Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Tạ Đức Hưng
Xem chi tiết
Minh Hồng
8 tháng 4 2022 lúc 16:43

Refer

Phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê

– Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập  lãnh thổ của Tổ quốc.

kimcherry
8 tháng 4 2022 lúc 16:45

Tham khảo

Phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê – Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. - Phong trào Tây Sơnđánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập  lãnh thổ của Tổ quốc.

kodo sinichi
8 tháng 4 2022 lúc 17:31

Refer

- Phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê

– Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

- Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

Linh Trần Phương
Xem chi tiết
Đỗ Thị Minh Ngọc
8 tháng 4 2022 lúc 20:25

Tham khảo:

Những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771 – 1789:

 - Phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê – Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

    - Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

Nguyễn Hữu Vĩnh Khang
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
30 tháng 4 2022 lúc 18:48

bạn tham khảo nha

  Sau khi cho quân lính ăn Tết tạm ở ngoài thành thì vua Quang Trung quyết định mở cuộc đại phá quân Thanh vào đúng dịp Tết Kỉ Dậu (1789). Cụ thể là:

- Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm 5 đạo:

+ Đạo chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng vào Thăng Long.

+ Đạo thứ hai và thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo chủ lực.

+ Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương.

+ Đạo thứ năm, tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang), chặn đường rút lui của địch.

- Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở đồn Tiền Tiêu.

- Đêm mùng 3 tết, quân ta bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân giặc bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ vũ khí đầu hàng.

- Sáng mùng 5, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội). Cùng lúc đó, đạo quân của đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa. Quân Thanh đại bại, tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử.

- Nghe tin đại bại, tướng giặc là Tôn Sĩ Nghị sợ mất vía, vội vã cùng vài võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm.

- Trưa mùng 5, vua Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long giữa muôn vàn tiếng hò reo của dân chúng.

=> Quang Trung đại phá quân Thanh thành công.

chúc bạn học tốt nha

( nếu sai thì cho mk xin lỗi nha)

Cẩm Ly Trần
Xem chi tiết
Tạ Bảo Trân
10 tháng 5 2022 lúc 19:09

*Quang Trung đại phá quân Thanh:

-Năm 1788,Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế,hiệu là Quang Trung

-Quang Trung đến Nghệ An,tuyển thêm quan,mở hội duyệt binh lớn

-Đến Thanh Hóa,Quang Trung tổ chức lễ tuyên thệ,quân ăn Tết sớm

-Đêm 30 Tết,Quang Trung vượt sông Gián Khẩu,diệt giặc ở đồn Tiền Tiêu

-Từ mùng 3 đến mùng 5 Tết,ta tiêu diệt các đồn Hà Hồi,Ngọc Hồi,Đống Đa

*Những đóng góp của vua Quang Trung cho lịch sử dân tộc là:

-Đánh đổ các chính quyền phong kiến thối nát Lê-Trịnh-Nguyễn,thống nhất đất nước

-Đánh tan quân xâm lược Xiêm-Thanh

-Đưa ra các chính sách về kinh tế,xã hội,văn hóa,ngoại giao phù hợp với phát triển đất nước

\(#Trân\)

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 17:02

Tham khảo

Nhận xét về những đóng góp của vua Quang Trung

- Nguyễn Huệ là một trong những lãnh đạo chủ chốt của phong trào nông dân Tây Sơn, cùng với Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và các tướng lĩnh tài ba khác đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh, giành được nhiều thắng lợi quan trọng, đóng góp to lớn vào tiến trình lịch sử dân tộc.

- Nguyễn Huệ là người có tài năng thao lược, ông có cống hiến rất lớn trong việc đề ra kế sách và lãnh đạo, chỉ huy quân Tây Sơn giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh.

- Sau khi lên ngôi hoàng đế (năm 1788), vua Quang Trung đã bắt tay vào việc xây dựng và cải cách đất nước. Ông đã cho triển khai nhiều chính sách tiến bộ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục… theo hướng: khắc phục hậu quả chiến tranh, phục hồi kinh tế, ổn định trật tự xã hội, đề cao và phát triển nền văn hóa dân tộc... Trong thời gian ngắn ngủi (4 năm) kể từ khi lên ngôi hoàng đế sáng lập vương triều cho đến khi từ trần, công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão lớn lao của vua Quang Trung tuy chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng và ý chí của ông.

Tieen Ddat dax quay trow...
14 tháng 8 2023 lúc 17:02

Tham khảo

- Nguyễn Huệ là một trong những lãnh đạo chủ chốt của phong trào nông dân Tây Sơn, cùng với Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và các tướng lĩnh tài ba khác đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh, giành được nhiều thắng lợi quan trọng, đóng góp to lớn vào tiến trình lịch sử dân tộc.

- Nguyễn Huệ là người có tài năng thao lược, ông có cống hiến rất lớn trong việc đề ra kế sách và lãnh đạo, chỉ huy quân Tây Sơn giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh.

