Bài 13. Tổng kết lịch sử thế giới từ sau 1945 đến nay

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Hồng Nhi
Xem chi tiết
Huyền
Xem chi tiết
Vô Danh
6 tháng 10 2017 lúc 9:59

câu 1

Tháng 12 - 1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội của đất nước. Đường lối mới
Chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách và mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hoá, đưa đất nước Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh.

Sau hơn 20 năm cải cách - mở cửa (1979 - 2000), nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình hàng năm 9,6%, đạt giá trị 8740,4 tỉ nhân dân tệ (đơn vị tiền tệ của Trung Quốc), đứng hàng thứ bảy thế giới. Với chính sách mở cửa, tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 lên tới 325,00 tỉ USD (tăng gấp hơn 15 lần so với năm 1978 là 20. tỉ USD). Cũng tính đến năm 1997, có 145 nghìn doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động ở Trung Quốc và đã đầu tư vào Trung Quốc hơn 521 tỉ USD. Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt: từ năm 1978 đến năm 1997, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đã tăng từ 133,6 lên 2090.1 nhân dân tệ ; ở thành phố, từ 3434 lên 5160,3 nhân dân tệ.
Trên lĩnh vực đối ngoại, Trung Quốc đã thu được nhiều kết quả, góp phần củng cố địa vị đất nước trên trường quốc tế.
Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Trung Quốc đã lần lượt bình thường hoá quan hệ với Liên Xô, Mông cổ, Lào, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam..., mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với hầu hết các nước trên thế giới. Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (7-1997) và Ma Cao (12-1999). Đó là những sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với Trung Quốc


Phạm Thị Thạch Thảo
6 tháng 10 2017 lúc 17:00

Câu 1:

1) Nguyên nhân Trung Quốc phải tiến hành cải cách, mở cửa năm 1978 : * Khách quan – Năm 1973, cuộc khủng hOảng dầu mỏ bùng nổ, tiếp theo là những cuộc khủng hoảng về chính trị, kinh tế, tài chính… Những cuộc khủng hoảng này đặt nhân loại đứng trước những vấn đề bức thiết phải giải quyết như tình trạng vơi cạn dần nguồn tài nguyên, bùng nổ dân số… – Yêu cầu cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội để thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học – kỹ thuật và sự giao lưu, hợp tác quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ theo xu thế quốc tế hoá. – Trong bối cảnh trên, yêu cầu lịch sử đặt ra đối với tất cả các nước là phải nhanh chóng cải cách về kinh tế, chính trị – xã hội để thích ứng. * Chủ quan – Đối nội: từ năm 1959 đến năm 1978 Trung Quốc trải qua 20 năm không ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội. Với việc thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng” nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng hỗn loạn, sản xuất giảm sút nghiêm trọng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn…Trong nội bộ Đảng và Nhà nước Trung Quốc diễn ra những bất đồng gay gắt về đường lối, tranh chấp về quyền lực, đỉnh cao là cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản” (1966 – 1976)… – Đối ngoại: ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mĩ của nhân dân Việt Nam…xảy ra những cuộc xung đột biên giới giữa Trung Quốc với các nước Ấn Độ, Liên Xô…Tháng 2 – 1972, Tổng thống Mĩ R.Níchxơn sang thăm Trung Quốc, mở đầu quan hệ mới theo chiều hướng hoà dịu giữa hai nước. -> Bối cảnh lịch sử trên đòi hỏi Trung Quốc tiến hành cải cách để phù hợp với xu thế chung của thế giới và đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng không ổn định… 2) Đường lối đổi mới. – Tháng 12 – 1978, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, đã vạch ra đường lối đổi mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế, xã hội ở Trung Quốc. – Đến đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII (cuối năm 1987) đường lối này được nâng lên thành đường lối chung cuả Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc. – Trong giai đoạn đầu sẽ xây dựng “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”. Lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, kiên trì nguyên tắc:  Con đường xã hội chủ nghĩa.  Chuyên chính dân chủ nhân dân.  Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Mao Trạch Đông. – Thực hiện cải cách mở cửa phấn đấu xây dựng Trung Quốc thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại hoá, giàu mạnh, dân chủ và văn minh. 3) Thành tựu. * Kinh tế : Năm 1998, kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới (GDP tăng 8% – năm), đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt. * Chính trị – xã hội : đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao. Thu hồi được Hồng Kông (7 – 1997) và Ma CaO (12 – 1999) * Nền khoa học – kỹ thuật, văn hóa, giáo dục Trung Quốc đạt thành tựu khá cao (năm 1964, thử thành công bom nguyên tử; năm 2003: phóng thành công tàu “Thần Châu 5” vào không gian) * Về đối ngoại : bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam…, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế. * Từ sau khi thực hiện cải cách Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, tình hình chính trị, xã hội ổn định. Vai trò của Trung Quốc nâng cao trên trường quốc tế.
Phạm Thị Thạch Thảo
6 tháng 10 2017 lúc 17:05

Câu 2: Tình hình chung của các nước châu Á, ĐNÁ, châu Phi và Mĩ La-Tinh sau chiến tranh TG thứ hai

Các nước đua nhau giải phóng dân tộc lần lượt tuyên bố độc lập,thực hiện nhiều cải cách về kinh tế,chính trị ,xã hội.

Huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Khang
21 tháng 2 2020 lúc 8:40

Thời kỳ

Thời gian

Sự kiện tiêu biểu

Từ 1919 đến 1930

6 - 1925

Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên thành lập

Năm 1929

Xuất hiện 3 tổ chức Cộng sản: Đông Dương Cộng sản đảng, Đông DươngCộng sản liên đoàn, An Nam Cộng sản đảng

Đầu năm 1930

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

Từ 1930 đến 1945

1930 - 1931

10 - 1930

Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh

Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

3 - 1935

Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương

7 - 1936

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương

11 - 1939

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương

5 - 1941

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương

8 - 1945

Thắng lợi Cách mạng tháng Tám

2 - 1951

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng

Từ 1954 đến 1975

1959 - 1960

Phong trào “Đồng khởi”

9 - 1960

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng

1961 - 1965

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”

1965 - 1968

Chiên lược “Chiến lược chiến tranh cục bộ”

Năm 1968

Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân

1969 - 1973

Đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến chiến tranh”

Năm 1972

Cuộc tiến công chiến lược

27 - 1 - 1973

Ký kết Hiệp định Pari

Từ 1975 đến 2000

Tháng 6 đến tháng 7 - 1976

Quốc hội khóa khóa VI nước Việt Nam thống nhất kỳ họp đầu tiên tại Hà Nội.

1976 - 1980

Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất

1981 - 1985

Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ hai

1975 - 1979

Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc

12 - 1986

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (Đại hội đổi mới)

6 - 1991

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII

6 - 1996

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII


Chúc bạn học tốt

Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
21 tháng 2 2020 lúc 9:05

- Ngày 3/2/1930: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

- Tháng 8/ 1945: Cách mạng tháng Tám thành công

- Ngày 7/8/1954: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

- Ngày 27/1/1973: Hiệp định Pa – ri được kí kết, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

- Ngày 30/4/1975: Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Ngọc
8 tháng 12 2017 lúc 20:27

* Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay:

Tháng 12/1989, Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh, mở ra một thời kì mới trong quan hệ quốc tế:

+ Xuất hiện xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.

+ Đang xác lập một Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm.

+ Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.

+ Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái.

*Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế


Trương Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Ngọc
27 tháng 12 2017 lúc 18:45

Nói '' hòa bình, ổn định và hợp tác phá triển" vừa là thời cơ, vừa là thách thức vì:

- Thời cơ: trong bối cảnh chung của TG là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực. Bên cạnh đó các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật của TG và khai thác vốn đầu tư nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đá nước

- Thách thức: vì phần lớn các nước đang phát triển đều có điểm xuất phát thấp về kinh tế , trình độ dân chí và chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế; sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường TG; việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay bên ngoài; việc giữ gìn , bảo vệ bản sắc, văn hó dân tộc và kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

Vì vậy mỗi dân tộc đều có đường lối, chính sách phù hợp để phát triển kinh tế nhưng vẫn giữ đc bản sắc văn hóa dân tộc

Hoàng Ngọc Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thùy Trang
23 tháng 11 2018 lúc 20:59

câu 3

quá trình liên kết khu vực ở các nước Tây Âu:

- tháng 4/1951: công đồng than thép châu âu gồm 6 nước

- tháng 3/ 1957: 6 nước trên thành lập "cộng đồng năng lượng nguyên tử châu âu " và " cộng đồng kinh tế châu âu"

- tháng 7/1967: 3 cộng đồng trên sáp nhập lại với nhau thành cộng đồng châu âu

-tháng 12/ 1991: đổi tên là liên minh châu âu

-2007:có 27 thành viên

câu 4

quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh đến nay ngày càng trở nên quan trọng từ các quan hệ bạn bè các nước sẽ quyết định tình hình đất nước đi lên hay đi xuống cũng như nhận được sự giúp đỡ nhau khi các nước gặp hoạn nạn, thiên tai

Hồng Đen Hoa
Xem chi tiết
An Nặc Hàn
Xem chi tiết
Phạm Thị Minh Hằng
Xem chi tiết
Thảo Phương
19 tháng 12 2017 lúc 15:18

Xu thế phát triển của thế giới ngày nay là:

Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế. Trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm đang dần dần hình thành Các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng tâm. Ở nhiều khu vực, xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến.

Tuy nhiên, nhìn chung, xu thế hiện nay của thế giới là xu thế hòa bình, ổn định hợp tác phát triển kinh tế. Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức của các dân tộc, trong đó có Việt Nam.

Đặng  Hoàng Lan Anh
Xem chi tiết