Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay

Bảo Nguyễn
Xem chi tiết
Nhân Manucians
Xem chi tiết
Đoàn Thị Linh Chi
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
21 tháng 10 2016 lúc 20:06

- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” vì:

+ Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sau “chiến tranh lạnh ” và vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991). Tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.

+ Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia.

+ Như thế :

* ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.

* Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất

* Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh

- Năm 1992 Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do ( AFTA).

- Năm 1994 lập diễn đàn khu vực ( ARF) gồm 23 quốc gia.

Nguyen Thi Mai
21 tháng 10 2016 lúc 20:08

Vì :

- Đầu những năm 90 của thế kỷ XX , sau “ chiến tranh lạnh” vấn đề Căm-pu-chia được giải quyết bằng việc ký Hiệp định hoà bình về Căm-pu-chia , tình hình chính trị khu vực Đông Nam Á được cải thiện.

- Xu hướng nổi bật là mở rộng ASEAN từ 6 thành viên lên 10 thành viên, ASEAN trở thành một tổ chức khu vực ngày càng có uy tín với những hợp tác kinh tế (AFTA, l992) và hợp tác an ninh (Diễn đàn khu vực ARF, l994).

-> Như vậy, có thể nói rằng cùng với sự phát triển của ASEAN “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”.

* Thời cơ

- Mở rộng thị trường, tiếp thu KH-KT tiên tiến, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, rút ngắn khoảng cách phát triển. Hợp tác giao lưu văn hoá, giáo dục...

- Tạo thuận lợi để VN hội nhập toàn diện với khu vực và thế giới. Góp phần củng cố và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế…

* Thách thức

- Sự chênh lệch trình độ phát triển, Sự cạnh tranh quyết liệt khi mở cửa hội nhập…

- Sự bất ổn về chính trị của một số nước trong khu vực (Thái Lan, Phi líp pin…).Việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc khi mở cửa hội nhập…ách thức

Nguyen Thi Mai
21 tháng 10 2016 lúc 20:08

Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”:

Sau chiến tranh lạnh, vấn đề Campuchia được giải quyết, tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật là mở rộng các nước thành viên của ASEAN, các nước trong khu vực lần lượt ra nhập tổ chức.7/1995, Việt Nam chính thức ra nhập ASEAN7/1997, Lào và Mianma gia nhập ASEAN4/1999, Campuchia gia nhập ASEANASEAN từ 6 nước hát triển thành 10 nước thành viên. Lần đầu tiên trong lịch sử các nước ĐNA cùng đứng trong một tổ chức thống nhất.ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, xây dựng ĐNA hòa bình, ổn định, cùng phát triển phồn vinh.Năm 1992, ASEAN quyết định biến ĐNA thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA) trong vòng 10-15 năm.Năm 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực với sự tham gia của 23 nước trong và ngoài khu vực.
Sam Tiên
Xem chi tiết
Sam Tiên
Xem chi tiết
Sứ Giả Tội Lỗi
Xem chi tiết
Nguyễn Huyền Trâm
7 tháng 2 2020 lúc 19:59

C1 Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa- học kĩ thuật?

=> - Khoa học cơ bản: Thu được những thành tựu hết sức to lớn ở các ngành Toán học, Vật lí, Tin học, Hoá học, Sinh học.

- Công cụ sản xuất: Máy tính, máy tự động, hệ thống máy tự động, rôbốt.

- Năng lượng mới: Năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều, năng lượng gió,...

- Vật liệu sản xuất mới: Polime (chất dẻo)

- “Cách mạng xanh”: Tìm ra được phương hướng khắc phục nạn thiếu lương thực và thực phẩm.

- Giao thông vận tải và thông tin liên lạc: Máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao, tàu biển trọng tải triệu tấn, hệ thống vệ tinh nhân tạo phát sóng truyền hình hiện đại.

- Chinh phục vũ trụ: Tàu vũ trụ, tàu con thoi, con người đặt chân lên Mặt Trăng.

