Những câu hỏi liên quan
Lê Hoàng Hồng Mai 6A5
Xem chi tiết
Dân Chơi Đất Bắc=))))
28 tháng 10 2021 lúc 10:23

C

Bình luận (0)
Collest Bacon
28 tháng 10 2021 lúc 10:24

Câu 4: Thành tựu văn học nổi bật của người Lưỡng Hà là? 

A. Bộ sử thi Đăm Săn. 

C. Bộ sử thi Gin-ga-mét. 

B. Thần thoại Héc-quyn (Hercules). 

D. Thần thoại Nữ Oa.

Bình luận (0)
Nguyên Khôi
28 tháng 10 2021 lúc 10:25

C

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
27 tháng 9 2023 lúc 22:28

Đặc trưng của thể loại thần thoại trong tác phẩm "Thần Trụ trời" là:

- Về nội dung:

+ Tính nguyên hợp chứa đựng các yếu tố nghệ thuật, tôn giáo, triết học, lịch sử... ( Thuở ấy, khi chưa có thế gian cũng như muôn vật và loài người, có một vị thần với ngoại hình và sức mạnh phi thường xuất hiện )

+ Vai trò đặc biệt trong việc lưu giữ di sản văn hóa nguyên thủy cộng đồng( kể lại quá trình tạo ra trời, đất, thế gian của thần Trụ trời và các vị thần khác - thế giới do những vị thần tạo ra )

- Nghệ thuật: 

+ Cốt truyện đơn giản đơn tuyến tập trung vào một nhân vật ( Thần Trụ Trời tạo thành một cái cột chống trời. Công việc cứ tiếp diễn như vậy, chẳng bao lâu trời và đất đã được phân đôi sau đó trở thành Ngọc Hoàng giữ chức trông coi mọi việc trên trời, dưới đất)

+ Lối tư duy chất phác, trí tưởng tượng bay bổng lãng mạn ( thế giới được tạo ra dưới đôi bàn tay của các vị thần )

- Nhân vật:

+ Thường là các vị thần với sức mạnh siêu phàm ( Ngoại hình: vóc dáng khổng lồ, chân dài, có thể bước từ vùng này qua vùng khác và hành động: ngẩng đầu đội trời lên, đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời.

+ Chức năng của nhân vật là cắt nghĩa lí giải sự kiện tự nhiên của cuộc sống: lý giải về quá trình tạo nên Trời và Đất của người xưa.

Bình luận (0)
nguyenkhanhan
27 tháng 9 2023 lúc 22:14

không gian: chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo

- thời gian: cổ xưa, không xác định

- cốt truyện: ngắn gọn, đơn giản, xoay quanh việc các vị thần đắp cột chống trời , tạo lập thế giới

- nhân vật: khổng lồ, chân dài không tả xiết, bước 1 bước là có thể qua từ vùng này sang vùng nọ,...

- nhận xét: là 1 vị thần có hình dáng khổng lồ, sức mạnh phi thường để thực hiện việc sáng tạo thế giới

Bình luận (0)
DUTREND123456789
27 tháng 9 2023 lúc 22:33

"Thần trụ trời," hoặc "Pangu," là một trong những huyền thoại sáng tạo nổi tiếng trong thần thoại Trung Quốc. Theo truyền thuyết, Pangu tách trời và đất ra khỏi hỗn độn và tạo ra thế giới hiện tại. Đặc trưng của thể loại thần thoại trong truyện này có thể bao gồm:

- Những nhân vật siêu nhiên:

Pangu thường được mô tả là một sinh vật siêu nhiên có sức mạnh khủng khiếp, có khả năng tách rời trời và đất, và từ cơ thể của mình, tạo ra nhiều yếu tố tự nhiên và sinh vật sống.

 - Tạo hóa:
Huyền thoại này tập trung vào quá trình tạo hóa, là một đặc điểm chung của thể loại thần thoại. Pangu tạo ra thế giới, mặt trời, mặt trăng, đất, trời, và tất cả mọi sinh vật.

- Sự hy sinh:
Pangu hy sinh bản thân mình để tạo ra thế giới. Cơ thể của ông biến thành núi, máu của ông biến thành sông, và xương của ông trở thành khoáng sản, ví dụ.

- Biểu tượng và hình ảnh:
Những hình ảnh và biểu tượng trong truyện, chẳng hạn như trụ trời và hỗn độn, thường mang ý nghĩa sâu sắc và tượng trưng cho các khái niệm như sự tạo hóa và trật tự từ hỗn loạn.

- Khái niệm về thời gian:
Truyền thuyết cũng thường đi sâu vào khái niệm thời gian, với Pangu cần hàng ngàn năm để hoàn thiện việc tạo ra thế giới.

