Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
YêuTrâmLắm
Xem chi tiết
YêuTrâmLắm
5 tháng 4 2020 lúc 20:22

Violympic toán 7

Khách vãng lai đã xóa
Đặng Anh Tài
Xem chi tiết
•Vεɾ_
8 tháng 10 2019 lúc 20:32

Về ý nghĩa:

Cần đề cao sự thông minh, trí khôn trong cuộc sốngƯớc mơ của người lao động trở thành một người tài giỏi để giúp nước

Về cách đọc truyện cổ tích:

Đọc diễn cảm, cần xác định và nêu được tình huống truyện, thể hiện được giọng kể và giọng đối thoại đặc sắc giữa cậu bé và người ra câu đố...

Tham khảo tại :

https://tech12h.com/de-bai/tu-cau-chuyen-em-be-thong-minh-em-rut-ra-duoc-nhung-bai-hoc-gi.html

Hok tốt ~

Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
Linh Phương
16 tháng 9 2016 lúc 15:21

    Bạn dựa vào đây rồi triển khai ý ra nhé!

Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của ngày khai trường. Nhưng ngày khai trường của ngôi trường THCS Yên Biên làm tôi có những ấn tượng đẹp và những ấn tượng đó sẽ đọng mãi ở trong lòng. Bao niềm vui, Sự hãnh diện mà có lẽ trong cuộc đời tôi sẽ không quên được
Ngày đầu tiên khai trường, đó là một ngày nắng ấm , bao trùm lên cảnh vật. Khí trời ấm áp… Theo thông báo của nhà trường, từ tối hôm qua tôi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết với tâm trạng vui vẻ và xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh.Trong những năm trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trường thân quen với những hàng cây, ghế đá,..in đậm bao kỹ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào một năm học mới . Một sự khởi đầu mới lại và tốt đẹp.


Đầu tiên là lẽ chào đón các em học sinh lớp 6 bước vào trường, Gương mặt các em đầy sự vui vẻ, những trùm hoa chào mừng làm cho nụ cười trên gương mặt các em thêm rạng rỡ hơn Sau lễ diễu hành, nghi lễ chào cờ diễn ra thật trang nghiêm. Miệng hát vang bài Quốc ca, mắt hướng thẳng tới lá cờ đỏ sao vàng và Bác kính yêu trên cao đang mỉm cười với chúng tôi, tôi thầm hứa với Bác, với lòng mình rằng sẽ cố gắng nỗ lực hết sức mình để cống hiến công sức nhỏ bé cho nền giáo dục nước nhà. Lúc ấy, tay tôi bỗng nắm chặt, ánh mắt trở nên kiên nghị hơn, lòng đầy quyết tâm.
Tiếp theo, cô giáo tổng phụ trách lên tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và mời cô giáo phó hiệu trưởng nhà trường lên đọc thư của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Những lá thư như vậy tôi nghe đã nhiều lần trong mỗi lễ khai giảng trước đây khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng có lẽ hôm nay là lần đầu tiên tôi cảm thấy xúc động đến vậy. Giây phút xúc động nhất của tôi là khi nghe cô giáo hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai giảng, phát động thi đua chào mừng năm học mới và đánh trống khai trường. Bài diễn văn của cô ngắn gọn, xúc tích nhưng đầy hào khởi, đủ để khơi dậy trong mỗi thầy trò lòng quyết tâm phấn đấu dạy tốt – học tốt, thi đua lập nhiều thành tích trong năm học mới. Chiếc trống được đặt trên sân khấu hôm nay thật đẹp, màu nâu gụ bóng loáng, được trang trí hoa văn đẹp mắt, đặc biệt là mặt trống. Dùi trống lại được làm điệu bằng chiếc khăn đỏ quấn quanh núm. Bác trống mấy tháng hè được nghỉ ngơi đang căng mình chờ đợi giây phút thiêng liêng này. Tiếng trống vang lên, tâm hồn tôi như được bay bổng. Hòa cùng tiếng trống âm vang đó là giọng nói trầm ấm của một cô giáo đọc lời bình tiếng trống từ phía trong cánh gà. Những lời lẽ thật hào hùng, đi sâu vào lòng người, nhắc nhở thế hệ trẻ nhớ tới quá khứ vinh quang của dân tộc để phấn đấu cho tương lai. Tôi có thể thấy rõ sự xúc động trong giây phút này, cũng giống như tôi. Tiếng trống ấy rồi sẽ theo các em đi suốt cuộc đời. Tiếng trống âm vang mà trầm ấm bay lên những ngọn cây, luồn trong những làn gió, vắt vẻo trên những đám mây của bầu trời thu tháng chín. Tôi chợt nghĩ tiếng trống khai trường có thể đại diện cho mùa thu Việt Nam lắm chứ, hay ít ra là mùa thu đối với riêng tôi và các bạn học sinh 
Phần cuối cùng trong buổi lễ, cũng là phần thu hút được sự quan tâm nhiều nhất của học sinh trong trường là văn nghệ chào mừng. Chương trình văn nghệ gồm năm tiết mục với đủ thể loại: hát, múa, thể dục nhịp điệu vô cùng đặc sắc. Tôi xem các màn biểu diễn mà không khỏi trầm trồ thán phục trước tài năng của các học sinh trường mình. Toàn bộ học sinh và các thầy cô cũng như các vị đại biểu đều không rời mắt khỏi sân khấu trước các tiết mục rất hấp dẫn này. Nhiều người bày tỏ niềm tin tưởng vào sự giáo dục toàn diện nhà trường dành cho các em học sinh 
-Buổi lễ kết thúc, tôi vẫn lang thang quanh trường. Suy nghĩ về một năm học mới, một nền giáo dục mới…Tôi sẽ cố gắng học tập trên ngôi trường thân thiết này.

