Bài 26. Quang Trung xây dựng đất nước

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nhok Bảo Bình
Xem chi tiết
Linh Nguyễn Văn
6 tháng 5 2016 lúc 20:01

 

-Quang Trung đã ra những chính sách :

+Chiếu khuyến nông; Ý nghĩa: Nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.

+Chiếu lập học ;Ý nghĩa :Các huyện xã được khuyến khích mở trường học,dùng chữ nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.

Chúc bạn làm bài tốt hihi

 

 

Nguyễn Diệu My
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Bảo
7 tháng 5 2016 lúc 8:59

Bạn xem câu trả lời của mình nhé:

Trả lời:

Sự khác nhau giữa chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn và vua Quang Trung là:

- Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn:

+) Đối với nhà Thanh: Thần phục nhà Thanh.

+) Đối với các nước phương Tây: khước từ mọi tiếp xúc.

- Chính sách ngoại giao của vua Quang Trung:

+) Đối vơi nhà Thanh: mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đấc của Tổ quốc.

Chúc bạn học tốt!hihi

Nguyễn Thanh Huyền
Xem chi tiết
Me Mo Mi
8 tháng 5 2016 lúc 7:59

Chính sách khôi phục:

-Kinh tế:

+Ban hành chiếu khuyến nông để giải quyết tình trạng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.

+Thực hiện bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.

+Mở cửa ải để thông chợ búa.

-->Kinh tế nhanh chóng được phục hồi.

-Văn hóa,giáo dục:

+Ban bố Chiếu lập học.

+Khôi phục lại chữ Nôm.

+Quang Trung thành lập viện Sùng Chính để dịch sách Hán sang sách Nôm.

-->Với những chính sách trên, Quang Trung là người có ý thức xây dựng văn hóa dân tộc.

-Quốc phòng,ngoại giao:

+Quốc phòng:

.Thi hành chế độ quân dịch.

.Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng.

+Ngoại giao:

.Mềm dẻo với nhà Thanh.

.Cứng rắm với Nguyễn Ánh.

-->Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đaị của nhân dân ta ở thế kỉ XVIII.

Nguyễn Thanh Huyền
Xem chi tiết
Trần Quỳnh Mai
8 tháng 5 2016 lúc 9:23

Sau khi tiêu diệt các lực lượng chúa Nguyễn, năm 1778, thủ lĩnh nghĩa quân Tây Sơn là Nguyễn Nhạc tự xưng Hoàng đế, thành lập vương triều nhưng không làm được gì thêm. Cuộc khởi nghĩa vẫn tiếp tục. Cuối năm 1788, trước khi xuất quân lên đường ra Bắc chiến đấu chống quân xâm lược Thanh, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (Quang Trung) và sau ngày chiến thắng, chính thức xây dựng vương triều mới theo chế độ quân chủ chuyên chế, thống trị trên vùng đất từ Thuận Hoá trở ra Bắc. Chính quyền các trấn được thành lập. Vua Quang Trung ban chiếu kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất, lập lại sổ hộ, tổ chức lại giáo dục thi cử. Đất nước dần dần được ổn định. Quân đội được tổ chức quy củ và trang bị vũ khí đầy đủ. Vua Quang Trung đặt quan hệ hoà hảo với nhà Thanh và được nhà Thanh rất tôn trọng. Quan hệ với Lào và Chân Lạp diễn ra tốt đẹp. 

Nguyễn Tâm Như
8 tháng 5 2016 lúc 9:46

Công lao to lớn của Quang Trung với nước ta:
- Diệt các tập đoàn phong kiến phản động,cát cứ lãnh thổ Nguyễn,Trịnh,Lê,tạo tiền đề cơ bản cho việc thống nhất sơn hà 
- Thành công rực rỡ trong việc bảo vệ độc lập chủ quyền,đánh tan quân xâm lược Xiêm,Thanh 
- Cho đổi mới về giáo dục,dùng chữ Nôm trong hành chính để đề cao văn hóa dân tộc,đúc tiền mới,mở cửa khẩu để phát triển thương mại,tạo mầm mống cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển(tiếc rằng ông mất sớm nên công lao thứ ba không được thực hiện đầy đủ và ít người biết tới)

Mi Lê Thảo
Xem chi tiết
Trần Võ Lam Thuyên
30 tháng 3 2017 lúc 9:37

Quang Trung - Nguyễn Huệ là một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hiện nay, chúng ta biết khá rõ về sự nghiệp của Quang Trung; nhưng hình dáng, tướng mạo, tính tình vua Quang Trung như thế nào lại rất ít khi được nhắc đến.

Theo Hoa Bằng trong Quang Trung – Anh hùng dân tộc thì “Nguyễn Huệ tóc quăn, da sần”.

