Xác định các giá trị mà mỗi gia đình thường mong muốn xây dựng.
- Các bạn trong nhóm cùng nhau xây dựng đoạn văn với nội dung: Điều em mong muốn về gia đình của em
Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội. Gia đình càng hạnh phúc, xã hội càng văn minh. Sở hữu một gia đình hạnh phúc là niềm khát khao mong mỏi của mỗi con người trong xã hội.
Thế nào là gia đình hạnh phúc? Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau chủ yếu dựa trên quan hệ huyết thống. Hạnh phúc gia đình là niềm vui sướng mãn nguyện của con người trong cuộc sống gia đình, là động lực tinh thần to lớn cho mỗi thành viên trong gia đình, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Hạnh phúc gia đình biểu hiện như thế nào? Biểu hiện đầu tiên là các thành viên trong gia đình phải thương yêu, thấu hiểu và thông cảm cho nhau; tình cảm thiêng liêng ấy là chất keo gắn kết các thành viên thành một khối bền chặt. Biểu hiện thứ hai đó là gia đình ấy phải là điểm tựa vững chắc, là bến đỗ bình yên nhất đối với mỗi thành viên, nhất là khi ta phải đương đầu với những sóng gió cuộc đời.
Và biểu hiện cuối cùng là gia đình ấy phải có đời sống vật chất phù hợp; đây không phải điều kiện quan trọng nhất nhưng lại rất cần thiết để một gia đình có được hạnh phúc trọn vẹn. Những biểu hiện trên có thể mang tính trừu tượng cao, trên thực tế, hạnh phúc gia đình được thể hiện rõ nhất qua những việc làm nho nhỏ trong cách ứng xử, đối xử giữa các thành viên trong gia đình, như ăn uống, nghỉ ngơi, chuyện trò, vui chơi, qua những nét sinh hoạt cụ thể, diễn ra hàng ngày trong cuộc sống đời thường.
Một gia dình hạnh phúc theo bạn là như thế nào: giàu có ,cao sang hay lộng lẫy theo bản thân tôi thì một gia đình đích thực chỉ cần có một bữa cơm tối đầm ấm cả nhà quây quần bên nhau không cần phải là sơn hào hải vị không cần là bít tết hay thứ gì đó đắt tiền,mà chỉ cần những món cơm canh đạm bạc bình dân ,quan trọng là cả nhà vui vẻ trò chuyện với nhau về những việc hàng ngày những chuyện đàm tiếu thú vị cững đủ rồi.Mỗi buổi tối cả nhà cùng xem tivi cùng cười toe toét cả lên anh em thì đùa giỡn với nhau rồi bị bố mẹ la mắng rồi cười chúm chím xin lỗi bố mẹ cho qua chuyện rối lại vui vẻ bên nhau.Mỗi chủ nhật cả nhà lại đi công viên giải trí cùng chơi tàu lượn siêu tốc la toán cả lên,đi sở thú xem con này con kia rồi lại về thăm ông bà dưới quê ai cũng mong muốn được một lần sống trong một gia đình như vậy.Có những người xem công việc là trên hết mà quên mất gia đình của mình quên mất rằng họ đã từng có một gia đình hạnh phúc.Nhưng đối với riêng bản thân tôi, gia đình là tất cả,mỗi khi đi học về mái ấm ấy tôi lại cảm giác như bao mệt mỏi đều tan biến với một niềm hạnh phúc lớn lao bên những người thân yêu củ mình,một gia đình hạnh phúc.
tui có đánh ai vài chỗ mog mọi người sử lại
Hãy kể những việc gia đình mà em có thể tham gia. Em dự kiến sẽ làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa? Trong bài "Xây dựng gia đình văn hóa"
tham khảo:
Những việc làm của gia đình mà em có thể tham gia:
- Giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cây trồng, nấu cơm, têm trầu cho bà...
- Giúp bố mẹ đưa đón, chăm sóc em
- Chăm chỉ học hành để đạt kết quả tốt
- Chăm sóc bố mẹ khi bố mẹ đau ốm
Để góp phần xây dựng gia đình văn hóa, em sẽ chăm ngoan, học giỏi. Biết kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, thương yêu em nhỏ. Không đua đòi ăn diện, không làm điều gì tốn hại đến danh dự gia đình mình.
tk
Những việc làm của gia đình mà em có thể tham gia:
- Giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cây trồng, nấu cơm, têm trầu cho bà...
- Giúp bố mẹ đưa đón, chăm sóc em
- Chăm chỉ học hành để đạt kết quả tốt
- Chăm sóc bố mẹ khi bố mẹ đau ốm Để góp phần xây dựng gia đình văn hóa, em sẽ chăm ngoan, học giỏi. Biết kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, thương yêu em nhỏ. Không đua đòi ăn diện, không làm điều gì tốn hại đến danh dự gia đình mình.
- Tên những công việc chính trong gia đình: Công việc nội trợ, họp tất cả thành viên trong gia đình, họp chuyện người lớn.
- Những việc em có thể tham gia: Một số công việc thuộc nội trợ, họp tất cả thành viên trong gia đình.