Thảo Phương
16 tháng 9 2016 lúc 14:54

Tham khảo nhé bạn

Một ngày cuối năm 1947, nhà thơ Tố Hữu có chuyến công tác đến tỉnh Thừa Thiên – Huế. Hôm ấy đến đồn Mang Cá, ông thấy không khí chiến đấu của chiến sĩ rất sôi nổi nên rất vui mừng. Sau khi báo cáo tình hình của đồn, các đồng chí chỉ huy đồn mời nhà thơ đi tham quan tình hình xung quanh. Bất chợt ông nhìn thấy chú bé khoảng hơn 10 tuổi trông rất lanh lẹ và hoạt bát đang xem xét những bao thư trong túi xắc. Nhà thơ nhìn chú bé rất chăm chú.

Cậu bé có dáng người nhỏ nhắn nhưng rất nhanh nhẹn, đôi chân cứ thoăn thoắt chạy đi chạy lại hỏi han nhưng người xung quanh điều gì đó. Bên hông chú chiếc xắc nhỏ xinh cứ lắc đập tung tẩy. Đôi mắt cậu mở to, trong sáng, hồn nhiên, rất hợp với chiếc mũ ca nô xinh xắn đội lệch trên đầu. Đồng chí Tố Hữu hỏi một chiến sĩ đi cùng thì được trả lời:

- Báo cáo đồng chí, đó là em Lượm, liên lạc viên xuất sắc nhất của đồn hiện nay. Có lẽ em đang hỏi để đưa thư cho mọi người.

Nhà thơ Tố Hữu vui vẻ lại gần chú bé Lượm hỏi chuyện:

- Thế cháu mấy tuổi rồi?

- Dạ, cháu 11 tuổi ạ!

- Đi liên lạc cháu thấy thế nào?

- Dạ, vui lắm chú ạ! Mọi người ai cũng vui vẻ, hăng hái. Ở đồn Mang Cá cháu còn thích hơn ở nhà nữa cơ.

- Nếu thành Huế ai cũng như cháu thì quân Pháp sẽ bại trận trong một ngày không xa.

Nhà thơ chưa kịp hỏi chuyện thêm thì Lượm đã cất tiếng chào để tiếp tục đi làm nhiệm vụ.

Bẵng đi một vài tháng, một hôm nhà thơ Tố Hữu đang làm việc ở cơ quan thì có một đồng chí trong ban chỉ huy đồn Mang Cá xin được vào báo cáo. Sau khi làm xong việc, nhân được gặp người quen, Tố Hữu và đồng chí ở đồn Mang Cá hàn huyên trò chuyện. Nghe hỏi đến tình hình anh em trong đồn, đồng chí ở đồn Mang Cá bỗng trầm xuống, ngậm ngùi nói:

- Anh có nhớ chú bé Lượm liên lạc không? Cháu bé mà anh rất thích ấy ... Cháu đã hi sinh rồi!

Tố Hữu sững người.

