nêu và nhận xét những chính sách xây dựng và pt đất nc của vua quang trung về văn hóa,giáo dục của nước ta. Sử lớp 7
nêu và nhận xét những chính sách xây dựng và pt đất nc của vua quang trung về văn hóa,giáo dục của nước ta. Sử lớp 7
Những sự kiện chính trong cuộc đời và sự nghiệp vua Quang Trung:
- Năm 1753 – Sinh ra tại thôn Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, huyện Hoài Nhơn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Thân sinh Quang Trung là ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng.
- Năm 1771 – Dựng cờ khởi nghĩa, trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.
- Năm 1775 – Tổng chỉ huy xuất sắc trận đánh Phú Yên, tạo ra bước ngoặt quan trọng cho toàn bộ quá trình phát triển mạnh mẽ sau đó của phong trào.
- Năm 1777 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ hai, lật đổ cơ đồ thống trị của họ Nguyễn.
- Năm 1782 – Chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ tư, đánh cho Nguyễn ánh đại bại.
- Năm 1783 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ năm, đuổi tập đoàn Nguyễn ánh ra khỏi bờ cõi.
- Năm 1785 – Tổng chỉ huy trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
- Năm 1786 – Tổng chỉ huy các đợt tấn công tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.
- Ngày 22/12/1788 – Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân – Huế). Niên hiệu Quang Trung bắt đầu xuất hiện từ đây.
- Năm 1789 – Tổng chỉ huy trận Ngọc Hồi – Đống Đa, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.
- Từ 1789 đến 1792 – Ban bố Chiếu khuyến nông, Chiếu lập học, tiến hành những cải cách tích cực và táo bạo.
- Ngày 15/9/1792 – Quang Trung đột ngột qua đời, để lại niềm thương tiếc khôn nguôi cho lớp lớp những thế hệ người Việt Nam yêu nước.
- Văn hóa, giáo dục.
+ Ban chiếu lập học.
+ Dùng chữ nôm làm chữ viết chính thức.
+ Lập Viện sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm làm tài liệu học tập
+ Khuyến khích mở trường học
Nhận xét:
quang trung có những biện pháp gì để phục hồi phát triển kinh tế củng cố quốc phòng
Điều1.Ông ban hành "Chiếu" khuyến nông",lệnh cho nông dân trở về quê cũ cày cấy, khai phá đất hoang. Nhờ đó, mùa màng lại tốt tươi, nông nghiệp phát triển.
Điều2.Ông cho đúc tiền mới, mở cửa biển và cửa biên giới cho hàng hóa được tự do trao đổi trong và ngoài nước, góp phần phát triển việc buôn bán.
Điều3.Ông ban bố"Chiếu lập học",coi"xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu ", lấy chữ Nôm làm chữ quốc gia, dùng trong thi cử và thảo các sắc lệnh của nhà nước . Chính sách này góp phần phát triển giáo dục;bảo tồn, phát triển chữ viết dân tộc
Chúc bạn học tốt
Quang Trung có những biện pháp để phục hồi phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng là:
a)phục hồi kinh tế
+nông nghiệp: ban hành chiếu khuyến nông(thể hiện:ông cho mở mang thêm diện tích nông nghiệp;kêu gọi những người lưu vong trở về quê lao động sản xuất;khôi phục hệ thống thủy lợi)
-Giảm thuế hoặc miễn thuế nông nghiệp
=>nông nghiệp được phục hồi và phát triển
+công thương nghiệp : -giảm hoạc bãi bỏ thuế về công thương nghịệp
-yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới để thông thương hàng hóa của ta với Trung Quốc
=>công thương nghiệp phục hồi và phát triển nhanh chóng
b) củng cố quốc phòng
-Quang Trung cho xây xựng một quân đội mạnh(thể hiện:3 suất binh lấy 1 suất lính,...)
-xây dựng đầy đủ các binh chủng:bộ binh,thủy binh,tượng binh,kỵ binh.
-cho đóng tàu chiến lớn(có thể chở cả voi chiến và hàng chục đại bác,...)
Sự kiện nào chứng tỏ phong trào nông dân Tây Sơn đã đặt nền tảng cho sự thống nhất đất nước? Ý nghĩa của sự kiện đó.