 

- Sau khi lên ngôi hoàng đế (năm 1788), vua Quang Trung đã bắt tay vào việc xây dựng và cải cách đất nước. Ông đã cho triển khai nhiều chính sách tiến bộ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục… theo hướng: khắc phục hậu quả chiến tranh, phục hồi kinh tế, ổn định trật tự xã hội, đề cao và phát triển nền văn hóa dân tộc... Trong thời gian ngắn ngủi (4 năm) kể từ khi lên ngôi hoàng đế sáng lập vương triều cho đến khi từ trần, công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão lớn lao của vua Quang Trung tuy chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng và ý chí của ông.

Nguyễn Tiến Minh
Xem chi tiết
Đỗ Thị Minh Ngọc
23 tháng 4 2022 lúc 21:30

Tham khảo:

- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê. 
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia. 
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc. 

Long Sơn
23 tháng 4 2022 lúc 21:31

- Thống nhất đất nước

- Đánh tan quân Xiêm, Thanh

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế

- Ra nhiều chính sách liên quna đến văn hóa, giáo dục

- Giữ gìn chữ viết của dân tộc

-...

Jinni Nguyễn
Xem chi tiết
chuche
10 tháng 5 2022 lúc 20:26

Tham khảo:

Tháng 12-1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung.Quãng Trung tiến quân ra Bắc

Đến Tam Điệp Quãng Trung chia làm 5 đạo

Đêm 30 tết quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu.

Đêm mồng 3 tết, quân ta bí mật vây đồn Hà Hồi
Mồng 5 tết quân ta đánh đồn Ngọc Hồi

Tướng giặc là sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử.

Kudo Shinichi AKIRA^_^
10 tháng 5 2022 lúc 20:27

Refer

 

Diễn biến :

Nhận được tin cấp báo, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (12 - 1788), lấy niên hiệu là Quang Trung, lập tức tiến quân ra Bắc.
Đến Nghệ An, Quang Trung tuyển thêm quân, mở cuộc duyệt binh lớn ở Vĩnh Doanh (Vinh, Nghệ An).
Tới Thanh Hoá, Quang Trung tiếp tục tuyển thêm quân và làm lễ tuyên thệ. Trong lời dụ tướng sĩ, Quang Trung đã thể hiện rõ quyết tâm đánh tan quân ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Ra đến Tam Điệp, Quang Trung khen ngợi kế hoạch tạm rút quân để bảo toàn lực lượng của Ngô Thì Nhậm và các tướng.
Quang Trung mở tiệc khao quân và tuyên bố : "Nay hãy ăn Tết Nguyên Đán trước, đến sang xuân, ngày mồng 7 vào Thăng Long sẽ mở tiệc lớn. Các ngươi hãy nhớ lời ta xem có đúng thế không ?"

Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm năm đạo :
- Đạo chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng Thăng Long.
- Đạo thứ hai và đạo thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo chủ lực.
- Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương.
- Đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang), chặn đường rút lui của địch.
Đêm 30 tết (âm lịch), quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. Đêm mồng 3 tết, quân ta bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân giặc bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ khí giới đầu hàng.
Mờ sáng mồng 5 tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội). Đây là đồn quan trọng nhất của địch với khoảng 3 vạn quân tinh nhuệ đóng giữ. Đồn luv được xây đắp kiên cố, xung quanh đều cắm chông sắt và chôn địa lôi dầy đặc.
Khi đến sát đồn giặc, Quang Trung truyền lệnh cho tượng binh và bộ binh đồng loạt xông tới. "Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết..., thây ngổn ngang đầy đồng, máu chảy thành suối. Quân Thanh đại bại" (Hoàng Lê nhất thống chí).
Khi đạo quân của Quang Trung đang đánh đồn Ngọc Hồi thì đạo quân của đỏ đốc Long tấn công đồn Đống Đa. Được nhân dân địa phương giúp sức, quân ta giáp chiến, đốt lửa thiêu cháy doanh trại giặc. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử.
Nghe tin đại bại, Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng mất vía, vội vã cùng vài võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm.
Trưa mồng 5 Tết Kỉ Dậu, vua Quang Trung trong bộ chiến bào xạm đen khói thuốc súng, cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long giữa muôn tiếng reo hò :
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh...

Những đóng góp của vua Quang Trung :

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó. .
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Có được thắng lợi trên, trước hết là do sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Nỗi bất bình cao độ, ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả đã thôi thúc nhân dân ta vùng lên chống chính quyền phong kiến phản động trong nước và quân xâm lược hung bạo. Tiêu biểu nhất là sự gia nhập nghĩa quân của các tầng lớp nhân dân, các địa phương trong nước. Đây là sức mạnh vô địch lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Trong đó, không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước của nhân dân, ý chí quyết chiến quyết thắng của quân sĩ. Trong cuộc đấu tranh chống các tập đoàn Nguyễn - Trịnh - Lê, các thủ lĩnh Tây Sơn đã có những hoạt động phù hợp với mong muốn của dân nghèo, có những đường lối chiến lược, chiến thuật đấu tranh đúng đắn tập hợp được các tầng lớp xã hội. Trong cuộc kháng chiến chống Xiêm, chống Thanh, Quang Trung đã phát huy lòng dũng cảm của quân lính, nắm vững thời cơ, lợi dụng được nhược điểm của giặc. Từ đó, ông đã chủ động mở những trận quyết chiến nhanh chóng, bất ngờ khiến cho quân địch không kịp đối phó.
Quang Trung là lãnh tụ nông dân kiệt xuất, là nhà quân sự, chính trị thiên tài. Là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta trong thế kỉ XVI, góp phần, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.

