Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hà Đức Thọ
Xem chi tiết

Em cũng xin gửi lời chúc mừng 20/11 đến các thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, thành đạt, hạnh phúc và công tác tốt. Trẻ mãi không già , ăn mãi không béo .

456
Hôm qua lúc 10:05

Em chúc các thầy cô khỏe mạnh để tiếp tục cho sự việc trồng người ạ !

Phan Văn Toàn
Hôm qua lúc 11:15

Nhân ngày 20/11 em chúc thầy cô luôn tràn đầy năng lượng và sức khỏe. Cảm ơn thầy cô đã dành cả trái tim và tâm huyết để truyền dạy kiến thức cho chúng em. Chúng em sẽ luôn nhớ mãi những bài học quý giá từ thầy cô."

Đỗ Quyên
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
11 tháng 4 2021 lúc 10:22

Cô ơi làm phần khối 12 đii ạ!

︵✰Ah
11 tháng 4 2021 lúc 10:21

Sao khi nhấn vào hình ảnh nó lại tự xoay vậy cô ?

thanh ngan nguyen
11 tháng 4 2021 lúc 16:24

con cảm ơn cô

Đỗ Quyên
Xem chi tiết
Minh Hiếu
1 tháng 11 2021 lúc 5:20

lần đầu thấy cô gửi mà không ai rep

Đỗ Quyên
Xem chi tiết
︵✰Ah
3 tháng 2 2021 lúc 14:09

 Sự Tích :

Truyện kể rằng, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao, tuy ăn ở mặn nồng thiết tha với nhau nhưng mãi không có con. Vì vậy, Trọng Cao dần dần kiếm cớ gây chuyện và xô xát dằn vặt vợ mình.

Cho đến một hôm chỉ vì chuyện nhỏ mà Trọng Cao biến thành chuyện lớn đánh Thị Nhi và đuổi ra khỏi nhà. Thị Nhi vì thế mà bỏ nhà đi lang thang đến một nơi xứ khác, sau đó gặp và phải lòng Phạm Lang. Sau đó, hai người này kết duyên thành vợ chồng. Còn Trọng Cao sau đó nguôi giận, ân hận vì đã đuổi vợ nhưng lúc đó Thị Nhi đã bỏ đi xa rồi. Vì quá day dứt và nhớ nhung người vợ của mình, Trọng Cao đã lên đường tìm kiếm vợ.

Ngày này qua tháng nọ, Trọng Cao tìm mãi mà không thấy, trong tay thì không còn gì, gạo hết, tiền hết nên anh phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Tình cờ sau đó Trọng Cao đã ăn xin đúng nhà của Thị Nhi. Nhân lúc Phạm Lang không có ở nhà và nhận ra chồng cũ, Thị Nhi mời Trọng Cao vào nhà, nấu cơm mời anh. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về, Thị Nhi sợ chồng nghi oan nên đã giấu Trọng Cao dưới đống rạ sau vườn. Trọng Cao khi đó vì quá mệt nên đã ngủ thiếp đi và không biết gì.

 Không may mắn khi đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng, thấy lửa cháy nên Thị Nhi đã lao mình vào đống lửa cứu Trọng Cao. Phạm Lang khi đó thương vợ nên cũng nhảy theo vào cứu và cả ba đều chết trong đống lửa.

Ngọc Hoàng thương tình thấy cả 3 người khi còn sống đều có nghĩa có tình nên phong cho làm vua Bếp (hay còn gọi là Định phúc Táo Quân). Khi đó, gia đình Táo gồm 1 bà 2 ông, Phạm Lang được phong là Thổ Công trông coi việc trong bếp, Trọng Cao là Thổ Địa trông coi việc trong nhà và Thị Nhi là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. Ngoài việc định đoạt may, rủi, phúc, họa của gia chủ thì các vị Táo này còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Đỗ Minh Châu
3 tháng 2 2021 lúc 14:28

Ông Công ông Táo trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng được Việt hóa thành sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.

Tích của người Việt kể rằng, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ.

Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Day dứt và nhớ quay quắt, Cao lên đường tìm kiếm vợ.

Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, may cho Cao, tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Nhi, nhằm lúc Phạm Lang đi vắng. Nhi sớm nhận ra người hành khất đúng là người chồng cũ. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.

 

Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi lao mình vào cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.

Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Lập_😘💗
3 tháng 2 2021 lúc 14:37

Nguồn: https://giadinhvaphapluat.vn/nguon-goc-y-nghia-tuc-cung-ong-cong-ong-tao-p71262.html

Nguồn gốc ông Công ông Táo

Về sự tích vua Bếp, có nhiều truyền thuyết được dân gian truyền lại, trong đó, phổ biến nhất là truyện thường được kể dưới nhan đề Sự tích ông đầu râu hay Sự tích vua Bếp với rất nhiều dị bản.

Có nhiều sự tích ông Công ông Táo được lưu truyền trong dân gian - Ảnh minh họa

Theo giáo sư Trần Ngọc Thêm trong Cơ sở Văn hóa Việt Nam, ngày xưa có hai vợ chồng nghèo khổ, sau một năm mất mùa, người chồng phải đi làm ăn xa, nhiều năm bặt tin không về. Người vợ để tang chồng, sau đó, nối duyên với một người đã cưu mang nàng.

Một ngày kia, trong khi người chồng mới đi vắng, người chồng cũ bỗng trở về. Lúc này, người vợ chỉ biết ôm chồng cũ khóc than rồi đem cơm rượu cho ăn. Sợ điều tiếng, người vợ bảo chồng cũ ra đống rơm núp tạm. Người chồng mới về nhà, vào bếp lấy tro bón ruộng nhưng không có, bèn đốt đống rơm, vô tình giết người chồng cũ.

Thấy chồng cũ chết oan uổng trong đống rơm, người vợ thương xót nên nhảy vào lửa cùng chết. Người chồng mới thấy vậy, thương vợ nên cũng nhảy vào lửa chết theo dù chưa hiểu đầu đuôi câu chuyện.

Trời thấy ba người sống đầy tình nghĩa nên phong cho họ làm vua Bếp để được gần nhau mãi mãi và để lửa luôn đốt nóng tình yêu của họ. Trong bộ ba đó, người chồng mới là Thổ Công trông nom việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà và người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.

Ngoài ra, tác giả Nhất Thanh trong Đất lề quê thói cho biết theo học phái Lão Tử, ông Công là một vị thần trông coi việc thiện, ác của từng gia đình để cuối năm lên tâu Ngọc Hoàng.

Theo Nhất Thanh, người dân không suy nghĩ về sự khác biệt giữa các truyền thuyết, họ chỉ biết thành kính phụng thờ, tin tưởng thần lực uy quyền. Họ thường nghĩ đến Táo quân khi trong nhà có việc không suôn sẻ.

Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm các gia đình Việt lại chuẩn bị mâm lễ cúng Táo Quân - Ảnh minh họa

Ý nghĩa tục cúng ông Công ông Táo

Không những định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình, phước đức từ những việc làm đúng theo đạo lý của gia chủ và những người trong nhà; các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà. Ngoài ra, theo học phái Lão Tử, ông Công là một vị thần trông coi việc thiện, ác của từng gia đình để cuối năm lên tâu Ngọc Hoàng.

Người dân thành kính phụng thờ, tin tưởng thần lực của các vị Táo quân. Họ thường nghĩ đến Táo quân khi trong nhà có việc không suôn sẻ.

Thường ngày, Táo quân ghi lại những công tội, tốt xấu của mọi người để đến ngày trở về trời báo cáo với Ngọc Hoàng, làm cơ sở để thưởng cho cái tốt và phạt cái xấu. Vì vậy, để được Táo quân phù trợ, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất trọng thể.

Theo giáo sư Trần Ngọc Thêm, một năm mở đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng Tết ông Táo vào 23 tháng Chạp. Đến đêm 30 tháng Chạp, ông Táo trở về cùng gia đình bước vào năm mới. Như vậy, hệ thống lễ Tết làm thành một chu trình khép kín, âm dương chuyển hóa cho nhau.