Giúp mình với! Mai mình cần rồi! Mong các bạn và thầy cô giúp!
-Chính sách quốc phòng và ngoại giao của Quang Trung ?
Bạn nào bt chỉ mình với . Cảm ơn trước ạ
* Quốc phòng:
+ Thi hành chế độ quân dịch: cứ 3 suất đinh lấy 1 suất lính
+ Củng cố quân đội về mọi mặt, xây dựng nhiều binh chủng, tạo chiến thuyền lớn.
* Ngoại giao:
+ Đường lối ngoại giao khéo kéo, mềm dẽo nhưng kiên quyết.
+ Tiêu diệt nội phản.
Bạn tham khảo câu trả lời của mình nhé:
Trả lời:
Quốc phòng:
- Chế độ binh dịch 3 suất đinh lấy một suất lính
- Quân đội gồm thủy - bộ - kỵ - tượng binh.
- Sắm sửa nhiều vũ khí, lương thực, đại bác.
Ngoại giao:
- Với nhà Thanh: chính sách vừa mềm dẻo vừa cứng rắn
- Với Nguyễn Ánh: Tập trung lực lượng tấn công Nguyễn Ánh.
Chúc bạn học tốt!
* Quốc phòng:
+ Thi hành chế độ quân dịch: cứ 3 suất đinh lấy 1 suất lính
+ Củng cố quân đội về mọi mặt, xây dựng nhiều binh chủng, tạo chiến thuyền lớn.
* Ngoại giao:
+ Đường lối ngoại giao khéo kéo, mềm dẽo nhưng kiên quyết.
+ Tiêu diệt nội phản.
+ 16/9/1792, Quang Trung qua đời.
Nhờ chính sách "cầu hiền", vua Quang Trung đã tập hợp được nhiều sĩ phu có tài năng. Hãy kể tên một số nhân vật và những cống hiến của họ đối với đất nước.
Nguyễn Thiếp:
Năm 1791, vua Quang Trung lại cho mời ông vào Phú Xuân để bàn việc nước. Vì cảm thái độ chân tình ấy, nên lần này ông đã nhận lời (trước đó ông đã từ chối 3 lần). Đến gặp, ông đã dâng lên vua Quang Trung một bản tấu bàn về 3 vấn đề: Một là "Quân đức" (đại ý khuyên vua nên theo đạo Thánh hiền để trị nước); hai là "Dân tâm" (đại ý khuyên vua nên dùng nhân chính để thu phục lòng người), và ba là "Học pháp" (đại ý khuyên vua chăm lo việc giáo dục). Tuy là ba, nhưng chúng có quan hệ mật thiết với nhau và đều lấy quan niệm "dân là gốc nước" làm cơ sở. Nguyễn Thiếp viết: "Dân là gốc nước, gốc vững nước mới yên"[8].
Những lời tấu ấy được nhà vua nghe theo. Ngày 20 tháng 8 (1791), nhà vua ban chiếu lập "Sùng chính Thư viện" ở nơi ông ở ẩn và mời ông làm Viện trưởng [9]. Kể từ đó, ông hết lòng chăm lo việc dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy học và phổ biến trong dân. Chỉ trong hai năm, ông đã tổ chức dịch xong các sách: Tiểu học, Tứ thư, Kinh Thi, và chủ trì biên soạn xong hai bộ sách là Thi kinh giải âm và Ngũ kinh toát yếu diễn nghĩa [10].
-
Năm 1791, vua Quang Trung lại cho mời ông vào Phú Xuân để bàn việc nước. Vì cảm thái độ chân tình ấy, nên lần này ông đã nhận lời (trước đó ông đã từ chối 3 lần). Đến gặp, ông đã dâng lên vua Quang Trung một bản tấu bàn về 3 vấn đề: Một là "Quân đức" (đại ý khuyên vua nên theo đạo Thánh hiền để trị nước); hai là "Dân tâm" (đại ý khuyên vua nên dùng nhân chính để thu phục lòng người), và ba là "Học pháp" (đại ý khuyên vua chăm lo việc giáo dục). Tuy là ba, nhưng chúng có quan hệ mật thiết với nhau và đều lấy quan niệm "dân là gốc nước" làm cơ sở. Nguyễn Thiếp viết: "Dân là gốc nước, gốc vững nước mới yên"[8].