zero
10 tháng 5 2022 lúc 20:27

refer

Bắc Bình Vương được tinh quân nhà Thanh đã sang đóng ở Thăng Long, lập tức hội các tướng sĩ để bàn việc đem binh ra đánh, các tướng đều xin hãy chính ngôi tôn, để yên lòng người rồi sẽ khởi binh. Bắc Bình Vương bèn sai đắp đàn ở núi Bàn Sơn, ngày 25 tháng mười một năm mậu thân (1788), Vương làm lễ lên ngôi Hoàng Đế. Núi Tam Điệp trước gọi là đèo Ba Dội ở chỗ phân biệt địa giới tỉnh Ninh Bình và tỉnh Thanh Hóa. thống lĩnh thủy bộ đại binh ra đánh giặc Thanh. Ra đến Nghệ An nghỉ lại 10 ngày để kén lấy thêm binh, cả thảy được 10 vạn quân và hơn 100 con voi. Vua Quang Trung điểm duyệt quân sĩ, truyền dụ nhủ bảo mọi người phải cố gắng đánh giặc giúp nước. Đoạn rồi kéo quân ra Bắc, đến ngày 20 tháng chạp thì đến núi Tam Điệp. Bọn Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhiệm đều ra tạ tội, kể chuyện quân Tàu thế mạnh, sợ đánh không nổi, cho nên phải lui về giữ chỗ hiểm yếu. Vua Quang Trung cười mà nói rằng: "Chúng nó sang phen này là mua cái chết đó thôi. Ta ra chuyến này thân coi việc quân đánh giữ, đã định mẹo rồi, đuổi quân Tàu về chẳng qua 10 ngày là xong việc. Nhưng chỉ nghĩ chúng là nước lớn gấp 10 nước ta, sau khi chúng thua một trận rồi, tất chúng lấy làm xấu hổ, lại mưu báo thù, như thế thì đánh nhau mãi không thôi, dân ta hại nhiều, ta sao nỡ thế. Vậy đánh xong trận này, ta phải nhờ Thì Nhiệm dùng lời nói cho khéo để đình chỉ việc chiến tranh. Đợi mươi năm nữa, nước ta dưỡng được sức phú cường rồi, thì ta không cần phải sợ chúng nữa." Vua Quang Trung truyền cho tướng sĩ ăn tết Nguyên Đán trước, để đến hôm trừ tịch thì cất quân đi, định ngày mồng 7 tháng giêng thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Đoạn rồi, truyền lệnh cho ba quân đến nghe lệnh điều khiển. Đại tư mã Sở, Nội Hầu Lân đem tiền quân đi làm tiên phong. Hô hổ Hầu đem hậu quân đi đốc chiến. Đại đô đốc Lộc, Đô đốc Tuyết đem hữu quân cùng thủy quân, vượt qua bể vào sông Lục Đầu. Rồi Tuyết thì kinh lược mặt Hải Dương, tiếp ứng đường mé đông; Lộc thì kéo về vùng Lạng Giang, Phượng Nhỡn, Yên Thế để chặn đường quân Tàu chạy về. Đại đô đốc Bảo, đô đốc Mưu đem tả quân cùng quân tượng mã đi đường núi ra đánh phía tây. Mưu thì xuyên ra huyện Chương Đức (nay là Chương Mỹ), tiện đường kéo thẳng đến làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì, đánh quân Điền Châu; Bảo thì thống suất quân tượng mã theo đường huyện Sơn Lãng ra làng Đại Áng thuộc huyện Thanh Trì tiếp ứng cho mặt tả. Năm quân được lệnh đều thu xếp đâu đấy, đến hôm 30 khua trống kéo ra Bắc. Khi quân sang sông Giản Thủy 124 , cánh nghĩa quân của nhà Lê. Giản Thủy chắc là bến đò Giản ở giáp giới tỉnh Ninh Bình và Hà Nam bây giờ. tan vỡ chạy cả. Vua Quang Trung thân đốc các quân đuổi theo đến huyện Phú Xuyên bắt sống hết được toán quân Tàu đóng ở đấy, không một người nào chạy thoát được; vì thế cho nên không có tin báo về, những quân Tàu đóng ở làng Hà Hồi và làng Ngọc Hồi không biết gì cả. Nửa đêm ngày mồng 3 tháng giêng năm Kỷ Dậu (1789) quân vua Quang Trung đến làng Hà hồi vây kín đồn giặc, rồi bắc loa lên gọi, các quân dạ rầm cả lên, có hàng muôn người. Quân canh đồn bấy giờ mới biết, sợ hãi thất thố, đều xin hàng, bởi thế, lấy được hết cả quân lương và đồ khí giới. Sáng mờ mờ ngày mồng năm, quân Tây Sơn tiến lên đến làng Ngọc Hồi, quân Tàu bắn súng ra như mưa. Vua Quang Trung sai người lấy những mảnh ván, ghép ba mảnh lại làm một, lấy rơm cỏ giấp nước quấn ở ngoài, rồi sai quân kiêu dũng cứ 20 người khiêng một mảnh, mỗi người dắt một con dao nhọn, lại có 20 người cầm khí giới theo sau. Vua Quang Trung cưỡi voi đi sau đốc chiến, quân An Nam vào đến gần cửa đồn, bỏ ván xuống đất, rút dao ra, xông vào chém, quân đi sau cũng kéo ùa cả vào đánh. Quân Tàu địch không nổi, xôn xao tán loạn, xéo lẫn nhau mà chạy. Quân Nam thừa thế đánh tràn đi, lấy được các đồn, giết quân Thanh thây nằm ngổn ngang khắp đồng, máu chảy