Đề bài: Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực?
Đề bài: Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực?
Trong thời đại của công nghệ 4.0, xã hội có nhiều thay đổi, mạng Internet đã mang đến cho con người những lợi ích to lớn, là một bước tiến lớn của nền văn minh nhân loại. Giờ đây việc liên lạc, kết nối với nhau đã không còn gặp cản trở, việc khai thác thông tin, thậm chí là các giao dịch tài chính đều trở nên dễ dàng bằng vài cú nhấp chuột. Thế nhưng, song song với những lợi ích mà nó mang lại, thì sự ra đời các trang mạng xã hội, tiêu biểu nhất là Facebook, dần mang con người rời xa khỏi thế giới thực tại mà đắm chìm vào thế giới ảo, ngày càng có nguy cơ đánh mất những giá trị thực trong cuộc sống.
"Sống ảo" hẳn là khái niệm không còn xa lạ gì với chúng ta, đó là lối sống chuộng hình thức, thậm chí nói hơi nặng lời thì đó là một cuộc sống toàn dối lừa. Người ta tự tô vẽ, tự tạo cho mình một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc, khác hẳn với những gì mà bản thân họ đang có ở thực tại. Họ làm điều đó bằng cách đưa lên mạng xã hội những bức hình được chỉnh sửa, lựa chọn hàng giờ đồng hồ, thứ gì cũng bóng bẩy, đẹp đẽ, hoặc viết lên trang cá nhân những triết lý sâu sắc, những mô tả tốt đẹp, tích cực, làm người khác hiểu lầm rằng cuộc sống của họ thật hoàn mỹ, tốt đẹp. Thế nhưng ai biết được rằng, đằng sau bức ảnh một chiếc bàn làm việc gọn gàng là một căn phòng hỗn tạp, sau một bức hình tự chụp lung linh là cả hàng giờ đồng hồ chỉnh sáng, fix màu, xóa thâm mụn,... Cũng chẳng ai biết được rằng, sau những lời yêu thương sến súa mà cặp tình nhân dành cho nhau là những trận cãi vã gay gắt, sau những tấm ảnh chụp bữa ăn sang chảnh, là cả tháng sau khổ chủ phải ngậm ngùi gặm mì tôm,... Và còn rất nhiều trường hợp "sống ảo" một cách vi diệu khác. Nói đến "sống ảo", không thể kể công của những trang mạng xã hội được, phổ biến nhất là Facebook, sau là Instagram, Twitter, Zalo,... chính là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc "ảo" của các tín đồ "sống ảo". Khi nhìn vào đó, người ta chỉ nhìn thấy những thứ tốt đẹp nhất trong cuộc sống của họ, còn sau đó là những tăm tối gì, đâu ai biết được và dường như cả thế giới cũng chẳng quan tâm, bởi bản năng của con người vẫn là ưa thích những cái tốt đẹp.
"Giá trị thực" ở đây mang hàm nghĩa rất rộng, bao gồm tất cả những gì ngoài cuộc sống thực của con người, cả niềm vui, nỗi buồn, từ những điều tốt đẹp cho đến những góc xấu xí nhất trong tâm hồn. Đó là thứ phản ánh rõ ràng nhất nhân cách, đạo đức và tâm hồn của một cá nhân. Nhưng có một điều rất đáng quan ngại rằng dường như con người đang dần rời xa những "giá trị thực" để chăm chăm vào việc "sống ảo" nhiều hơn. Thay vì giao lưu kết bạn ở bên ngoài, họ thích kết bạn qua mạng hơn, thích tâm sự với nhau qua mạng, trốn tránh việc đối diện và nhìn vào mắt đối phương để nói chuyện bằng cách ôm khư khư cái điện thoại.
Qua mạng, tình bạn, tình yêu đến thật dễ dàng rồi cũng tan biến thật dễ dàng, bởi so với thực tế, những cái ảo rõ ràng không thật được bao nhiêu phần. Mạng xã hội trở thành mảnh đất màu mỡ, là nơi để người ta xây cho mình những cái vỏ tuyệt vời, là nơi để thỏa sức thể hiện bản thân, bằng cách khoe khoang sự giàu có, sự hạnh phúc, phô bày vẻ đẹp của bản thân, để mong được sự chú ý. Nhưng trong thực tế thì sao, sự giàu có có khi chỉ là ngụy tạo, sự hạnh phúc có khi chỉ là trong một khoảnh khắc, vẻ đẹp kia chẳng biết đã được điều chỉnh bao nhiêu lần, nhìn lại dường như con người đang lừa dối nhau mà sống vậy. Thế rồi mạng xã hội cũng là nơi người ta mặc sức trở thành những "anh hùng", nhưng là "anh hùng bàn phím", qua mạng ai cũng trở thành những nhà triết học, tâm lý học, kinh tế học,... Ai cũng tự tin bày tỏ quan điểm ý kiến, sẵn sàng chửi rủa lăng nhục, cười nhạo một cá nhân nào khác chỉ vì họ nghĩ cá nhân đó đáng bị vậy. Cư dân mạng chưa bao giờ chịu suy nghĩ trước khi phát ngôn, hậu quả là để lại những tổn thương tâm lý sâu sắc cho nạn nhân, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khiến nạn nhân, chán chường, trầm cảm, tự tử. "Sống ảo" cho con người ta cái quyền làm mọi thứ mình thích, tạo scandal, phát ngôn gây sốc để nổi tiếng, chia sẻ những thông tin phản cảm, văn hóa phẩm đồi trụy một cách tràn lan mà chẳng quan tâm ai sẽ bắt gặp chúng, họ chỉ cần biết mình được tung hô, tán tụng, được bao nhiêu "like", bao nhiêu "comment", còn ai như nào không cần quan tâm.
