Đề cương ôn tập văn 12 học kì I

Kelly Nguyễn
Xem chi tiết
Sat Thien Mach
Xem chi tiết
Mai Quỳnh Trang
26 tháng 8 2017 lúc 21:44
Trăng vào cửa sổ đòi thơ Chỉ một câu thơ mà nói rõ phẩm chất thi sĩ tuyệt vời của Bác. Không là thi sĩ đích thực, không mang một hồn thơ dạt dào nhạy cảm, không thể viết được một câu thơ như thế – nhất là trong những ngày bề bộn, căng thẳng của chiến trận. Câu thơ dịch của Huy Cận cũng đã "rất thơ", nhưng nếu đọc nguyên tác chữ Hán ta sẽ phát hiện ra những điều mới mẻ, độc đáo trong hồn thơ của Bác. Trong giấc Mộng Đẹp này trăng nhập hẳn vào thế giới con người (điều chưa từng có trong thơ trăng Bác Hồ), thân mật trong cử chỉ (thôi song – đẩy cửa sổ), tự nhiên trong cách ăn nói (thi thành vị? – thơ xong chưa?), rõ ra người bạn tri âm tri kỉ thường đến với nhà thơ vào những đêm trăng đẹp. Bác phải yêu trăng và yêu thơ đến mức nào thì trăng – thơ mới đi vào trong giấc mơ của Bác để thành giấc mộng đêm thu tuyệt diệu,của Người. Nhưng cái đẹp nhất của giấc mộng này không phải ở trăng – thơ mả ở chính con người. Yêu trăng và yêu thơ như thế, nhưng trăng và thơ đã lùi xuống hàng thứ hai để nhường chỗ cho điều mà, Bác quan tâm, lo lắng nhất – cũng là "ham muốn tột bậc" của Bác: Quân vụ nhưng mang vị tố thi (Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau) Và kì diệu biết bao, điều quan tâm lo lắng vì nước, vì dân ấy lại đến ngay cả trong giấc mơ khi Bác vừa chợp mắt sau một ngày làm việc căng thẳng. Bác tỉnh ngay cả ở trong mộng như xưa kia trong tù, Bác nhớ nước cả trong mơ. "Có đại giác thì mới có đại mộng" (Mai đình mộng kí) – đây là "đại mộng” của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh trong giấc mơ trăng của nhà thơ Hồ Chí Minh, là sự hài hòa tuyệt điệu giữa tinh thần chiến sĩ và cốt cách thi sĩ trong con người Bác. Trong cuộc đời và trong thơ ca, từ xưa đến nay, có giấc mộng nào đẹp hơn thế nữa? Nhưng giấc mộng đêm thu ấy chỉ đẹp trọn vẹn với ý nghĩa sâu xa của nó chỉ tiếng chuông lầu báo tin thắng trận. Chuông lầu như cái bản lề nối liền Mộng và Thực, và bài thơ đã được phát triển theo cái tứ độc đáo: từ Mộng đẹp biến thành Thực đẹp: Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu,
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về. Nếu Mộng đẹp tràn ngập ánh trăng lung linh huyền ảo thì Thực đẹp lại rộn vang tiếng chuông giòn giã báo tin thắng trận. "Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng” – tiếng chuông lầu trên núi cổ kính như từ một thời xa xưa vọng về, lại mở ra một hiện thực sống động của cuộc sông đánh giặc ngày hôm nay, làm cho hiện thực ấy càng ngời sáng rực rỡ. Mộng đẹp và Thực đẹp ấy thống nhất với nhau trong cấu tứ thơ Đường: không trực tiếp mô tả sự việc mà chủ yếu là thống nhất hóa sự vật giữa hai mặt đối lập hay hai mặt tương ứng. Thơ trong tù của Bác thường thống nhất giữa hai mặt đối lập, còn thơ kháng chiến của Bác lại thường thống nhất giữa hai mặt tương ứng. Ở bài thơ này là sự thống nhất giữa Mộng đẹp và Thực đẹp, cũng là sự thống nhất giữa Tĩnh và Động, giữa Lãng mạn và Hiện thực. Từ Mộng đẹp mà có Thực đẹp; Thực đẹp là sự phát triển tự nhiên, lôgic, tất yếu của Mộng đẹp, là kết quả của Mộng đẹp đồng thời là sự minh chứng hùng hồn cho Mộng đẹp. Có Mộng đẹp thì mới có Thực đẹp, có "việc quân đang bận" trong giấc mơ trăng thì mới có ”tin thắng trận liên khu báo về" trong cảnh thực. Mộng và Thực hô ứng, xoắn xuýt, cộng hưởng với nhau hoàn chỉnh tứ thơ toàn bài. Và ta hiểu cái "tin thắng trận" này có nguồn gốc sâu xa từ con người mà trong giấc mơ trăng vẫn nhớ đến nhiệm vụ đánh giặc. Con người đẹp ấy có một giấc mơ đẹp và chính cái "đại mộng" này đã làm nên một bài thơ trăng vào loại đẹp nhất trong chuỗi ngọc thơ trăng của Bác: một bài thơ trăng đe báo tin thắng trận, một bài thơ đậm đà phong vị Đường thi nhưng lại ngời sáng tinh thần thời đại.
Nguyễn Thị Hồng Nhung
27 tháng 8 2017 lúc 7:18