- Hôm ấy, như mọi ngày, Lượm nhận công văn của đồn để chuyển đến vùng ngoại ô. Em tức tốc đi ngay. Không ngờ trên đường đi, em gặp ngay một ổ phục kích của quân địch. Em vội lánh chạy nhưng không kịp, giặc đã bắn theo tới tấp. Lượm hi sinh! Khi chúng tôi nhận được tin rồi cùng dân làng chạy ra thì thấy người em đã lạnh, chỉ riêng làn môi là vẫn còn mỉm cười. Một tay chú giữ chiếc ca nô, tay kia cầm chặt bông lúa sữa. Cách đó không xa, dưới lòng mương, những mảnh vụn của tờ điện khẩn đã nát vụn, ướt sũng.

Đồng chí ấy vừa kể xong thì òa khóc. Nhà thơ Tố Hữu cũng nghẹn lời.

Sau ngày hôm ấy, bài thơ "Lượm" ra đời và nhanh chóng lan truyền rộng rãi trong các đội thiếu niên nhi đồng. Bài thơ như nhắc nhở chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với những anh hùng thiếu niên. Các anh ấy tuy nhỏ tuổi nhưng là những con người dũng cảm, dám hi sinh mình cho tổ quốc. Và nếu không có chiến tranh thì các anh các chị cũng hạnh phúc như chúng ta bây giờ.

Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
Đặng Thị Cẩm Tú
24 tháng 8 2016 lúc 19:01

Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Khi bề trên quản giáo không nghiêm thì con trẻ dễ làm điều không đúng. Gia đình, nhà trường và xã hội cần có tiếng nói chung trong việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của học sinh, sinh viên. 
Không còn là chuyện trẻ con 
Hiện nay, tình trạng vi phạm giao thông đường bộ của học sinh, sinh viên ngày càng gia tăng. Khi tan trường, học sinh “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng,... đã thành “chuyện thường ngày ở huyện”. 
Một thống kê cho thấy, trong các đợt kiểm tra, xử lý hành chính các trường hợp sai phạm ở Hà Nội gần đây, có khoảng 20% đối tượng vi phạm giao thông là học sinh phổ thông. Các lỗi vi phạm của học sinh, sinh viên cũng hết sức đa dạng: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều, đi dàn hàng ngang trên phố gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, vượt đèn đỏ. Một số học sinh, sinh viên còn tự ý thay đổi màu sắc, nhãn mác, lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn trang trí mô tô sai quy định, lắp còi sai âm lượng, tụ tập thành nhóm đi tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, đi xe mô tô, xe đạp một bánh, quẹt chân chống xuống nền đường nhựa, đùa nghịch gây rối trật tự trên phố... 
Đã có không ít tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra và chuyện vi phạm giao thông của học sinh, sinh viên không còn là chuyện về ý thức, đạo đức của riêng các em. 
Trách nhiệm của ai? 
Trước hiện tượng trên, một số địa phương đã có những biện pháp quyết liệt, chẳng hạn như cấm học sinh phổ thông đi xe máy đến trường. Tuy nhiên, do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng nên các biện pháp trên tỏ ra không hiệu quả. 
Sự thiếu ý thức của các em, trước hết có lỗi của các bậc phụ huynh. Do mải làm ăn, buôn bán, các bậc phụ huynh không dành nhiều thời gian, không quan tâm tới việc dạy dỗ con cái, không giáo dục các em ý thức chấp hành pháp luật. Nhiều bậc cha mẹ còn dung túng cho con khi mua xe mô tô cho con hoặc cho con đi xe máy đến trường khi các em chưa có giấy phép lái xe. 
Việc giáo dục ý thức công dân và giáo dục đạo đức trong nhà trường cũng không thực sự được quan tâm như trước. Kết quả thi cử của các em đã đè nặng lên vai những người làm thầy, làm cô khiến họ không còn quan tâm nhiều đến những môn không phải thi tốt nghiệp hoặc thi đại học. Mô hình giáo dục cân bằng không còn nữa, “trí dục” đã chiếm ưu thế trước “đức dục” trong các chương trình giảng dạy. Cùng với sự thay đổi của đời sống kinh tế và hệ giá trị, “Người Thầy” cũng không còn cái uy với học sinh như xưa và một bộ phận không nhỏ học sinh bỏ qua những lời răn dạy đạo đức của thầy, cô cũng là điều dễ hiểu. 
Các cơ quan nhà nước cũng không quan tâm đúng mức tới giao thông học đường. Các chế tài áp dụng đối hành vi vi phạm của các em được quy định trong văn bản pháp luật chưa đủ mạnh để răn đe; việc xử lý vi phạm không được thực hiện thường xuyên, liên tục làm mất tính giáo dục của các biện pháp xử phạt. 
Ở phạm vi toàn xã hội, việc người lớn không chấp hành các quy định của pháp luật giao thông đường bộ đã trở thành tấm gương xấu cho bọn trẻ làm theo. Không ít các trường hợp, người lớn còn kích động, cổ vũ cho những hành vi sai trái của các em như tập trung xem và hò hét khi các em đua xe trái phép. 
Đồng thuận vì thế hệ tương lai 
Muốn chấn chỉnh giao thông học đường, cần cả xã hội chung tay. Sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội không chỉ được thể hiện bằng văn bản, giấy tờ, những lời hứa suông,... mà phải bằng hành động cụ thể. Trách nhiệm của gia đình và nhà trường cũng cần phải xem xét khi không hoàn thành nhiệm vụ giáo dục các em. 
1. Đối với nhà trường, cần coi trọng công tác giáo dục ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật đối với học sinh, sinh viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần điều chỉnh nội dung môn giáo dục công dân, mà một trong những nội dung trọng tâm là phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu giáo dục trước mắt. Có thể xem xét việc đưa vào giảng dạy các tình huống giao thông đã được phát trên chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của VTV1 Đài truyền hình Việt Nam để bài giảng thêm sinh động. 
Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Hàng năm, nếu điều kiện cho phép, các trường chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức học luật và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại trường đối với những học sinh đủ tuổi. 
Cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên: xếp loại đạo đức trung bình đối với học sinh, sinh viên vi phạm giao thông lần một và xếp loại yếu nếu vi phạm lần hai trong cùng một năm học. 
Cần đưa kết quả giáo dục ý thức pháp luật thành một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá kết quả dạy và học của các trường, các lớp và của giáo viên. Không tôn vinh những trường, lớp hoặc giáo viên phụ trách trường, lớp có nhiều học sinh vi phạm giao thông đường bộ. 
2. Các bậc cha, mẹ cần quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục đạo đức và ý thức pháp luật của con cái, không mua xe mô tô cho con hoặc không cho phép con đi xe mô tô đến trường. Nhà nước cũng cần quy định biện pháp xử lý nghiêm minh với các bậc cha mẹ không quan tâm hoặc dung túng cho các em vi phạm. Cơ quan, đơn vị công tác cũng cần có hình thức xử lý thoả đáng đối với các bậc cha mẹ là đảng viên, cán bộ, công chức dung túng hoặc tiếp tay cho con cái vi phạm giao thông như: không nâng bậc lương, không xét thi đua, không bổ vào chức vụ lãnh đạo cao hơn,... 
3. Các cơ quan nhà nước cần sửa đổi, bổ sung các quy định về xử phạt vi phạm giao thông của học sinh phổ thông, cũng như những người dung túng, tiếp tay cho các em vi phạm. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 28 Nghị định 152/2005/NĐ-CP theo hướng tăng mức xử phạt. Trong trường hợp người vi phạm không có tài sản riêng, cha mẹ hoặc người giám hộ phải chịu trách nhiệm nộp phạt theo quy định của pháp luật. 
Bổ sung xử phạt hành vi điều động hoặc giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ: Các em học sinh phổ thông không thể đi xe máy đến trường nếu như những người thân không thiếu trách nhiệm hoặc dung túng. Cần phải có chế tài để buộc các bậc phụ huynh có trách nhiệm hơn đối với các em cũng như toàn xã hội. 
Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 152/2005/NĐ-CP như trên, các cơ quan chức năng phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm giao thông để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân nói chung, của học sinh, sinh viên nói riêng. Chỉ khi nào các hành vi vi phạm bị xử lý công bằng và nghiêm minh thì người dân mới tuân thủ các quy định của pháp luật. Sẽ thông báo các trường hợp vi phạm tới nhà trường nơi đang học tập hoặc địa phương nơi đang cư trú. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng”. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân. Chấn chỉnh giao thông học đường không chỉ góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông, mà quan trọng hơn là giáo dục ý thức pháp luật cho thế hệ tương lai. 
Chương trình Sinh viên với an toàn giao thông mang tên "Tuổi trẻ tình nguyện vì trách nhiệm cộng đồng" do Công ty Yamaha Motor Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam và Báo Sinh viên Việt Nam phối hợp tổ chức cho sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng trên phạm vi toàn quốc. 
Sinh viên, học sinh là bộ phận lớn trong số các chủ thể tham gia giao thông đường bộ ở nước ta. Lái xe an toàn chính là biểu hiện tinh thần vì trách nhiệm cộng đồng của sinh viên - học sinh Việt Nam 
Chương trình hướng tới mục đích nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ và kỹ năng lái xe an toàn cho học sinh, sinh viên trên toàn quốc, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông trên toàn quốc, nhất là ở các thành phố lớn….