như tháo nước. Quân các đạo khác cũng đều được toàn thắng. Quan nhà Thanh là đề đốc Hứa Thế Hanh, tiên phong Trương Sĩ Long, tả dực Thượng Duy Thăng đều tử trận cả; quan phủ Điền Châu là Sầm Nghi Đống đóng ở Đống Đa bị quân An Nam vây đánh cũng thắt cổ mà chết. Tôn Sĩ Nghị nửa đêm được tin báo, hoảng hốt không kịp thắng yên ngựa và mặc áo giáo, đem mấy tên lính kỵ chạy qua sông sang Bắc. Quân các trại nghe tin như thế, xôn xao tan rã chạy trốn, tranh nhau sang cầu, một lát cầu đổ, sa cả xuống sông chết đuối, sông Nhị Hà đầy những thây người chết. Vua Chiêu Thống cũng theo Tôn Sĩ Nghị sang sông cùng với bà Hoàng Thái Hậu và mấy người cận thần chạy sang Tàu. Đạo quân Vân Nam và Quý Châu đóng ở miền Sơn Tây nghe tin Tôn Sĩ Nghị đã thua, cũng rút quân chạy về. Ngày hôm ấy vua Quang Trung đốc quân đánh giặc, áo ngự bào bị thuốc súng bắn vào đen như mực. Đến trưa thì vào thành Thăng Long. Về sau bọn khách trú ở Thăng Long làm cái đền thờ Sầm Nghi Đống ở ngõ Sầm Công, sau Hàng Buồm, nữ sĩ Hồ Xuân Hương có vịnh bài tuyệt cú rằng: Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo, Kìa đền Thái thú đứng cheo leo. Ví đây đổi phận làm trai được, Thì sự anh hùng há bấy nhiêu? Trước đất Phú Thọ, Vĩnh Yên thuộc về địa hạt tỉnh Sơn Tây. tướng đem binh đuổi đánh quân nhà Thanh đến cửa Nam Quan. Những dân Tàu ở gần Lạng Sơn sợ khiếp, đàn ông, đàn bà dắt díu nhau mà chạy, từ cửa ải về mé bắc hơn mấy trăm dặm, tịnh không nghe thấy tiếng một người nào? Vua Quang Trung vào thành Thăng Long, hạ lệnh chiêu an, phàm những người Tàu trốn tránh ở đâu ra thú tội, đều được cấp cho áo mặc, lương ăn. Lại bắt được cả ấn tín của Tôn Sĩ Nghị bỏ lại, trong những giấy má bắt được có tờ mật dụ của vua Càn Long nói rằng: " Việc quân nên từ đồ, không nên hấp tấp. Hãy nên đưa hịch truyền thanh thế đi trước, và cho các quan nhà Lê về nước cũ hợp nghĩa binh, tìm tự quân nhà Lê đem ra đứng đầu để đối địch với Nguyễn Huệ, thử xem sự thể thế nào. Nếu lòng người nước Nam còn nhớ nhà Lê, có quân ta kéo đến, ai là chẳng gắng sức. Nguyễn Huệ tất phải tháo lui; ta nhân lấy dịp ấy mà sai Tự quân đuổi theo, rồi đại binh của ta theo sau, như thế không khó nhọc mấy nỗi mà nên được công to, đó là mẹo hay hơn cả. Ví bằng suốt người trong nước, nửa theo đằng nọ, nửa theo đằng kia, thì Nguyễn Huệ tất không chịu lui. Vậy ta hãy đưa thư sang tỏ bảo đường họa phúc xem nó đối đáp làm sao. Đợi khi nào thủy quân ở Mân, Quảng đi đường bể sang đánh mặt Thuận Hóa và Quảng Nam rồi, bộ binh sẽ tiến lên sau. Nguyễn Huệ trước sau bị địch, thế tất phải chịu thua. Bấy giờ ta sẽ nhân mà là ơn cho cả hai bên; tự đất Thuận Hóa Quảng Nam trở vào Nam, thì cho Nguyễn Huệ; tự châu Hoan, châu Ái trở ra Bắc thì phong cho Tự quân nhà Lê. Ta đóng đại binh lại để kiềm chế cả hai bên, rồi sẽ có xử trí về sau". Vua Quang Trung đem tờ mật dụ ấy bảo với Ngô Thì Nhiệm rằng: " Ta xem tờ chiếu của vua nhà Thanh chẳng qua cũng muốn mượn tiếng để lấy nước ta đó thôi. Nay đã bị ta đánh thua một trận, tất là lấy làm xấu hổ, chắc không chịu ở yên. Hai nước mà đánh nhau thì chỉ khổ dân. Vậy nên dùng lời nói khéo, để khiến cho khỏi sự binh đao; việc ấy nhờ nhà người chủ trương cho mới được". Ngô Thì Nhiệm vâng lệnh làm thư đại khái nói rằng: "Nước Nam vốn không dám chống cự với đại quốc, nhưng chỉ vì Tôn Sĩ Nghị làm nhỡ việc cho nên phải thua. Vậy nay xin tạ tội và xin giảng hòa." Vua Quang Trung sai sứ đem thư sang Tàu, và lại sai đem những quân nhà Thanh đã bắt được, để ở một nơi, cấp cho lương thực, đợi ngày cho về nước. Xếp đặt mọi việc xong rồi, đem quân về Nam, lưu Ngô Văn Sở và Phan văn Lân ở lại tổng thống các việc quân quốc; còn những việc từ lệnh giao thiệp với nước Tàu thì ủy thác cho Ngô Thì Nhiệm và Phan Huy Ích cho được tự tiện mà khu xử, hễ không có việc gì quan hệ thì bất tất phải đi tâu báo mà làm gì. Vua Quang Trung cầu phong năm 1789Tôn Sĩ Nghị đem quân sang An Nam năm 1788

