Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Phương Mai
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
25 tháng 12 2023 lúc 16:39

Bài

Kiến thức tiếng Việt

Bầu trời

tuổi thơ

Mở rộng trạng ngữ trong câu bằng cụm từ:

Trạng ngữ trong câu có thể là từ hoặc cụm từ, nhờ mở rộng bằng cụm từ, trạng ngữ cung cấp

thông tin cụ thể hơn về không gian, thời gian,...

Ví dụ:

- Buổi sáng, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật

mát lành.

- Buổi sáng mùa xuân, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành.

Từ mùa xuân mở rộng cho từ buổi sáng, làm rõ hơn thời gian của sự việc được nêu trong câu.

Từ láy

Từ láy là loại từ được tạo thành từ hai tiếng trở lên. Các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc tương tự nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đúng sau.

Ví dụ:

- Trời mưa xối xả. => Từ láy bộ phần.

- Sấm chớp ầm ầm. => Từ láy hoàn toàn.

Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ:

Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường,

gọi là cụm C – V, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng.

Ví dụ:

Lá rơi cũng có thể khiến người ta giật mình. => Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người

ta giật mình.

=> Câu trên được mở rộng thành phần chủ ngữ giúp cho câu văn sinh động và đầy đủ hơn.

Khúc nhạc tâm hồn

Nói giảm nói tránh

Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây

cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Ví dụ

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

(Bác ơi! – Tố Hữu)

- Để tránh cảm giác đau buồn, nặng nề, tác giả dùng từ “đi” cho ý thơ thêm tế nhị để nói về việc Bác Hồ kính yêu đã không còn nữa.

Nghĩa của từ ngữ

Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.

Ví dụ:

- Trường học là một cơ quan được lập ra nhằm giáo dục cho học sinh dưới sự giám sát của giáo

viên.

Nhân hóa

Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị

những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Ví dụ

- Ông Mặt Trời vừa thức giấc, chim muông đã hót líu lo trên những cánh đồng vàng.

- Chị Gió ơi chị Gió ơi! Cho em đi làm mưa với!

Điệp từ

Điệp từ, điệp ngữ là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một

cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, ... để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến.

Ví dụ

Điệp ngữ cách quãng:

“… Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”

Liệt kê

Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

Ví dụ

Bầu khí quyển ngày càng nghiêm trọng: các hợp chất của các-bon làm ô nhiễm, tầng ô-zôn bao bọc trái đất bị chọc thủng, các tia tử ngoại xâm nhập vào các dòng khí quyển xuống mặt đất…

Cội nguồn yêu thương

Số từ

Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường

đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ.

Ví dụ

- Con lợn ấy nặng cả trăm cân chứ không ít.

- Học giỏi nhất lớp tôi là bạn lớp phó học tập.

- Bóng của hai người bạn in trên con đường dài.

Phó từ

Phó từ là những từ chuyên đi kèm các động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

Ví dụ

- Chiếc xe bố vừa mua cho tôi rất đẹp và phong cách.

- Tôi vô cùng ngưỡng mộ bạn lớp trưởng lớp tôi.

Giai điệu đất nước

Ngữ cảnh và nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh

Tùy vào từng ngữ cảnh được nhắc tới mà các từ ngữ có thể mang nhiều nghĩa khác nhau.

Ví dụ

- Từ “thơm” trong từ “thơm ngon” mang nghĩa là mùi hương hấp dẫn.

- Từ “thơm” trong từ “người thơm” mang nghĩa là con người có phẩm chất đẹp đẽ.

So sánh

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng

sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ

+ Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

+ Cô giáo em hiền như cô tiên.

Màu sắc trăm miền

Dấu gạch ngang

Dấu gạch ngang (–) là một dấu câu có hình dạng tương tự dấu gạch nối và dấu trừ nhưng khác

với các ký hiệu này về chiều dài và trong một số phông chữ, chiều cao trên đường cơ sở.

Ví dụ

- VD 1: Đánh dấu bộ phận chú thích

Lan – lớp trưởng lớp tôi đã đạt giải nhất trong kì thi này.

- VD 2: Đánh dấu lời nói trực tiếp

Bố thường bảo với tôi rằng:

- Con muốn trở thành một người có ích thì trước tiên con phải là một cậu bé ngoan, biết yêu

thương mọi người.

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.

Ví dụ

- U (mẹ), mô (đâu), tía (cha).

Minh Lệ
Xem chi tiết

Các thành phần và cảnh quan địa lí

Sự phân bố theo chiều từ Xích đạo về hai cực

a. Các vòng đai nhiệt

- Vòng đai nóng

- Vòng đai ôn hòa

- Vòng đai lạnh

- Vòng đai băng giá vĩnh cửu

b. Các đai khí áp

- Đai áp thấp xích đạo

- Đai áp cao cận nhiệt đới

- Đai áp thấp ôn đới

- Đai áp cao địa cực

c. Các đới gió chính

- Đới gió Mậu dịch

- Đới gió Tây ôn đới

- Đới gió Đông cực

d. Các đới khí hậu

- Đới khí hậu Xích đạo

- Đới khí hậu cận Xích đạo

- Đới khí hậu nhiệt đới

- Đới khí hậu cận nhiệt

- Đới khí hậu ôn đới

- Đới khí hậu cận cực

- Đới khí hậu cực

e. Các kiểu thảm thực vật

- Rừng nhiệt đới, xích đạo

- Xavan, cây bụi

- Thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao

- Hoang mạc, bán hoang mạc

- Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt

- Rừng cận nhiệt ẩm

- Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới

- Rừng lá kim

- Đài nguyên

- Hoang mạc lạnh

f. Các nhóm đất chính

- Đất đỏ vàng (feralit) và đen nhiệt đới

- Đất đỏ, nâu đỏ xavan

- Đất xám hoang mạc, bán hoang mạc

- Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm

- Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng

- Đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao

- Đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới

- Đất pốt dôn

- Đất đài nguyên

- Băng tuyết

Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
30 tháng 4 2023 lúc 23:32

STT

Bài học

Kiến thức được củng cố

Kiến thức mới

1

Bài 6: Bài học cuộc sống

 

- Thành ngữ

- Nói quá

2

Bài 7: Thế giới viễn tưởng

Dấu ngoặc kép

- Mạch lạc và liên kết của văn bản

- Dấu chấm lửng

3

Bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành

 

- Phương tiện liên kết

- Thuật ngữ

4

Bài 9: Hòa điệu với tự nhiên

 

- Cước chú

- Tài liệu tham khảo

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 10 2017 lúc 3:48

Em vẫn thường gặp cô Lan, cô giáo dạy em năm em học lớp một. Trong em, những ấn tượng tốt đẹp nhất về cô mãi mãi không phai mờ.

Ngày đầu tiên, khi em bỡ ngỡ theo chân mẹ đến trường, cô đã để lại cho em những kỉ niệm khó phai. Cô đã dịu dàng đón chúng em ở cửa lớp, làm cho những học sinh lần đầu tiên tới trường như em thật an tâm và tin tưởng. Cô giáo em chừng hai sáu, hai bảy tuổi. Cô dong dỏng cao, khuôn mặt nhìn rất phúc hậu với ánh mắt dịu dàng và nhất là mái tóc, mái tóc cô đen, mượt mà như dòng suối. Hàm răng cô trắng và đều đặn ... Cô nhìn chúng em với ánh nhìn trìu mến, dắt tay từng bạn, đưa về chỗ ngồi, như một người mẹ hiền vậy.

Cô rất thương yêu chúng em, lúc chúng em nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học cô chỉ dịu dàng nhắc nhở. Cô cầm tay cho từng bạn trong lớp, uốn từng nét chữ; đếm từng con số... Cô còn là một đồng nghiệp thân thiện, hòa nhã với các giáo viên khác trong trường. Đối với em, cô giáo em là “giáo sư biết tuốt” vì cô có thể trả lời tất cả những thắc mắc của chúng em, từ chuyện bài học đến những thắc mắc ngoài sách vở ...

 

Em rất yêu quý cô. Cho dù bây giờ em không còn học cô nữa nhưng em vẫn mong muốn mình học thật giỏi, thật ngoan để xứng đáng là học trò của cô. Em mong cô có sức khỏe để giảng dạy thật tốt, để cô tiếp tục dìu dắt những lớp đàn em, như em ngày xưa, cái ngày đầu tiên bỡ ngỡ đến trường, rời tay mẹ, nắm lấy tay cô và thấy lòng mình ấm áp.

Nguyễn Phương Mai
Xem chi tiết
Đỗ Quyên
Xem chi tiết
Phùng Công Anh
30 tháng 6 2023 lúc 10:46

Chúc mừng các anh chị trên cả nước đã hoàn thành kì thi THPT Quốc Gia năm 2023; chúc anh chị đạt được kết quả mong ước. Nếu chưa thực sự như ý muốn, hãy nhớ câu "Thất bại là mẹ của thành công" và chúng ta rút ra được những bài học quý giá để vươn lên chính mình.

Phước Lộc
30 tháng 6 2023 lúc 10:47

Chúc mừng các anh chị ạ, năm sau em thi thì nhớ quay lại chúc em 1 câu nhe:) 

loan lê
30 tháng 6 2023 lúc 11:34

`**)` Đây là lời chúc chân thành của riêng mình em ạ .

`=>` có rất nhiều anh chị `2k5` đã có những tâm huyết ;  những giọt mồ hôi ; những kỹ năng học bài ; ... Có rất nhiều điều bọn em đã học hỏi từ anh chị . Riêng bản thân em cảm nhận được rằng em rất cảm kích và khích lệ những anh chị 2k5 vì anh chị đã có những động lực nỗ lực không ngừng nghỉ có cả những người học xuyên đêm không màng đến sức khỏe của mình mà đang cố gắng trau dồi những kiến thức cần học . Đó chính là những điều mà để chúng em sau này học hỏi và đi theo bước tiến với những con đường mà anh chị đang để lại . Và em cũng chúc mừng những anh chị đã có một kỳ tích tốt và những điểm thi cao vút khi đó chính là bằng sức bằng những nỗ lực khả năng mà anh chị đã làm ra bằng năng lực của mình. Đó cũng chính là điều muốn nói gửi đến những anh chị 2k5 và Chúc anh chị có một con điểm và những con điểm cao vút khi đó chính là thực lực của anh chị đã vượt qua những mọi khó khăn gian lao thử thách và đến tận con đường mà anh chị đã chọn để đi theo trong suốt thời gian qua. Em xin hết ạ

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 7 2019 lúc 14:08

Nhà bà ngoại nhìn ra bến phà. Sáng sớm nhìn ra bờ sông, con nước đục ngầu phù sa, hiền hòa chảy. Trên mặt nước, từng đám lục bình trôi dập dềnh, những cánh hoa phơn phớt tím, rung rinh trong gió. Thỉnh thoảng, vài con thuyền chở đầy hàng hóa xuôi theo dòng nước, vài chiếc xà lan nặng nề chở cát, tưởng như sắp bị dòng sông nuốt chửng. Hai bên bờ sông, dãy dừa nước lao xao, ẩn hiện sau đó là vài nóc nhà. Náo động nhất có lẽ là bến phà. Từng chuyến phà lớn, chở đầy người và xe cộ, hàng hóa chăm chỉ qua lại hai bờ sông. Hai bên bờ, hành khách chờ xuống phà, tiếng người xen lẫn tiếng xe, tạo thành dòng âm thanh ồn ào, náo nhiệt,... Nắng sớm mai lấp lóa như dát vàng mặt nước. Dòng sông vẫn cuồn cuộn chảy đỏ sậm phù sa, mang nặng nghĩa tình của con sông đối với người và đất miền Tây.

Karick
Xem chi tiết

Theo em có thể do phong tục và khẩu vị của du khách các nước khác nhau. Ở nước ngoài người ta sẽ ghi hết nguyên liệu và cách nấu lên mennu để thực khách biết họ được cho ăn những gì, chế biến ra sao. Ở nước ngoài không có tính "gia truyền" như Việt Nam mà họ chia sẻ công thức cho nhau để cùng nhau phát triển các món ăn ngon trong nước,họ đặc biệt chú ý đến khẩu vị của từng khách hàng để chọn cho khách hàng những món ngon, phù hợp............

Ng Ngann
12 tháng 3 2022 lúc 13:48

Theo mình thấy là vì những người nước ngoài sẽ có cách nhận xét khác với người Việt Nam vì : 

- Họ cảm thấy thực ăn Việt Nam không giống với thức ăn bên nước họ nên họ thấy lạ và không hợp khẩu vị .

- Thức ăn Việt Nam với thức ăn nước ngoài khác xa nhau nhiều . 
- Vậy nên khi chúng ta ăn thức ăn của nơi ta thì sẽ cảm thấy ngon vì đã ăn nhiều rồi , cảm thấy quen hương vị này nên cũng bình thường nhưng người nước ngoài mới đến tham quan Việt Nam và thưởng thức món ăn Việt Nam thì họ thấy không giống với thức ăn bên họ , cách trang trí hay tên gọi sẽ cầu kì và khác so nhiều.
CÓ THỂ THẤY KHI TA SANG NƯỚC NGOÀI MÀ ĂN THỨC ĂN BÊN ĐẤY CŨNG CẢM THẤY CHƯA MẶN MÀ VÀ VỊ NÓ KHÔNG NGON BẰNG THỨC ĂN VIỆT NAM 

Đỗ Tuệ Lâm
12 tháng 3 2022 lúc 13:47

Vì thức ăn VN của mình đa số là nó lạt ạ