Ngoài ra, ông cũng lý giải về mối quan hệ giữa Thổ Công (địa thần) với ông bà tổ tiên (nhân thần). Cụ thể, Thổ Công định đoạt phúc họa cho cả nhà nên là vị thần quan trọng nhất nhưng ông bà tổ tiên được tôn kính nhất.

Để không làm mất lòng ai, người dân xếp cho tổ tiên ngự tại bàn thờ tôn kính nhất ở gian giữa, còn Thổ Công ở gian bên trái (theo Ngũ hành, bên trái - phương Đông là nơi quan trọng thứ hai sau trung tâm).

Tuy địa vị kém nhân thần nhưng quyền lực của địa thần lại lớn hơn, Thổ Công được coi là Đệ nhất gia chi chủ. Mỗi khi giỗ cha mẹ, người dân đều phải khấn Thổ Công trước rồi xin phép cho cha mẹ được về "phối hưởng".

Đỗ Quyên
Xem chi tiết
Minh Nhân
27 tháng 1 2021 lúc 10:45

1. Sự ra đời của giấy viết

Thời cổ đại, trước khi phát hiện ra giấy và nghề in, tổ tiên chúng ta đã phải dùng những thanh tre, thanh gỗ ghi chép lại để truyền bá văn hóa, tri thức cho mọi người. Vào thời Tây Hán, Trung Quốc đã bắt đầu phát minh ra giấy. Vì phương pháp sản xuất còn thô sơ, giấy hồi đó vẫn chưa được dùng để viết sách.Đến thời Đông Hán, nhà phát minh Sái Luân trên cơ sở của giấy Tây Hán đã cải tiến nghề làm giấy. Ông dùng vỏ cây, dây đay, vải rách... để làm nguyên liệu sản xuất giấy. Loại giấy này trong các sách cổ gọi là "giấy Sài Hầu".

 

2. Nghề in ấn ra đời

 

Sau khi giấy được sử dụng rộng rãi, dần dần thay thế các thanh tre và các tấm vải để dùng viết sách. Nhưng thời đó vẫn chưa phát minh ra nghề in. Một cuốn sách muốn nhân bản thành nhiều cuốn khác nhau phải tốn rất nhiều công, thời gian, ảnh hưởng tới việc phổ cập, truyền bá văn hóa.Khởi nguồn của nghề in trước hết phải nói đến các con dấu và bia khắc. Con dấu là các hình và chữ khắc trên ngọc, gỗ hoặc đá, chúng xuất hiện sớm nhất vào thời Xuân thu Chiến quốc.Theo sử ký, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, muốn chiến công của mình được lưu lại muôn đời, ông đã cho khắc vào bia đá ở nhiều nơi. Năm 175, theo đề nghị của nhà học giả Sái Ung, hoàng đế đã sai khắc "Ngũ Kinh" của đạo Nho vào bia đá để các học sinh viết theo. Hai trăm năm sau, có người đã phát minh ra phương pháp "vỗ" vào bia đá, tạo ra ấn phẩm đầu tiên trên thế giới. 

 

 

Việc sử dụng con dấu và đá khắc lâu đài đã tạo điều kiện cho nghề in ra đời. Tổ tiên ta khi sử dụng con dấu, vẫn phải bôi lên mặt con dấu một lớp bùn in mỏng, gọi là "phong nê" (phủ bùn). Từ sự gợi ý của con dấu, người ta khắc những trang sách lên tấm gỗ giống như khắc những con dấu rồi đem in. bản in cổ nhất theo cách này còn lưu lại đến bây giờ là cuốn "Kinh Kim Cương" vào năm Hàm Thông thứ 9 đời Đường, tức năm 686

 

Phát minh in bằng bản khắc đã đưa nghề in tiến bộ thêm một bước lớn, nhưng in một cuốn sách vẫn mất quá nhiều thời gian, cần phải cải tiến. Trải qua rất nhiều cố gắng, đến đời Tống, Tất Thăng đã phát minh ra lối in chữ rời. Ông đã lấy keo đất làm thành các phôi theo cùng một quy cách. Một đầu khắc chữ ngược bỏ vào lò nung cho cứng lại, thế là thành các chữ rời (bằng sứ). 

