Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, thay mặt ban quản trị Hoc24, em gửi lời cảm ơn và chúc mừng các thầy cô giáo trên cộng đồng Hoc24. Kính chúc các thầy cô nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp.
Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, thay mặt ban quản trị Hoc24, em gửi lời cảm ơn và chúc mừng các thầy cô giáo trên cộng đồng Hoc24. Kính chúc các thầy cô nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp.
Em cũng xin gửi lời chúc mừng 20/11 đến các thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, thành đạt, hạnh phúc và công tác tốt. Trẻ mãi không già , ăn mãi không béo .
Em chúc các thầy cô khỏe mạnh để tiếp tục cho sự việc trồng người ạ !
Nhân ngày 20/11 em chúc thầy cô luôn tràn đầy năng lượng và sức khỏe. Cảm ơn thầy cô đã dành cả trái tim và tâm huyết để truyền dạy kiến thức cho chúng em. Chúng em sẽ luôn nhớ mãi những bài học quý giá từ thầy cô."
A.Ethylene
Giải thích: Ethylene có CT là \(C_2H_4\) có cấu trúc phân tử có 2 Carbon liên kết với nhau bằng liên kết đôi.Vậy nên là khi trải qua quá trình trùng hợp,các liên kết đôi sẽ bị phá vỡ,cho phép các pt ethylene nối lại với nhau tạo thành chuỗi polymer dài,kết quá cuối cùng là tạo thành PE (polyethylene)
-Còn Ethanol (Hay còn gọi là rượu) thì dựa trên công thức hoá học thì ethanol cũng chứa carbon có thể tham gia vào phản ứng nhưng mà nó ko thể trùng hợp tạo thành polyethylene.Đổi lại thì ethanol có thể tham gia vào phản ứng este hoá và oxy hoá
Thiết kế và dự đoán hiện tượng thí nghiệm chứng minh sự ảnh hưởng của các yếu tố nồng độ, nhiệt độ, chất xúc tác và diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng hóa học bằng cách sử dụng các hóa chất dưới đây. Các dụng cụ, thiết bị coi như có đủ.
câu hỏi hay toàn lớp lớn vậy em ko trả lời được em 2013
Hi bạn cùng năm nek
Mí bn ko trả lời đc thì mí a cj lớp 10 trl đc á! (mik cx 2k13)
CHUYÊN MỤC MỚI - MỖI NGÀY MỘT CÂU HỎI HOẶC MỘT BÀI TẬP HOÁ HỌC
Thể lệ: Mỗi ngày mình sẽ đăng 1 câu hỏi được trích từ SGK hoặc là từ giáo viên của mình mở rộng, các câu hỏi trong SGV, tài liệu giáo trình cũng như các câu hỏi liên môn ứng dụng thực tiễn, câu hỏi từ các chương trình truyền hình, các câu hỏi từ các đề thi HSG - Olympic - Trại hè,...
Dạng câu hỏi: Câu hỏi giải thích vận dụng hoặc bài tập
Phạm vi: Môn Hoá học (hoặc có thể tích hợp liên môn)
Cách thức tham gia: Trả lời dưới phần bình luận dưới câu hỏi đăng đề
Phần thưởng: Trao thưởng cho các câu trả lời hay và chính xác từ 2-3GP, một số ngày đặc biệt thưởng x2 từ 4-6GP
Câu hỏi ngày 1 [04.12.2023] : Cho CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 32,85%, sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X trong đó nồng độ HCl là 24,2% và CaCl2 là a%. Hãy xác định giá trị của a.
Cuối cùng, chúc các bạn làm tốt, tích cực làm bài mai có số tiếp theo nha ^^
Áp dụng định luật bảo toàn Clo, ta được:
\(\%Cl\left(pư\right)=\%Cl\left(sp\right)\)
=>\(32,85\%=24,2\%+\left(2a\right)\%\)
=>\(32,85=24,2+a\cdot2\)
=>\(a\cdot2=32,85-24,2=8,65\)
=>\(a=\dfrac{8.65}{2}=4.325\)
Một số giáo viên hay học sinh khi làm bài tập vẫn viết phản ứng như sau:
\(MgCl_2+2NH_3+2H_2O\rightarrow Mg\left(OH\right)_2+2NH_4Cl\)
Theo em phản ứng trên có hợp lý ở mặt thực tiễn hay không và vì sao?
Hm thưởng thì mình chưa biết :))
Các số liệu hay dẫn chứng để chứng minh cho bài làm của mình các bạn đều có thể tự tìm và trích dẫn lại là được nhé!