Theo Đại Nam chính biên liệt truyện thì “Nguyễn Huệ tiếng nói sang sảng như tiếng chuông, cặp mắt sáng như chớp”.

Theo một cung nhân cũ nói với bà Thái Hậu, mẹ vua Lê Chiêu Thống lúc quân Thanh đang chiếm đóng Thăng Long thì “Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam, ẩn hiện như quỷ thần, không ai có thể lường biết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn, không một người nào dám nhìn thẳng vào mặt hắn. Thấy hắn trỏ tay đưa mắt là ai nấy đã phách lạc hồn siêu, sợ hơn sợ sấm sét…”.

Theo các tài liệu lịch sử cũ thì Nguyễn Huệ còn nhanh nhẹn, khỏe mạnh và can đảm nữa.

Căn cứ như trên, chúng ta có thể thấy rằng Nguyễn Huệ có một thanh âm, một vẻ mặt, đôi mắt làm cho mọi người phải kính trọng. Sở dĩ người cung nhân của nhà Lê cho rằng Nguyễn Huệ có vẻ mặt hung dữ làm cho mọi người phải khiếp sợ vì người cung nhân ấy tuy không phải là kẻ thù, nhưng đã phục vụ những kẻ thù bại trận, vốn đã khiếp đảm về các việc làm của Nguyễn Huệ.

Lẽ đương nhiên là vẻ mặt Nguyễn Huệ có cái gì khiến cho người ta phải sợ thật, nhưng đó chỉ là đối với kẻ thù của ông mà thôi. Còn đối với bạn bè, đối với nhân dân, vẻ mặt của ông chỉ gây ra cái gì làm cho người ta phải tin phục. Chứng cớ là Giáo Hiến chỉ thấy “Nguyễn Huệ nhanh nhẹn, khỏe mạnh, can đảm, mắt như chớp sáng, tiếng như chuông vang” và biết ngay Nguyễn Huệ “là một thanh niên lỗi lạc có tương lai phi thường”.

Sử sách cũ nói Nguyễn Huệ nhanh nhẹn, khỏe mạnh. Điều này, chúng ta có thể tin là đúng sự thật. Với phương tiện giao thông vận tải hồi thế kỉ XVIII, Nguyễn Huệ đã mang quân tiến vào Nam đánh quân chúa Nguyễn năm lần, mang quân ra Bắc ba lần. Không nhanh nhẹn cả về cách đi lại lẫn phép hành quân và không khỏe mạnh thì không thể đi Nam về Bắc luôn luôn và nhanh chóng như vậy. Sự đi lại của Nguyễn Huệ nhanh chóng nổi tiếng trong lịch sử. Người cung nhân của vua Lê đã phải than: “Xem hắn (Nguyễn Huệ) ra Bắc vào Nam, ẩn hiện như quỷ thần, không ai có thể lường biết”.

Nguyễn Huệ là một người rất can đảm. Để động viên tướng sĩ, mỗi khi ra trận, Nguyễn Huệ thường đi đầu. Sáng ngày mồng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789), trong trận Ngọc Hồi, ông đã thân chinh đốc chiến. Sự can đảm của ông làm nức lòng tướng sĩ, khiến cho tướng sĩ hăng hái, ồ ạt tiến vào diệt quân Thanh ở Ngọc Hồi.

Trong cuộc sống và đấu tranh, Quang Trung - Nguyễn Huệ biểu thị nhiều phong cách, cá tính độc đáo.

Nguyễn Huệ rất ham học, học thầy, học trong cuộc sống và thực tiễn đấu tranh. Trong một bức thư gửi Nguyễn Thiếp, ông nói: “Quả đức học ở một sự nghe trông”. Ngô Thì Nhậm là người cộng tác gần gũi của Nguyễn Huệ đã nhận xét: “Quang Trung là người vốn tính ham học, dẫu trong can qua bận rộn cũng không quên giảng đạo lí. Ngày thường thì nghị luận, ý tứ rành mạch, khai mở được nhiều điều mà sách vở ngày xưa chưa từng biết”. Nhờ tinh thần ham học đó, Nguyễn Huệ đã trau dồi một nhận thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực và đạt đến một trình độ văn hóa khá cao.

Trong đấu tranh, Nguyễn Huệ là người cương nghị và quyết đoán nhưng trong cuộc sống và quan hệ bình thường lại rất vui tính, thích hài hước. Ông mê hát tuồng, hát trống quân và thích lối nói vần vè của dân gian.

Có một lần, vua Càn Long nhà Thanh gửi thư sang xin Quang Trung một đôi voi chiến. Tương truyền Quang Trung đã phê vào thư: "Thằng Kiền Long nó xin một đôi voi, chọn con nào cụt vòi cho nó một con".