- Những yếu tố kỳ ảo:
Các yếu tố kỳ ảo như việc sử dụng sức mạnh siêu nhiên để tạo ra thế giới, và sự hóa thân của các phần cơ thể vào các đối tượng tự nhiên, là một phần quan trọng của thể loại thần thoại.

- Kết luận:
"Thần trụ trời" hay huyền thoại về Pangu là một ví dụ điển hình của thể loại thần thoại, với những đặc điểm như những nhân vật siêu nhiên, sự tạo hóa, biểu tượng và hình ảnh, sự hy sinh, khái niệm về thời gian, và yếu tố kỳ ảo.

Bình luận (0)
Nguyễn Hồng Nhung
Xem chi tiết
Cao Tùng Lâm
6 tháng 10 2021 lúc 12:05

những đặc điểm nổi bật:

+tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện

+có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự việc.

+truyện viết cho trẻ em

+có nhân vật thường là loài vật hoặc đề bật được nhân cách hóa

CHÚC BẠN HỌC TỐT ^^

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
18 tháng 9 2023 lúc 21:57

Tham khảo
Thần đồng âm nhạc Mô-da

Một buổi sáng trước khi đi làm, ông Lê-ô-pôn gọi Mô-da đến và trao cho cậu một bản nhạc. Ông muốn con trai mang bản nhạc tới nhà ông chủ rạp hát, đó là món quà của ông Lê-ô-pôn tặng con gái ông chủ rạp hát nhân dịp sinh nhật cô bé.

Mô-da hiếm khi được ra khỏi nhà một mình, mọi cảnh vật trên đường đều rất mới lạ với cậu bé. Trên đường tới nhà ông chủ rạp hát phải qua dòng kênh nhỏ, Mô-da dừng lại trên thành cầu và ngắm nhìn không chán mắt cảnh những chiếc thuyền trôi dưới dòng kênh. Bỗng làn gió mạnh thổi tới, bản nhạc rời khỏi tay Mô-da và bay nhanh xuống dòng kênh.

Mô-da buồn bã quay về nhà, cậu chưa biết sẽ nói gì với cha về chuyện vừa xảy ra. Ông Lê-ô-pôn đi làm chưa về. Mô-da ngồi vào đàn và chơi những khúc nhạc ngắn, trong đầu cậu chợt lóe lên một suy nghĩ. Mô-da liền sáng tác một bản nhạc và mang nó đến nhà ông chủ rạp hát, thay cho bản nhạc đã rơi xuống dòng nước.

Hôm sau, ông Lê-ô-pôn tới chơi nhà ông chủ rạp. Trước khách mời, ông này tươi cười nói với ông Lê-ô-pôn:

- Bản nhạc của bác hay tuyệt. Bác có muốn nghe lại không?

Lê-ô-pôn nhã nhặn cảm ơn. Con gái ông chủ rạp đàn những nốt nhạc đầu tiên. Ông Lê-ô-pôn thoáng giật mình vì thấy đó không phải là khúc nhạc của mình. Ông tiến lại gần cây đàn và nhìn vào bản nhạc. Quả thật như vậy, đó không phải là bản nhạc của ông sáng tác, ông nhận ra những nốt nhạc được viết bởi cậu con trai mình.

Bản nhạc kết thúc, những tiếng vỗ tay vang lên. Ông chủ rạp hồ hởi nói:

- Đó là một khúc nhạc thật trong sáng và đáng yêu. Tôi và con gái rất hài lòng khi nhận được món quà này của bác.

Khi về tới nhà, ông Lê-ô-pôn gọi Mô-da tới và hỏi xem chuyện gì đã xảy ra. Cậu bé kể lại câu chuyện về bản nhạc rơi xuống dòng nước. Ông Lê-ô-pôn không mắng cậu bé, ông chỉ xoa đầu con trai và nói:

- Con đã viết được khúc nhạc thật hay, cha tự hào vì điều đó. Cha tin sau này con sẽ trở thành một nhạc sĩ lớn.

Lời tiên đoán của ông Lê-ô-pôn đã sớm trở thành sự thật. Ít năm sau, Mô-da đã trở thành nhạc sĩ nổi tiếng khắp châu Âu và thế giới.

Câu chuyện trên xảy ra khi Mô-da mới 6 tuổi. 

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
28 tháng 8 2023 lúc 19:02

- Truyện thần thoại Việt Nam là thể loại tự sự viết bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần sáng tạo ra thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. Có thể nói truyện thần thoại được xây dựng bằng những hình ảnh,chi tiết không có thực mà chỉ là hư ảo do con người tưởng ra dựa trên quan niệm về sự tiến hóa loài người mà sau này chỉ có các nhà khoa học mới giải thích được. Đó là những quan niệm theo lối duy vật từ thời xa xưa khi bắt đầu có loài người trên Trái Đất. Nhằm phản ánh quá trình sáng tạo văn học con người thời cổ đại. 

