Tìm thành ngữ, tục ngữ, ca dao về tình cảm gia đình.
Tìm 3 câu ca dao hoặc tục ngữ hoặc thành ngữ nói về tình cảm gia đình
1. Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn.
2. Hôm nay sum họp trúc mai
Tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm.
3. Cây đa lá rụng đầu đình
Bao nhiêu lá rụng thương mình bấy nhiêu.
Hc tốt
1 Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày
2 Lòng mẹ như bát nước đầy
Mai này khôn lớn, ơn này tính sao
3 Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền
Bầu ơi thương lây bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Dì ruột thương cháu như con
Rủi mà không mẹ cháu còn trông cậy vào ai
Mỗi đêm con thắp dèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con
HỌC TỐT
1: Tìm những từ ngữ chỉ tình cảm yêu thương trong gia đình
2: Tìm những câu ca dao , tục ngữ , thành ngữ chỉ tình cảm yêu thương trong gia đình
Yêu thương, yêu quý, kính yêu, yêu mến,....
Anh em như thể chân tay
Rách lành đùng bọc dở hay đỡ đần
1. yêu thương, yêu quý, kính quý, yêu mến, thương yêu, kính yêu, kính mến,...
2.+ Chị ngã em nâng.
1 . Những từ ngữ chỉ tình cảm gia đình là : yêu thương , quan tâm , nhường nhịn , đùm bọc , mến yêu , kính yêu , thương mến , thương yêu ,...
2 Ca dao , tục ngữ :
- Chị ngã em nâng .
- Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha.
- Mênh mông bát ngát đại dương
Cũng không sánh được tình thương mẹ hiền .
- Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
- Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra .
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu , mới là đạo con .
- Lòng mẹ như bát nước đầy
Mai này con lớn , ơn này tính sao .
Còn nhiều lắm , bạn tự tìm hiểu thêm nha !
:D
Tìm các câu ca dao tục ngữ về tình cảm gia đình. Nêu lên suy nghĩ của em về các câu ca dao ấy
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Trong văn học dân gian Việt Nam, ca dao là thể loại văn học chiếm số lượng lớn nhất, ca dao Việt Nam có sự đa dạng về đề tài, giàu có về nội dung, thể hiện được các khía cạnh của cuộc sống. Đó là những lời tâm sự, giãi bày đầy chân thành của con người trong xã hội xưa. Ngoài ca dao về tình yêu đôi lứa, về lao động sản xuất thì ca dao về tình cảm gia đình cũng chiếm một số lượng khá lớn, thể hiện được tình cảm sâu nặng của tình máu mủ ruột rà trong gia đình, cùng với đó là sự nhận thức về công lao dưỡng dục, sinh thành của bậc cha mẹ.
Ca dao nói về tình cảm gia đình vô cùng phong phú và đa dạng, đó là tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, là sự biết ơn, kính trọng của con cái với cha mẹ hay sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của anh em ruột thịt. Những câu ca dao viết về tình cảm gia đình đều vô cùng cảm động, thể hiện chân thực đời sống tình cảm của những con người trong một gia đình. Trước hết, ta có thể kể đến công lao trời bể của cha mẹ đối với con cái qua bài ca dao sau:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Bài ca dao là lời nhắc nhở về công lao sinh thành trời bể của bậc cha mẹ, đó là công lao to lớn không thể đong đếm, là tình cảm chân thành, thiêng liêng nhất của các đấng sinh thành ấy dành cho những người con yêu dấu của mình. Công cha vĩ đại, cao lớn như ngọn Thái Sơn, không thể lường hết được độ cao của ngọn núi ấy cũng như không thể đo được tình cảm của cha dành cho con. Nghĩa mẹ dạt dào, mênh mông tựa nước trong nguồn chảy ra, đó là thứ tình cảm cao quý, chân thành, trong sáng, tự nhiên nhất.
Không phải tự nhiên mà tác giả dân gian lựa chọn hình ảnh núi Thái Sơn để nói về tình cha, nước trong nguồn để nói về mẹ. Những sự so sánh này đều nhằm một dụng ý nghệ thuật nhất định, tình cảm của cha luôn thầm lặng như đá núi, tuy to lớn không có giới hạn cuối cùng nhưng đó là thứ tình cảm lặng lẽ mà chỉ có thể cảm nhận được bằng tâm hồn. Tình cảm của mẹ thì khác, dạt dào sâu sắc, luôn vỗ về, động viên, bên cạnh các con mỗi khi có những khó khăn, bởi vậy mà tình mẹ thường dễ dàng nhận biết hơn, hay nói cách khác, tình mẹ dạt dào như nước, tình cha thâm trầm, sâu sắc như đá núi.
