hãy nêu biểu hiện của lối sống luộm thuộm, cẩu thả
Dựa vào vốn hiểu biết của mình, em hãy nêu sự khác nhau giữa lối sống đô thị và lối sống nông thôn.
1. Lối sống nông thôn: các điểm dân cư nông thôn gắn liền với chức năng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, qui mô dân số ít, mức độ tập trung dân cư không cao.
2. Lối sống đô thị: các điểm dân cư thành thị gắn với chức năng sản xuất phi nông nghiệp (hoạt động công nghiệp và dịch vụ), qui mô dân số đông, mức độ tập trung dân số cao và có kiểu kiến trúc qui hoạch đặc biệt, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, đồng bộ.
1. Lối sống đô thị thì ồn ào, tấp nập, dường như đẩy đủ hơn lối sống nông thôn, người dân trên các đô thị chủ yếu làm công nghiệp dịch vụ và thường thuê nhà vì tiền đất, tiền nhà ở thành phố rất đắt đỏ.
2. Lối sống nông thôn thì nhẹ nhàng, vắng hút và dường như cuộc sống túng thiếu hơn là cuộc sống người dân đô thị. Song, hầu hết họ vẫn đủ sức để bươn trải mua nhà, mua đất vì đất, nhà đây rẻ. Và học chủ yếu sản xất nông nghệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
- Quần cư nông thôn:
+Có mật độ dân số thấp, làng mạc thôn xóm gắn liền với đất canh tác, đồng cỏ, đất rừng hay mặt nước. Dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp.
-Quần cư đô thị:
+Có mật độ dân số cao, dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất công nghiệp và phục vụ.
viết bài luận về lối sống hòa nhập của em cũng như của thanh niên hiện nay
Tham khảo
Thanh niên Việt Nam là thế hệ trẻ, đang ngày đêm hăng say học tập, lao động, cống hiến cho đất nước. Trong bối cảnh hiện nay, đất nước ta đang trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng, cùng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại, đặc biệt là cuộc cách mạng số đã giúp cho người dân khắp nơi trên thế giới và trong đó có thanh niên nước ta có thêm hiểu biết về các nền văn minh, văn hoá các khu vực, để tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những cái tốt và bài trừ những thói xấu, những quan điểm lệch lạc. Nhìn chung trong quá trình hội nhập của thanh niên nước ta hiện nay cơ bản là tốt, có chiều sâu. Điều đó được thể hiện trước tiên ở việc học ngoại ngữ. Học ngoại ngữ để giao tiếp, để hiểu văn hoá các nước. Bên cạnh đó hoạt động xuất khẩu "văn hoá" của các nước thông qua âm nhạc, phim ảnh cũng là phương tiện giải trí của thanh niên. Bên cạnh đó là các phong tục văn hoá, thời trang, nghệ thuật cũng ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống tinh thần các bạn trẻ. Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực thì một bộ phận thanh niên còn có biểu hiện sống thoáng, thích nói pha tạp ngôn ngữ tây ta, ăn mặc thiếu lịch sự và a dua, học các trào lưu không tốt trên các trang mạng xã hội. Để khắc phục tình trạng trên, công tác giáo dục lý tưởng đối với thanh niên là vô cùng quan trọng, là khâu then chốt. Để làm được điều đó thì công tác nắm bắt tư tưởng thanh niên, đi sâu, đi sát, hoà mình vào các phong trào thanh niên là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó các bạn thanh niên cũng cần tự nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình.