Trăng vào cửa sổ đòi thơ

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau

Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu

Ấy tin thắng trận liên thu báo về

=>Nhân hóa

=>Đây là một trong nét đặc sắc thi pháp thơ Hồ Chí Minh. Và đặc biệt cách cấu tứ này giúp ngươi đọc cảm nhận được một điều hết sức tinh tế nhưng vô cùng sâu sắc của Bác đối với trăng. Bác yêu trăng, tình yêu đó gắn chặt với tình yêu Tổ quốc. Đây chính là bài học sâu sắc người đọc thu nhận được khi đọc lại những vần thơ trăng của Bác.

Đạt Trần
27 tháng 8 2017 lúc 10:52

Báo tiệp:

Nguyệt thôi song vấn: Thi thành vị?
Quân vụ nhưng mang vị tố thi.
Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng,
Chỉnh thị Liên khu báo tiệp thì.

Tin thắng trận:

Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau.
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu,
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về.
(Huy Cận dịch)

Mở bài thơ ra đã thấy trăng! Cũng lạ, mở đầu cho một bài thơ nói về “tin thắng trận” mà không có việc chiến trận, chuyện binh đao, lại chỉ có chuyện trăng thơ. Ấy vậy mà chuyện trăng thơ lại liên quan đến tin thắng trận, lại chuyển hóa thành tin thắng trận trong sự vận động độc đáo mà lôgic của tứ thơ: Mộng đẹp thành Thực đẹp, khiến cho bài thơ vừa tươi rói chất sống hiện thực lại dạt dào cảm hứng lãng mạn. Và đó chính là sự hài hòa tuyệt đẹp giữa cổ điển và hiện đại, thi sĩ và chiến sĩ trong hồn thơ Hồ Chí Minh để tạo nên bài thơ trăng – báo tiệp bất hủ này.

Bài thơ mang phong vị Đường thi rất đậm, từ giấc mộng trăng thơ say người đến tiếng chuông lầu trên núi cổ kính; nhưng rõ nhất là ở cấu trúc bài tứ tuyệt bốn câu thành hai phần cân đối nối tiếp nhau: cảnh Mộng trong hai câu đầu và cảnh Thực trong hai câu cuối. Mộng và Thực ở đây đều đẹp làm cho bài thơ vừa lung linh kì ảo lại ngời sáng rực rỡ.

