực. Động lực có thể phai nhạt, nhưng kỷ luật giữ cho ta kiên định trong hành động và quyết tâm trong mục tiêu. Kỷ luật là nền tảng của thành công, khi ta tuân thủ nó, ta tự tạo ra động lực. Tuy nhiên, sự kiên nhẫn và kỷ luật không phải lúc nào cũng dễ dàng. Việc nuôi dưỡng chúng đòi hỏi ý chí mạnh mẽ và sự cam kết. Vì thế, hãy lắng nghe lời khuyên này và xây dựng cuộc sống của mình trên cơ sở của kỉ luật và kiên nhẫn, bởi chúng sẽ mang lại sự ổn định và thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống."
Trả lời câu bài tập sau, giá trị bài tập 10-12GP
ĐỌC HIỂU (6 điểm)
Đọc văn bản:
“ Có những mùi hương trong cuộc đời chúng ta được định hình rất rõ.Thứ mùi hương đến từ một loại nước hoa, một loài cây cỏ, một thứ rau củ hoặc có khi là từ cơ thể một con người...Nhưng mùi hương từ Tết thì không như vậy, không thể định tính mà cũng không thể định lượng. Cho đến khi thật sự đứng trong không gian ấy, thời gian ấy với tất cả mọi xôn xao của đất trời và lòng người, chúng ta mới ngỡ ngàng nhận ra...
Thứ mùi hương đầu tiên khi nhớ về Tết đó chắc chắn là mùi nắng gió. Cái nắng vàng như màu mật ong sóng sánh quyện với cái gió nhè nhẹ, se se thêm chút lành lạnh... báo hiệu tháng Chạp vừa đến. Và rồi, gần như ngay lập tức, một loạt mùi hương của Tết năm cũ đột ngột trỗi dậy...
Nó là mùi củ kiệu ngâm tro qua đêm được Má gọt vỏ sạch sẽ phơi dưới nắng trước hiên nhà. Mùi kiệu thơm nhưng có chút hăng hăng dễ chịu chứ không gắt như củ hành. Một khi cho vào hũ dưa món hay làm riêng hũ kiệu ngâm dấm thì chỉ có kích thích vị giác lên đến tột đỉnh. Rồi nó là mùi của mứt gừng sên trên chiếc chảo lớn trong góc bếp, cứ liu riu với đám củi nhỏ bên dưới, mùi của đường nâu và vị cay nồng nhẹ của gừng theo ngọn gió bay khắp đầu làng cuối xóm. Sau đó nữa là mùi của miếng thịt thưng để dành ăn trong mấy ngày Tết. Thứ thịt ba rọi ngày xưa nhiều mỡ ít nạc là nguyên liệu chính làm món thịt thưng, cộng thêm chút gia vị từ gói Ngũ vị hương...có thể làm bất kỳ ai vô tình ngửi thấy cũng dễ cồn cào ruột gan vì cơn thèm ăn bất ngờ xuất hiện...
Và, như một thứ bình yên len lén thức dậy từ tận đáy lòng, đâu đó mùi hương trầm ai vừa thắp khiến cho mọi chộn rộn có thể im bặt trong khoảnh khắc. Người thấy lòng chùng xuống khi ngóng đợi tin người thân xa quê trên đường về quê nhà ăn Tết. Người thì thầm mong cầu mình sẽ vững chãi và thấu suốt hơn trong một năm mới sắp đến. Người lại bùi ngùi nhớ thương một hay nhiều điều đã đến và đi trong những ngày năm cũ vẫn chưa xa...
[...]
Nhưng mùi hương của Tết không chỉ là sự ấm áp mà còn là những dằn vặt, tiếc nuối...vì biết mình đã sai, đã không thể sửa, đã để vuột mất...những gì có thể nắm giữ hoặc mong muốn được trọn vẹn hơn. Khi chúng ta lớn lên thì Ba Má sẽ già đi. Khi chúng ta mong được sống cuộc đời của mình thì nghiễm nhiên mọi thứ sẽ dần xa khỏi những dấu yêu bền chặt. Khi chúng ta cầm một thứ mới mẻ trên tay thì sẽ có vài thứ khác cũ xưa đành phải bỏ xuống...Nên, chắc chắn sẽ có những mùi hương mà Tết năm cũ đầy thi vị nhưng Tết năm nay lại khiến chúng ta cứ chực trào nước mắt...
Tết, theo thời gian, lại vắng dần đi từng tiếng cười nói, từng gương mặt, từng cái ôm siết và từng yêu thương mà chúng ta ngỡ là vĩnh viễn.
Nơi này là niềm vui hạnh ngộ thì nơi khác có thể là buốt giá quạnh hiu, dù cùng một không gian và thời gian. Vậy nên, chỉ mong ngay lúc này đây, khi chúng ta ở trong những mùi hương của Tết, hãy nắm lấy nó thật chặt. Ôm nó không phải bằng tay mà bằng sự mở rộng hết mức của tâm hồn. Gắn bó với nó không chỉ bằng lời nói sẻ chia mà bằng cả việc thu nạp vào trong ánh mắt từng biến động...