Từ sự nhận thức về công lao sinh thành của cha mẹ, tác giả dân gian cũng nhắc nhở đến những người con, phải biết thương yêu, kính trọng cha mẹ, có ý thức đáp đền, phụng dưỡng cha mẹ để báo ơn công lao trời bể ấy, làm được như vậy mới xứng đạo làm con.
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”
Nếu như ở bài ca dao trên nói về tình cảm sâu nặng của cha mẹ và nhắc nhở ý thức báo hiếu ở người con thì trong hai câu ca dao này lại thể hiện được tấm lòng của một người con lấy chồng xa xứ hướng về bố mẹ. Câu ca dao gợi ra hình ảnh của một người con gái lấy chồng xa quê, không thể thường xuyên trở về chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ nên chỉ có thể trông về quê mẹ bằng cái nhìn đầy đau đớn, xót xa. Khung cảnh chiều tà trong ca dao luôn gợi nhắc những nỗi buồn, khung cảnh ấy xuất hiện trong câu ca dao này thể hiện được sự bất lực trong đau đớn của người con khi không thể trở về cũng như tình cảm sâu sắc dành cho cha mẹ.
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”
Hai câu ca dao vừa thể hiện được tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, vừa nhấn mạnh những hi sinh thầm lặng của các bậc sinh thành ấy để nuôi dưỡng những đứa con thành người. Cha là trụ cột của gia đình, bởi vậy mà bao gánh nặng gia đình, gánh nặng cuộc sống đều đặt lên đôi vai cha, nỗi khổ ấy là vì con cái, vì những người con mà cha không tiếc hi sinh thân mình, lao động hi sinh thầm lặng chỉ mong các con khôn lớn. Mẹ lại là người phụ nữ đối xử tốt nhất với mình, mẹ là người luôn ở bên quan tâm đến các con, bênh vực, chở che và tin tưởng các con không điều kiện.
Như vậy, thông qua các bài ca dao về tình cảm gia đình ta hiểu sâu sắc được tấm lòng rộng lớn, bao la của cha mẹ đối với con cái, từ đó nâng cao được ý thức trách nhiệm đối với cha mẹ, bài ca dao cũng là lời nhắc nhở đối với mỗi con người, phải sống sao cho tròn chữ hiếu, phải yêu thương, kính trọng và có ý thức đáp đền công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
Trả lời :
Từ thời thơ bé, tôi đã thuộc câu ca dao nói về công cha nghĩa mẹ. Lên lớp Một, tôi đã nhiều lần được học, được tập chép câu ca dao này:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".
Tôi cứ thường tự hỏi: Ai là người đầu tiên đã sáng tác ra bài ca dao lục bát này? Bài ca dao đã ra đời mấy trăm năm về trước?
Ý nghĩa của câu ca dao thật giản dị, dễ hiểu: công cha vô cùng to lớn, to lớn "như núi Thái Sơn"; nghĩa mẹ vô cùng sâu nặng 'bao la "như nước trong nguồn chảy ra".
Người sáng tác ra bài ca dao này phải là một người con giàu lòng hiếu thảo với mẹ cha, đã từng mang ơn sâu nghĩa nặng của mẹ cha, người đã sinh ra mình.
~ HT ~
Em hãy tìm câu ca dao (hay tục ngữ) nói về công lao của cha mẹ đối với con cái trong gia đình và tình cảm của các con đối với cha mẹ. Đặt 1 câu với một trong những thành ngữ hoặc thành ngữ đó
Đặt câu:
Tôi luôn yêu thương cha mẹ hơn nữa qua câu tục ngữ '' Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong Nguồn chảy ra''.
câu : " cơm cha áo mẹ chữ thầy
gắng công mà học có ngày thành danh "
đặt câu : con nên nhớ câu " cơm cha áo mẹ chữ thầy / gắng công mà học có ngày thành danh " vì nó nói về công lao cha mẹ nuôi nấng chăm sóc con và công lao thầy cô giáo dạy dỗ con , con phải biết gắng công để trở thành những người có ích cho xã hội này nhé !
Tìm hiểu, sưu tầm tục ngữ ca dao hải phòng (ca dao tình cảm gia đình,ca dao tình yêu quê hương đát nước ...)