Trong cuộc sống, việc hòa nhập cộng đồng chính là thái độ sống tích cực mà ai cũng nên có. Thật vậy, việc hòa nhập với cộng đồng thể hiện cho thái độ sống văn minh, lành mạnh và có trách nhiệm ở mõi cá nhân. Đầu tiên, việc sống hòa nhập với cộng đồng thể hiện bằng những mối quan hệ bên ngoài bạn bè, người thân trong gia đình. Đó có thể là hội những người thích chơi cầu lông ở khu phố, là hội những người đi chợ vào lúc 7 giờ sáng ở nơi em ở,... Việc sống chan hòa với những người xung quanh giúp chúng ta có thêm những người bạn mới, đem đến những niềm vui trong cuộc sống, cũng như có thêm những mối quan hệ đến từ những đặc điểm chung của mình và những người xung quanh. Nhờ những mối quan hệ xã hội, hòa nhập với cộng đồng đó, cuộc sống của chúng ta sẽ rực rỡ và hạnh phúc hơn rất nhiều so với việc chỉ đi làm, đi học rồi về là ở yên trong nhà. Thứ hai, việc sống hòa nhập với cộng đồng thể hiện ở việc gắn trách nhiệm của bản thân vào với cộng đồng. Chúng ta ý thức được những việc mà mình nên làm và không nên làm để giúp cho xã hội, cộng đồng luôn được bình yên, hạnh phúc. Nhờ những việc như vậy mà xã hội mới trở nên tươi đẹp hơn. Hơn nữa, việc con người sống hòa nhập với thế giới xung quanh cho thấy một thái độ cởi mở, chan hòa, sẵn sàng đón nhận những cái mới cũng như chung tay cùng cộng đồng trong những thời kỳ khó khăn, như dịch bệnh vừa qua đi chẳng hạn. Tóm lại, thái độ sống hòa nhập cộng đồng chính là việc mà chúng ta nên làm để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Câu 1. Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. Thực tế, trong cuộc sống, biểu hiện của tự lập rất phong phú. Nó có thể được thể hiện qua những hành vi rất nhỏ như tự giặt quần áo, tự nấu nướng cho bản thân hay tự đi làm kiếm tiền, nỗ lực đến cùng để vượt qua khó khăn, thử thách....
Tuy nhiên, hiện nay, một bộ phận giới trẻ ngại sống tự lập, có thói quen sống dựa dẫm, ỷ lại vào gia đình. Đơn giản vì từ nhỏ, các bạn đã quen được có người làm thay mọi việc, không phải vào bếp giúp mẹ hay tự nấu nướng, làm việc nhà...Thậm chí, một số bạn trẻ không nỗ lực trong học tập, bỏ học, suốt ngày tụ tập chơi bời vì nghĩ đã có gia đình lo cho tương lai. Đó là một thực trạng đáng lo ngại.
1/ Em hãy tìm 1 từ láy có trong đoạn văn và đặt câu với từ láy vừa tìm được.
2/ Dựa vào đoạn văn em hãy chỉ ra biểu hiện của tự lập được thể hiện qua những mặt nào?
3/ Theo em, tại sao chúng ta không nên sống dựa dẫm, ỷ lại vào gia đình mà cần phải có tính tự lập? 4/Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
5/Chỉ ra 1 phép tu từ có trong đoạn văn và nêu tác dụng của phép tu từ đó ( Điệp từ/ liệt kê/ so sánh/ nhân hoá)
6/Tìm cặp từ đồng nghĩa.
7/Tìm cặp từ đồng âm
8/Tìm 1 đại từ
9/Tìm 1 cặp từ trái nghĩa
10/ Ngày nay, do sự phát triển của công nghệ thông tin nên học sinh có phần lơ là học tập,không còn tự học như trước. Bằng suy nghĩ của mình, em hãy viết đoạn văn từ 3 – 5 câu về tầm quan trọng của việc học
Hãy viết một đoạn văn về bệnh do ĐVKXS kí sinh gây nên theo gợi ý dưới đây:
- Mô tả biểu hiện và tác hại của bệnh
- Nguyên nhân gây bệnh
- Đề xuất các ý tưởng mới nhằm phòng chống các bệnh đó ở địa phương em
- Nêu những tác hại và lợi ích của ĐVKXS đối với con người và môi trường sống
Cây có hoa :
- Có hoa
- Có rễ thật
- Sinh sản bằng hoa
Rêu
- Chưa có hoa
- Cỏ rễ giả
- Sinh sản bằng bào tử
Em hãy nêu vai trò của thú đối với đời sống con người?Hiện tượng thai sinh ở thú có gì tiến hoá hơn so với các lớp động vật đẻ trứng
- Cung cấp nguồn dược liệu quý .