Nhiều bạn trẻ quen sống trong những lời tán tụng trên mạng, ảo tưởng giá trị của bản thân, thế nên chỉ cần gặp một lời chê bai ác ý nào đó lập tức sụp đổ, không tin vào bản thân, có những hành động tiêu cực, nghĩ rằng cả thế giới đang chống lại mình. "Sống ảo" quá lâu khiến con người ta quên đi hết thực tại cuộc sống vốn khó khăn như nào, quên đi hết những tình cảm quý giá như tình thân, tình cảm giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Họ trở nên vô cảm, vô tâm, không còn quan tâm đến thế giới thực tại, từ chối hòa nhập vào xã hội thực tế, dẫn tới khi bước vào làm việc, vào dòng mưu sinh, họ bị chông chênh, không có kinh nghiệm sống và ứng xử, nên rất dễ bị đào thải, gây nhiều khó khăn cho cuộc sống tương lai. "Sống ảo" khiến cho tâm hồn con người trở nên nghèo nàn, kiến thức và vốn sống hạn hẹp, cả thế giới chỉ thu lại vào trang mạng xã hội, khiến con người trở nên lười biếng, lãng phí thời gian, bỏ qua nhiều cơ hội tu dưỡng, nâng cao tri thức, thay đổi bản thân. Một người mà không có sự nỗ lực cố gắng, cải thiện những thiếu sót của bản thân để phát triển và lao động cống hiến cho xã hội thì cuối cùng dù "sống ảo" có tốt đẹp đến đâu thì trong thực tế cũng chỉ là phần tử vô dụng, đang có một cuộc đời nhàm chán, vô nghĩa tận cùng.
Nhận thức được tác hại của việc "sống ảo", mỗi chúng ta cần ý thức được hành động của bản thân. Mạng xã hội không xấu, thậm chí có rất nhiều lợi ích, nhưng chúng ta phải biết sử dụng sao cho hợp lý, đừng có đắm chìm vào đó, mải mê xây dựng những giá trị "ảo", mà bỏ rơi những "giá trị thực". Bởi suy cho cùng, chúng ta đang sống một cuộc đời thật, mỗi ngày chúng ta lấy không khí, lương thực từ thực tại để duy trì sự sống. "Sống ảo" chỉ cho ta niềm vui nhất thời, những sự tự tin, vẻ vang nhất thời, nhưng chúng không thể khiến ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Nó không phải là công cụ làm ra tài chính và khi ta ốm đau những lời khen, tâng bốc trên mạng chẳng làm ta khỏi bệnh, chỉ có sự chăm sóc, tình cảm gia đình, bạn bè trong thực tại mới là liều thuốc tốt nhất. Đừng để việc "sống ảo" dần giết chết cả tâm hồn và thể xác chúng ta, hãy biết cách tận dụng mạng xã hội một cách hiệu quả nhất, đừng chỉ mải mê chạy theo những xu hướng, trào lưu và ảo tưởng về bản thân, chúng ta không tuyệt vời như bạn nghĩ đâu.
Quả thực hiện tượng sống ảo, đặc biệt là ở giới trẻ đang dần kéo con người rời xa và đánh mất đi những giá trị thực, có ý nghĩa cho cuộc đời. Hãy có những nhận thức đúng đắn và biết cân bằng giữa thế giới ảo và thế giới thực, một bên là niềm vui thú nhất thời, một bên mới là cuộc sống, là tương lai của bạn trong mấy chục năm cuộc đời. Nhất định đừng để cán cân tâm hồn rơi hẳn vào thế giới ảo bạn nhé!
Xã hội càng phát triển, khoa học công nghệ càng hiện đại thì cuộc sống con người cũng càng phức tạp, giả dối. Những năm gần đây, khái niệm sống ảo đã ra đời và ngày càng trở nên phổ biến, quen thuộc đối với mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Có thể nói, việc sống ảo làm có nguy cơ đánh mất các giá trị thực. Ý kiến ấy là rất đúng về hiện tượng này.
Sống ảo là việc con người sống khác, khác bản thân mình, khác thực tế. Có thể coi sống ảo là một dạng phô bày không giống với sự thật lắm. Sống ảo thường được thể hiện qua các phương tiện của mạng xã hội như facebook, instagram, zalo, twitter, weibo. Trên những trang mạng xã hội này người ta thường xuyên đăng tải những bức hình khác thực tế, những dòng trạng thái status cũng khác thực tế nhằm đánh lạc hướng suy nghĩ và nhận thức của mọi người.