Dễ thường ít có giấc mộng nào đẹp như giấc mộng đêm thu của Bác Hồ trong bài tứ tuyệt này. Và cũng hiếm thấy câu thơ nào lại chứa chan thi vị, mở ra một cảnh sắc thơ mộng kì ảo, một trời đầy trăng thơ say người đến thế:

Trăng vào cửa sổ đòi thơ

Chỉ một câu thơ mà nói rõ phẩm chất thi sĩ tuyệt vời của Bác. Không là thi sĩ đích thực, không mang một hồn thơ dạt dào nhạy cảm, không thể viết được một câu thơ như thế – nhất là trong những ngày bề bộn, căng thẳng của chiến trận. Câu thơ dịch của Huy Cận cũng đã “rất thơ”, nhưng nếu đọc nguyên tác chữ Hán ta sẽ phát hiện ra những điều mới mẻ, độc đáo trong hồn thơ của Bác. Trong giấc Mộng Đẹp này trăng nhập hẳn vào thế giới con người (điều chưa từng có trong thơ trăng Bác Hồ), thân mật trong cử chỉ (thôi song – đẩy cửa sổ), tự nhiên trong cách ăn nói (thi thành vị? – thơ xong chưa?), rõ ra người bạn tri âm tri kỉ thường đến với nhà thơ vào những đêm trăng đẹp. Bác phải yêu trăng và yêu thơ đến mức nào thì trăng – thơ mới đi vào trong giấc mơ của Bác để thành giấc mộng đêm thu tuyệt diệu,của Người.
Nhưng cái đẹp nhất của giấc mộng này không phải ở trăng – thơ mả ở chính con người. Yêu trăng và yêu thơ như thế, nhưng trăng và thơ đã lùi xuống hàng thứ hai để nhường chỗ cho điều mà, Bác quan tâm, lo lắng nhất – cũng là “ham muốn tột bậc” của Bác:

Quân vụ nhưng mang vị tố thi (Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau)

Và kì diệu biết bao, điều quan tâm lo lắng vì nước, vì dân ấy lại đến ngay cả trong giấc mơ khi Bác vừa chợp mắt sau một ngày làm việc căng thẳng. Bác tỉnh ngay cả ở trong mộng như xưa kia trong tù, Bác nhớ nước cả trong mơ. “Có đại giác thì mới có đại mộng” (Mai đình mộng kí) – đây là “đại mộng” của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh trong giấc mơ trăng của nhà thơ Hồ Chí Minh, là sự hài hòa tuyệt điệu giữa tinh thần chiến sĩ và cốt cách thi sĩ trong con người Bác. Trong cuộc đời và trong thơ ca, từ xưa đến nay, có giấc mộng nào đẹp hơn thế nữa?
Nhưng giấc mộng đêm thu ấy chỉ đẹp trọn vẹn với ý nghĩa sâu xa của nó chỉ tiếng chuông lầu báo tin thắng trận. Chuông lầu như cái bản lề nối liền Mộng và Thực, và bài thơ đã được phát triển theo cái tứ độc đáo: từ Mộng đẹp biến thành Thực đẹp:

Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu,
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về.