Hãy ở lại với Tết nhiều nhất và lâu nhất. Bất kể mùi hương chúng ta cảm nhận của Tết xưa với Tết nay có thể đã thêm nhiều khác biệt...”
( Trích Mùi hương của Tết - Nguyễn Phong Việt , Chúng ta sống là vì...
NXB Thế giới, 2023)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Tình cảm, cảm xúc chủ đạo, bao trùm đoạn trích là
A. Hân hoan, phấn khởi. B. Hoài niệm, suy tư.
C. Đau buồn, lo âu. D. Nhung nhớ, tự hào.
Câu 2. Phần in đậm trong văn bản có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt:
A. Tự sự, nghị luận. B. Miêu tả, biểu cảm.
C. Biểu cảm, nghị luận. D. Biểu cảm, thuyết minh.
Câu 3. Cấu trúc của văn bản nghị luận gồm các thành tố:
A. Cấu tứ, hình ảnh, luận đề, luận điểm.
B. Tình huống truyện, luận điểm, bằng chứng, lí lẽ.
C. Luận đề, luận điểm, lí lẽ, ngôi kể.
D. Luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng.
Câu 4. Câu “ Nó là mùi củ kiệu ngâm tro qua đêm được Má gọt vỏ sạch sẽ phơi dưới nắng trước hiên nhà.” là
A. Bằng chứng. B. Luận đề
C. Lí lẽ. D. Luận điểm.
Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu:
Câu 5. Khi nhớ về “một loạt mùi hương của năm cũ”, tác giả đã nhắc đến những mùi hương nào?
Câu 6. Nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 7. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu “ Cái nắng vàng như màu mật ong sóng sánh quyện với cái gió nhè nhẹ, se se thêm chút lành lạnh... báo hiệu tháng Chạp vừa đến.”.
Câu 8. Trong quá trình chép lại văn bản, có bạn đã chép sai một câu như sau: “Mùi hương của Tết, một mùi hương đặc biệt bởi tùy thuộc cảm nhận của mỗi người”. Hãy xác định lỗi sai và sửa lại cho đúng.
Câu 9. Từ nội dung văn bản, em tìm thấy thông điệp gì có ý nghĩa cho bản thân ?
Câu 10. Em có đồng ý với lời nhắn nhủ “ Hãy ở lại với Tết nhiều nhất và lâu nhất” không? Vì sao?
Câu 1. Tình cảm, cảm xúc chủ đạo, bao trùm đoạn trích là
-B. Hoài niệm.
Câu 2. Phần in đậm trong văn bản có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt:
-C. Biểu cảm, nghị luận.
Câu 3. Cấu trúc của văn bản nghị luận gồm các thành tố:
-D. Luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng.
Câu 4. Câu “Nó là mùi củ kiệu ngâm tro qua đêm được Má gọt vỏ sạch sẽ phơi dưới nắng trước hiên nhà.” là
-A. Bằng chứng.
Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu:
Câu 5. Khi nhớ về “một loạt mùi hương của năm cũ”, tác giả đã nhắc đến những mùi hương nào?
-Tác giả nhắc đến mùi hương của nắng gió, củ kiệu ngâm, mứt gừng, thịt thưng và một số mùi khác liên quan đến không khí Tết.
Câu 6. Nêu nội dung chính của văn bản.
-Văn bản mô tả những mùi hương đặc trưng của Tết và nhấn mạnh sự thay đổi của thời gian đối với những trải nghiệm và cảm xúc trong những dịp Tết.
Câu 7. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu “Cái nắng vàng như màu mật ong sóng sánh quyện với cái gió nhè nhẹ, se se thêm chút lành lạnh... báo hiệu tháng Chạp vừa đến.”
-Biện pháp tu từ trong câu này tạo ra hình ảnh sống động, mô tả chân thực về mùa xuân bắt đầu, và làm tăng sự hấp dẫn của mô tả.
Câu 8. Trong quá trình chép lại văn bản, có bạn đã chép sai một câu như sau: “Mùi hương của Tết, một mùi hương đặc biệt bởi tùy thuộc cảm nhận của mỗi người”. Hãy xác định lỗi sai và sửa lại cho đúng.
-Câu chép lại không có lỗi sai.(Hoặc do em không tìm thấy :>> )
Câu 9: Từ nội dung văn bản, tôi cảm nhận thông điệp chính là sự quan trọng của việc giữ gìn và trân trọng những giá trị, những kỷ niệm của quá khứ. Mỗi mùi hương của Tết đều là một kí ức đặc biệt, và qua thời gian, chúng trở thành những dấu vết của cuộc sống và tình cảm. Việc ôm lấy những mùi hương này không chỉ là để nhớ về quá khứ mà còn là để tận hưởng sự ấm áp và ý nghĩa của những khoảnh khắc trải qua.
