Câu 3: Có ý kiến cho rằng: “ Trẻ em chỉ cần học tập không cần phải làm gì hết?
Em tán thành hay không tán thành ý kiến trên? Vì sao?
Bài 2:Em tán thành hay không tán thành các ý kiến dưới đây ?
1. Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập.
2. Những người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
3. Khi làm bài kiểm tra không được, chúng ta hãy nhờ bạn cho chép bài để lấy điểm cao.
4. Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người tin cậy khi gặp khó khăn
NHANH LÊN NHA CÁC BẠN MÌNH ĐANG CẦN GẤP
1, ko tán thành
2, tán thành
3, ko tán thành
4, tán thành
Câu 1: Theo luật trẻ em quy định độ tuổi nào được coi là trẻ em?
Câu 2: Hãy nêu 4 việc làm thực hiện quyền trẻ em?
Câu 3: Có ý kiến cho rằng: “ Trẻ em chỉ cần học tập không cần phải làm gì hết? Em tán thành hay không tán thành ý kiến trên? Vì sao?
Câu 4:Để làm tròn bổn phận trẻ em, bản thân em cần phải làm gì?
Câu 1: Theo luật trẻ em quy định độ tuổi nào được coi là trẻ em?
Câu 2: Hãy nêu 4 việc làm thực hiện quyền trẻ em?
Câu 3: Có ý kiến cho rằng: “ Trẻ em chỉ cần học tập không cần phải làm gì hết? Em tán thành hay không tán thành ý kiến trên? Vì sao?
Câu 4:Để làm tròn bổn phận trẻ em, bản thân em cần phải làm gì?
1. Trẻ em là người dưới 16 tuổi.
2.
- Tổ chức việc làm cho trẻ em có khó khăn.
- Dạy lớp học ở lớp tình thương cho trẻ em.
- Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em.
- Tổ chức trại hè cho trẻ em.
Theo tác giả, cần có những điều kiện gì để giải quyết tình trạng sa sút của văn hóa đọc hiện nay? Em tán thành với ý kiến của tác giả về vấn đề này không? Vì sao?
- Theo tác giả, cần có người ham đọc và có sách hay để đọc để giải quyết tình trạng sa sút của văn hóa đọc hiện nay.
- Em tán thành với ý kiến của tác giả về vấn đề này. Vì thông thường, người ta chỉ kêu gọi mọi người hãy đọc sách mà chưa để ý đến chất lượng của sách cũng như nền tảng văn hóa cần thiết để có thể đọc được những cuốn sách hay.
Có ý kiến cho rằng bài thơ thể hiện niềm tin và hi vọng về thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến. Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao?
Tham khảo!
Em tán thành vì bài thơ gợi cho em suy nghĩ về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong những năm chiến tranh gian khổ là những vẻ đẹp bất khuất, kiên cường, dù gian khó nhưng vẫn luôn lạc quan, yêu đời.
Tham khảo
Em tán thành với ý kiến cho rằng bài thơ thể hiện niềm tin và hi vọng về thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến. Vì bài thơ đã làm nổi bật được hình ảnh những con người bất khuất kiên cường, luôn lạc quan và đặt trọn niềm tin ở tương lai tươi sáng
Trong đời sống, trước một vấn đề, thường có những ý kiến khác nhau, trong đó có thể có ý kiến khiến ta không thể đồng tình. Biết tán thành với ý kiến đúng thì cũng cần biết phản đối ý kiến sai. Nhiều trường hợp, sự phản đối được thể hiện bằng bài văn nghị luận. Để việc phản đối có sức thuyết phục, người viết văn nghị luận cần đưa ra ý kiến rõ ràng, lí lẽ sắc bén, bằng chứng tiêu biểu, xác thực, dựa trên những tiêu chuẩn chân lí được thừa nhận rộng rãi.
Bạo lực học đường - vấn đề cần lên án
Trong một buổi sinh hoạt chuyên đề chúng tôi được cô giáo yêu cầu thảo luận về vấn đề bạo lực học đường. Gần đây, một số học sinh trong trường để thể hiện mình là người lớn đã thường sử dụng những hành vi bạo lực để bắt nạt các em khối dưới. Tôi thật sự không đồng tình với suy nghĩ đó của các bạn.
Trước hết, chúng ta cần hiểu bạo lưc học đường là gì, tại sao bạo lực học đường lại đáng bị lên án.
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thất về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Đối tượng chủ yếu của bạo lực học đường là những bạn học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường.