- Làm thực phẩm cho con người và các loài động vật khác.
- Tiêu diệt gặm nhấm có hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp.
B)
+ Thai sinh ko lệ thuộc vào lượng noãn hoàn có trong trứng như động vật có xương sống đẻ trứng
+ Phôi đc phát triển ngay trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho sự phát triển
+ Con non đc nuôi dưỡng bằng sữa mẹ ko bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài thiên nhiên
Vai trò
– Thú là đối tượng cung cấp nguồn dược liệu quý như : sừng, nhung (sừng non) của hươu nai, xương (hổ, gấu, hươu nai…), mật gấu ; những nguyên liệu để làm đồ mĩ nghệ có giá trị: da, lông (hổ, báo), ngà voi, sừng (tê giác, trâu bò…), xạ hương (tuyến xạ hươu, chuột lang, khỉ…).
– Tất cả các loài gia súc (trâu, bò, lợn…) đều là nguồn thực phẩm.
– Một số có vai trò trong sản xuất nông nghiệp như : chồn, mèo rừng tiêu diệt gặm nhấm phá hoại mùa màng hoặc côn trùng có hại, một số là nguồn sức kéo quan trọng.
– Cung cấp nguyên liệu dùng trong sản phẩm mĩ nghệ và nước hoa như xạ cầy hương, da lông của báo, chồn, sóc, rái cá…
– Một số loài thú dùng trong nghiên cứu khoa học như : chuột nhắt, chuột lang, thỏ, khỉ…
Hiện tượng đẻ con có nhau thai có gì tiến hóa hơn so với đẻ trứng
+ ở động vật có vú, chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai để nuôi thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ rất thích hợp cho sự phát triển của phôi thai.
+ Phôi thia được bảo vệ tốt trong cơ thể mẹ, không bị các động vật khác ăn.
+ Nhờ 2 lý do trên nên tỉ lệ chết của phôi thai thấp.
a,Em hãy nêu vai trò của thú với đời sống con người ?
b, Hiện tượng thai sinh ở thú có gì tiến hóa hơn so với các lớp động vật đẻ trứng?
a)Vai trò của thú với đời sống con người là:
- Cung cấp nguồn dược liệu quý .
- Làm thực phẩm cho con người và các loài động vật khác.
- Tiêu diệt gặm nhấm có hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp.
b)Hiện tượng thai sinh ở thú có điểm tiến hóa so với các lớp động vật đẻ trứng là:
+ Thai sinh ko lệ thuộc vào lượng noãn hoàn có trong trứng như động vật có xương sống đẻ trứng.
+ Phôi đc phát triển ngay trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho sự phát triển.
+ Con non đc nuôi dưỡng bằng sữa mẹ ko bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài thiên nhiên
Đề bài: Từ các tác phẩm đã học, hãy phát biểu suy nghĩ của em về những biểu hiện của tình yêu Tổ quốc.
Nhắc đến các vẻ đẹp truyền thống của những người con đất Việt, ta không thể không kể đến lòng yêu nước nồng nàn. Yêu nước không phải một khái niệm xa xôi, trừu tượng. Đó là tình cảm giản dị, gần gũi nhưng vô cùng thiêng liêng bắt nguồn từ sự trân trọng, nâng niu mà ta dành cho những sự vật quanh mình, cho những con người ta yêu thương, gắn bó.