Khách vãng lai đã xóa
Sứ Giả Tội Lỗi
Xem chi tiết
Trần Quang Hưng
14 tháng 12 2016 lúc 19:45

Trải qua nửa thế kỉ, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đã đạt được những tiến bộ phi thường và những thành tựu kì diệu trên tất cả các lĩnh vực. Có thể nêu lên những nét khái quát sau đây :
Trước hết, trong lĩnh vực khoa học cơ bản, con người đã đạt được những phát minh to lớn, đánh dấu những bước nhảy vọt trong Toán học, Vật lí, Hoá học và Sinh học. Dựa vào những phát minh lớn của các ngành khoa học cơ bản, con người đã ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất để phục vụ cuộc sống của mình.

Nhằm đáp ứng những yêu cầu của khoa học - kĩ thuật và sự phát triển của sản xuất, số loại vật liệu nhân tạo mới không ngừng gia tăng : từ 250 000 loại vào năm 1976 đã tăng lên 335000 loại năm 1982.
Năm là, cuộc “cách mạng xanh" trong nông nghiệp với những biện pháp cơ khí hoá, điện khi hoá, thủy lợi hoá, hoá học hoá và những phương pháp lai tạo giống mới, chống sâu bệnh. Nhờ cuộc “cách mạng xanh” này, nhiều nước đã có thể khắc phục được nạn thiếu lương thực, đói ăn kéo dài từ bao đời nay.
Ở nhiều nước, tốc độ tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp được nâng cao, thậm chí có lúc vượt qua công nghiệp. Từ năm 1945 đến năm 1975, ở Mĩ, tỉ lệ bình quân lao động sản xuất nông nghiệp là 4,5% trong tổng số lao động của nền kinh tế. Năm 1945, một lao động nông nghiệp có thể nuôi được 14,0 người, đến năm 1977 tăng lên 56 người.
Sáu là, những tiến bộ thần kì trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc với những loại máy bay siêu âm khổng lồ, những tàu hỏa tốc độ cao và những phương tiện thông tin liên lạc, phát sóng vô tuyến hết sức hiện đại qua hệ thống vệ tinh nhân tạo.

Tháng 3 -1997, các nhà khoa học đã tạo ra được một con cừu bằng phương pháp sinh sản vô tính từ tế bào lấy ở tuyến vú của một con cừu đang có thai. Con cừu này được đặt tên là Đô-li. Đây là một thành tựu khoa học lớn nhưng cũng gây những lo ngại về mặt xã hội và đạo đức... như công nghệ sao chép con người.

Không lâu sau đó, con người lại đạt được một thành tựu khoa học có ý nghĩa đặc biệt to lớn : Vào tháng 6 - 2000, Tiến sĩ Cô-lin - Giám đốc Sở Nghiên cứu gen nhân loại quốc gia (Mĩ) đã công bố "Bản đồ gen người''. Đó là kết quả hợp tác nghiên cứu của các nhà khoa học sáu nước : Anh, Pháp, Mĩ, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc sau 10 năm nghiên cứu với kinh phí 2,7 tỉ USD. Tuy nhiên, phải đến tháng 4 - 2003, "Bản đồ gen người'' mới được hoàn chỉnh. Theo đó, con người có từ 35 đến 40 nghìn gen và đã giải mã được 99% gen người. Với thành tựu khoa học này, trong tương lai gần người ta có thể chữa trị được những căn bệnh nan y như ung thư, tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh béo phì, bệnh nhiễm chàm ở trẻ em... và có thể kéo dài được tuổi thọ cho con người.
Hai là, những phát minh lớn về những công cụ sản xuất mới, trong đó có ý nghĩa quan trọng bậc nhất là sự ra đời của máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động.
Máy tính điện tử được đánh giá là một trong những thành tựu kĩ thuật quan trọng nhất của thế kỉ XX.
Người ta tính rằng : cứ trong khoảng thời gian từ 8 đến 10 năm thì tốc độ vận hành và độ tin cậy của máy tính có thể nâng cao gấp 10 lần so với trước : thể tích thu nhỏ lại và giá thành được hạ thấp xuống so với trước chỉ còn 1/10.
Trải qua nhiều thế hệ máy tính điện tử (kể từ tháng 2 -1946), tháng 3 - 2002, người Nhật đã đưa vào sử dụng cỗ máy tính lớn nhất thế giới có tên gọi là “máy tính mô phỏng thế giới” (ESC) được đặt trong một mái vòm rộng 3250 m2, trị giá 350 triệu USD. Siêu máy tính có khả năng làm hơn 35 nghìn tỉ phép tính trong một giây, với nhiệm vụ nghiên cứu tình trạng nóng dần lên của khí hậu Trái Đất và dự báo chính xác về các thảm họa thiên nhiên, nghiên cứu các dự án về sinh học...
Ba là, trong tình trạng các nguồn năng lượng thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt, con người đã tìm ra được những nguồn năng lượng mới hết sức phong phu và vô tận như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều... trong đó năng lượng nguyên tử dần dần được sử dụng phổ biến.
Bốn là, sáng chế những vật liệu mới trong tình hình các vật liệu tự nhiên đang cạn dần trong thiên nhiên. Chất pô-li-me (chất dẻo) đang giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong đời sống hàng ngày của con người cũng như trong các ngành công nghiệp.