Mi Lê Thảo
Xem chi tiết
Trần Võ Lam Thuyên
30 tháng 3 2017 lúc 9:37

Quang Trung - Nguyễn Huệ là một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hiện nay, chúng ta biết khá rõ về sự nghiệp của Quang Trung; nhưng hình dáng, tướng mạo, tính tình vua Quang Trung như thế nào lại rất ít khi được nhắc đến.

Theo Hoa Bằng trong Quang Trung – Anh hùng dân tộc thì “Nguyễn Huệ tóc quăn, da sần”.

Theo Đại Nam chính biên liệt truyện thì “Nguyễn Huệ tiếng nói sang sảng như tiếng chuông, cặp mắt sáng như chớp”.

Theo một cung nhân cũ nói với bà Thái Hậu, mẹ vua Lê Chiêu Thống lúc quân Thanh đang chiếm đóng Thăng Long thì “Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam, ẩn hiện như quỷ thần, không ai có thể lường biết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn, không một người nào dám nhìn thẳng vào mặt hắn. Thấy hắn trỏ tay đưa mắt là ai nấy đã phách lạc hồn siêu, sợ hơn sợ sấm sét…”.

Theo các tài liệu lịch sử cũ thì Nguyễn Huệ còn nhanh nhẹn, khỏe mạnh và can đảm nữa.

Căn cứ như trên, chúng ta có thể thấy rằng Nguyễn Huệ có một thanh âm, một vẻ mặt, đôi mắt làm cho mọi người phải kính trọng. Sở dĩ người cung nhân của nhà Lê cho rằng Nguyễn Huệ có vẻ mặt hung dữ làm cho mọi người phải khiếp sợ vì người cung nhân ấy tuy không phải là kẻ thù, nhưng đã phục vụ những kẻ thù bại trận, vốn đã khiếp đảm về các việc làm của Nguyễn Huệ.

Lẽ đương nhiên là vẻ mặt Nguyễn Huệ có cái gì khiến cho người ta phải sợ thật, nhưng đó chỉ là đối với kẻ thù của ông mà thôi. Còn đối với bạn bè, đối với nhân dân, vẻ mặt của ông chỉ gây ra cái gì làm cho người ta phải tin phục. Chứng cớ là Giáo Hiến chỉ thấy “Nguyễn Huệ nhanh nhẹn, khỏe mạnh, can đảm, mắt như chớp sáng, tiếng như chuông vang” và biết ngay Nguyễn Huệ “là một thanh niên lỗi lạc có tương lai phi thường”.

Sử sách cũ nói Nguyễn Huệ nhanh nhẹn, khỏe mạnh. Điều này, chúng ta có thể tin là đúng sự thật. Với phương tiện giao thông vận tải hồi thế kỉ XVIII, Nguyễn Huệ đã mang quân tiến vào Nam đánh quân chúa Nguyễn năm lần, mang quân ra Bắc ba lần. Không nhanh nhẹn cả về cách đi lại lẫn phép hành quân và không khỏe mạnh thì không thể đi Nam về Bắc luôn luôn và nhanh chóng như vậy. Sự đi lại của Nguyễn Huệ nhanh chóng nổi tiếng trong lịch sử. Người cung nhân của vua Lê đã phải than: “Xem hắn (Nguyễn Huệ) ra Bắc vào Nam, ẩn hiện như quỷ thần, không ai có thể lường biết”.