Nếu Mộng đẹp tràn ngập ánh trăng lung linh huyền ảo thì Thực đẹp lại rộn vang tiếng chuông giòn giã báo tin thắng trận. “Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng” – tiếng chuông lầu trên núi cổ kính như từ một thời xa xưa vọng về, lại mở ra một hiện thực sống động của cuộc sông đánh giặc ngày hôm nay, làm cho hiện thực ấy càng ngời sáng rực rỡ. Mộng đẹp và Thực đẹp ấy thống nhất với nhau trong cấu tứ thơ Đường: không trực tiếp mô tả sự việc mà chủ yếu là thống nhất hóa sự vật giữa hai mặt đối lập hay hai mặt tương ứng. Thơ trong tù của Bác thường thống nhất giữa hai mặt đối lập, còn thơ kháng chiến của Bác lại thường thống nhất giữa hai mặt tương ứng. Ở bài thơ này là sự thống nhất giữa Mộng đẹp và Thực đẹp, cũng là sự thống nhất giữa Tĩnh và Động, giữa Lãng mạn và Hiện thực. Từ Mộng đẹp mà có Thực đẹp; Thực đẹp là sự phát triển tự nhiên, lôgic, tất yếu của Mộng đẹp, là kết quả của Mộng đẹp đồng thời là sự minh chứng hùng hồn cho Mộng đẹp. Có Mộng đẹp thì mới có Thực đẹp, có “việc quân đang bận” trong giấc mơ trăng thì mới có ”tin thắng trận liên khu báo về” trong cảnh thực. Mộng và Thực hô ứng, xoắn xuýt, cộng hưởng với nhau hoàn chỉnh tứ thơ toàn bài. Và ta hiểu cái “tin thắng trận” này có nguồn gốc sâu xa từ con người mà trong giấc mơ trăng vẫn nhớ đến nhiệm vụ đánh giặc. Con người đẹp ấy có một giấc mơ đẹp và chính cái “đại mộng” này đã làm nên một bài thơ trăng vào loại đẹp nhất trong chuỗi ngọc thơ trăng của Bác: một bài thơ trăng đe báo tin thắng trận, một bài thơ đậm đà phong vị Đường thi nhưng lại ngời sáng tinh thần thời đại.

Nguyễn Thiên Hưng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
27 tháng 8 2017 lúc 9:54

Trường nào cũng vậy

Học trước ms kịp trương trình

Đạt Trần
27 tháng 8 2017 lúc 10:25

Trường mình cx pải học ms kịp chương trình đc bn nhé

Nhữ Thanh Hà
Xem chi tiết
Mai Hà Chi
31 tháng 8 2017 lúc 16:46

+ Quyền được sống còn: bao gồm quyền của trẻ em được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất. Đó là mức sống đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khoẻ. Trẻ em phải được khai sinh ngay sau khi ra đời.

+ Quyền được phát triển: gồm những điều kiện để trẻ em có thể phát triển đầy đủ nhất về cả tinh thần và đạo đức, bao gồm việc học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động văn hoá, tiếp nhận thông tin, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Trẻ em cần có sự yêu thương và cảm thông của cha mẹ để có thể phát triển hài hoà.

+ Quyền được bảo vệ: bao gồm những quy định như trẻ em phải được bảo vệ chống tất cả các hình thức bóc lột lao động, bóc lột và xâm hại tình dục, lạm dụng matuý, sao nhãng và bị bỏ rơi, bị bắt cóc và buôn bán. Trẻ em còn được bảo vệ khỏi sự can thiệp vô cớ vào thư tín và sự riêng tư.

Quyền được bảo vệ bao gồm cả không bị tra tấn, đánh đập và lạm dụng trong trường hợp trẻ em làm trái pháp luật hay bị giam giữ.

+ Quyền được tham gia: tạo mọi điều kiện cho trẻ em được tự do bày tỏ quan điểm và ý kiến về những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình. Trẻ em còn có quyền kết bạn, giao lưu và hội họp hoà bình, được tạo điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin và chọn lựa thông tin phù hợp

....

Nguyễn Thị Hồng Nhung
31 tháng 8 2017 lúc 16:42

Quyền có quốc tịch

Quyền được chăm sóc nuôi dưỡng

Quyền sống chung với cha mẹ

Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, nhân phẩm, danh dự

Quyền được học tập

Quyền vui chơi, giải trí

v.v..