 

Chữ rời được xếp thành bảng, dùng một khung ván bằng sắt, trước hết quét lên ván sắt một lớp sáp và nhựa thông, sau đó nhặt một chữ rời xếp vào trong khung. Xếp đầy một khung làm thành một bản, sau đó hơ lên lửa, sáp và nhựa thông sẽ chảy ra, người ta lại lấy mặt ván phẳng ép lên, sáp và nhựa thông đông cứng lại, chữ rời sẽ bám chặt vào ván sắt, lúc này chúng ta có thể quét mực đặt giấy, lăn ép để in. Phát minh này sau đó được cải tiến lên với các chữ rời bằng đồng, chì...Nghề in của Trung Quốc phát minh đã góp phần đẩy mạnh sự phát triển văn hóa trên toàn thế giới.

 

Ngày nay, nghề in càng được hoàn thiện hơn cùng với sự phát triển của khoa học hiện đại.

❤ ~~ Yến ~~ ❤
27 tháng 1 2021 lúc 13:56

Giấy và nghề in được phát minh như thế nào?

* Giấy:

Vào thời Tây Hán, Trung Quốc đã bắt đầu phát minh ra giấy. Nhưng phương pháp sản xuất còn thô sơ, giấy hồi đó vẫn chưa được dùng để viết. Đến thời Đông Hán, nhà phát minh Sái Luân, vào năm 105, đã cải tiến nghề làm giấy. Ông dùng vỏ cây, vải rách… để làm nguyên liệu sản xuất giấy. Sau khi giấy được phát minh và sử dụng rộng rãi, dần dần thay thế cho các thanh tre, thanh gỗ và các tấm vải để dùng viết sách.

*Nghề in:

Một cuốn sách muốn trở thành nhiều cuốn khác phải tốn rất nhiều công sức, thời gian, ảnh hưởng đến việc phổ cập và truyền bá văn hoá. Tổ tiên ta đã tích cực tìm cách cuối cùng đã hoàn thành công trình truyền bá văn hoá - nghề in đã được phát minh. 

Khởi nguồn của nghề in, phải nói đến là các con dấu và bia khắc. Con dấu là các hình và chữ khắc trên ngọc, gỗ hoặc đá. Chúng xuất hiện sớm nhất vào thời Xuân thu Chiến quốc. Theo “Sử Ký”, sau khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, muốn chiến công của mình được lưu lại muôn đời, ông đã cho khắc vào bia đá ở nhiều nơi. Năm 175, theo đề nghị của nhà học giả Sái Ung, Hoàng đế đã sai khắc “Ngũ kinh” của đạo Nho vào bia đá, để các học sinh viết theo. Hai trăm năm sau, có người đã phát minh ra phương pháp “vỗ” vào bia đá, tạo ra ấn phẩm đầu tiên trên thế giới.

Việc sử dụng con dấu và đá khắc lâu dài đã tạo điều kiện cho nghề in ra đời. Tổ tiên ta khi sử dụng con dấu, vẫn phải bôi lên mặt con dấu một lớp bùn in mỏng.Từ sự gợi ý của con dấu, người ta khắc những trang sách lên tấm gỗ giống như khắc những con dấu, rồi đem in. Trải qua rất nhiều cố gắng của nhiều người, đến đời Tống, Tất Thăng đã phát minh ra lối in chữ rời. Ông đã lấy keo đất làm thành các phôi theo cùng một quy cách. Mỗi đầu khắc chữ ngược, bỏ vào lò nung cho cứng lại, thế là thành các chữ rời (bằng sứ). Chữ rời được xếp thành bảng, dùng một khung ván bằng sắt, trước hết quét lên ván sắt một lớp sáp và nhựa thông, sau đó nhặt một chữ rời xếp vào trong khung. Xếp đầy một khung làm thành một bản. Sau đó hơ lên lửa, sáp và nhựa thông sẽ chảy ra, người ta lại lấy mặt ván phẳng ép lên, sáp và nhựa thông đông cứng lại, chữ rời sẽ bám chặt vào ván sắt, lúc này chúng ta có thể quét mực đặt giấy, lăn ép để in. Phát minh này sau đó đã được cải tiến lên với các chữ rời bằng đồng, bằng chì…

Skyler
27 tháng 1 2021 lúc 14:38

Giấy in được phát minh như thế nào ?