Những lời tấu ấy được nhà vua nghe theo. Ngày 20 tháng 8 (1791), nhà vua ban chiếu lập "Sùng chính Thư viện" ở nơi ông ở ẩn và mời ông làm Viện trưởng [9]. Kể từ đó, ông hết lòng chăm lo việc dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy học và phổ biến trong dân. Chỉ trong hai năm, ông đã tổ chức dịch xong các sách: Tiểu học, Tứ thư, Kinh Thi, và chủ trì biên soạn xong hai bộ sách là Thi kinh giải âm và Ngũ kinh toát yếu diễn nghĩa [10].
-Phan Huy Ích: Tháng 5 năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc, xuống chiếu cầu hiền. Phan Huy Ích cùng Ngô Thì Nhậm, Đoàn Nguyên Tuấn, Nguyễn Thế Lịch (có tên khác là Nguyễn Gia Phan [1]) ra hợp tác với Tây Sơn. Phan Huy Ích được phong làm Tả thị lang Bộ Hộ.
Sau cuộc hành quân phá quân Thanh, mùa xuân năm Kỷ Dậu, 1789, của Quang Trung, ông phụ trách công việc ngoại giao. Cuối tháng 2 năm 1790, Phan Huy Ích cùng với đại tư mã Ngô Văn Sở được cử trong phái đoàn do Phạm Công Trị đóng giả vua Quang Trung dẫn đầu sang Trung Quốc mừng vua Càn Long 80 tuổi.
Năm 1792, về nước, được thăng Thị trung ngự sử ở tòa Nội các rồi Thượng thư bộ Lễ. Cũng trong năm này, vua Quang Trung mất. Ông cố gắng giúp đỡ vua trẻ Quang Toản, nhưng không ngăn nổi đà suy vi của Tây Sơn.
-Trần Văn Kỉ:
ương Nguyễn Huệ tin dùng, phong đến chức chức Trung Thư Phụng Chính, tức chức quan chuyên lo việc dự thảo chính lệnh cho nhà vua. SáchHoàng Lê nhất thống chí giới thiệu ông như sau:
(Trần Văn) Kỷ, người Thuận Hóa, vốn có văn học, là bậc danh sĩ ở Nam Hà. Năm Đinh Dậu (1777) niên hiệu Cảnh Hưng, Kỷ thi ở trấn (Phú Xuân) đậu giải nguyên. Năm Mậu Tuất (1778), Kỷ tới kinh (Thăng Long) thi Hội. Sĩ phu ở Bắc Hà, Kỷ có giao thiệp quen biết ít nhiều. Năm Bính Ngọ (1786), Bắc Bình Vương (Nguyễn Huệ) đánh lấy thành Phú Xuân, sai người tìm Kỷ hỏi việc Nam, Bắc. Kỷ đối đáp rất nhanh và rất hợp ý, nên Bắc Bình Vương rất trọng, cho ở vào chỗ "màn trướng", việc gì cũng bàn với Kỷ, lúc nào cũng gần bên Kỷ, không mấy khi xa rời.[2]
Cũng trong năm này (1786), Nguyễn Huệ xuất quân ra Thăng Long lần thứ nhất để diệt Trịnh, phò Lê; gặp khi vua Lê Hiển Tông mất (ngày 10 tháng 8), Trần Văn Kỷ cùngNguyễn Hữu Chỉnh đã thay mặt Nguyễn Huệ mặc áo trắng đi theo hầu đám tang vua đến nơi an táng ở Bàn Thạch (Thanh Hóa).[3]
Năm 1787, nội bộ Tây Sơn lâm vào tình trạng chia rẽ sâu sắc. Và cũng chính ông đã đứng ra lo dàn xếp giữa hai anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ bằng cách lấy Bản Tân làm ranh giới. Từ Quảng Ngãi trở vào Nam do Nguyễn Nhạc làm chủ, từ Thăng Diện ra Bắc thuộc về Nguyễn Huệ. Theo sử liệu[4] thì: Nhờ mưu kế của Trần Văn Kỷ, bề tôi yêu chuộng của Nguyễn Huệ, đã chấm dứt cuộc hỗn chiến đẫm máu kéo dài nhiều tháng (tháng 1 - tháng 5 năm 1787) giữa hai thủ lĩnh Tây Sơn làm thiệt hại chừng một nửa trong số 6 vạn quân của Nguyễn Huệ điều vào Quy Nhơn. Chép lại sự kiện rạn nứt này, sách Tây Sơn thủy mạt khảo của Đào Nguyên Phổ (1861-1908) cũng đã xác nhận rằng nội chiến chấm dứt đấy là nhờ mưu kế của Trần Văn Kỷ, là người hạnh thần của Nguyễn Huệ bày ra. Do thành quả trên, ông được phong tước Kỷ Thiện hầu, giữ chức Trung thư - Phụng chính, có nhiệm vụ tham mưu, nắm toàn bộ trung thư cơ mật, thảo sắc phong, chiếu lệnh...