Biểu hiện của lòng yêu nước cũng nằm ngay trong ý thức, hành động hàng ngày của mỗi chúng ta. Trong thời chiến, nó sục sôi và cuộn trào cùng các cuộc khởi nghĩa, cùng lớp lớp thanh niên sẵn sàng hi sinh tính mạng khi lên đường nhập ngũ. Trong thời bình, mỗi người thể hiện tình yêu nước bằng cách chăm chỉ trau dồi tri thức, cần cù lao động và rèn luyện đạo đức với ước mong đem đến cuộc sống tươi đẹp hơn cho bản thân, gia đình và dân tộc mình. Cứ như vậy, lòng yêu nước đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành nguồn sức mạnh vô giá, thành sợi dây nối kết trái tim của những “con Lạc cháu Hồng”, giúp ta có thể lập nên những chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Chính tình yêu nước của thế hệ đi trước đã tạo dựng niềm tin cho thế hệ mai sau. Dù thế hệ trẻ có lập nghiệp nơi đâu trên địa cầu rộng lớn, những con người Việt Nam ta vẫn luôn giữ trong trái tim mình tình yêu nước nồng nàn, để nhớ, để ngưỡng vọng và cũng để khao khát được làm điều gì đó cho mảnh đất hình chữ S thân thương Việt Nam.
Từ đoạn trích trên ( từ Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam ... cháo hoa ) hãy viết một đoạn văn dài 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩa của em về lối sống giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn theo đuổi một lối sống giản dị và không phô trương trong cuộc sống của mình. Bác từ lâu đã thể hiện tình yêu dành cho nhân dân và tận tụy với sự phục vụ cộng đồng.
Qua những hành động và tư tưởng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã truyền cảm hứng cho con người về tầm quan trọng của sự khiêm tốn và đơn giản. Hồ Chí Minh sống một cuộc sống tối giản, luôn tận dụng tài nguyên một cách tiết kiệm và không lãng phí. Bác không đặt mình lên trên những đặc quyền hay tiện nghi xa xỉ, mà luôn quan tâm đến những nhu cầu cơ bản của nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đề cao lối sống giản dị cá nhân mà còn khuyến khích toàn bộ quần chúng tham gia xây dựng một xã hội bình đẳng và công bằng.Bác đã lập ra những chính sách tài chính cân đối và áp dụng việc phân bố tài nguyên một cách công bằng để đảm bảo tất cả mọi người đều được hưởng lợi trong một xã hội cùng phát triển.
Với lối sống giản dị của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được người dân tôn kính và ngưỡng mộ. Bác đã để lại một di sản lớn lao cho việc xây dựng một xã hội tương lai tốt đẹp, với tầm nhìn về lòng yêu nước và sự tận tụy với nhân dân.
Lối sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh dấu sự tâm huyết và đạo đức lãnh đạo của ông. Sự khiêm tốn và đơn giản của ông đã trở thành nguồn cảm hứng lớn cho nhân dân Việt Nam và toàn thế giới.
Hãy chọn một tác phẩm truyện mà em yêu thích và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Xác định đề tài của truyện
b. Kể tên các nhân vật và nêu đặc điểm tính cách của nhân vật chính
c. Liệt kê các sự việc tiêu biểu của cốt truyện. Dựa vào các sự việc đó để tóm tắt nội dung cốt truyện
Tác phẩm truyện mà em thích nhất: Bầy chim chìa vôi
- Đề tài của truyện: trẻ em
- Các nhân vật trong truyện: Mon, Mên, những chú chim chìa vôi. Trong đó có nhân vật chính là Mon, Mên
Mon là một cậu bé giàu lòng trắc ẩn, biết yêu thương động vật
Mên ra dáng đàn anh, biết sắp xếp và quyết định công việc.
- Cốt truyện:
1. Hai anh em Mon và Mên đang nằm ngủ thì trời mưa to. Mon lo lắng cho đàn chim chìa vôi.
2. Bầy chim chìa vôi làm tổ rất đặc biệt: chúng chọn bãi đất nổi giữa song để làm tổ và mùa mưa đến là lúc chúng cất cánh bay lên.