- Phản ứng MgCl2 + 2NH3 + 2H2O → Mg(OH)2 + 2NH4Cl không hợp lý trong mặt thực tiễn. Các lý do bao gồm:
+ Không thể xảy ra tự nhiên: Phản ứng này không phù hợp với các quy tắc và nguyên tắc cơ bản của hoá học. Trong môi trường nước, MgCl2 sẽ tạo thành ion Mg2+ và Cl-, còn NH3 sẽ tạo thành ion NH4+ và OH-. Do đó, phản ứng trên không thể xảy ra tự nhiên.
+ Không tuân theo quy tắc bảo toàn nguyên tố: Phản ứng trên không tuân theo quy tắc bảo toàn nguyên tố. Trong phản ứng, nguyên tố Cl trong MgCl2 biến mất và không xuất hiện trong sản phẩm, trong khi nguyên tố N trong NH3 không được tạo ra.
+ Thiếu thông tin chi tiết: Phản ứng trên không cung cấp đủ thông tin chi tiết về điều kiện phản ứng, nhiệt độ, áp suất và chất xúc tác. Các yếu tố này có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng xảy ra của phản ứng.
Anh là giáo viên vậy anh có viết vậy không? Vì sao? Thưởng thì ko có ạ.
TÀI LIỆU TỔNG HỢP ĐẦY ĐỦ LÝ THUYẾT- BÀI TẬP CHI TIẾT dành riêng cho học sinh lớp 10
Các em học sinh lớp 10 nhận tài liệu Hóa ở đây nha https://bom.so/NIXsjE
CẬP NHẬT ĐỀ THI THPTQG 2023 - MÔN HOÁ HỌC
Mã đề 201:
Các em hãy tìm tên của 5 nguyên tố hóa học (theo Tiếng Anh) trong những ô chữ này nhé. Bạn có câu trả lời đúng và nhanh nhất sẽ nhận được 3 GP.
*cái oxy em k chắc á cô:<< em tìm được mấy nguyên tố này th ạ:<.
Em hãy phân tích câu nói của bạn Văn và câu nói của bạn Hóa theo góc độ Văn học và góc độ Hóa học nhé!
10 GP sẽ được tặng cho bạn có câu trả lời hay nhất, chính xác nhất (không copy).
"Không có lửa làm sao có khói"
Đó là một câu tục ngữ rất nổi tiếng trong Văn học Việt Nam. Có lẽ không ai trong chúng ta là chưa được nghe câu nói này, kể cả là trong học tập, trong công việc, trong cuộc sống, hay thậm chí là trong truyện và cả phim ảnh nữa... Đã gọi là tục ngữ thì đương nhiên cũng có thể xem đây là những thứ tinh tuý đã được đúc kết lại trong quá trình lịch sử của ông cha ta - những thế hệ đi trước. Về độ chính xác của nó thì có lẽ không ai có thể phủ nhận được. Nhưng, đó là khi mà chúng ta chưa được học môn Hoá học...
Theo Hoá học, không phải cứ có lửa thì sẽ có khói, và ngược lại, có khói chưa chắc thì đã cần lửa. Chúng ta có thể xem xét một số ví dụ mà có thể các bạn đã biết và đã được học. NH3 tác dụng với HCl sẽ tạo thành NH4Cl - đây là một loại khói trắng (chỉ trông giống khói trắng thôi vì thực chất thì nó lại là tinh thể chứ không phải là các phân tử khí), và lẽ dĩ nhiên, chúng được sinh ra nhờ phản ứng hoá học chứ đâu cần lửa nhỉ?... Chưa hết, còn một chất mà các bạn đã được học, xenlulozo trinitrat, đây là một chất dễ cháy, nổ mạnh và không sinh ra khói trong quá trình bị đốt, chúng còn được ứng dụng để làm thuốc súng không khói. Vậy... có phải đây chính là ví dụ về việc có lửa mà lại không có khói không nhỉ?
Vậy, liệu có phải, tổ tiên chúng ta đã sai lầm khi nói như vậy? Hay là do... thời đó chưa được học Hoá học nên tổ tiên của chúng ta chưa biết nhỉ? Có thể lắm chứ? Nhưng mình thì lại không nghĩ như vậy, muốn xem tổ tiên của chúng ta có sai hay không, chúng ta nên xét mục đích của câu nói này và tính ẩn dụ đằng sau nó... Hay nói đúng hơn, là xét theo góc nhìn Văn học.
Theo Văn học, có lẽ ai chúng ta cũng hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ "Không có lửa làm sao có khói" rồi đúng chứ nhỉ? Thực chất, ông cha ta chỉ muốn nhắn gửi thông điệp đến chúng ta rằng mọi việc trên đời đều có nguyên do của nó, chẳng có thứ gì tự nhiên sinh ra, mà đó là một quá trình để biến nó trở thành như vậy. Vì vậy, khi gặp một vấn đề nào đó, ta không nên vội vàng đưa ra phán xét, mà phải suy nghĩ, tìm hiểu nguyên do của vấn đề đó, suy rộng ra đa chiều để có thể nhìn nhận một cách đúng đắn. Và có lẽ, từ câu tục ngữ này chúng ta cũng có thể suy ngẫm một cách nghiêm túc về những vấn đề sâu xa hơn được suy ra từ nó... Mà mình tin rằng mỗi người sẽ có một cảm nhận khác biệt so với những người khác đúng không nào?