Năm 1788, ông theo Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai nhằm giải quyết vụ Vũ Văn Nhậm. Trong thời gian này, ông dành nhiều thời gian tiếp xúc với các sĩ phu đất Bắc và đã tiến cử một số nhân vật tài giỏi như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Võ Văn Ước, Nguyễn Thế Lịch, Vũ Huy Tấn, Trần Bá Lãm....Ngoài ra, ông còn đề xuất với Nguyễn Huệ cố mời cho được Nguyễn Thiếp đang ẩn dật ở Nghệ An ra giúp nước.[5].
Năm 1788, vua Quang Trung (tức Nguyễn Huệ) ra Bắc lần thứ ba để đánh quân xâm lược nhà Thanh. Lần này, Trần Văn Kỷ cũng được theo để giúp việc quân. Đầu xuân năm sau (1789), quân Thanh bị đánh tan; kể từ đó cho đến ngày vua Quang Trung mất (1792), Trần Văn Kỷ đã tích cực tham mưu cho nhà vua nhiều kế sách để đánh nhau với quânchúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Ánh).
Lúc vua Quang Trung bất ngờ lâm bệnh, Trần Văn Kỷ luôn có mặt bên cạnh. Đến khi vua sắp mất, ông và tướng Trần Quang Diệu được nhà vua cử làm Phụ chính. Nhưng sau vì vua Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản) còn quá trẻ, nên quyền hành sớm vào tay người cậu ruột của vua là Thái sư Bùi Đắc Tuyên.
-Ninh Tốn :
Năm 1788, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ ra Bắc Hà diệt Vũ Văn Nhậm, rồi cho sắp đặt lại quan chức. Ninh Tốn được phong chức Hàn lâm trực học sĩ, để cùng với Nguyễn Thế Lịch, Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Du, Phan Huy Ích giúp Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm, cai quản đất Bắc.
Có các nhận định khác nhau về việc Ninh Tốn ra phục vụ Tây Sơn. Các tác giả của sách Thơ văn Ninh Tốn cho rằng đó là sự thức thời, tuy nhiên sách Đại Nam Liệt Truyện[10]viết "Ninh Tốn trước trốn tránh không chịu ra, Huệ bắt em là Hương Công lôi ra chém đi để cho Tốn sợ, sau Ninh Tốn mới ra".
Theo sử liệu [11] thì Ninh Tốn làm quan nhà Lê trải đến chức Hữu Thị lang, tước Trường nguyên bá. Khi nhà Lê mất, ông tiếp tục phục vụ nhà Tây Sơn, giữ chức Thượng thư Bộ Binh, tước hầu. Và nhờ năm Canh Tuất (1790), ông có đề tựa tập thơ Hoa trình học bộ tập của thầy học là Vũ Huy Đĩnh và đề tựa cuốn sách y học Thai sản điều lý phương pháp tự của bạn là Hoàng Phong Ôn Phủ (tức Nguyễn Thế Lịch), mà người đời sau biết được vào năm đó (47 tuổi) ông đã xin về nghỉ ở quê.
-Ngô Thì Nhậm:1786, Nguyễn Huệ ra Bắc, chỉ một trận quét sạch cơ đồ hai trăm năm của họ Trịnh. Năm 1788, Nguyễn Huệ ra bắc lần thứ hai, giết Võ Văn Nhậm chuyên quyền mưu phản, rồi cho mời ông đến, phong ngay cho ông chức Thị lang bộ Lại, sau đó lại giao cho ông cùng Ngô Văn Sở, Nguyễn Văn Dũng, Trần Thuận Ngôn cai quản toàn bộ mười một trấn Bắc Hà.