Bạo lực học đường có rất nhiều loại như gây gổ đánh nhau với bạn bè, anh chị, các em học sinh trong trường; chửi bới, làm nhục, lăng mạ nhau chỉ vì những nguyên nhân hết sức nhỏ nhặt như không ưa nhau, nó giàu hơn mình hay nó giỏi hơn mình,… Bên cạnh đó, chỉ vì những câu thách thức, muốn thể hiện bản thân mà các bạn học sinh đã lập ra những nhóm bạn đánh nhau, hội đồng nhau, thậm chí sử dụng cả hung khí nguy hiểm. Thêm vào đó, việc học sinh đi học không hiểu bài, bị cô giáo phạt hay cho điểm thấp, thậm chí bị giáo viên chửi mắng, ghi sổ đầu bài,… làm thái độ các bạn khó chịu, từ đó xảy ra tình trạng cố ý không nghe lời, làm trái lời giáo viên dẫn đến tình trạng mâu thuẫn ngày càng gay gắt hơn và có thể dẫn tới những hệ lụy lớn hơn như chửi bới nhục mạ giáo viên hay giáo viên gay gắt với học sinh hơn. Những hành động đó vô tình khiến con người trở nên mất tình người, làm tổn hại đến tinh thần hay thậm chí là sức khỏe của con người.
Những hậu quả mà bạo lực học đường mang lại rất khôn lường. Đối với những bạn là nạn nhân của bạo lực học đường thì nó gây ra những tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần. Có những vụ bạo lực học đường hậu quả nhẹ thì chỉ chửi nhanh, đánh nhau xây xát nhẹ, nặng thì bị thương, nhập viện. Bên cạnh đó nó còn gây tổn hại đến những người thân, gia đình, bạn bè của người bị hại như gia đình lo lắng, tốn thời gian giải quyết những hành vi các bạn gây ra, tốn tiền chăm nuôi, thuốc men, khám chữa khi bị thương,… Ngoài ra tình trạng này còn gây ra tính bất ổn trong xã hội, tạo sự bất an lo lắng cho cả gia đình của người gây ra hành vi và người bị hại, tạo ra tâm lí lo sợ cho các bạn học sinh khác trong trường và cả giáo viên trong trường. Khi ra ngoài phạm vi gia đình, trường học thì các em cũng sẽ tạo nên những tiếng xấu khiến mọi người bàn tán, xa lánh, tạo tâm lí bất an cho mọi người. Đối với những người gây ra bạo lực, những hành vi này sẽ khiến cho con người phát triển không toàn diện về cả đạo đức lẫn kiến thức văn hóa. Những hành vi bạo lực như vậy sau này không sớm thì muộn cũng trở thành những mầm mống của tội ác, gây ra những hành động mất hết tính người ở cả phạm vi gia đình, nhà trường và xã hội. Từ đó có thể làm hỏng tương lai của chính mình, trở thành những con người gây nguy hại cho xã hội. Những người như vậy thường sẽ bị mọi người lên án, căm ghét, xa lánh khiến các em rơi vào tình trạng bị cô lập, gây nên những hậu quả khó lường được.
Như vậy thì bạo lực học đường là vấn đề đáng bị lên án, chúng ta phải ngăn chặn tất cả những hành vi bắt nạt, cậy có người bảo kê,… để giữ môi trường lớp học trường học văn minh
Học sinh còn nhỏ vẫn cần sự giúp đỡ, che chở của bố mẹ chưa thể tự lập được.Em tán thành hay không tán thành ý kiến? Vì sao?
Học sinh còn nhỏ vẫn cần sự giúp đỡ, che chở của bố mẹ chưa thể tự lập được.Em tán thành hay không tán thành ý kiến? Vì sao?
⇒ Em không đồng ý,vì học sinh chúng ta cũng cần tự lập từ nhỏ.
Học sinh còn nhỏ vẫn cần sự giúp đỡ, che chở của bố mẹ chưa thể tự lập được.Em tán thành hay không tán thành ý kiến? Vì sao?
⇒ Em không đồng ý,vì học sinh chúng ta cũng cần tự lập từ nhỏ.Học xong bài "năng động, sáng tạo" A cho rằng: Năng động sáng tạo chỉ cần trong lĩnh vực hoạt động kinh tế. Em đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
Em không đồng ý với ý kiến trên vì nó không chỉ cần trong lĩnh vực kinh tế mà trong mọi lĩnh vực. Vì chỉ có năng động sáng tạo thì ta mới phát triển, vượt qua khó khăn trong lĩnh vực đó
Em không đồng ý với ý kiến trên vì nó không chỉ cần trong lĩnh vực kinh tế mà trong mọi lĩnh vực. Vì chỉ có năng động sáng tạo thì ta mới phát triển, vượt qua khó khăn trong lĩnh vực đó
Trước ý kiến về một vấn đề đời sống được bàn luận (liên quan đến chủ đề Trải nghiệm để trưởng thành), người nghe có thể tán thành hay phản bác. Thói quen trao đổi như thế là rất cần thiết. Được tán thành, người nói sẽ thấy tự tin hơn vì những điều mình trình bày có sức thuyết phục. Gặp sự phản bác, người nói cần kiểm tra lại ý kiến của mình, biết điều chỉnh nếu thấy chưa đúng và biết cách bảo vệ nếu thấy xác đáng.