- Dự kiến của em để xây dựng một gia đình văn hóa: Hòa đồng với mọi người xung quanh, hiếu thảo với ông bà cha mẹ, giúp bố mẹ công việc nhà.
Lên ý tưởng thiết kế ngôi nhà mà em mong muốn dựa theo những gợi ý sau:
Số lượng thành viên trong gia đình | ? |
Kiểu nhà ở em thích | ? |
Số tầng em muốn xây | ? |
Diện tích ngôi nhà em mong muốn | ? |
1. Các bạn trong nhóm cùng nhau xây dựng đoạn văn với nội dung: Điều em mong muốn về gia đình của em
2. Chỉ rõ: Đoạn văn đã đảm bảo tính liên kết về nội dung và hình thức như thế nào?
Hai câu hỏi này đề thuộc lớp 8: Bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Câu 1: Câu hỏi đâu?
Câu 2:
- Văn bản có tính thống nhất về chủ đề là khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
- Mọi chi tiết trong văn bản đều nhằm biểu hiện đối tượng và vần đề chính mà được đề cập đến trong văn bản. Các đơn vị ngôn ngữ đều bám sát vào của đề.
- Để viết hoặc hiểu một văn bản cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, đề mục, trong mối quan hệ giữa các phần trong văn bản và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại.
“Gia đình thực sự là tổ ấm, nuôi dưỡng giáo dục mỗi con người” nói đến nội dung nào sau:
A.vai trò của việc xây dựng gia đình văn hóa.
B.cách xây dựng gia đình văn hóa.
C.biểu hiện của gia đình văn hóa.
D.khái niệm gia đình văn hóa.
Xây dựng các tình huống giả định về mâu thuẫn, xung đột trong gia đình.
Tham khảo
- Xung đột ý kiến khi cha mẹ muốn can thiệp vào quan hệ bạn bẻ của con.
- Bất đồng quan điểm giữa cha mẹ và các con về việc con dành thời gian tham gia các hoạt động tập thể, ngoại khoá của nhà trường và cộng đồng.
- Mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình về định hướng nghề nghiệp của con.
- ...
Theo em, các thế hệ trong gia đình có thể cùng tham gia xây dựng gia đình văn hóa không khi mỗi người có sở thích khác nhau?
Tất nhiên là có rồi. Mọi người cần bỏ đi cái tôi của mình, cái sở thích riêng của mình để tập trung hòa hợp lại với nhau, tạo nên một sự đoàn kết, có thể xây dựng nên gia đình văn hóa.
Có nhưng rất khó khăn để tạo nên 1 gđ văn hóa nhé
Để xây dựng gia đình văn hoá, mỗi người trong gia đình cần phải làm gì ?
- Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi người trong gia đình cần:
+ Kính trọng ông bà, cha mẹ; là cha mẹ phải thương yêu, chăm sóc con cái, gia đình hòa thuận, đầm ấm.
+ Sống lành mạnh, giản dị, không đua đòi ăn chơi + Tránh xa các tệ nạn xã hội + Con cái chăm ngoan, học giỏi
+ Ông bà, cha mẹ gương mẫu là tấm gương để con cháu noi theo, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
+ Mọi thành viên trong gia đình phải tích cực lao động theo khả năng của mình, làm ra nhiều của cải nhằm nâng cao mức sống gia đình, làm cho gia đình ngày càng đầy đủ, ấm no...
+ Sinh hoạt văn hóa, tinh thần trong gia đình lành mạnh.
+ Không sử dụng văn hóa phẩm độc hại, thấp kém.
Hằng năm vào các dịp gần Tết, tại địa phương thường vận động bà con quét dọn đường làng, ngõ xóm, treo cờ. Việc làm đó thể hiện điều gì?
A. Xây dựng nếp sống văn hóa.
B. Xây dựng gia đình văn hóa.
C. Làm cho có hình thức.
D. Xây dựng phong trào toàn dân đoàn kết
Em không đồng ý với ý kiến đó. Vì xây dựng gia đình văn hóa là trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình, kể cả con cái cũng cần có ý thức góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng các việc làm cụ thể. Qua đó, cần phải xây dựng gia đình văn hóa vì xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa rất lớn đối với gia đình và xã hội:
+ Đối với gia đình: Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, hình thành nhân cách, nhận thức và tư duy mỗi con người, như vậy mỗi thành viên của một gia đình văn hóa có thể góp phần xây dựng đất nước, xây dựng xã hội...
+ Đối với xã hội: Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có văn hóa, có phát triển thì xã hội mới vững mạnh, phát triển; mỗi gia đình văn hóa cũng góp phần làm xã hội văn minh, thân thiện...
Vì thế, học sinh cần có những hành động cụ thể để xây dựng gia đình văn hóa:
+ Cần chăm ngoan học giỏi, lễ phép, vâng lời người lớn
+ Không đua đòi ăn chơi, sa ngã vào các tệ nạn xã hội...
+ Tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng cần có ý thức xây dựng gia đình văn hóa.