Về quân sự, diệu kế "rút quân về Tam Điệp" của ông đề xuất đã góp phần quan trọng vào cuộc đại thắng 29 vạn quân Thanh xâm lược; về ngoại giao, ông đã "lấy ngọn bút thay giáp binh" của Nguyễn Huệ giao cho, sau chiến thắng Đống Đa, dùng lý lẽ đập tan ý định phục thù của nhà Thanh, khiến chúng phải bỏ lệ cống người vàng và từ vua Càn Long trở xuống đều cảm phục vua Quang Trung về mọi mặt. Các văn từ của Ngô Thì Nhậm thảo ra trong thời kỳ này tập hợp trong Bang giao tập và các bài thơ đi sứ của ông trong bộ Hoa trình gia ấn thi tập là những bộ sách vô cùng quý báu của nước ta về tư thế ngoại giao, và niềm tự hào dân tộc to lớn của nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm.
Tuy bị thất bại nặng nề, nhưng khâm phục tài năng của vua Quang Trung, Vua Càn Long nhà Thanh đã mời vua Quang Trung sang Trung Quốc . Người đã đóng thay vua Quang Trung sang giao hảo là
Tuy bị thất bại nặng nề, nhưng khâm phục tài năng của vua Quang Trung, Vua Càn Long nhà Thanh đã mời vua Quang Trung sang Trung Quốc . Người đã đóng thay vua Quang Trung sang giao hảo là : Phạm Công Trị - cháu của vua Quang Trung.
Tuy bị thất bại nặng nề, nhưng khâm phục tài năng của vua Quang Trung, Vua Càn Long nhà Thanh đã mời vua Quang Trung sang Trung Quốc . Người đã đóng thay vua Quang Trung sang giao hảo là Phạm Công Trị.
A Phạm Công Trị-cháu của vua Quang Trung
Trình bày quy mô,cơ cấu nghành của các trung tâm công nghiệp: tp hồ chí minh, thủ dầu một và biên hòa ,vũng tàu??
- Tp.HCM là TTCN lớn nhất nước, quy mô: trên .... tỷ đồng, gồm nhiều ngành: cơ khí, luyện kim đen, điện tử, ô-tô, hóa chất, dệt may, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng.
- Biên Hoà: trung tâm công nghiệp lớn, qui mô từ 40- 120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành: Cơ khí, điện tử, hoá chất, dệt…
- Vũng Tàu: trung tâm công nghiệp lớn, qui mô từ 40-120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành: Cơ khí, dầu khí, nhiệt điện, đóng tàu…
- Thủ Dầu Một: trung bình, qui mô từ 40-120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành: Cơ khí, điện tử, hoá chất…
Chúc bạn học tốt
Bổ sung thêm:
- Thành phố Hồ Chí Minh: trung tâm công nghiệp lớn nhất nước, qui mô hơn 120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành công nghiệp gồm: cơ khí, luyện kim, điện tử, hoá chất, sản xuất hàng tiêu dùng, hóa dầu, tin học….
- Biên Hoà: trung tâm công nghiệp lớn, qui mô từ 40- 120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành: Cơ khí, điện tử, hoá chất, dệt…
- Vũng Tàu: trung tâm công nghiệp lớn, qui mô từ 40-120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành: Cơ khí, dầu khí, nhiệt điện, đóng tàu…
- Thủ Dầu Một: trung bình, qui mô từ 40-120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành: Cơ khí, điện tử, hoá chất…
Nhận xét nghệ thuật chỉ đạo chiến đấu của quang trung
Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18. Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó. Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm. Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. Ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước. Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Quang Trung - chúng ta có thể nói đó là một anh hùng vĩ đại của dân tộc ta. Ông là một nhà quân sự tài ba, một nhà chính trị ngoại giao giỏi và cũng là một người giỏi cai trị đất nước khi làm vua. Quang Trung có những chiến thuật đánh giặc như sau:
- Nhử quân địch vào trận địa mai phục rồi tấn công bất ngờ. Bằng chứng (Quang Trung đánh tan quân xâm lược Xiêm năm 1785)
- Khuyến khích lòng chiến đấu của quân sĩ và sử dụng nhiều chiến thuật độc đáo. Bằng chứng (Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789), còn về khuyến khích tướng sĩ thì có một giai thoại kể về ông:
Một hôm sau khi tiến quân ra Tam Điệp, Quang Trung tuyên bố:
- Nếu như ta ném hai trăm đồng xu này xuống đất mà chúng đều sấp thì là trời cho chúng ta đại thắng
Rồi Quang Trung ném thật, hai trăm đồng đó đều sấp. Vì thế quân sĩ reo hò lên, cho rằng quân ta sắp đại thắng, khí thế chiến đấu càng tăng gấp bội phần. (Họ có biết đâu rằng, trước đó, Quang Trung đã cho đúc hai trăm đồng mà hai bên mặt của chúng đều sấp.)