Đối với kẻ thù của dân tộc, Quang Trung đấu tranh kiên quyết, không khoan nhượng, nhưng mỗi khi kẻ thù đã đầu hàng hoặc bị bắt làm tù binh thì lại được Quang Trung đối xử khoan dung, độ lượng.

Quang Trung Nguyễn Huệ là một anh hùng bách chiến bách thắng, một người táo bạo, quyết đoán nhưng cũng rất nhân ái, độ lượng, biểu thị ý chí và mơ ước lớn nhất của dân tộc ta là được sống trong độc lập, thanh bình, trong quan hệ hòa hiếu với lân bang.

Con người và sự nghiệp Quang Trung Nguyễn Huệ kết tinh và biểu thị tư tưởng, tình cảm, trí tuệ của nhân dân, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Sự nghiệp Quang Trung Nguyễn Huệ là một bản anh hùng ca của thế kỉ áo vải cờ đào, một thời đầy biến động và bão táp của đất nước. Sự nghiệp ấy cùng với con người ấy sống mãi trong lịch sử quang vinh của dân tộc và trong tình cảm, kí ức bất diệt của nhân dân.

Chúc bn hx tốt!

Chang Mai
Xem chi tiết
Như Nguyễn
12 tháng 5 2016 lúc 11:29

-    Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong :

+ Năm 1771. cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, năm 1773 đánh chiếm Quy Nhơn.

+ Năm 1777, quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn.

-     Lạt đổ chính quyền Trịnh - Lê :

+ Năm 1786, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền chúa Trịnh.

+ Năm 1788, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền vua Lê.

-   Như vây chỉ sau 17 năm (1771 - 1788), phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

Nga Tran
28 tháng 3 2018 lúc 22:10

Chấm dứt 200 năm trịnh Nguyễn danh nhau

Tô Thanh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
12 tháng 5 2016 lúc 16:32

Sầm Nghi Đống

Như Nguyễn
12 tháng 5 2016 lúc 16:32

Sầm Nghi Đống

Nguyễn Lê Mai Thảo
12 tháng 5 2016 lúc 16:54

Viên tướng nhà Thanh phải thắt cổ tự vẫn tại gò Đống Đa năm 1789 là Sầm Nghi Đống.

Võ Thị Bảo Chi
Xem chi tiết
Đặng Thị Cẩm Tú
14 tháng 6 2016 lúc 21:14

 Lịch sử đã cho thấy mưu trí Trời cho Nguyễn Huệ để phá tan cường địch nhà Thanh. Trong trận đánh Ngọc hồi vào tờ mờ sáng ngày mồng năm tháng giêng năm 1789, quân Tàu địch không nổi, xôn xao tán loạn, xéo lẫn nhau mà chạy. Quân Nam thừa thế đánh tràn đi, lấy được các đồn. 
Để tạo chính nghĩa thu phục nhân tâm và tạo thế chính đáng cho việc xưng vương, nắm quyền trị vì muôn dân, những sự kiện sau đây đã chứng tỏ vua Quang Trung có thiên tài về chính trị: 

- Một là sau khi đem quân ra Bắc Hà diệt họ Trịnh chuyên quyền, Nguyễn Huệ vẫn tôn vua Lê. Sử gia Trần trọng Kim nhận định "Ấy là đã có sức mạnh mà đã biết làm việc nghĩa vậy". 

- Hai là khi đem quân ra Bắc hà diệt Trịnh Bồng và Nguyễn Hữu Chỉnh chuyên quyền, vẫn không dứt nhà Lê, đặt Giám đốc để giữ gìn tông miếu tiên triều. Theo sử gia Trần Trọng Kim "Như thế thì cách ở với nhà Lê không lấy gì làm bạc". 

- Ba là trước khi đại phá quân Thanh ,vua Quang Trung đã có ý định hoà hoãn với cường quốc phương Bắc và sau đó đã thực hiện việc triều cống và xin phong vương, do biết lượng sức và tính đến sự lợi hạị cho quốc gia và thần dân. Trước khi tiến vào Thăng long, Vua Quang Trung đã nói rõ ý định với tướng sĩ rằng: "..Chúng là nước lớn gấp 10 lần nước ta, sau khi chúng thua một trận rồi, tất chúng lấy làm xấu hổ, lại mưu báo thù, như thế thì đánh nhau mãi không thôi, dân ta hại nhiều, ta làm sao nỡ thế. Vậy đánh xong trận này ta phải nhờ Thì Nhiệm dùng lời nói cho khéo để đình chỉ việc chiến tranh. Ðợi mười năm nữa nước ta dưỡng được sức phù cường rồi, thì ta không cần phải sợ chúng nữa." (5) Sau khị đại thắng quân Thanh, Vua Quang Trung đã thực hiện ý định vừa kể bằng một kế sách ngoại giao khôn khéo mua chuộc được các cận thần nhà Thanh (Phúc Khang An , Hoà Thân ...) để vua Thanh chấp nhận cầu phong của vua nước Nam, vừa giữ được thể diện trước văn võ bá quan (cho người đóng vai Quang Trung giả qua triều yết vua Thanh...) 

- Bốn là mặc dầu đã được sắc phong của nhà Thanh, nhưng vua Quang Trung vẫn hành xử theo cách Hoàng Ðế, lập công chúa Ngọc Hân con vua Hiến Tông nhà Lê làm Bắc cung Hoàng hậu, tin dùng các cựu nhân tài cận thần nhà Lê.

Tóm lại như lời nhận định của sử gia Trần Trọng Kim về vua Quang Trung: "Vua Quang Trung nhà Nguyễn Tây Sơn là ông vua anh dũng, lấy võ lược mà dựng nghiệp, nhưng ngài có độ lượng, rất am hiểu việc trị nước, biết trọng những người hiền tài văn học. Khi ngài ra lấy Bắc Hà, những người như Ngô Thì Nhiệm, Phan Huy Ích đều được trọng dụng .. ." (6) 
III.- HOÀNG ÐẾ QUANG TRUNG: MỘT ÐẠI ANH HÙNG DÂN TỘC 

Ðọc lịch sử ai cũng biết là mặc dầu vua Gia Long có công thống nhất đất nước, và đối với Quang Trung nhà Nguyễn Tây Sơn bị coi là kẻ thù đến độ sau khi diệt được nhà Tây Sơn, Gia Long đã có những hành vi trả thù tàn tệ và bất nhẫn. Thế nhưng, vua Quang Trung vẫn được lịch sử và nhân dân Việt Nam mãi mãi coi là vị Ðại Anh Hùng Dân Tộc, còn Gia Long thì không... Ðiều này cho thấy tính khách quan của lịch sử và sự đánh giá công tội của các vì vua và triều đại rất công minh.

Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Đặng Thị Cẩm Tú
13 tháng 5 2016 lúc 17:37

- Vua Quang Trung dự đoán sau khi quân Thanh bại trận, vua nhà Thanh sẽ nổi giận mà sai đội quân khác tấn công Tây Sơn, vì vậy vua Quang Trung đã viết thư giảng hòa với lời ngoại giao khôn khéo nên vua nhà Thanh đã chấp thuận lời giảng hòa. Quan hệ giữa hai nước trở lại bình thường.

- Nhận xét: Chính sách ngoại giao của Quang Trung vừa khôn khéo, kiên quyết nhưng mềm dẻo và linh hoạt với phương Bắc. Giúp nâng cao lòng tự hào của dân tộc, vừa mềm dẻo để giữ vững nền độc lập cho dân tộc.

Nguyễn Thế Bảo
13 tháng 5 2016 lúc 18:13

Bạn tham khảo tại nêu và nhận xét chính sách ngoại giao khôn khéo của quang trung đối với nhà thanh - Lớp 6/7 Hỏi Đáp - Đặt câu hỏi và nhận câu trả lời về mọi vấn đề trong cuộc sống nhé

Chúc bạn học tốt!hihi

Kiều Diễm
21 tháng 3 2020 lúc 2:36

Bài 26 : Quang Trung xây dựng đất nước

Khách vãng lai đã xóa
Hà Thu My
Xem chi tiết
Lương Ngọc Thuyết
20 tháng 5 2016 lúc 15:26

- "Mở cửa ải" để buôn bán trao đổi hàng hóa với các nước

- "Thông chợ búa" để nhân dân trong nước trao đổi mua bán sản phẩm của mình làm ra, đáp ứng nhu cầu cuộc sống

- Buôn bán trong và ngoài nước phát triển, tạo điều kiện cho thủ công nghiệp phát triển. Thủ công nghiệp phát triển tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển.

Nguyễn Thế Bảo
20 tháng 5 2016 lúc 15:15

“mở cửa ải" tức là để buôn bán trao đổi hàng hóa với các nước khác, “thông chợ búa” để nhân dân trong nước trao đổi mua bán sản phẩm của mình làm ra. Lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài khiến cho hàng hoá không ngưng động , đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân. Việc buôn bán trong nước ngoài nước phát triển tạo điều kiện cho thủ công nghiệp phát triển. Thủ công nghiệp phát triển tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển.

Chúc bạn học tốt!hihi

Nguyễn Văn Bé
20 tháng 5 2016 lúc 15:56

"Mở cửa ải, thông chợ búa” thì công thương nghiệp phát triển vì mở cửa ải, thông chợ búa để trao đổi buôn bán sản phẩm làm ra và hàng hoá với các nước. Buôn bán trong và ngoài nước phát triển, tạo điều kiện cho thủ công nghiệp phát triển, Thủ công nghiệp phát triển tạo điều kiện thương nghiệp phát triển