Tham khảo;
Hải Phòng có bến Sáu KhoTa về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng Để anh mua gạch
Bát Tràng về xây Xây dọc rồi lại xây ngang Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân. Rạch Miễu văng nối hai đầu Bến Tre một nửa, nửa cầu Tiền Giang Ai về sông nước Hậu Giang Ghé thăm xứ sở bạt ngàn sản nông. Ai về tới thẳng Năm Căn Ghé ăn bánh gỏi Sóc Trăng, Bãi Xàu Mắm nêm, chuối chát, khế, rau, Tôm càng Đại Ngãi cặp vào khó quên! Bến Tre dừa ngọt sông dài, Nơi chợ Mõ Cày có kẹo nổi danh. Kẹo Mõ Cày vừa thơm vừa béo, Gái Mõ Cày vừa khéo vừa ngoan. Anh đây muốn hỏi thiệt nàng, Là trai Thạnh Phú cưới nàng được chăng? Sông Vàm Cỏ nước trong thấy đáy, Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng. Ai về Mỹ Thuận, Tiền Giang, Có thương nhớ gã đánh đàn năm xưa? Cần Thơ gạo trắng nước trong, Ai về xứ Bạc thong dong cuộc đời.
1. Sấm động biển
Đồ sơnVác nồi rang thóc
Sấm động bên sóc
Đổ thóc ra phơi
2. Nhất cao là núi U Bò
Nhất đông chợ Giá, nhất to sông Rừng
3. Chín con theo mẹ ròng ròng.
Còn một con út nẩy lòng bất nhân
4. Đầu Mè, đuôi Úc
Giữa khúc Nụ Đăng (Tiên Lãng)
5. My Sơn bắc ngật văn chương bút
Triều thủy nam hồi phú quí nguyên
Những câu ca dao tục ngữ nói về tình cảm gia đình ?HELP ME!
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
Chị ngã em nâng
Like nhe bn
Đặt một câu ca dao tục ngữ nói về tình cảm gia đình
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà thương nhau
Anh em như thể tay chân
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ "Hiếu" mới là đạo con.
Tìm 5 thành ngữ, tục ngữ nói về tình cảm gia đình
Những câu ca dao tục ngữ nói về tình cảm gia đình:
1. Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
2. Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.
3. Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày mẹ thức đủ năm canh.
4. Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.
5. Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
1.Cha mẹ giàu con thong thả,
Cha mẹ nghèo con vất vả gian nan.
2.Chồng sang đi võng đầu rồng,
Chồng hèn gánh nặng đè còng cả lưng
3. Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.
4.Nuôi con chẳng quản chi thân,
Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.
5.Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ,
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha.
1/ khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
Tìm 10 thành ngữ, tục ngữ nói về tình cảm anh em trong gia đình.
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
b)Đặt câu với 1 trong số các thành ngữ, tục ngữ vừa tìm được:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Tham khảo
- Anh em như thể tay chân.
- Anh em bát máu sẻ đôi.
- Cắt day bầu dây bí, ai cắt dây chị dây em.
- Chị ngã em nâng.
- Em thuận anh hoà là nhà có phúc.
- Anh em trong nhà đóng cửa bảo nhau.
- Anh em cốt nhục đồng bào
Kẻ sau người trước phải hào cho vui
- Lọ là ăn thịt ăn xôi
Quý hồ ở nết tới lui bằng lòng.
- Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
- Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hoà thuận hai thân vui vầy.
b) Mỗi khi chị có chuyện gì khó khăn thì em đều sẵn sàng giúp đỡ đúng là người xưa có câu '' chị ngã em nâng ''.
tìm 10 thành ngữ,tục ngữ nói về tình cảm anh em trong gia đình.
1.
Bài ca dao là lời khuyên lời nhắn nhủ tới thế hệ chúng ta, đã là anh em một nhà, cùng do cha mẹ sinh ra chúng ta phải hòa thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng. Có như vậy chúng ta mới báo hiếu được cha mẹ, xã hội mới yên bình và phát triển được.
2..
Câu này cho thấy tình anh em tình thân thiết trong cách ăn ở, nhẫn nhịn, nhường nhịn lẫn nhau
3.
Câu này muốn nói tình chị em không ai nỡ cắt đứt, so sánh dây tình chị em với dây bầu dây bí làm tăng thêm hình ảnh đẹp về tình chị em.
4.