Phân tích chính sách đối nội đối ngoại nhà nguyễn giữa đầu tkir xix
Phân tích chính sách đối nội đối ngoại nhà nguyễn giữa đầu thế kỉ XIX:
- Tích cực: Mặc dù triều đình nhà Nguyễn chịu phục tùng nhà Thanh và bắt Lào và Chân Lạp phải thần phục, quan hệ thân thiện với các nước láng giềng vẫn được duy trì.
- Hạn chế: Với chủ trương “bế quan tỏa cảng” (đóng cửa, không giao tiếp với phương Tây) vì sợ các nước này nhòm ngó nên đã không chấp nhận đặt quan hệ ngoại giao với họ. Chính sách này nhằm cản trở việc giao lưu với những nước có nền khoa học và công nghệ phát triển lúc bấy giờ, không có điều kiện tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật đương thời và làm cho nước ta tiếp tục trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu.
Nhận xét nghệ thuật chỉ đạo chiến đấu của quang trung
Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18. Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó. Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm. Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. Ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước. Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách: - Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê. - Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia. - Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
-Nghệ thuật tác chiến hợp lí,đúng đắn,thông minh và sáng suốt.Biết chọn địa hình,thời điểm chính xác để mai phục,nhử quân địch vào trân địa để tiêu diệt nhanh gọn.Có kế hoạch tiêu diệt giặc sáng suốt ,thông minh và khôn khéo
Nguyên nhân nam triều bắc triều hình thành và chiến tranh trịnh nguyễn (tính chất hậu quả)
Nguyên nhân :
+Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê.
Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim, đã họp quân, nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, nổi dậy ở vùng Thanh Hoá. Một nhà nước mới được thành lập ở đây, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc. Chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ, kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVI. Triều Mạc bị lật đổ. Đất nước bước đầu được thống nhất lại. Nhưng không lâu sau, hình thành một thế lực căn cứ ở mạn Nam — thế lực phong kiến họ Nguyễn.
Nguyên nhân nam triều bắc triều hình thành và chiến tranh trịnh nguyễn
Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim, đã họp quân, nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, nổi dậy ở vùng Thanh Hoá. Một nhà nước mới được thành lập ở đây, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc. Chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ, kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVI. Triều Mạc bị lật đổ. Đất nước bước đầu được thống nhất lại. Nhưng không lâu sau, hình thành một thế lực căn cứ ở mạn Nam — thế lực phong kiến họ Nguyễn.
Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin được vào trấn thủ đất Thuận Hoá. Đất Thuận Hoá trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn.
Năm 1627, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ, kéo dài đến cuối năm 1672. Không phân được thắng bại, hai bên giảng hoà, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, chia đất nước làm hai : Đàng Ngoài và Đàng Trong, với hai chính quyền riêng biệt.
năm 1533 1 võ quan triều Lê là nguyễn kim chạy và thanh hóa lập một người thuộc dòng dõi nhà lê lên làm vua lấy danh nghĩa phù lê diệt mac sử củ gọi là nam triều để phân biệt với bắc triều
chiến tranh nam bắc triều bùng nổ kéo dài cho đến cuối tk xvi triều mạc bị lật đổ đất nước bước đầu đc thống nhất lại nhưng k lâu sau hình thành một thế lưc căn cứ ở mạn nam - thế lực phong kiến họ nguyễn