Vào thời Tây Hán, Trung Quốc đã bắt đầu phát minh ra giấy. Nhưng phương pháp sản xuất còn thô sơ, giấy hồi đó vẫn chưa được dùng để viết. Đến thời Đông Hán, nhà phát minh Sái Luân, vào năm 105, đã cải tiến nghề làm giấy. Ông dùng vỏ cây, vải rách… để làm nguyên liệu sản xuất giấy. Sau khi giấy được phát minh và sử dụng rộng rãi, dần dần thay thế cho các thanh tre, thanh gỗ và các tấm vải để dùng viết sách.

Nghề in được phát minh như thế nào ?

Một cuốn sách muốn trở thành nhiều cuốn khác phải tốn rất nhiều công sức, thời gian, ảnh hưởng đến việc phổ cập và truyền bá văn hoá. Tổ tiên ta đã tích cực tìm cách cuối cùng đã hoàn thành công trình truyền bá văn hoá - nghề in đã được phát minh. Khởi nguồn của nghề in, phải nói đến là các con dấu và bia khắc. Con dấu là các hình và chữ khắc trên ngọc, gỗ hoặc đá. Chúng xuất hiện sớm nhất vào thời Xuân thu Chiến quốc. Theo “Sử Ký”, sau khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, muốn chiến công của mình được lưu lại muôn đời, ông đã cho khắc vào bia đá ở nhiều nơi. Năm 175, theo đề nghị của nhà học giả Sái Ung, Hoàng đế đã sai khắc “Ngũ kinh” của đạo Nho vào bia đá, để các học sinh viết theo. Hai trăm năm sau, có người đã phát minh ra phương pháp “vỗ” vào bia đá, tạo ra ấn phẩm đầu tiên trên thế giới.

Việc sử dụng con dấu và đá khắc lâu dài đã tạo điều kiện cho nghề in ra đời. Tổ tiên ta khi sử dụng con dấu, vẫn phải bôi lên mặt con dấu một lớp bùn in mỏng.Từ sự gợi ý của con dấu, người ta khắc những trang sách lên tấm gỗ giống như khắc những con dấu, rồi đem in. Trải qua rất nhiều cố gắng của nhiều người, đến đời Tống, Tất Thăng đã phát minh ra lối in chữ rời. Ông đã lấy keo đất làm thành các phôi theo cùng một quy cách. Mỗi đầu khắc chữ ngược, bỏ vào lò nung cho cứng lại, thế là thành các chữ rời (bằng sứ). Chữ rời được xếp thành bảng, dùng một khung ván bằng sắt, trước hết quét lên ván sắt một lớp sáp và nhựa thông, sau đó nhặt một chữ rời xếp vào trong khung. Xếp đầy một khung làm thành một bản. Sau đó hơ lên lửa, sáp và nhựa thông sẽ chảy ra, người ta lại lấy mặt ván phẳng ép lên, sáp và nhựa thông đông cứng lại, chữ rời sẽ bám chặt vào ván sắt, lúc này chúng ta có thể quét mực đặt giấy, lăn ép để in. Phát minh này sau đó đã được cải tiến lên với các chữ rời bằng đồng, bằng c

Đỗ Quyên
Xem chi tiết
Trịnh Long
24 tháng 1 2021 lúc 9:28

Trong một năm có nhiều ngày, nhiều dịp Tết và trong những dịp Tết đó thì Tết Nguyên đán là quan trọng nhất.

"Nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm. Nguyên đán có nghĩa là ngày đầu tiên/buổi sáng đầu tiên trong một năm.

Ngoài ra, nhiều người cũng lí giải từ "nguyên" còn thể hiện cho sự đầy đủ, tròn trịa, trọn vẹn và cũng vì thế, Tết Nguyên đán còn có một ý nghĩa khác biểu trưng cho ước muốn cuộc sống luôn được ấm no, đầy đủ của người dân.

