Quan sát hình 41.1, cho biết:
a) Các bước thực hiện để tạo DNA tái tổ hợp mang gene mục tiêu.
b) Gene mục tiêu có vai trò gì trong cơ thể sinh vật mới?
Quan sát sơ đồ Hình 15.1, mô tả các bước trong quy trình sản xuất vaccine DNA tái tổ hợp.
Các bước trong quy trình sản xuất vaccine DNA tái tổ hợp:
- Bước 1: Tạo kháng nguyên.
- Bước 2: Giải phóng và phân lập kháng nguyên.
- Bước 3: Thanh lọc.
- Bước 4: Bổ sung các thành phần khác.
Hiện nay, biện pháp nhân giống nào đang được áp dụng để duy trì các giống thực vật mang nguồn gene quý hoặc có nguy cơ tuyệt chủng? Hãy cho biết cơ sở khoa học của biện pháp đó.
Tham khảo:
Biện pháp nhân giống đang được áp dụng để duy trì các giống thực vật mang nguồn gene quý hoặc có nguy cơ tuyệt chủng là biện pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật. Cơ sở khoa học của biện pháp này là dựa trên tính toàn năng của tế bào. Các tế bào được lấy từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật, sau đó được nuôi cấy trong môi trường in vitro có chứa các chất dinh dưỡng thích hợp để tạo thành cây con. Giúp tạo ra số lượng lớn cây con, sạch bệnh, giữ nguyên đặc điểm di truyền và bảo tồn nguồn gene quý.
Quan sát cây thư mục ở Hình 9 và cho biết:
a) Ổ đĩa tên là gì?
b) Thư mục Hoc tap chứa các thư mục con và tệp nào?
c) Các bước tìm đến tệp Danh muc sach co, Vo tin hoc 3.
a) Cây thư mục ở Hình 9: Ổ đĩa tên là (G:).
b) Trong thư mục Hoc tap chứa:
- Thư mục con: Toan, Tin hoc.
- Tệp: Sach Toan, Vo Toan 3, Sach Tin hoc, Vo Tin hoc 3, Danh muc sach vo.
c) Các bước tìm đến tệp:
- Danh muc sach vo:
Mở ổ đĩa (G:) trong máy tính.
Mở thư mục Hoc tap.
Tìm tệp Danh muc sach vo.
- Vo Tin hoc 3:
Mở ổ đĩa (G:) trong máy tính.
Mở thư mục Hoc tap.
Tiếp tục mở thư mục Tin hoc.
Tìm tệp Vo Tin hoc 3.
Em hãy thực hiện các bước tạo thư mục theo ví dụ cho trong Hình 3. Từ đó, hãy nêu cách tạo một thư mục mới.
Bước 1: Chọn thư mục sẽ tạo thư mục con bên trong nó
Bước 2: Nháy chuột vào lệnh New folder
Bước 3: Gõ tên thư mục cần tạo, gõ phím Enter
Cho sơ đồ của một dạng cơ chế đột biến cấu trúc NST:
Một học sinh khi quan sát sơ đồ đã đưa ra các kêt luận sau:
(1)Sơ đồ trên mô tả hiện tượng trao đổi chéo giữa các NST không tương đồng.
(2) Đột biến này có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
(3) Có thể sử dụng các dòng côn trùng mang loại đột biến này làm công cụ phòng trừ sâu hại.
(4) Các cá thể mang đột biến này bị giảm khả năng sinh sản.
Có bao nhiêu kết luận đúng về trường hợp bị đột biến trên?
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Đáp án D.
Các kết luận đúng là 1, 2, 3, 4.
Trường hợp trên hình vẽ trên là hiện tượng chuyển đoạn giữa các NST khác nhau.
Hãy đọc mục 1, quan sát Hình 22.3 và cho biết:
- Chức năng và các bộ phận chính của li hợp ô tô.