 

Nhiều loại chất dẻo nhẹ hơn nhôm 2 lần, nhưng về độ bền và sức chịu nhiệt, lại hơn các loại thép tốt nhất và có thể dùng để chế tạo vỏ xe tăng, các động cơ tên lửa và máy bay siêu âm.

Trong gần nửa thế kỉ qua, con người đã có những bước tiến phi thường, những thành tựu kì diệu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ. Từ việc phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất, con người đã bay vào vũ trụ (1961) và đặt chân lên Mặt Trăng 1969)... Khoa học vũ trụ và du hành vũ trụ ngày càng có nhiều khám phá mới và phục vụ đắc lực trên nhiều phương diện cho cuộc sống của con người trên Trái Đất.

Nguyễn Thi Hải Yến
Xem chi tiết
Phạm Thị Thùy Diễm
Xem chi tiết
Cửu vĩ linh hồ Kurama
27 tháng 12 2016 lúc 20:37

1.Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới đã được xác lập. Đó là trật tự thế giới hai cực Ianta với đặc trưng nổi bật là thế giới bị chia thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe. Đặc trưng hai cực-hai phe đó là nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX.

2. Với thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới. Thắng lợi của các mạng Việt Nam (1945), cách mạng Trung Quốc (1949) và cách mạng Cuba (1959) đã mở rộng không gian địa lí của các nước xã hội chủ nghĩa-một dải đất rộng lớn trải dài từ phía đông châu Á qua Liên bang Xô viết tới phần phía đông châu Âu và lan rộng sang vùng biển Caribê thuộc khu vực Mĩ-Latinh. Trong nhiều thập niên, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã trở thành một lực lượng hùng hậu về chính trị-quân sự và kinh tế, chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học-kĩ thuật thế giới.

Do những sai phạm nghiêm trọng trong đường lối, chính sách và sự chống phá của các thế lực đế quốc, phản động quốc tế, chế độ xã hội chủ nghĩa đã tan rã ở các nước Đông Âu (vào cuối những năm 80) và Liên bang Xô viết (1991). Đây là một tổn thất nặng nề của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, để lại những hậu quả nghiêm trọng cho cuộc đấu tranh của các dân tộc vì hòa bình, chủ quyền và tiến bộ xã hội.

3. Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã đẩy lên mạnh mẽ ở các nước châu Á, Phi và Mĩ Latinh. Hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) kéo dài từ nhiều thế kỉ đã bị sụp đổ hoàn toàn. Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử đó đã đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độ lập trẻ tuổi. Bản đồ chính trị thế giới có những thay đổi to lớn và sâu sắc. Các quốc gia độc lập ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân, vì hòa bình thế giới, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Sauk hi giành được độc lập, nhiều nước Á, Phai, Mĩ LAtinh đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế- xã hội trong công cuộc xây dựng đất nước.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, bản đồ chính trị của các nước Á, Phi và Mĩ Latinh cũng còn không ít những mảng ảm đạm với các cuộc xung đột, chia rẽ kéo dài và cả những cuộc cải cách kinh tế- xã hội chưa mấy thành công.