Câu 10: Đối với tôi, lời nhắn nhủ "Hãy ở lại với Tết nhiều nhất và lâu nhất" chắc chắn có ý nghĩa lớn. Tết không chỉ là thời điểm để sum họp, kết nối với gia đình và người thân, mà còn là cơ hội để ta dừng lại, nhìn lại quãng đường đã đi và đặt ra những nguyện vọng cho tương lai. Việc ở lại lâu nhất có thể giúp tăng cường gắn kết gia đình, làm mới tinh thần, và tận hưởng đầy đủ hương vị tình thân trong không khí Tết.
Em hãy trả lời câu hỏi sau, giá trị câu hỏi 10GP
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Hạnh phúc là khi thấy mình còn đủ trẻ để thử những điều mới, đủ trẻ để bỏ đi làm lại từ đầu. Thấy mình được sống theo cách mình thích, được làm những gì mình tin là ý nghĩa. Hạnh phúc khi mình đã phát triển được đam mê của mình và đang trên con đường theo đuổi nó. Có bao nhiêu người trên đời chưa biết đam mê của mình là gì, vẫn đang cảm thấy lạc trôi không một lối ra.
Hạnh phúc khi thấy mình được sinh ra. Được trải qua tất cả những vui buồn sướng khổ. Được tư duy và chiêm nghiệm. Ngẫm ra, được làm người đã là hạnh phúc lắm rồi, có cần điều gì khác nữa đâu.
Vậy nên, sao không nghĩ tới những chuyện làm ta hạnh phúc, những thứ làm ta vui vẻ, những điều khiến ta biết ơn. Giữ trong mình những khoảnh khắc hạnh phúc, an yên, để có thêm năng lượng tích cực và làm nhiều điều có ích khác.
Hạnh phúc của bạn là gì?
(Trích Mình nói gì khi nói về hạnh phúc – Rosie Nguyễn, NXB Công ty văn hoá và truyền thông Nhã Nam 2018, tr. 22-23)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 2. Theo tác giả vì sao “Hạnh phúc là khi thấy mình còn đủ trẻ”?
Câu 3. Theo anh (chị), vì sao chúng ta hãy luôn “nghĩ tới những chuyện làm ta hạnh phúc, những thứ làm ta vui vẻ, những điều khiến ta biết ơn”?
Câu 4. Anh (chị) hãy nêu hai cách để được sống hạnh phúc?
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là mô tả và nghị luận.
Câu 2: Theo tác giả, "Hạnh phúc là khi thấy mình còn đủ trẻ" vì đó là thời điểm có khả năng thử nghiệm những điều mới, bắt đầu lại từ đầu mà không phải lo lắng nhiều về hậu quả. Sự trẻ trung mang lại cơ hội để theo đuổi đam mê và sống theo cách mà bản thân tin là đúng.
Câu 3: Chúng ta nên luôn "nghĩ tới những chuyện làm ta hạnh phúc, những thứ làm ta vui vẻ, những điều khiến ta biết ơn" để giữ lại những khoảnh khắc hạnh phúc, an yên trong tâm hồn. Điều này giúp tăng cường năng lượng tích cực và tạo động lực để thực hiện những hành động tích cực và ý nghĩa khác trong cuộc sống.
Câu 4: Hai cách để được sống hạnh phúc được nêu ra trong văn bản là:
Được trải qua mọi trạng thái cuộc sống, từ vui buồn sướng khổ, từ tư duy và chiêm nghiệm. Điều này làm cho chúng ta đánh giá và trân trọng mọi trải nghiệm.
Nghĩ tới những chuyện làm ta hạnh phúc, những thứ làm ta vui vẻ, những điều khiến ta biết ơn. Bằng cách giữ lại những khoảnh khắc hạnh phúc, ta có thể tích tụ năng lượng tích cực và tạo thêm động lực cho những hành động tích cực khác.
-Còn đối với em hạnh phúc là cứ sống lạc quan ,tươi cười được học tập,vui chơi lành mạnh,có 1 mái ấm gia đình là hạnh phúc lắm rồi ( Không có bài tập về nhà thì hạnh phúc hơn nữa :>>> )
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là mô tả.
Câu 2: Theo tác giả, "Hạnh phúc là khi thấy mình còn đủ trẻ" vì khi còn trẻ, người ta có khả năng thử nghiệm và trải nghiệm những điều mới, bỏ đi làm lại từ đầu, và theo đuổi đam mê một cách tự do.
Câu 3: Tác giả khuyến khích chúng ta nghĩ tới những chuyện làm ta hạnh phúc, những điều làm ta vui vẻ, những điều khiến ta biết ơn để giữ những khoảnh khắc hạnh phúc và an yên trong lòng, từ đó tăng cường năng lượng tích cực và thúc đẩy làm nhiều điều có ích khác.
Câu 4: Hai cách để được sống hạnh phúc theo văn bản là thử nghiệm và trải nghiệm những điều mới, cũng như theo đuổi đam mê của mình và giữ trong lòng những khoảnh khắc hạnh phúc, an yên để tạo ra năng lượng tích cực và đóng góp vào những hoạt động tích cực khác trong cuộc sống.