Có thể thấy việc sống ảo nhiều nhất là khi các bạn trẻ sử dụng các công cụ make up, chụp hình, chỉnh hình làm đẹp rồi đăng tải trên mạng xã hội khiến mọi người lầm tưởng về vẻ đẹp, ngoại hình của mình. Rồi họ đăng tải những dòng trạng thái cũng giả dối để đánh lừa mọi người chẳng hạn như là “Đang ở một nơi rất xa” (thực ra là ở nhà), “Rảnh được đưa đi ăn” (thực ra là tự đi)… Những người sống ảo đăng hình và trạng thái thường nhằm mục đích PR cho bản thân mình, khoe khoang về bản thân: ngoại hình, thành tích, sự giàu có, sự nổi tiếng… Người ta đăng hình ảnh, trạng thái từ không đúng lắm so với thực tế cho đến khác xa thực tế, sai sự thực hoàn toàn để được mọi người, bạn bè trên mạng xã hội trầm trồ, thán phục, khen ngợi.
Sống ảo có tính chất lây lan và gây nghiện. Người sống ảo lâu dần hình thành một thói quen khó bỏ. Trước khi ăn bao giờ cũng phải lôi điện thoại ra chụp lại hình, đi chơi ở đâu bao giờ cũng chụp hình post facebook đầu tiên. Thậm chí trong những hoàn cảnh không phù hợp cũng lôi điện thoại ra check in sống ảo. Thế giới ảo bao quanh chúng ta, khiến mọi người không còn phân biệt được. Dần dần con người quên đi những giá trị thực tế, quên đi những điều rất bình dị trong cuộc sống. Sống ảo dẫn con người đến những giá trị giả dối, khiến con người dần quên mất thực tại, nhầm lẫn giữa thực tại và thế giới ảo. Nhiều người lợi dụng các công cụ mạng xã hội để bán hàng, lừa lọc bằng những hình ảnh, lời lẽ văn hoa, hào nhoáng. Rất nhiều chàng trai, cô gái đã tỏ ra vô cùng bất ngờ khi người bạn mình gặp gỡ quen biết qua mạng xã hội lại khác xa thực tế. Người ta thất vọng, chê bai thậm chí là làm nhục nhau. Bởi vì quen biết nhau qua những thước hình lung linh trên mạng, không ít bạn trẻ đã bị lừa lọc, bị dụ dỗ dẫn đến những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.
Bởi vì hiện tượng sống ảo đang ngày càng trở nên phổ biến nên con người cũng dần đa nghi với những gì xảy ra quanh mình. Nhìn một tấm hình, nghe một lời quảng cáo, người ta thường hỏi “Có thật không đấy”, “ở ngoài thế nào”… Có lẽ, vì sống ảo nhiều nên chính ta cũng đang dần mất niềm tin vào con người và dễ thất vọng với những gì xung quanh.
Mạng xã hội là một công cụ hữu ích, làm đẹp mình cũng là việc nên làm nhưng nếu cứ sống ảo, cứ giả dối như vậy sẽ chỉ khiến chúng ta dần làm mất đi giá trị thật của chính bản thân mình. Vì vậy mỗi người cần sáng suốt, tỉnh táo và nên bài trừ việc sống ảo, hãy để những gì chân thật được trở lại là chính nó.
Trong thời đại của công nghệ 4.0, xã hội có nhiều thay đổi, mạng Internet đã mang đến cho con người những lợi ích to lớn, là một bước tiến lớn của nền văn minh nhân loại. Giờ đây việc liên lạc, kết nối với nhau đã không còn gặp cản trở, việc khai thác thông tin, thậm chí là các giao dịch tài chính đều trở nên dễ dàng bằng vài cú nhấp chuột. Thế nhưng, song song với những lợi ích mà nó mang lại, thì sự ra đời các trang mạng xã hội, tiêu biểu nhất là Facebook, dần mang con người rời xa khỏi thế giới thực tại mà đắm chìm vào thế giới ảo, ngày càng có nguy cơ đánh mất những giá trị thực trong cuộc sống.
"Sống ảo" hẳn là khái niệm không còn xa lạ gì với chúng ta, đó là lối sống chuộng hình thức, thậm chí nói hơi nặng lời thì đó là một cuộc sống toàn dối lừa. Người ta tự tô vẽ, tự tạo cho mình một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc, khác hẳn với những gì mà bản thân họ đang có ở thực tại. Họ làm điều đó bằng cách đưa lên mạng xã hội những bức hình được chỉnh sửa, lựa chọn hàng giờ đồng hồ, thứ gì cũng bóng bẩy, đẹp đẽ, hoặc viết lên trang cá nhân những triết lý sâu sắc, những mô tả tốt đẹp, tích cực, làm người khác hiểu lầm rằng cuộc sống của họ thật hoàn mỹ, tốt đẹp. Thế nhưng ai biết được rằng, đằng sau bức ảnh một chiếc bàn làm việc gọn gàng là một căn phòng hỗn tạp, sau một bức hình tự chụp lung linh là cả hàng giờ đồng hồ chỉnh sáng, fix màu, xóa thâm mụn,... Cũng chẳng ai biết được rằng, sau những lời yêu thương sến súa mà cặp tình nhân dành cho nhau là những trận cãi vã gay gắt, sau những tấm ảnh chụp bữa ăn sang chảnh, là cả tháng sau khổ chủ phải ngậm ngùi gặm mì tôm,... Và còn rất nhiều trường hợp "sống ảo" một cách vi diệu khác. Nói đến "sống ảo", không thể kể công của những trang mạng xã hội được, phổ biến nhất là Facebook, sau là Instagram, Twitter, Zalo,... chính là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc "ảo" của các tín đồ "sống ảo". Khi nhìn vào đó, người ta chỉ nhìn thấy những thứ tốt đẹp nhất trong cuộc sống của họ, còn sau đó là những tăm tối gì, đâu ai biết được và dường như cả thế giới cũng chẳng quan tâm, bởi bản năng của con người vẫn là ưa thích những cái tốt đẹp.