Ở Trung Quốc thời xưa, thiếp chúc Tết cũng được gọi là thích, là thiếp, cũng có khi gọi là môn trạng. Thiếp xuất hiện sớm nhất dưới triều nhà Tống. Thời đó rất thịnh hành việc hàng năm gửi thiếp chúc Tết. Tương truyền hoạ sỹ của triều đình Nam Tống là Lý Tung có vẽ bức “Tuế chiêu đồ” (Bức tranh sáng đẩu năm), trên đó vẽ cả nhà chủ nhân đang đón tiếp khách khứa trong viện, khi đó các gia nhân trong căn nhà bên cạnh nhận những tờ thiếp giấy đỏ để mừng năm mới. Trên các tờ thiếp màu đỏ ấy người ta ghi họ tên của mình gửi tới bạn bè để tỏ ý chúc mừng. Vì loại thiếp này là nhờ người khác mang đi cho nên gọi là thiệp chúc  Tết.

Nguyễn Duy Khang
24 tháng 1 2021 lúc 9:28

"Nguyên" có nghĩa là bắt đầu, tức là thứ nhất

"Đán" có nghĩa là ngày

Ghép hai từ này lại ta được từ "nguyên đán" có nghĩa là ngày đầu năm

Tên gọi này có nguồn gốc từ Trung Quốc

Năm 1911 sau cách mạng Tân Hợi, Trung Quốc tính năm theo Công nguyên, bắt đẩu coi trọng ngày tết Nguyên đán, vì thế cho nên việc ăn mừng năm mới cũng theo năm mới dương lịch, thiếp chúc mừng năm mới cũng bắt đẩu có từ ngày ấy

 

 

Nguyễn Lê Phước Thịnh
24 tháng 1 2021 lúc 9:30

*Vì sao ngày đầu năm được gọi là ''Nguyên Đán''

Nguyên thuỷ của Tết là từ “Tết Nguyên Đán”. Tết Nguyên Đán thường được gọi tắt là Tết.Tết có nghĩa là Tiết, như thời tiết, mùa. Nguyên có nghĩa là đầu tiên hoặc sự khởi đầu. Đán có nghĩa là ngày hoặc là buổi sáng sớm. Vì vậy Tiết Nguyên Đán có nghĩa là buổi sáng đầu tiên của mùa xuân hoặc đúng hơn là ngày đầu tiên của năm âm lịch. Tết là ngày lễ quan trọng nhất của người Việt. Đây là dịp sum họp và đoàn tụ của mọi gia đình sau một năm bận rộn, tất bật với công việc.

*Tên gọi này có nguồn gốc từ đâu?

Về mặt chữ thì tên gọi ''Nguyên Đán'' có nguồn gốc từ Trung Quốc

Về mặt ngữ nghĩa thì Tết Nguyên đán Việt Nam không phải là Tết Nguyên đán của Trung Quốc. Bởi Viện ngôn ngữ học Hà Nội đã chứng minh rằng: Tết Nguyên đán của Việt Nam được tính theo chu kỳ quay của mặt trăng (tức là Âm lịch) trong khi Tết Nguyên đán của Trung Quốc lại được tính theo mặt trời (tức là Dương lịch). Cho nên, thực chất Tết của người Việt sẽ gần giống với Xuân Tiết của người Trung Hoa hơn.

*Thiệp chúc Tết bắt đầu có từ thời nhà Tống ở Trung Quốc.

Nguyễn Thị  Na
Xem chi tiết
Phúc
29 tháng 2 2020 lúc 17:08

Trong thế kỉ XVII, ở nước ta xuất hiện một số thành thị do sự phát triển công thương nghiệp tạo ra điều kiện hình thành nhiều đô thị mới như Hội An, Thanh Hà, Gia Định, Kinh Kì ngày càng phồn thịnh.

- Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ, nhất là vùng Nam Bộ, dân cư thì còn thưa thớt.

- Khí hậu có nhiều thuận lợi cho nông nghiệp phát triển.

- Chúa Nguyễn có những biện pháp tích cực để phát triển nông nghiệp.

- Nông Nghiệp:

Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

- Thủ công nghiệp :

Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng : gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An)...