- Thần thoại Việt Nam có thể phân ra thành các nhóm chính sau đây:

+ Về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên: Thần Trụ Trời, Nữ thần Mặt Trăng,...

+ Về nguồn gốc các loài động thực vật: Cuộc tu bổ các giống vật, thần Lúa,...

+ Về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam: Thần Nông, Mười hai bà mụ,...

+ Về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề: Sơn Tinh - Thủy Tinh, Thánh Gióng,...

+ Thần thoại Việt bị truyền thuyết hóa: Truyền thuyết vua Hùng,...

+ Thần thoại còn biến tướng trong Phật thoại, Tiên thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và cả truyện cười: Cóc kiện trời, Chử Đồng Tử ... hoặc mang dấu ấn của xã hội nguyên thủy như Trầu Cau, Hòn Vọng Phu,...

→Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt. 

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
6 tháng 12 2023 lúc 21:41

- Truyện thần thoại Việt Nam là thể loại tự sự viết bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần sáng tạo ra thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. 

- Thần thoại Việt Nam có thể phân ra thành các nhóm chính sau đây:

+ Về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên

+ Về nguồn gốc các loài động thực vật

+ Về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam

+ Về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề

+ Thần thoại Việt bị truyền thuyết hóa

+ Thần thoại còn biến tướng trong Phật thoại, Tiên thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và cả truyện cười

→ Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt. 

Bình luận (0)
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Phong Thần
8 tháng 2 2021 lúc 13:34

Nói chung đề là gì ạ?

Bình luận (4)
Phong Thần
8 tháng 2 2021 lúc 15:21

https://hoc24.vn/cau-hoi/co-nhan-dinh-rang-mot-trong-nhung-chu-de-noi-bat-nhat-cua-van-trung-dai-viet-nam-giai-doan-tu-the-ki-x-den-the-ki-xv-la-the-hien-tinh-than-yeu-n.264000541430

Bạn tham khảo ở đây đi, mình chưa học viết văn nghị luận nên không giúp bạn được. Xin lỗi vì đã làm phiền.

 

Bình luận (0)
Shin Usi
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
4 tháng 2 2021 lúc 10:35

Ở cây trồng

-Ở lúa: Bằng phương pháp chọn lọc cá thể ​  giống lúa có năng suất cao như: DT10, nếp thơm TK106 … giống lúa cho mùi thơm: tám thơm, gạo cho cơm dẻo và ngon: KML39, DT33

-Ở đậu tương: Giống đậu tương DT74 gây đột biến thành giống DT55 có thời gian sinh trưởng ngắn, chống đổ và chịu rét tốt, hạt to, màu vàng

- Ở lạc: Giống lạc bạch sa chiếu xạ tia X  →​   giống lạc V79: sinh trưởng khỏe, hạt to trung bình và đều, vỏ quả dễ bóc, tỷ lệ nhân/quả = 74%, hàm lượng protein và dầu cao.         

- Ở cà chua: giống cà chua hồng lan được tạo ra từ thể đột biến tự nhiên của giống cà chua Ba Lan trắng.

Ở vật nuôi 

Lai vịt Anh đào x vịt cỏ

 ​→ Vịt bạch tuyết có kích thước lớn, thích nghi cao, đẻ nhiều trứng

Bình luận (2)
Buddy
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
28 tháng 8 2023 lúc 19:03

Truyện kể rằng Mặt Trời và Mặt Trăng là hai chị em, con của Trời. Công việc được giao phó hằng ngày là phải thay phiên nhau đi xem xét thế gian. Gặp phải những người khiêng kiệu già đi chậm, cô Mặt Trời phải ngồi lâu, ngày ở dưới trần hóa dài ra.

Đến lượt những người trẻ khiêng kiệu đi mau, cô Mặt Trời về sớm thì ngày lại ngắn. Cô em Mặt Trăng tính tình nóng nảy không kém gì chị nên đến đêm, con người cũng khó chịu vì cô em. Loài người than thở đến tai nhà Trời, bà mẹ mới lấy tro bôi vào mặt Mặt Trăng. Từ đó, tính tình của cô thay đổi hết sức dịu dàng, vì thế nên người dưới trần ai cũng thích. Mỗi khi cô ngoảnh mặt nhìn xuống là lúc đó trăng rằm, ngoảnh lưng lại là ba mươi, ngoảnh sang phải hay sang trái là trăng thượng huyền hay hạ huyền. Hôm nào trăng hết quầng là lúc vết tro trát mặt hiện ra.

Bình luận (0)