3. Hai anh em đã tìm cách để ra giữa sông cứu đàn chim chìa vôi.
4. Ra đến nơi hai anh em đã chứng kiến cảnh bầy chim cất cánh. Hai anh em vô cùng xúc động.
Tóm tắt: Vào đêm mưa giông, Mon đang ngủ thì giật mình thức giấc vì bầy chim chìa vôi đang bị kẹt giữa bãi cát. Hai đứa trẻ sợ bầy chim chìa vôi sẽ bị chìm mất. Hai anh em bơi đò ra giữa sông để mang chúng vào bờ. Khi bình minh lên hai đứa trẻ đã được chúng kiến một cảnh huyền thoại hiện ra trước mắt, những cánh chim nhỏ bé đã bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên. chứng kiến cảnh tượng đó cả hai đứa trẻ đã vô cùng xúc động.
Lập dàn ý cho đề bài sau:
Trong bài thơ mùa xuân nho nhỏ (khổ 4+5) từ ý thơ trên hãy trình bày suy nghĩ của em về :
a, Lí tưởng sống đẹp của con người
b, Lí tưởng sống của thanh niên hiện nay
c,Ý nghĩa của sự cống hiến
Giúp mình với : (((( Minh cần gấp ạ!!!!
a) Mở bài
- Giới thiệu tác giả Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:
+ Thanh Hải là nhà thơ hiện đại Việt Nam trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
+ "Mùa xuân nho nhỏ" là một trong những bài thơ hay viết về mùa xuân, về khát vọng cống hiến cho đời của nhà thơ.
- Khái quát nội dung khổ thơ 4 và 5:
+ Hai khổ thơ 4 và 5 thể hiện rõ nhất ước vọng được hòa nhập hiến dâng cho cuộc đời, cho mùa xuân chung của dân tộc của tác giả.
b) Thân bài
* Khái quát về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được tác giả sáng tác trong khi nằm trên giường bệnh, trước khi mất ít lâu, trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách.
- Nội dung chính: Bài thơ là tiếng lòng, những tâm sự, suy ngẫm, mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của tác giả cho mùa xuân vĩ đại của đất nước.
* Phân tích khổ thơ thứ 4: Khát vọng hòa nhập, tự nguyện mang niềm vui đến cho cuộc đời
Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến
- Điệp từ “ta làm” cùng với nhịp thơ dồn dập diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ:
+ muốn làm con chim hót : góp tiếng hót cho cuộc đời
+ muốn làm một cành hoa : góp chút sắc hương cho cuộc sống
-> Ước mong giản dị, đơn sơ để tô điểm cho vườn hoa mùa xuân muôn hương muôn sắc của đất nước.
+ một nốt trầm -> không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ “nhập” vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về.
- Đại từ “ta” dùng để khẳng định đó không chỉ là tâm niệm riêng của cá nhân nhà thơ mà còn là khát vọng chung của nhiều người.
-> Khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước, nguyện hi vinh cho sự phồn vinh của đất nước.
=> Đây là tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết.
* Phân tích khổ thơ thứ 5: Ước nguyện cống hiến chân thành không kể tuổi tác
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời"
- Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho cuộc đời mỗi con người, mỗi sự cống hiến -> Tác giả muốn góp chút công sức nhỏ bé của mình vào mùa xuân lớn của đất nước.
- Từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc.
-> Lẽ sống cống hiến lặng lẽ, khiếm tốn của nhà thơ, âm thầm lặng lẽ hiến dâng, chẳng phô trương, không cần ai biết đến.
"Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc."
- Điệp ngữ “dù là” : thái độ tự tin trước những khó khăn trở ngại của đời người
- "tuổi hai mươi", "khi tóc bạc" : ầm thầm cống hiến bất kể khi tuổi trẻ hay lúc về già.