Như vậy, rõ ràng câu tục ngữ "Không có lửa làm sao có khói" không hề sai nếu chúng ta nhìn theo góc nhìn Văn học, và tất nhiên nếu chúng ta xét theo mục đích của câu tục ngữ, thì rõ ràng đây là một thông điệp được đúc kết mà ông cha ta muốn gửi cho chúng ta thông qua một hình ảnh dễ thấy và dễ hiểu. Việc nhìn nhận nó theo góc nhìn đa chiều, về Văn học, về Hoá học,... là một điều rất tốt và thú vị vì nó cho chúng ta nhìn thấy được cách nhìn khác nhau về một sự việc. Tuy nhiên, đó không phải là lý do để chúng ta bảo rằng câu tục ngữ này chưa đúng chỉ vì nhìn qua góc nhìn của những lĩnh vực khác, bởi vì suy cho cùng, đó chỉ là một hình ảnh ẩn dụ để ông cha ta dạy cho chúng ta về cuộc sống, chứ không phải là dạy cho chúng ta về khoa học. Vì vậy, mình vẫn thấy nhìn theo góc nhìn Văn học, góc nhìn của cuộc sống sẽ hay hơn nhiều nếu ta gặp những câu tục ngữ như thế này...
Cảm ơn cô và các bạn đã đọc, lâu rồi em mới viết văn lại nên có thể nhiều chỗ chưa được hay, mong mọi người thông cảm ạ...
Theo góc độ của hóa :
Thí nghiệm của dân chuyên Hóa như sau: “NH3 + HCl => NH4Cl, phản ứng này tạo ra khói trắng hoàn toàn không cần tới lửa. Cụ thể khi lấy một ít xenlulozo nhúng với HNO3, sử dụng H2SO4 đặc làm chất xúc tác với điều kiện dùng ông sinh hàn hồi lưu.
Theo góc độ của văn :
Câu thành ngữ “Không có lửa làm sao có khói” muốn nói rằng mọi chuyện xảy ra trên đời này đều có nguyên nhân của nó, không có tự nhiên mà thế này hay thế kia. Đó là Văn học nhận định còn Hóa học thì có gì đó không đúng. Điển hình như trên mạng nhiều người lan truyền cho nhau một phản ứng hóa học không có lửa cũng có khói
Góc độ của bạn văn:
Không có lửa thì lửa sẽ không đốt cháy để tạo ra khói.
Góc độ của bạn hóa:
Lấy một ít xenlulozơ nhúng với HNO3, sử dụng H2SO4 đặc làm chất xúc tác với điều kiện dùng ống sinh hàn hồi lưu. Để 2 chất phản ứng với nhau trong khoảng từ 5-6 tiếng sẽ tạo ra chất xenlulozơ trinitrat
[CÂU HỎI HOÁ HỌC - KIẾN THỨC THỰC TẾ]
3GP cho câu trả lời đúng nhé!
Bằng kiến thức hoá học, các em hãy giải thích: "Tại sao khi lên men rượu (ancol etylic) thì cần ủ kín còn khi lên men giấm thì lại để thoáng khí?"
Theo ý kiến của em thì chắc trong khi lên men rượu, trong rượu có cồn nên sẽ bay hơi nếu ủ thoáng khí sẽ lm cho bay hơi, giấm thì không có cồn nên sẽ ko bay hơi, e chưa lp 9=))
- Khi lên men rượu cần ủ kín vì men rượu hoạt động không cần oxi, nó chuyển hoá đường thành rượu và khí CO2. Trong trường hợp không ủ kín rượu tạo thành sẽ tác dụng với oxi ngoài không khí tạo giấm:
\(C_2H_5OH+O_2\rightarrow CH_3COOH+H_2O\)
- Còn khi lên men giấm thì cần oxi để oxi hoá rượu thành giấm
bài làm của Nhật Văn nên có thêm chữ kham khảo nhé!
Chúc a Kudo năm mới vv, an khang thịnh vượng, ăn tết vv bên gđ và người thân và đạt thành tích cao trọng học tập ạ :).
Còn cái bài Hóa kia thì em xin thua, mặc dù là hs ngoan của cô Hóa, nma mới lp 7 thoi, mới chơi tới hóa trị thôi, nên e nhường lại cho mấy a cj k9 chơi nhe:))).
Mù Hóa belike :)). Phục thật :>
Anh biết làm nma anh k biết làm nên là anh ko biết làm và anh cũng k biết làm nha