- Thương nghiệp :

+ Buôn bán phát triển, nhất là ờ các vùng đồng bằng và ven biển. Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập. Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).

+ Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

Lái buôn Nhật Bản cùng cư dân địa phương đã dựng nê thành phố cảng vào khoảng cuối thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVII. Từ đó, Hội An trở thành đô thị đẹp, sầm uất Đàng Trong. Các hàng hóa từ Quảng Nam, Bình Khang... đều hướng đường thủy, đường bộ tập trung về Hội An,hải cảng đẹp nhất, nơi thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán.

- Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang).

- Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội).

- Làng dệt La Khê (Hà Nội).

- Làng rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An).

- Làng Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Nôi) chuyên dệt lụa tơ tằm.

- Hàng thuê ở Thừa Thiên Huế.

- Lụa tơ tằm ở Hội An –Quảng Nam

Phúc
29 tháng 2 2020 lúc 17:12

Trong thế kỉ XVII, ở nước ta xuất hiện một số thành thị do sự phát triển công thương nghiệp tạo ra điều kiện hình thành nhiều đô thị mới như Hội An, Thanh Hà, Gia Định, Kinh Kì ngày càng phồn thịnh.

- Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ, nhất là vùng Nam Bộ, dân cư thì còn thưa thớt.

- Khí hậu có nhiều thuận lợi cho nông nghiệp phát triển.

- Chúa Nguyễn có những biện pháp tích cực để phát triển nông nghiệp.

- Nông Nghiệp:

Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

- Thủ công nghiệp :

Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng : gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An)...

- Thương nghiệp :

+ Buôn bán phát triển, nhất là ờ các vùng đồng bằng và ven biển. Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập. Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).

+ Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

Lái buôn Nhật Bản cùng cư dân địa phương đã dựng nê thành phố cảng vào khoảng cuối thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVII. Từ đó, Hội An trở thành đô thị đẹp, sầm uất Đàng Trong. Các hàng hóa từ Quảng Nam, Bình Khang... đều hướng đường thủy, đường bộ tập trung về Hội An,hải cảng đẹp nhất, nơi thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán.

- Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang).

- Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội).

- Làng dệt La Khê (Hà Nội).

- Làng rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An).

- Làng Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Nôi) chuyên dệt lụa tơ tằm.

- Hàng thuê ở Thừa Thiên Huế.

- Lụa tơ tằm ở Hội An –Quảng Nam

Vũ Minh Tuấn
29 tháng 2 2020 lúc 18:22

- Xuất hiện một số thành thị. Ngoài Thăng Long (Kẻ Chợ) với 36 phố phường còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (thành phố Hồ Chí Minh),…

Chúc bạn học tốt!
Phạm Minh Tiến
Xem chi tiết
Thời Sênh
2 tháng 9 2018 lúc 14:27

Nguyễn Phi Khang đã bị con vật gì báo oán ?

Đáp án : con rắn

ĐỖ CHÍ DŨNG
2 tháng 9 2018 lúc 18:59

con rắn báo oan nhá

ĐỖ CHÍ DŨNG
2 tháng 9 2018 lúc 19:00

chúc bạn học tốt tiến...

Võ Đông Anh Tuấn
Xem chi tiết
Phạm Thu Uyên
28 tháng 10 2017 lúc 20:21

Sau 1945, cao traò giải phóng dân tộc lên cao , tới cuối những năm 50 hầu hết giành độc lập. (Đ2 này quan trọng nhất vì: từ các nc thuộc địa đã giành đc độc lập, chủ quyền; từ cơ sở đó tạo điều kiện các nước cùng hội nhập cùng nhau phát triển-> sự tăng trưởng nhanh chóng của các quốc gia CÁ)

-sau đó sự xâm lược trở lại của các đế quốc, nd CÁ đấu tranh quyết liệt và dần giành đc độc lập

-sự tăng trưởng nhanh chóng về KT : TQ, Nhật,...

-sau chiến tranh lạnh, tại CÁ xuất hiện xung đột , khủng bố, vấn đề biển đảo...