Nguyễn Huệ là một người rất can đảm. Để động viên tướng sĩ, mỗi khi ra trận, Nguyễn Huệ thường đi đầu. Sáng ngày mồng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789), trong trận Ngọc Hồi, ông đã thân chinh đốc chiến. Sự can đảm của ông làm nức lòng tướng sĩ, khiến cho tướng sĩ hăng hái, ồ ạt tiến vào diệt quân Thanh ở Ngọc Hồi.

Trong cuộc sống và đấu tranh, Quang Trung - Nguyễn Huệ biểu thị nhiều phong cách, cá tính độc đáo.

Nguyễn Huệ rất ham học, học thầy, học trong cuộc sống và thực tiễn đấu tranh. Trong một bức thư gửi Nguyễn Thiếp, ông nói: “Quả đức học ở một sự nghe trông”. Ngô Thì Nhậm là người cộng tác gần gũi của Nguyễn Huệ đã nhận xét: “Quang Trung là người vốn tính ham học, dẫu trong can qua bận rộn cũng không quên giảng đạo lí. Ngày thường thì nghị luận, ý tứ rành mạch, khai mở được nhiều điều mà sách vở ngày xưa chưa từng biết”. Nhờ tinh thần ham học đó, Nguyễn Huệ đã trau dồi một nhận thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực và đạt đến một trình độ văn hóa khá cao.

Trong đấu tranh, Nguyễn Huệ là người cương nghị và quyết đoán nhưng trong cuộc sống và quan hệ bình thường lại rất vui tính, thích hài hước. Ông mê hát tuồng, hát trống quân và thích lối nói vần vè của dân gian.

Có một lần, vua Càn Long nhà Thanh gửi thư sang xin Quang Trung một đôi voi chiến. Tương truyền Quang Trung đã phê vào thư: "Thằng Kiền Long nó xin một đôi voi, chọn con nào cụt vòi cho nó một con".

Đối với kẻ thù của dân tộc, Quang Trung đấu tranh kiên quyết, không khoan nhượng, nhưng mỗi khi kẻ thù đã đầu hàng hoặc bị bắt làm tù binh thì lại được Quang Trung đối xử khoan dung, độ lượng.

Quang Trung Nguyễn Huệ là một anh hùng bách chiến bách thắng, một người táo bạo, quyết đoán nhưng cũng rất nhân ái, độ lượng, biểu thị ý chí và mơ ước lớn nhất của dân tộc ta là được sống trong độc lập, thanh bình, trong quan hệ hòa hiếu với lân bang.

Con người và sự nghiệp Quang Trung Nguyễn Huệ kết tinh và biểu thị tư tưởng, tình cảm, trí tuệ của nhân dân, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Sự nghiệp Quang Trung Nguyễn Huệ là một bản anh hùng ca của thế kỉ áo vải cờ đào, một thời đầy biến động và bão táp của đất nước. Sự nghiệp ấy cùng với con người ấy sống mãi trong lịch sử quang vinh của dân tộc và trong tình cảm, kí ức bất diệt của nhân dân.

Chúc bn hx tốt!

Nguyễn Quyên
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
21 tháng 12 2016 lúc 23:10

Buổi đầu trị nước

Trần Nhân Tông lên ngôi trong bối cảnh nền độc lập của Đại Việt bị đe dọa trầm trọng. Ở phương Bắc, Nguyên-Mông đã chinh phục hầu hết Nam Tống và bắt đầu dòm ngó Đại Việt. Ngay sau khi Nhân Tông đăng quang, hoàng đế nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt cử Thượng thư Bộ Lễ Sài Thung sang Đại Việt, lấy cớ Nhân Tông "không xin mệnh mà tự lập" (nghĩa là tự xưng làm vua mà không chịu xin phép "thiên triều" Nguyên) để ép vua Trần sang triều kiến.[1][5][12] Nhân Tông đã đối đãi tử tế với Sài Thung, nhưng kiên quyết không đi trình diện vua Nguyên. Sài Thung đành phải đi tay không về nước.[5][1][14] Sau đó, Nhân Tông sai Trịnh Đình Toản và Đỗ Quốc Kế sang cống nạp nhà Nguyên. Tháng 12 năm 1279, Hốt Tất Liệt giam cầm Đình Toản ở thành Đại Đô, rồi ép Quốc Kế đi cùng một phái bộ mới của Sài Thung tới Đại Việt với mục đích tương tự lần trước[5][15][1]. Nhân Tông vẫn không nhân nhượng, mặc dù Sài Thung đã dọa nạt rằng nếu vua Trần không sang chầu, "thì hãy sửa sang thành trì của ngươi, để đợi sự phán xét".[5]

Đứng trước hiểm họa xâm lược từ Mông Cổ, Nhân Tông và Thánh Tông đã có nhiều nỗ lực nhằm phát triển kinh tế, đảm bảo sự ổn định và đoàn kết trong nước.[5][16] Một trong những biện pháp là khuyến khích nông dân tăng cường sản xuất, và nhờ vậy, Đại Việt đã "được mùa to, lúa ruộng ở hương Trà Kiều thuộc Khoái Lộ một giò hai bông" (theo Đại Việt Sử ký Toàn thư) vào cuối năm 1279[1][5][17]. Thêm vào đó, năm 1280, vua Trần ra lệnh hợp nhất hệ thống đo lường để thúc đẩy thương mại trên toàn quốc.[1][5][17] Trên phương diện chính trị-xã hội, triều đình Trần Nhân Tông đã tiến hành điều tra và cập nhật dân số, đồng thời tích cực giải quyết các khiếu nại oan sai của người dân.[1][5][17] Khi thủ lĩnh người dân tộc tại Đà Giang là Trịnh Giác Mật nổi dậy vào đầu năm 1280, Nhân Tông sai Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật đi thuyết phục phiến quân quy hàng. Nhật Duật nhờ khéo ngoại giao và hiểu biết văn hóa dân bản địa, nên đã thu phục được Giác Mật mà không phải giao chiến[18].