Đây là một câu tục ngủ nói về tình cảm chị em với nhau, với hình ảnh đẹp đó con người đã trở nên găn bó gắn kết với nhau hơn. Là sự chia sẽ cùng nhau khi gặp bất cứ khó khăn hoạn nạn nào.
5.
Câu tục ngữ muốn nhắn nhủ chúng ta phải hòa thuận cùng với những người anh người em trong gia đình, chỉ cần anh em hòa thuận thì gia đình đó sẽ có phúc
6.
Câu này ý muốn nói là dù cho có xảy ra việc gì đi nữa thì anh em trong nhà nên đóng cửa lại và giải thích giải quyết nhẹ nhàng cụ thể với nhau, đừng làm lớn chuyện sẽ ảnh hưởng đến hàng xóm và người khác chê cười
7.
Bài thơ này không nói về tình anh em ruột thịt, mà ý muốn nói đến tình anh em cùng một màu da, cùng sống chung một đất nước phải luôn đoàn kết và thương yêu nhau như anh em ruột
8.
Bài ca dao này là bài học về tình nghĩa anh em trong gia đình, thân thiết thuỷ chung. Tình cảm ấy phải được coi là máu thịt, có như vậy mới mong gìn giữ những đạo lý truyền thống của ông cha răn dạy chúng ta.
9.
Hai câu ca dao này ý muốn nói anh em cần phải hòa thuận và phải biết yêu thương cha mẹ, phụ giúp cha mẹ làm công việc nhà
10.
Hai câu thơ đang phê phán những cặp anh em chỉ vì đồng tiền mà làm mất lòng nhau, qua đó khuyển nhủ chúng ta cần phải coi trọng tình anh em là trên hết.
11.
Hai câu ca dao đang nói đến tình ae, tình đồng bào với tình thần đoàn kết của dân tộc ta.
12.
Câu ca dao với cụm từ “chẳng rời xa nhau”, ý muốn nói ta hãy luôn coi trọng tình ae, tình cảm máu mủ ruột thịt , luôn đoàn kết và gắn bó với nhau
13.
Cũng giống hết với câu ca dao trên, thì bài thơ này cũng có ý nghĩa tình anh chị em trong nhà luôn đoàn kết và không rời xa nhau.
14.
Bài thơ chứa đựng tình ae thiêng liêng cao cả, ae hòa thuận thì cha mẹ sẽ vui lòng, mà gia đình cũng đầm ấm, đầy tiếng cười và sự yêu thương
15.
Câu thơ này ý muốn châm biếm những tình anh em hay cãi cọ qua lại, không nhường nhịn lẫn nhau mà ai cũng để cái tôi của mình lên
16.
Ý muốn ám chỉ tình anh em khi mỗi người đã có vợ hoặc chồng, gia đình riêng thì lại quên mất tình nghĩa ae khi xưa, 2 câu thơ này nhằm mục đích phê phán
17.
Câu ca dao này đề cao tình nghĩa giữa con người, thậm chí là những người xa lạ với nhau, phê phán những con người sống không có tình nghĩa.
18.
Câu tục ngữ muốn nói về tình anh em hàng xóm láng giềng, tối lửa tắt đèn có nhau. Dù là ae ruột nhưng ở xa cũng không thể giúp đỡ được như những người hàng xóm gần nhà.
19.
Ý nghĩa của câu này là anh em trong nhà mà yêu thương nhường nhịn lẫn nhau thì trong nhà sẽ luôn yên vui và êm ấm.
20.
Anh em là máu mủ, là ruột thịt, là bạn bè, là những người cùng ta vượt qua tuổi thơ, tuổi trẻ và những năm tháng khó khăn trong cuộc đời. Dù bạn có muốn phủ nhận đến thế nào đi chăng nưa thì tình anh em vẫn mãi trường tồn mà không điều gì có thể chia cắt được.
Hơi nhiều
Hk tốt !!
anh em như thể chân tay
rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
mk bt 1 câu
k mk nhé
- Anh em như thể tay chân.
- Anh em bát máu sẻ đôi.
- Cắt day bầu dây bí, ai cắt dây chị dây em.
- Em ngã đã có chị nâng.
- Em thuận anh hoà là nhà có phúc.
- Anh em trong nhà đóng cửa bảo nhau.
- Anh em cốt nhục đồng bào
Kẻ sau người trước phải hào cho vui
Lọ là ăn thịt ăn xôi
Quý hồ ở nết tới lui bằng lòng.
- Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hoà thuận hai thân vui vầy.