"Giá trị thực" ở đây mang hàm nghĩa rất rộng, bao gồm tất cả những gì ngoài cuộc sống thực của con người, cả niềm vui, nỗi buồn, từ những điều tốt đẹp cho đến những góc xấu xí nhất trong tâm hồn. Đó là thứ phản ánh rõ ràng nhất nhân cách, đạo đức và tâm hồn của một cá nhân. Nhưng có một điều rất đáng quan ngại rằng dường như con người đang dần rời xa những "giá trị thực" để chăm chăm vào việc "sống ảo" nhiều hơn. Thay vì giao lưu kết bạn ở bên ngoài, họ thích kết bạn qua mạng hơn, thích tâm sự với nhau qua mạng, trốn tránh việc đối diện và nhìn vào mắt đối phương để nói chuyện bằng cách ôm khư khư cái điện thoại.
Qua mạng, tình bạn, tình yêu đến thật dễ dàng rồi cũng tan biến thật dễ dàng, bởi so với thực tế, những cái ảo rõ ràng không thật được bao nhiêu phần. Mạng xã hội trở thành mảnh đất màu mỡ, là nơi để người ta xây cho mình những cái vỏ tuyệt vời, là nơi để thỏa sức thể hiện bản thân, bằng cách khoe khoang sự giàu có, sự hạnh phúc, phô bày vẻ đẹp của bản thân, để mong được sự chú ý. Nhưng trong thực tế thì sao, sự giàu có có khi chỉ là ngụy tạo, sự hạnh phúc có khi chỉ là trong một khoảnh khắc, vẻ đẹp kia chẳng biết đã được điều chỉnh bao nhiêu lần, nhìn lại dường như con người đang lừa dối nhau mà sống vậy. Thế rồi mạng xã hội cũng là nơi người ta mặc sức trở thành những "anh hùng", nhưng là "anh hùng bàn phím", qua mạng ai cũng trở thành những nhà triết học, tâm lý học, kinh tế học,... Ai cũng tự tin bày tỏ quan điểm ý kiến, sẵn sàng chửi rủa lăng nhục, cười nhạo một cá nhân nào khác chỉ vì họ nghĩ cá nhân đó đáng bị vậy. Cư dân mạng chưa bao giờ chịu suy nghĩ trước khi phát ngôn, hậu quả là để lại những tổn thương tâm lý sâu sắc cho nạn nhân, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khiến nạn nhân, chán chường, trầm cảm, tự tử. "Sống ảo" cho con người ta cái quyền làm mọi thứ mình thích, tạo scandal, phát ngôn gây sốc để nổi tiếng, chia sẻ những thông tin phản cảm, văn hóa phẩm đồi trụy một cách tràn lan mà chẳng quan tâm ai sẽ bắt gặp chúng, họ chỉ cần biết mình được tung hô, tán tụng, được bao nhiêu "like", bao nhiêu "comment", còn ai như nào không cần quan tâm.
Nhiều bạn trẻ quen sống trong những lời tán tụng trên mạng, ảo tưởng giá trị của bản thân, thế nên chỉ cần gặp một lời chê bai ác ý nào đó lập tức sụp đổ, không tin vào bản thân, có những hành động tiêu cực, nghĩ rằng cả thế giới đang chống lại mình. "Sống ảo" quá lâu khiến con người ta quên đi hết thực tại cuộc sống vốn khó khăn như nào, quên đi hết những tình cảm quý giá như tình thân, tình cảm giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Họ trở nên vô cảm, vô tâm, không còn quan tâm đến thế giới thực tại, từ chối hòa nhập vào xã hội thực tế, dẫn tới khi bước vào làm việc, vào dòng mưu sinh, họ bị chông chênh, không có kinh nghiệm sống và ứng xử, nên rất dễ bị đào thải, gây nhiều khó khăn cho cuộc sống tương lai. "Sống ảo" khiến cho tâm hồn con người trở nên nghèo nàn, kiến thức và vốn sống hạn hẹp, cả thế giới chỉ thu lại vào trang mạng xã hội, khiến con người trở nên lười biếng, lãng phí thời gian, bỏ qua nhiều cơ hội tu dưỡng, nâng cao tri thức, thay đổi bản thân. Một người mà không có sự nỗ lực cố gắng, cải thiện những thiếu sót của bản thân để phát triển và lao động cống hiến cho xã hội thì cuối cùng dù "sống ảo" có tốt đẹp đến đâu thì trong thực tế cũng chỉ là phần tử vô dụng, đang có một cuộc đời nhàm chán, vô nghĩa tận cùng.