Nhữ Thanh Hà
Xem chi tiết
Nhữ Thanh Hà
Xem chi tiết
Nhữ Thanh Hà
Xem chi tiết
Nhữ Thanh Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
1 tháng 9 2017 lúc 12:34

Bài1:

- Số thầy là số lôi thôi
Quanh năm lận đận, cạy nồi vét xoong.
Số thầy là số long đong
Quanh năm thầy chỉ đón non đoán già
Ốm đau chạy thuốc chạy thang
Đừng nghe thầy bói mua vàng cúng ma.
- Thầy bói nói dựa.
Chưa học đui, đã đòi bói ra sự thật.
No ăn thì đắt bói, đói ăn thì đắt khoai.
Nghe thầy bói đói rã họng.
-Thừa tiền thì đem mà cho,
Đừng có xem bói đem lo cho mình .
- Tiền buộc giải yếm bo bo,
Đưa cho thày bói thêm lo vào mình.
- Ốm đau chạy bữa thuốc thang,
Đừng đi xem bói mua vàng cúng ma.
- Thầy bói, thầy số, thầy đồng,
Nghe ba thầy ấy cái lông không còn.
- Miệng bà đồng lồng chim khướu.
- Hòn đất mà biết nói năng,
Thì thầy địa lí cái răng không còn.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
1 tháng 9 2017 lúc 12:40

Bài2:

Chú mèo mày trèo cây cau

Hỏi tăm chú chuột đi đâu vắng nhà

Chú chuột đi chợ đường xa

Mua mắm mua muối dỗ cha chú mèo

Nhữ Thanh Hà
Xem chi tiết
Linh Phương
1 tháng 9 2017 lúc 19:08

Bài ca dao trên là lời của những người nông dân ( có thể nói là của xã hội PK ). Dựa vào hình ảnh của cuộc đời phiêu bạt, những sự cố gắng của người nông dân trong xã hội cũ thật " Thương thay " thật đáng thương !

Nhữ Thanh Hà
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
1 tháng 9 2017 lúc 20:27
1. Những nỗi thương thân của người lao động thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài ca dao số 2: thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút sức lực cho kẻ khác; thương lũ kiến li ti là thương cho thân phận bé nhỏ suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn; thương cho con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai (biết ngày nào thôi); thương cho con cuốc là thương thân phận thấp bé, dù có than thở đến kiệt sức thì cũng không có người động lòng, thương xót. Bốn con vật, bốn nỗi khổ, bốn cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động. 2. - Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”: - Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày - Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa - Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu - Thân em như miếng cau khô Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày - Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt, người phàn rửa chân. - Các bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa. - Về nghệ thuật, ngoài mô típ mở đầu bằng cụm từ thân em (gợi ra nỗi buồn thương), các câu ca dao này thường sử dụng các hình ảnh ví von so sánh (để nói lên những cảnh đời, những thân phận, những lo lắng khác nhau của người phụ nữ). 6. Đọc câu ca, có thể thấy hình ảnh so sánh có những nét đặc biệt: - Trái bần, tên của loại quả đồng âm với từ bần có nghĩa là nghèo khó. - Hình ảnh trái bần trôi nổi. Không những thế, nó còn bị gió dập, sóng dồi. Sự vùi dập của gió, của sóng làm cho trái bần đã trôi nổi, lại càng bấp bênh vô định. Nó chỉ mong được dạt, được tấp vào đâu đó nhưng nào có được. Câu ca dao là lời than của người phụ nữ trong xã hội cũ về cuộc đời nghèo khó, phải chịu bao sóng gió của cuộc đời và không thể tự quyết định được số phận của mình.
Higurashi Kagome
14 tháng 12 2017 lúc 21:58

Vb1:su dung nghe thuat : the tho luc bat , an du, tu lay, cau hoi tu tu lam noi bat hinh anh con co tuong trung cho so phan cua nguoi dan chiu thuong , chiu kho, lan loi kiem an, song mot cuoc song vat va Vb2: su dung the tho luc bat, su dung hinh anh so sanh , an du va bieu cam lam noi bat hinh anh con tam , con kien , hac , quoc la hinh anh an du tuong trung cho so phan cua con nguoi doi khi bi oan trai , khong co ai benh vuc. Vb3 : su dung the tho luc bat , an du , so sanh tac dung la noi ve than phan , noi vat va , kho cuc cua nguoi phu nu trong xa hoi phong kien va ca ngay nay cung vay