Về đối ngoại và quân sự, hai vua Trần ứng xử vừa khéo léo, vừa cứng rắn với nhà Nguyên. Sau khi tiếp đón Sài Thung lần 3 vào năm 1280, năm 1281 Nhân Tông phái Trần Di Ái cùng Lê Mục, Lê Tuấn thay ông sang chầu vua Nguyên.[19][20] Hốt Tất Liệt vẫn quyết tâm xâm lược phương Nam; nhà Nguyên cử một số quan lại sang giám sát các châu huyện của Đại Việt, nhưng Nhân Tông đã trục xuất những người này về Trung Quốc. Không bỏ cuộc, khoảng năm 1281–1282, hoàng đế nhà Nguyên lập Trần Di Ái làm "An Nam Quốc vương", Lê Mục làm "Hàn lâm học sĩ" và Lê Tuân làm "Thượng thư", rồi lại sai Sài Thung đem 1 nghìn quân hộ tống nhóm Di Ái về bản quốc. Nhân Tông, Thánh Tông đã huy động lực lượng chặn đánh ở ải Nam Quan và bắt giữ nhóm Di Ái, song vẫn nghênh đón Sài Thung về Thăng Long.[15][21] Thất bại của việc lập Di Ái làm vua bù nhìn Đại Việt đã khiến Sài Thung tức giận đến mức khi "vua sai Quang Khải đến sứ quán khoản tiếp. Xuân [cách gọi khác của Sài Thung] nằm khểnh không ra, Quang Khải vào hẳn trong phòng, hắn cũng không dậy tiếp."[16][5] Phải đến khi Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đóng giả làm một tăng sĩ Trung Hoa đi vào sứ quán, Thung mới chịu tiếp.[16][5]

Khoảng tháng 9 – 11 năm 1282, nhà Nguyên một mặt cử tướng Toa Đô từ Quảng Châu tấn công Chiêm Thành, mặt khác sai Trấn Nam vương Thoát Hoan tập trung 50 vạn quân chuẩn bị "mượn đường đánh Chiêm" (mà thực chất là xâm lược Đại Việt).[5][20][16] Vào tháng 11, Nhân Tông mở hội nghị Bình Than để thảo luận với bá quan về phương án tổ chức kháng chiến. Hai tháng sau, hai vua Trần phong Trần Quốc Tuấn làm Quốc công Tiết chế – tức tổng chỉ huy toàn quân Đại Việt, đồng thời "chọn các quân hiệu có tài chỉ huy, chia đi nắm giữ các đơn vị".[16]Cùng với Quốc Tuấn, Nhân Tông đã trực tiếp chỉ đạo các hoạt động huấn luyện, diễn tập của lục quân và thủy quân. Tháng 10 năm 1284, triều đình chia quân trấn giữ các địa bàn quan trọng trong cả nước.[16][5] Bên cạnh đó, Nhân Tông vẫn cử một số sứ giả mang lễ vật đi xin Thoát Hoan "hoãn binh" trong nửa cuối năm 1284. [16][5]

Không những đương đầu với người Mông Cổ, Trần Nhân Tông đã xây dựng mối quan hệ tích cực với nước Chiêm Thành ở phía Nam.[5] Tháng 12 năm 1282, ông đã gửi 2 vạn quân cùng 500 chiến thuyền sang hỗ trợ người Chiêm chặn đánh cánh quân Nguyên của Toa Đô. Nhưng trong các văn thư gửi cho người Nguyên, triều đình Nhân Tông một mực phủ nhận hành động này.

Nguyễn Khánh Linh
22 tháng 12 2016 lúc 11:51

-Chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên lần thứ 2,3 thắng lợi

-Người đầu tiên lập ra phái Thiền-Trúc Lâm-Yên Tử

-Gả công chúa Huyền Trân cho vua Chăm là Chế Mân để mở rộng lãnh thổ về phía Nam(câu này mình không chắc lắm).

Jinni Nguyễn
Xem chi tiết
Cihce
10 tháng 5 2022 lúc 20:37

Cậu tham khảo:

* Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789:

- Ngày 25/11 năm Mậu Thân (22/12/1788), Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, chỉ huy quân tiến ra Bắc, liên tục tuyển thêm quân.

- Vua Quang Trung chia quân làm 5 đạo tiến ra Bắc Hà, đạo chủ lực do Quang Trung chỉ hủy tiến thẳng vào Thăng Long.

Diễn biến:

- Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt gọn quân địch ở đồn tiền tiêu.