Nhận thức được tác hại của việc "sống ảo", mỗi chúng ta cần ý thức được hành động của bản thân. Mạng xã hội không xấu, thậm chí có rất nhiều lợi ích, nhưng chúng ta phải biết sử dụng sao cho hợp lý, đừng có đắm chìm vào đó, mải mê xây dựng những giá trị "ảo", mà bỏ rơi những "giá trị thực". Bởi suy cho cùng, chúng ta đang sống một cuộc đời thật, mỗi ngày chúng ta lấy không khí, lương thực từ thực tại để duy trì sự sống. "Sống ảo" chỉ cho ta niềm vui nhất thời, những sự tự tin, vẻ vang nhất thời, nhưng chúng không thể khiến ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Nó không phải là công cụ làm ra tài chính và khi ta ốm đau những lời khen, tâng bốc trên mạng chẳng làm ta khỏi bệnh, chỉ có sự chăm sóc, tình cảm gia đình, bạn bè trong thực tại mới là liều thuốc tốt nhất. Đừng để việc "sống ảo" dần giết chết cả tâm hồn và thể xác chúng ta, hãy biết cách tận dụng mạng xã hội một cách hiệu quả nhất, đừng chỉ mải mê chạy theo những xu hướng, trào lưu và ảo tưởng về bản thân, chúng ta không tuyệt vời như bạn nghĩ đâu.
Quả thực hiện tượng sống ảo, đặc biệt là ở giới trẻ đang dần kéo con người rời xa và đánh mất đi những giá trị thực, có ý nghĩa cho cuộc đời. Hãy có những nhận thức đúng đắn và biết cân bằng giữa thế giới ảo và thế giới thực, một bên là niềm vui thú nhất thời, một bên mới là cuộc sống, là tương lai của bạn trong mấy chục năm cuộc đời. Nhất định đừng để cán cân tâm hồn rơi hẳn vào thế giới ảo bạn nhé!
Dần ý phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực
"Phải chăng lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân?"
Các em hãy thử sức với đề thi tuyển sinh vào 10- phần nghị luận xã hội của trường THPT Chuyên Khoa học xã hội và nhân văn nhé.
lắắng nghe người khác là đnáh mất cơ hội thể hiện bản thân??đã có bao giờ bãn tự hỏi về điều đó chưa??tôi thì đã có rồi,và bạn cũng sớm biết câu trả lời thôi.
lắng nghe chính là phải biết tôn trọng ý kiến của người khác.mà theo như tôi biết,thì ý kiến cũng phải cs sai có đúng,ko thể là ý kiến nào cũng đúng và nên làm theo vô tội vạ được.lắng nghe ng khác là để hoàn thiện chính mình,đồng thời cũng thể hiện mình là một con người có giáo dục.
nhưng lắng nghe phải chăng là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân??không,thật sự câu này không sai nếu bạn biết vận dụng nó đúng cách.như tôi đa x nói trên,ý kiến có đúng có sai,quan trọng là mk phải biết nhận biết ý kiến nào alf dúng,sai thì mới có thể quyết định nghe hay ko nghe được.bạn biết đấy,cuộc đời dôi khi bạn phải thể hiện bản thân,ý kiến riêng của mình.lúc đó,các bạn có dám hay không thfi lại alf chuyện khác.
lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân là một câu nói,theo phân tích của tôi, là một câu nói đúng.tuy nhiên,ko pải tôi khuyên mọi người dùng nó mọi lúc mọi nơi,hãy dùng nnos một cách hợp lý để mọi người ko nghĩ bạn là 1 người lắm chuyện lúc nào cũng cho là mk đúng nhé
Cuộc sống không bao giờ là toàn những tiếng cười và sự suôn sẻ. Nó phải cần một sự cho đi thì mới có sự nhận lại. Trong đó, cũng có một câu nói hay đáng bình luận, đó là câu;"Phải chăng lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân?"
Đầu tiên, ta phải hiểu: Thế nào là lắng nghe người khác và vì sao? Đôi khi, bạn phải nghe người khác do bạn làm sai hoặc có một sự thiếu sót. Nếu bạn lắng nghe người khác nhiều hơn, chắc chắn bạn sẽ nhận ra được nhiều điều hay hơn. Nhưng đôi khi nhiều người lại cho rằng nghe người khác lại là đánh mất cơ hội của bản thân. "Đánh mất thể hiện bản thân" ở đây là không cho bản thân tiếp cận với xung quanh. Mặc dù đây có phần đúng, nhưng không phải là đúng hoàn toàn.
Chắc chắn bạn đã từng nghĩ rằng mình muốn thể hiện bản thân trước mắt mọi người để cho mọi người thấy mình là người tài năng. Điều đó đúng, nhưng bạn cần làm gì trước khi thể hiện bản thân trước mặt công chúng? Đầu tiên bạn phải xem những người khác thể hiện như thế nào, qua đó rút kinh nghiệm cho mình. Dẫu sao thì khi bạn nhìn thấy có người thất bại hay thành công, bạn cần phải lắng nghe họ giải thích và rút kinh nghiệm hoặc phát huy. Cho nên, muốn thành công, biết lắng nghe người khác là điều thiết yếu. Có thể lấy ví dụ rất gần với chúng ta là ở lớp học, có những người bạn không muốn thể hiện bản thân trước mặt lớp, nhưng khi đi thi những người đó lại đạt điểm cao. Thành công của họ là do sự mài dũa, và biết lắng nghe người khác.Tuy nhiên, với một số người, họ không quan tâm đến lời lắng nghe của người khác, dẫn tới sự sụp đổ.
Câu này cũng có thể là một bài học sâu sắc đối với nhiều thế hệ. Chúng ta phải biết lắng nghe người khác, nhưng phải biết lấng nghe những điều hay lẽ phải chứ không được nghe ung tung. Hơn nữa, phải lắng nghe nguwoif khác vì nó cũng là một phần không nhỏ cho sự thành công của mỗi người.
Vì vậy câu"Phải chăng lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân?" là một câu nói về nghị luận xã hội rất hay mà mỗi thế hệ học sinh nên tìm hiểu và phân tích
Bình Minh:D
Lắng nghe là phép lịch sự tối thiểu nhất ở mỗi con người, lắng nghe sẽ giúp ta tìm ra các giá trị vốn có trong cuộc sống.
" Lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân" câu nói này đã sai vì chỉ có lắng nghe mới mang đến cho ta sự vinh quang, ở đời cần phải biết lắng nghe để trau dồi kiến thức cho bản thân, lấy những kiến thức đó làm bàn đạp để đi tiếp về phía trước. Câu nói này cũng có mặt tối của nó, những người chỉ biết lắng nghe nhưng không thấu hiểu hết ý của câu nói đó mà chỉ biết cắm đầu vào làm theo những gì đã nghe được trước đó, những người như vậy sẽ từng bước đánh mất giá trị vốn có của bản thân lâu ngày chỉ còn biết dựa dẫm vào người khác. Nên khi tiếp thu ý kiến của người khác ta cần phải sàng lọc ra các ý đúng ý sai và cần có chứng kiến riêng của bản thân trong việc này như vậy sẽ vừa giữ được giá trị vốn có của bản thân và tránh được tình trạng bị kẻ xấu lợi dụng. Dù bạn có lắng nghe theo cách nào đi chăng nữa thì những gì bạn nghe được sẽ chỉ có điều xấu và điều tốt, vậy nên hãy quyết định thật kĩ trước khi nghe theo ai đó và cần xác định đúng trọng tâm rằng những gì trước mặt là có lợi hay có hại cho mình để chọn được một hướng đi phù hợp và đúng đắn nhất. Cũng có một số người không bao giờ biết lắng nghe ý kiến của người khác mà chỉ một mực cho rằng quan điểm của họ là đúng nhưng họ đâu biết rằng khi họ không lắng nghe là họ đã bỏ qua cả những góp ý hữu ích và mang tính thiết thực.
Dù có lắng nghe hay không thì nó cũng có mặt lợi và mặt tối riêng nên hãy biết chọn lọc, lấy những ý kiến thiết thực để bù đắp vào những thứ còn thiếu sót trước đây của bản thân, như một bài thuốc chữa trị những sai lầm trước đây vậy để nó không gây ra các vết thương không thể lành trong lòng ta.
Phải chăng giá trị của nghệ thuật là ở chỗ nó có ích cho đời sống?
- Đúng như vậy, giá trị của nghệ thuật là ở chỗ nó có ích cho đời sống. Một tác phẩm nghệ thuật có giá trị là khi nó mang đến cho cuộc sống những thông điệp và tư tưởng tích cực về cuộc sống, con người, thể hiện tương quan mối quan hệ giữa nghệ thuật, giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu và lợi ích của con người.
Mọi người ơi, giúp em vs ạ! Help!!!
Đề bài: Đánh giá tục ngữ về con người và xã hội, sgk ngữ văn 7 có viết:
"Tục ngữ luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có"
Bằng những hiểu biết của mình về những câu tục ngữ đã được học, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên
(viết thành bài văn nha mọi người. Mọi người giúp em vs ạ. Please!!!)
Em tham khảo nhé !
Với lối nói ngắn gọn, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung. Tục ngữ luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Nhân cách, phẩm giá là thước đo giá trị con người. Nếu không may gặp hoàn cảnh khó khăn nghèo túng mà ta vẫn giữ được lối sống trong sạch, thanh cao, thì thật là quý giá vô cùng. Từ ngàn đời xưa việc giữ gìn nhân cách phẩm giá con người trong bất kỳ hoàn cảnh nào đã được ông cha ta nhắc nhở qua câu tục ngữ:
Đói cho sạch, rách cho thơm
Đọc câu tục ngữ ta gặp ngay hai cảnh tượng đói và rách. Nhưng đối lập với hai cảnh tượng ấy lại là tính chất sạch và thơm . Như vậy ta cần hiểu rõ các chi tiết ấy để thấm nhuần lời dạy của ông cha ta. Đói nghĩa là thiếu thốn đủ thứ, không có cuộc sống đầy đủ. Và đã nghèo đói, thiếu thốn thì khó mà lành lặn cho được. Nghĩa là phải rách. Câu tục ngữ đã đặt con người ta vào tình huống thiếu thốn đến cơ cực. Vậy mà khi nghèo đói, thiếu thốn thì ta vẫn phải giữ cho sạch sẽ, tức là quần áo dù không lành lặn, có thế rách, vá víu nhưng phải sạch sẽ không có mùi hôi bẩn thỉu. Đã có biết bao người nghèo được như thế? Trên thực tế xã hội nếu hiểu theo nghĩa thực của câu tục ngữ thì quả là hiếm. Nhưng ở đây ông cha ta đã mượn những tính chất sạch, thơm để nhằm giáo dục con người.