Bạn có thể đưa ra 1 số VD, dẫn chứng cho các í mình đưa ra là OK .

nguyen thi phuong nam
8 tháng 1 2018 lúc 20:39

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên, lan nhanh ra cả châu Á. Tới cuối những năm 50, phần lớn các dân tộc châu Á đã giành được độc lập, trong đó có nhiều nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a... Sau đó gần như suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á lại không ổn định bởi đã diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là ở khu vực ta : Nam Á và Tây Á (còn gọi là Trung Đông). Các nước đế quốc cố duy trì ách trị của chúng, chiếm giữ các vị trí chiến lược quan trọng và ra sức ngăn cản phong trào cách mạng trong khu vực. Sau Chiến tranh lạnh, ở một số nước châu Á đã diễn ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man (như giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan, hoặc ở Xri Lan-ca, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a...).
Tuy nhiên, cũng từ nhiều thập niên qua, một số nước ở châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, tiêu biểu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a và Thái Lan. Từ sự phát triển nhanh chóng đó, nhiều người dự đoán rằng “thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”. Là nước lớn thứ hai ở châu Á, sau khi giành được độc lập, Ấn Độ đã thực hiện các kế hoạch dài hạn nhằm phát triển kinh tế,xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, nhờ cuộc “cách mạng xanh" trong nông nghiệp. Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho số dân hơn 1 tỉ người. Các sản phẩm công nghiệp chính của Ấn Độ là hàng dệt, thép, máy móc, thiết bị giao thông, xe hơi. Những thập niên gần đây, công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ. Ấn Độ đang cố gắng vươn lên bằng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ.

nguyenthihab
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Trung
28 tháng 9 2017 lúc 14:24

Tháng 3 năm 1985, nhà nước Xô Viết tiến hành công cuộc “cải tổ” nhằm khắc phục những sai lầm, thiếu sót trước đây, đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng và xây dựng một chủ nghĩa xã hội theo đúng bản chất và ý nghĩa nhân văn đích thực của nó.

Nội dung của cuộc cải tổ:

Về chính trị: thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị, xóa bỏ chế độ một Đảng (tức là Đảng Cộng sản) nắm vai trò lãnh đạo nhà nước, tuyên bố dân chủ và “công khai” mọi mặt. Về kinh tế: Tuy đề ra nhiều phương án nhưng chưa thực hiện được gì. Kinh tế đất nước tiếp tục suy giảm, dẫn đến những bất ổn về chính trị, xã hội.

Kết quả cuối cùng: Công cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động, đất nước rồi loạn. Trong bối cảnh đó, cuộc đảo chính để lật đổ tổng thống goo gooc - ba - chốp - ba - chốp bị thất bại đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng: Đảng cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, 11 nước cộng hòa tách khỏi liên bang Xô Viết, thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô bị sụp đổ.

Sen Phùng
28 tháng 9 2017 lúc 10:10

Đây là câu hỏi rất đáng để tư duy và sáng tạo....

Thế nên các bạn hãy trả lời thật tốt nhé...2GP chắc chắn dành cho câu trả lời tốt nhất....

Nguyễn Hoàng Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Minh Nhật
11 tháng 9 2017 lúc 9:51

-Do cách mạng Pháp có mặt trận đấu tranh tư tưởng.

-Cách mạng Pháp có sự đấu tranh của quần chúng nhân dân đã đạt tới đỉnh cao là nền chuyên chính cách mạng Gia-cô-banh.

Cầm Đức Anh
7 tháng 9 2017 lúc 19:50
Vì sao Cách mạng Pháp phát triển theo hướng đi lên. 26 Tháng Tám 2017 ... Ba giai đoạn phát triển trong cách mạng Tư sản Pháp là 3 nấc thang đánh dấu quá trình đi lên của cuộc cách mạng từ 1789 đến 1792 và 1794, ...
Thien Tu Borum
7 tháng 9 2017 lúc 19:51

CM Phap la cach mang nao, vi nuoc Phap co nhieu cuoc CM.

Neu ban muon noi CM 1789 co chieu huong di len thi do la su thuc hien tieu de cua CM nay la Tu do, Bac ai va Cong binh, nen tang cho cac