-> Lời hứa, lời tự nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước.
=> Với niềm yêu đời tha thiết, tác giả vượt lên trên hoàn cảnh về bệnh tật mong muốn da diết được sống có ích bằng tất cả sức trẻ của mình. Ý thức về trách nhiệm với quê hương, đất nước, khát vọng được sống, được cống hiến trở thành một ý thức bất diệt trong tâm hồn tác giả.
* Đặc sắc nghệ thuật trong 2 khổ thơ:
- Sử dụng các từ láy, điệp từ hiệu quả
- Hình ảnh đẹp, giản dị
- Ngôn từ chính xác, tinh tế, gợi cảm
- So sánh và ẩn dụ sáng tạo
c) Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung của 2 khổ thơ.
- Cảm nhận của em về 2 khổ thơ.
Tham khảo:
b,
I. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lí tưởng sống của thanh niên, học sinh hiện nay.
II. Thân bài
1. Giải thích
- Lí tưởng sống là gì?
+ Lí tưởng là mục đích sống cao đẹp.
+ Lí tưởng sống cao đẹp là lí tưởng sống vì mọi người.
+ Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam trong những giai đoạn cách mạng vừa qua là sống chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2. Bàn luận
- Vì sao con người cần sống có lí tưởng?
+ Có lí tưởng con người sẽ có hướng phấn đấu để vươn lên.
+ Lí tưởng sống cao đẹp là điều kiện để con người sống có ý nghĩa; giúp con người hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách.
- Suy nghĩ về những tấm gương có lí tưởng sống cao đẹp.
+ Nêu những tấm gương sống theo lí tưởng cao đẹp:
Những chiến sĩ chiến đấu và hi sinh cho công cuộc cách mạng giành độc lập tự do cho dân tộc.
Những con người ngày đêm âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước.
=> Tuy biểu biện khác nhau nhưng họ đều là những người biết sống vì hạnh phúc của con người..
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Soi vào họ, tuổi trẻ hôm nay phải biết tìm cho mình lí tưởng sống cao đẹp và quyết tâm thực hiện đến cùng lí tưởng của đời mình.
+ Mỗi người phải sống hết mình với vị trí mà mình đang đứng, với công việc mình đang đảm đương.
+ Lối sống vị kỉ, cá nhân, mục đích sống tầm thường là điều không thể chấp nhận được.
III. Kết bài
- Nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống cao đẹp đối với mỗi học sinh, thanh niên ngày nay
- Liên hệ thực tế bản thân (đã/ đang/ sẽ làm gì để thực hiện lí tưởng sống của mình)
c,
I. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sự cống hiến của thế hệ trẻ hiện nay.
II. Thân bài:
a. Giải thích vấn đề nghị luận
- Cống hiến là gì?
- Thế hệ trẻ là tầng lớp nào?
b. Bàn luận về vấn đề nghị luận
- Cống hiến là lối sống tích cực mà thế hệ cần rèn luyện, tu dưỡng và trau dồi.
- Lối sống cống hiến của thế hệ trẻ thể hiện ở việc sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân phục vụ lợi chung, vì sự phát triển chung.
- Lối sống cống hiến sẽ giúp thế hệ trẻ khẳng định giá trị của bản thân và phát huy hết vai trò là rường cột, là những chủ nhân tương lai của đất nước.
- Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng để cống hiến hết mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (những thanh niên xung kích, những thầy cô giáo trẻ,...).
c. Lật lại vấn đề
- Hiện tượng một số thanh niên đã xao nhãng, quên đi trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp chung của dân tộc (ích kỷ, chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân...).
- Đó là những hiện tượng lệch lạc cần bị lên án, phê phán, chấn chỉnh, bài trừ.
III. Kết bài:
Bài học nhận thức và hành động đối với thế hệ trẻ đối với lối sống cống hiến.