Trong cuộc sống nhiều khi người ta vin vào cảnh túng nghèo thiếu thốn để đổ lỗi cho việc ăn mặc rách nát hoặc bẩn thỉu của mình. Đó chỉ là cái hình thức bên ngoài nhưng còn nhân cách và phẩm giá con người thì sao? đó mới chính là cái cốt lõi mà câu tục ngữ muốn đề cập tới. Sạch và thơm không phải tự nhiên mà có được, điều này phải do chính con người tạo ra mới có. Nói một cách đúng hơn là do suy nghĩ, nhận thức của con người. Ta có thể hiểu rằng: dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng phải giữ cho được sự trong sạch, thanh cao, đẹp đẽ của tâm hồn, nghĩa là dù trong mọi tình huống no hay đói, rách rưới hay sung túc, con người ta đều phải biết giữ gìn nhân cách, lòng tự trọng của mình, đừng làm những điều xấu xa, bỉ ổi, bậy bạ để tổn thương đến danh dự cá nhân, danh dự gia đình. Bản thân mỗi người phải biết tự kiềm chế, phải sáng suốt và hết sức bình tĩnh trước mọi tình huống, mọi vấn đề, đừng vì nghèo túng hay vì vụ lợi cá nhân hoặc bất cứ một lý do nào khác mà bán rẻ lương tâm, danh dự của mình. Trong thực tế văn học đã cho chúng ta thấy điều đó. Nhân vật Lão Hạc trong truyện Lão Hạc (Nam Cao) là một hình tượng tuyệt đẹp và rất đáng trân trọng. Trước cái nghèo túng trầm trọng lão thà chết trong sạch chứ không thể để cho chính cái nghèo kia biến lão thành kẻ trộm cắp. Cái chết xót xa, đau đớn của Lão Hạc đã gây xúc động trong lòng người đọc bởi Lão Hạc là người nông dân nghèo nhưng có được tấm lòng và nhân cách đáng quý, thanh cao, đẹp đẽ, đáng khâm phục.
Hay nhân vật Chị Dậu trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố), vì quá nghèo mà phải bán con, bán chó để lấy tiền nộp sưu cho chồng. Vậy mà chị thẳng thắn ném thẳng nắm bạc vào mặt tên tri phủ Tư Ân để giữ gìn vào bảo vệ lòng chung thuỷ đối với chồng.
Tất cả những tấm gương ấy đều là những nhân cách cao đẹp. Đặc biệt trong ca dao thì hình tượng con cò trong bài ca dao con cò mà đi ăn đêm là hình ảnh tiêu biểu cho người dân lao động bình thường, nghèo khó cơ cực, túng thiếu đói rách nhưng biết giữ gìn tiếng thơm cho con cháu đời sau.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Lời răn dạy trên của ông cha ta từ ngàn đời xưa cứ vang vọng mãi cho đến đời nay và đến cả mai sau. Lời dạy ấy quả là một bài học sâu sắc, có giá trị giáo dục về nhân cách đạo đức cho con người. Thấm nhuần giá trị câu tục ngữ trên, mỗi người chúng ta cố gắng thực hiện tốt lời dạy trên.
Trong thực trạng xã hội ngày nay, đứng trước nguy cơ chạy theo đồng tiền, thì phẩm giá con người, nhân cách con người lại càng là một vấn đề hết sức quan trọng. Mỗi chúng ta quyết tâm giữ được sạch, thơm trong hoàn cảnh xã hội hiện nay quả là điều đáng quý.
HÃY TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN SAU CHỦ ĐỀ 3: SỐNG CÓ TRÁCH NHIỆM
1. Đánh giá mức độ tham gia của em trong các hoạt động:
2. Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề:
- Em xác định được các biểu hiện có trách nhiệm với bản thân.
- Em chỉ ra được các biểu hiện có trách nhiệm với mọi người xung quanh.
- Em thể hiện được trách nhiệm của bản thân trong các hoạt động thực hiện được các cam kết đề ra.
- Em xác định được ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như tiếp thị, quảng cáo đến quyết định chi tiêu cá nhân để có thể quyết định phù hợp.
Tham khảo
01: Rất tích cực
02:
- Em xác định được các biểu hiện có trách nhiệm với bản thân. ( Hoàn thành)
- Em chỉ ra được các biểu hiện có trách nhiệm với mọi người xung quanh. ( Hoàn thành)
- Em thể hiện được trách nhiệm của bản thân trong các hoạt động thực hiện được các cam kết đề ra. ( Hoàn thành)
- Em xác định được ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như tiếp thị, quảng cáo đến quyết định chi tiêu cá nhân để có thể quyết định phù hợp. ( Hoàn thành)
Phải chăng:'' Cái chết không phải là điều mất mát lớn trong cuộc đời sự mất mát lớn nhất của bạn là để cho tâm hồn tàn lụi ngay còn sống''. Em hiểu thế nào về câu nói trên, hãy viết mộ bài nghị luận.