4. Trong nửa sau thế kỉ XX, hệ thống đế quốc chủ nghĩa đã có những biến chuyển quan trọng.

Trước hết, từ sau chiến tranh, Mĩ vươn lên thành đế quốc giàu mạnh nhất. Với lực lượng kinh tế-tài chính và quân sự vượt trội, giới cầm quyền Mĩ đã ráo riết thực hiện các chiến lược toàn cầu nhằm thống trị thế giới, đã dính líu, can thiệp vào nhiều nơi trên thế giới. Nhưng Mĩ cũng phải chấp nhận không ít thất bại, tiêu biểu là thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975).

Hai là, nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời nền tăng trưởng các nước tư bản đã tăng trưởng khá liên tục, để lại những thay đổi về chất trong cơ cấu cũng như xu hướng phát triển và hình thành nên các trung tâm kinh tế lớn của thế giới.

Ba là, dưới tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực, tiêu biểu là sự ra đời và phát triển trong hơn 40 năm qua của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) mà ngày nay là Liên minh châu Âu (EU). Mĩ, EU và Nhật Bản trở thành ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới.

5. So với các giai đoạn lịch sử thế giới trước đây, chưa bao giờ các quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng như trong nửa sau thế kỉ XX.

Những nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

Tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường, hai phe mà đỉnh cao là tình trạng chiến tranh lạnh kéo dài tới hơn bốn thập niên.

Tuy nhiên, phần lớn các quốc gia trên thế giới vẫn cùng tồn tại hòa bình, vừa đấu tranh vừa hợp tác. Cả hai siêu cường cũng như các nước khác đều có ý thức về những hiểm họa khủng khiếp không lường hết được của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Hơn thế nữa, ý chí đấu tranh giữ gìn hòa bình của các dân tộc đã được đề cao hơn bao giờ hết, bởi họ vừa mới trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới chỉ trong vòng chưa đầy nửa thế kỉ. Cuối cùng Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới chuyển dần sang xu thế hòa dịu, đối thoại, hợp tác phát triển. Nhưng rõ ràng, đây đó vẫn còn “di chứng” của Chiến tranh lạnh với nguy cơ bùng nổ các cuộc xung đột do những mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ.

6. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật (vào đầu những năm 70 đươc goị là cách mạng khoa học-công nghệ) đã diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy cùng những hệ qur nhiều mặt là vô cùng to lớn. Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại là khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đáp ứng những đòi hỏi mới về công cụ sản xuất, những nguồn năng lượng mới và những vật liệu mới của cuộc sống ngày càng có chất lượng cao. Mặt khác, cách mạng khoa học-kĩ thuật đã đặt ra trước các dân tộc nhiều vấn đề phải giải quyết như việc đào tạo con người cho nguồn nhân lực chất lượng cao của thời đại “văn minh trí tuệ”, vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái trên Trái Đất và cả trong vũ trụ, sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng v.v..

Trong sự phát triển của cách mạng khoa học-kĩ thuật, xu thế toàn cầu hóa đã diễn ra như làn sóng lan nhanh ra toàn thế giới. Có thể nói: xu thế toàn cầu hóa đòi hỏi các quốc gia phải có lời giải đáp sự thích ứng để kịp thời, vừa khôn ngoan bắt thời cơ, tránh việc bỏ lỡ cơ hội

Anh Vinmini
Xem chi tiết
Sinh Cao
30 tháng 5 2019 lúc 10:09

Từ sau năm 1945 đến nay phong trào giải phóng dân tộc chia làm 3 giai đoạn.

-Giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.

-Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.

-Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX