Cho 1,68 lít khí Cl2 tác dụng vừa đủ với kim loại M hóa trị II thu được 7,125gam muối. xác định M
cho 15g muối cacbonac của kim loại hóa trị (II) tác dụng vừa đủ với dd HCl. Sau phản ứng thu được 3.36 lít khí (ĐKTC)
a. tính khối lượng muối thu được
b. xác định kim loại trong muối trên
cho 7,2 gam một kim loại M hóa trị 2 tác dụng vừa đủ với khí clo dư thu được 28,5 gam muối clorua Xác định kim loại
\(n_M=\dfrac{7,2}{M_M}\left(mol\right)\)
PTHH: M + Cl2 --to--> MCl2
\(\dfrac{7,2}{M_M}\)------------>\(\dfrac{7,2}{M_M}\)
=> \(\dfrac{7,2}{M_M}\left(M_M+71\right)=28,5=>M_M=24\left(Mg\right)\)
Cho m gam kim loại X ( có hóa trị không đổi) tác dụng vừa đủ với 8,064 lít Cl2 (đktc), thu được 32,04 gam muối. Kim loại X là
A. Al.
B. Mg.
C. Zn.
D. K.
Cho 5,56g hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M ( hóa trị không đổi) . Chia A thành 2 phần bằng nhau
Phần 1 : Hòa tan hết trong dd HCl được 1,568 lít khí H2(đktc)
Phần 2 : Tác dụng vừa đủ với 2,016 lít khí Cl2 ( đktc) . Xác định kim loại M? Giúp mình vớii
Gọi: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{Fe}=x\left(mol\right)\\n_M=y\left(mol\right)\end{matrix}\right.\) (trong 1 phần) ⇒ 56x + MM.y = 5,56:2 (1)
Giả sử M có hóa trị n không đổi.
- Phần 2: \(n_{Cl_2}=\dfrac{2,016}{22,4}=0,09\left(mol\right)\)
PT: \(2Fe+3Cl_2\underrightarrow{t^o}2FeCl_3\)
\(2M+nCl_2\underrightarrow{t^o}2MCl_n\)
Theo PT: \(n_{Cl_2}=\dfrac{3}{2}n_{Fe}+\dfrac{n}{2}n_M=\dfrac{3}{2}x+\dfrac{n}{2}y=0,09\left(2\right)\)
- Phần 1: \(n_{H_2}=\dfrac{1,568}{22,4}=0,07\left(mol\right)\)
+ TH1: M có pư với HCl.
PT: \(Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\)
\(2M+2nHCl\rightarrow2MCl_n+nH_2\)
Theo PT: \(n_{H_2}=n_{Fe}+\dfrac{n}{2}n_M=x+\dfrac{n}{2}y=0,07\left(3\right)\)
Từ (2) và (3) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=0,04\left(mol\right)\\ny=0,06\end{matrix}\right.\)
Thay vào (1), ta được: \(M_M.y=0,54\) \(\Rightarrow\dfrac{M_M.y}{n.y}=\dfrac{0,54}{0,06}\Rightarrow M_M=9n\)
Với n = 3 thì MM = 27 (g/mol) là thỏa mãn.
→ M là Al.
+ TH2: M không pư với HCl.
PT: \(Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\)
Theo PT: \(x=n_{Fe}=n_{H_2}=0,07\left(mol\right)\)
Thay vào (1) ta được \(M_M.y=-1,14\) (vô lý vì MM và y đều là số dương)
Vậy: M là Al.
cho 2,24g kim loại M ( chưa biết hóa trị ) tác dụng vừa đủ với Cl₂ , thu được 6,5g muối clorua kim loại. Xác định tên kim loại M.
Gọi n là hóa trị của M
$2M + nCl_2 \xrightarrow{t^o} 2MCl_n$
Theo PTHH :
$n_{M} = n_{MCl_n}$
$\Rightarrow \dfrac{2,24}{M} = \dfrac{6,5}{M + 35,5n}$
$\Rightarrow M = \dfrac{56}{3}n$
Với n = 3 thì M = 56(Fe)
Vậy M là Sắt
Cho 48,75 gam một kim loại M có hóa trị II phản ứng vừa đủ với V lít khí clo (đkc). Hòa tan lượng muối thu được vào nước thì ta thu được 250 ml dung dịch có nồng độ 3M. Xác định tên kim loại và thể tích khí clo đã phản ứng
\(n_{muối}=0.25\cdot3=0.75\left(mol\right)\)
\(M+Cl_2\underrightarrow{t^0}MCl_2\)
\(0.75....0.75...0.75\)
\(M_M=\dfrac{48.75}{0.7}=65\)
\(Mlà:Zn\)
\(V_{Cl_2}=0.75\cdot22.4=16.8\left(l\right)\)
cho 19,2 g kim loại M hóa trị 2 tác dụng vừa đủ với dd h2so4 đặc nóng thu được dd x và khí so2 duy nhất .dẫn toàn bộ khí so2 thu được td với 1 lít dd naoh 0,7M thu được dd y cô cạn dd y thu được 41,8 gam chất rắn .xác định kim loại M
cho M gam kim loại R có hóa trị II tác dụng với Clo dư,sau phản ứng thu được 13,6 gam muối,mặt khác,để hòa tan M gam kim loại R cần vừa đủ 200ml dung dịch HCL có nồng độ 1M
a, viết pthh
b,xác định kim loại R
giúp mình với ạ
R + Cl2 → RCl2
R + 2HCl → RCl2 + H2
nHCl = 0,2.1 = 0,2 mol => nR = 0,2/2 = 0,1 mol
Mà nRCl2 = nR
=> MRCl2 = \(\dfrac{13,6}{0,1}\)= 136 (g/mol) => MR = 136 - 35,5.2 = 64 g/mol
Vậy R là kim loại đồng (Cu)
Cho 9,6g hỗn hợp MgO và kim loại A hóa trị II tác dụn với dung dịch HCl 10% vừa đủ. Sau phản ứng thu được 2,24l khí (đktc) và 22,2g hỗn hợp muối.
a. Xác định tên kim loại.
b. Tính m dung dịch axit cần dùng.