Được sống, được sinh ra trong cuộc đời là một điều hạnh phúc to lớn, bởi ở đó chúng ta có nhiều cơ hội sống, cơ hội phát triển và bắt đầu những mối quan hệ tốt đẹp. Đối với con người, sự sống là điều quan trọng nhất, đối lập với sự sống là cái chết – sự mất mát luôn ám ảnh trong cuộc sống của con người bởi khi ấy con người buộc phải dừng chân trong hành trình đi đến tương lai để trở về với cõi vĩnh hằng. Với nhiều người cái chết là điều kinh khủng nhất, con người đã và đang tìm mọi cách để chế ngự cái chết, giành giật sự sống. Tuy nhiên, bàn về những điều mất mát lớn nhất trong cuộc sống, bên cạnh những người cho rằng đó là cái chết thì cũng có không ít người cho rằng đó là sự lụi tàn của tâm hồn ngay khi sống như Norman Kusin đã từng nói “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống”.
Câu nói “ Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống” là một lời đánh giá về giá trị đích thực của cuộc sống. Sống và chết vốn là những trạng thái đối lập, càng yêu cuộc sống con người sẽ càng sợ hãi, ám ảnh bởi cái chết. Đó là sự mất mát về mặt vật chất, tuy nhiên trong thực tế cuộc sống con người vẫn còn tồn tại một nỗi sợ hãi lớn lao hơn, khủng khiếp hơn cả cái chết, đó là khi còn sống nhưng con người lại đánh mất ý nghĩa, niềm tin vào cuộc sống, sống nhưng để tâm hồn của mình dần lụi tàn.
Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống
Chết là chấm dứt sự sống, chấm dứt sự tồn tại hữu hình của con người trong cuộc đời. Khi đã chết con người sẽ phải rời xa vĩnh viễn những người yêu thương, những điều ta yêu quý, trân trọng mà trên hết là mất đi cơ hội sống, cơ hội hưởng thụ những điều tốt đẹp của cuộc sống. Mỗi người chỉ được sinh ra một lần, được sống một lần. Do vậy mà cái chết chính là sự mất mát lớn nhất khiến nhiều người ám ảnh, kinh sợ. Vậy tại sao Kusin lại có nhận định “Cái chết không phải điều mất mát lớn nhất”?
Câu nói là lời nhận định nhưng lại mang hình thức của một câu phủ định về một sự thật tưởng như chân lý ấy. Cuộc sống vốn là điều quý giá, là cơ hội để con người phát triển, hoàn thiện nhưng sự sống ấy lại là hữu hạn trong cái vô hạn của cuộc đời. Không một ai có thể tồn tại mãi trong cuộc đời. Tuy nhiên, sự mất mát về sự sống vật chất không phải dấu chấm hết cho cuộc đời của mỗi con người, bởi những giá trị sống tốt đẹp thì vẫn luôn sống mãi như Thomas Campbell từng nói: “Chúng ta không hề chết đi khi còn sống, trong sâu thẳm trái tim những người ở lại” .Bác Hồ vĩ đại của dân tộc Việt Nam dù đã mãi ra đi nhưng công lao, tấm lòng cao cả của bác vẫn sống mãi trong tiềm thức của mỗi con người Việt Nam.
Sự tàn lụi ngay khi sống mới là điều đáng sợ nhất. Sống chỉ thực sự ý nghĩa nếu như con người ý thức được về sự sống của mình, biết đặt ra những mục tiêu để cố gắng, theo đuổi. Nếu sống nhưng tâm hồn trống rỗng, vô cảm với bản thân, với đồng loại hay họ chỉ biết yêu bản thân mà không quan tâm đến những người xung quanh, sống không ước mơ thì cuộc sống ấy sẽ trở nên vô vị, nhàm chán, là “cái chết” về mặt tâm hồn. Cái chết ấy thậm chí còn đáng sợ, khủng khiếp hơn cả cái chết về thể chất. Chẳng những thế mà Trương Ba đã lựa chọn cái chết để được làm chính mình, được trọn vẹn là chính mà mà không phải chết mòn, lùi tàn dần trong cuộc sống vay mượn.
Xã hội hiện đại tạo điều kiện cho con người phát triển, khẳng định bản thân nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ sa vào lối sống hưởng thụ, vô cảm, đánh mất phương hướng. Do vậy hãy sống tích cực, lạc quan, sống có ý nghĩa để không rơi vào tình trạng tâm hồn tàn lụi.
HỌC TỐT NHA ..LINK MÌNH VỚI
HÃY TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN SAU CHỦ ĐỀ 4: LÀM CHỦ BẢN THÂN
1. Đánh giá mức độ tham gia của em trong các hoạt động:
2. Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề.
- Em thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống.
- Em thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.
- Em xác định được những tình huống cần từ chối.
- Em thực hiện được kĩ năng từ chối trong một số tình huống cụ thể.
Tham khảo
01 Tích cực
02
- Em thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống.( hoàn thành tốt)
- Em thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.( hoàn thành tốt)
- Em xác định được những tình huống cần từ chối.( hoàn thành tốt)
- Em thực hiện được kĩ năng từ chối trong một số tình huống cụ thể.( hoàn thành )
1. Đánh giá mức độ tham gia của em trong các hoạt động:
=> Tích cực
2. Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề.
=> Hoàn thành
- Em đã thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống.
- Em chưa thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.
- Em đã xác định được những tình huống cần từ chối.
- Em đã thực hiện được kĩ năng từ chối trong một số tình huống cụ thể.