- Nguyên lí nào được sử dụng để nối và ngắt động cơ với hộp số?
- Hình dạng và vai trò của lò xo ép.
- Nhiệm vụ và các bộ phận chính của li hợp ô tô:
Nhiệm vụ:
+ Ngắt tạm thời dòng truyền mô men của động cơ đến hộp số để có thể dừng xe hoặc chuyển số.
+ Nối êm dịu dòng truyền mô men của động cơ đến hộp số và đảm bảo an toàn cho động cơ và các bộ phận khác của hệ thống truyền lực.
+ Li hợp được sử dụng để nối và ngắt động cơ với hộp số.
Các bộ phận chính của li hợp: trục li hợp, đĩa ma sát, đĩa ép, lò xo ép, bàn đạp điều khiển và các bộ phận dẫn động điều khiển li hợp. Bánh đà của động cơ là chi tiết chính của li hợp.
- Nguyên lí tạo lực ma sát giữa các chi tiết chủ động và chi tiết bị động được sử dụng để nối và ngắt động cơ với hộp số.
- Hình dạng và vai trò của lò xo ép: lò xo ép có dạng hình nón cụt, có vai trò tạo áp lực ma sát giữa các chi tiết chủ động và bị động.
Quan sát sự thay đổi hình thái của sinh vật trong các Hình 21.1, 21.2, đọc thông tin trong mục II, nêu vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây và con gà.
Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của khoai tây và con gà:
- Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây:
+ Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp lên các chất cần thiết để xây dựng tế bào và cơ thể giúp cây khoai tây lớn lên, phát sinh rễ, thân, lá, ra hoa, tạo củ.
+ Tạo ra năng lượng để cây khoai tây duy trì các hoạt động sống của cây như cảm ứng, hấp thụ các chất dinh dưỡng,…
+ Đào thải các chất thải từ các hoạt động như đào thải khí oxygen được tạo ra từ quá trình quang hợp,… giúp ổn định môi trường trong cây, đảm bảo cho cây hoạt động bình thường.
- Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của con gà:
+ Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp lên các chất cần thiết để xây dựng tế bào và cơ thể giúp con gà sinh trưởng, phát triển các cơ quan bộ phận trong cơ thể và sinh sản.
+ Tạo ra năng lượng giúp con gà thực hiện các hoạt động sống như cảm ứng, vận động chạy nhảy,…
+ Đào thải các chất thải, chất dư thừa từ các hoạt động sống như carbon dioxide được tạo ra từ quá trình hô hấp tế bào, phân từ quá trình tiêu hóa,… giúp ổn định môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho con gà hoạt động sinh lí bình thường.
câu 2 quan sát hình 5 và đọc thông tin trong mục 2 [trang 132 sgk ] em hãy trình bày hiện tượng tạo núi
câu 3 ngoại sinh có vai trò như thế nào trong việc làm biến đổi như thế nào trong việc làm biến đổi hình dạng của núi
1. Hiện tượng tạo núi
Trong quá trình di chuyển, các địa mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau khiến cho các lớp đất đá ở đới tiếp giáp giữa các địa mảng bị dồn ép, uốn lên thành núi; hoặc bị đứt gãy, vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất gọi là núi lửa.
2. Vai trò của ngoại sinh trong việc làm biến đổi hình dạng của núi
Câu 2
- Đồng thời với quá trình nâng cao do nội sinh thì núi cũng chịu tác động phá hủy của ngoại sinh.
Câu 3
- Các quá trình ngoại sinh làm biến đổi hình dạng của núi: bào mòn, bóc mòn, thổi mòn, mài mòn của gió, nước,… làm biến đổi hình dạng của núi hoặc tạo ra những dạng địa hình mới.
Câu 50: Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn. Mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo hiện thực khách quan, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
C. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.
D. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
Câu 41: Thực tiễn còn tạo ra các tiền đề vật chất cần thiết cho nhận thức. Thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.