Bài nói tham khảo:
Thảo luận vấn đề “Nói chuyện riêng trong giờ học”
Xã hội ngày càng phát triển thì giáo dục lại càng được coi trọng và đặt lên vị trí hàng đầu. Tuy nhiên, trong môi trường giáo dục hiện nay, bên cạnh những hiện tượng tiêu cực xảy ra như nói tục chửi bậy, quay cóp bài, bạo lực học đường… thì hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học của học sinh đã và đang trở thành mối quan tâm "đau đầu, nhức óc" .
Nói chuyện riêng trong giờ học là việc trao đổi, bàn tán những câu chuyện ngoài lề trong cuộc sống, ngoài nội dung bài giảng mà học sinh đem lại bằng rất nhiều những hình thức khác nhau như truyền thư tay, trực tiếp nói bằng miệng hoặc thậm chí là tự độc thoại một mình... Đây là một hành vi xấu, tiêu cực xuất hiện trong môi trường học tập vì nó có tác hại rất lớn tới bản thân học sinh và người dạy, mở rộng ra là thành tích thi đua của tập thể nhà trường, tương lai của đất nước.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. Đó trước hết là do ý thức học tập của học sinh còn kém, chưa đề cao việc học nên chưa chú trọng vào việc nghe giảng, thu nạp kiến thức. Tâm lí của các em ở mỗi lứa tuổi khác nhau và càng lên lớp cao hơn thì cái tôi của các em càng lớn. Các em có đủ mọi chuyện bên ngoài xã hội tác động vào nên không làm chủ được suy nghĩ, hành động của bản thân và tìm mọi cách để có thể giải tỏa ở mọi lúc, mọi nơi, ngay cả trong giờ học. Thậm chí còn do tính tò mò, tắt mắt, muốn hiểu chuyện người khác nên các em cảm thấy nội dung kiến thức bài học mới trên lớp không đủ hấp dẫn. Vì thế, một đòi hỏi tất yếu đặt ra là năng lực bản thân người dạy có đủ để lôi cuốn, hấp dẫn, kích thích sự tìm hiểu bài học của học sinh hay không?. Đồng thời, việc nói chuyện riêng của học sinh còn do chương trình học tập của các cấp học còn quá nặng về kiến thức hàn lâm, ít có sự tương tác với ứng dụng thực tiễn bên ngoài nên vô hình chung dẫn tới tình trạng chán học, không có hứng thú học là điều dễ hiểu.
Hậu quả của việc nói chuyện riêng trong giờ học là người học không theo kịp được kiến thức mà thầy cô giáo giảng, dẫn tới tình trạng không hiểu bài và không làm bài tập được, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả thi cử, học tập của các em. Nếu để tình trạng đó tiếp diễn thì việc chán học, bỏ học rồi sa vào các tệ nạn như nghiện game, cờ bạc, rượu chè... là không thể tránh khỏi. Và tất nhiên, đất nước không những không thể phát triển mà bản thân họ còn trở thành gánh nặng cho gia đình, cho xã hội. Bản thân những cá nhân nói chuyện riêng ấy còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới các bạn trong lớp và bài giảng của thầy cô giáo. Các bạn xung quanh thì không tập trung học được, các thầy cô giáo thì không thể hoàn thành tốt bài giảng tâm huyết muốn gửi tới học trò của mình. Vì thế, nói chuyện riêng là một hành vi ích kỉ, bất lịch sự, thiếu tôn trọng mọi người...
Vậy, để có thể loại bỏ hiện tượng nói chuyện riêng này ra khỏi môi trường giáo dục, bản thân học sinh cần tự ý thức trong hoạt động giao tiếp của mình. Cần chia sẻ đúng lúc, đúng chỗ mà không ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Hơn nữa, người học cũng cần xác định cho mình phương pháp học tập hiệu quả, tập trung nghe giảng trên lớp, không làm việc và nói chuyện riêng trong giờ học. Đồng thời bản thân các thầy cô giáo cần nâng cao kĩ năng, phương pháp dạy học tích cực, kết hợp với nhà trường đề ra các qui định để xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm. Các em học sinh cần tích cực phê phán những hành vi, thói quen tiêu cực trong môi trường giáo dục, trong đó có hành vi nói chuyện riêng.
Tóm lại, hành vi nói chuyện riêng trong giờ học là một việc làm xấu, không những không đem lại lợi ích cho bản thân mà còn gây mất trật tự, ảnh hưởng không tốt tới mọi người xung quanh. Vì thế, các em học sinh hãy góp sức loại bỏ một trong những thói xấu này để môi trường giáo dục trở nên tốt đẹp hơn.(st)
Một nhóm các bạn học sinh nam lớp 12 đang bàn tán về việc liệu học sinh đang học lớp 12 có phải đăng kí khám tuyển nghĩa vụ quân sự hay không. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Học sinh lớp 12 không phải đăng kí.
B. Học sinh, sinh viên không phải đăng kí.
C. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên phải đăng kí.
D. Công dân nam đủ 18 tuổi trở lên phải đăng kí.