- Đêm mùng 3 tết, bao vây tiêu diệt đồn Hà Hồi.

- Đêm mùng 5 tết, quân ta tấn công và hạ đồn Ngọc Hồi.

- Cùng lúc đạo quân của đô đốc Long tấn công, tiêu diệt đồn Đống Đa.

Kết quả: Trong vòng 5 ngày đêm, quân ta quét sạch 29 vạn quân Thanh.

* Theo em vua Quang Trung có những đóng góp cho lịch sử dân tộc :

Có được thắng lợi trên, trước hết là do sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Nỗi bất bình cao độ, ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả đã thôi thúc nhân dân ta vùng lên chống chính quyền phong kiến phản động trong nước và quân xâm lược hung bạo. Tiêu biểu nhất là sự gia nhập nghĩa quân của các tầng lớp nhân dân, các địa phương trong nước. Đây là sức mạnh vô địch lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Trong đó, không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước của nhân dân, ý chí quyết chiến quyết thắng của quân sĩ. Trong cuộc đấu tranh chống các tập đoàn Nguyễn - Trịnh - Lê, các thủ lĩnh Tây Sơn đã có những hoạt động phù hợp với mong muốn của dân nghèo, có những đường lối chiến lược, chiến thuật đấu tranh đúng đắn tập hợp được các tầng lớp xã hội. Trong cuộc kháng chiến chống Xiêm, chống Thanh, Quang Trung đã phát huy lòng dũng cảm của quân lính, nắm vững thời cơ, lợi dụng được nhược điểm của giặc. Từ đó, ông đã chủ động mở những trận quyết chiến nhanh chóng, bất ngờ khiến cho quân địch không kịp đối phó. Quang Trung là lãnh tụ nông dân kiệt xuất, là nhà quân sự, chính trị thiên tài. Là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta trong thế kỉ XVI, góp phần, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.

Kudo Shinichi AKIRA^_^
10 tháng 5 2022 lúc 20:39

Refer

 

* Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789:

- Ngày 25/11 năm Mậu Thân (22/12/1788), Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, chỉ huy quân tiến ra Bắc, liên tục tuyển thêm quân.

- Vua Quang Trung chia quân làm 5 đạo tiến ra Bắc Hà, đạo chủ lực do Quang Trung chỉ hủy tiến thẳng vào Thăng Long.

Diễn biến:

- Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt gọn quân địch ở đồn tiền tiêu.

- Đêm mùng 3 tết, bao vây tiêu diệt đồn Hà Hồi.

- Đêm mùng 5 tết, quân ta tấn công và hạ đồn Ngọc Hồi.

- Cùng lúc đạo quân của đô đốc Long tấn công, tiêu diệt đồn Đống Đa.

Kết quả: Trong vòng 5 ngày đêm, quân ta quét sạch 29 vạn quân Thanh.

* Theo em vua Quang Trung có những đóng góp cho lịch sử dân tộc :

Có được thắng lợi trên, trước hết là do sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Nỗi bất bình cao độ, ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả đã thôi thúc nhân dân ta vùng lên chống chính quyền phong kiến phản động trong nước và quân xâm lược hung bạo. Tiêu biểu nhất là sự gia nhập nghĩa quân của các tầng lớp nhân dân, các địa phương trong nước. Đây là sức mạnh vô địch lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Trong đó, không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước của nhân dân, ý chí quyết chiến quyết thắng của quân sĩ. Trong cuộc đấu tranh chống các tập đoàn Nguyễn - Trịnh - Lê, các thủ lĩnh Tây Sơn đã có những hoạt động phù hợp với mong muốn của dân nghèo, có những đường lối chiến lược, chiến thuật đấu tranh đúng đắn tập hợp được các tầng lớp xã hội. Trong cuộc kháng chiến chống Xiêm, chống Thanh, Quang Trung đã phát huy lòng dũng cảm của quân lính, nắm vững thời cơ, lợi dụng được nhược điểm của giặc. Từ đó, ông đã chủ động mở những trận quyết chiến nhanh chóng, bất ngờ khiến cho quân địch không kịp đối phó. Quang Trung là lãnh tụ nông dân kiệt xuất, là nhà quân sự, chính trị thiên tài. Là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta trong thế kỉ XVI, góp phần, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.

Cấn Thị Vân Anh
10 tháng 5 2022 lúc 20:40

Những đóng góp của vua Quan Trung cho lịch sử dân tộc cho lịch sử dân tộc:

- Thống nhất đất nước, xóa bỏ ranh giới đất nước.
- Bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Lật đổ các chính quyền phong kiến Lê-Trịnh-Nguyễn.
- Đuổi tan các quân xâm lược Xiêm-Thanh.
- Có nhiều chính sách để xây dựng nền kinh tế đất nước. Giữ gìn nền văn hóa độc lập dân tộc.
- Chính sách ngoại giao mềm dẻo. Chính sách quốc phồm đúng đắn.
- Đẩy mạnh tình hình chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục,....
-> Vua Quang Trung đã góp nhiều công lao to lớn để xây dựng và giữ gìn đất nước.

~ Chúc cậu học tốt ~