Duong Thi Nhuong
27 tháng 8 2016 lúc 20:46

Hằng năm tai nạn giao thông đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng của con người.Vậy nên tai nạn giao thông đã trở thành một vấn đề đáng báo động đối với toàn thế giới nói chung và nước ta nói riêng.Một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông là sự hạn chế về hiểu biết và ý thức của người dân trong đó thanh niên là đối tượng tham gia giao thông đông nhất hiện nay.thế nên chúng ta phải có biện pháp như thế nào để ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn giao thông đang ngày một tăng cao hiện nay. Tai nạn giao thông là sự va chạm mạnh giữa các phương tiện tham gia giao thông với nhau,gây thiệt hại nghiêm trọng  về con người và vật chất.Tai nạn giao thông có thể gây thiệt mạng và tàn tật cho con người dẫn đến mất sức lao động cho xã hội và mất mát về mặt tình cảm cho gia đình.Ngoài ra tai nạn giao thông còn gây thiệt hại của cải cá nhân và công cộng.Vậy nên hằng năm Nhà nước đã chỉ ra một số tiền không nhỏ để cải thiện tình hình,nâng cao cơ sở vật chất hay đưa ra Luật để giảm thiểu tai nạn giao thông.Nhưng đó có phải là cách khắc phục hiệu quả? Thật ra nguyên nhân sâu xa của tai nạn giao thông là sự thiếu ý thức và hiểu biết của người tham gia giao thông;trong đó học sinh,sinh viên chiếm số lượng đông nhất.Những học sinh này hoặc chưa có đủ kiến thức về an toàn giao thông hoặc chưa có ý thức chấp hành Luật.Có những học sinh biết rõ Luật nhưng cố tình vi phạm.Mặc dù biết phải dừng xe khi đèn đỏ nhưng ngược lại các học sinh này lại cố tình phóng nhanh để vượt đèn.Các học sinh ấy không biết rằng chỉ để tiết kiệm thời gian mà có thể đánh đổi mạng sống của mình.Lại có những học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe máy trên 50 phân khối nhưng đã đi xe đến trường,không chỉ thế các học sinh này còn tổ chức đua xe dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra.Hay có trường hợp rất phổ biến ở trường học hiện nay là học sinh đi xe đạp điện đến trường hoặc phụ huynh đưa đi không đội mũ bảo hiểm mặc dù biết đó là quy định của Nhà nước và là nội quy của nhà trường.Nhưng chúng ta biết rằng số lượng học sinh tham gia giao thông khá đông.Vào các giờ tan trường số lượng học sinh tăng lên làm cho các làn đường trở nên đông đúc,chật hẹp.Đã vậy một số học sinh còn tụ tập ở giữa cổng trường,trên các vỉa hè gây ách tắc giao thông và va chạm với các phương tiện khác dễ gây tai nạn giao thông. Vậy nên để giảm bớt những vụ tai nạn giao thông và những hiện tượng ùn tắc người tham gia giao thông cần trang bị những kiến thức về an toàn giao thông và phải được giáo dục ý thức từ trong ghế nhà trường đối với học sinh sinh viên.Nhà trường nên tổ chức những buổi tuyên truyền về Luật giao thông và những biện pháp hạn chế vi phạm Luật giao thông như cấm học sinh đến trường bằng xe có phân khối lớn hãy xem ý thức chấp hành Luật giao thông của học sinh để đánh giá đạo đức....Còn đối với các bạn học sinh sinh viên chúng ta hãy nhớ rằng chấp hành tốt Luật giao thông là bảo vệ chính bản thân mình và mọi người xung quanh.  

          Hãy chấp hành Luật an toàn giao thông để có cuộc sống của chúng ta ngày thêm nhiều niềm vui,mọi người hạnh phúc,nhà nhà hạnh phúc .Hãy nhớ rằng:''An toàn là bạn,tai nạn là thù''.Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước,là thế hệ tiên phong nhiều lĩnh vực,có sức khỏe,có tri thức,.... cần có những suy nghĩ đúng đắn và tự giác thực hiện Luật giao thông để giảm thiểu tai nạn,mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bản thân,gia đình và toàn xã hội

Nguyễn Phương Mai
Xem chi tiết
Thư Phan
11 tháng 11 2021 lúc 11:33

Em tham khảo: https://vietjack.com/de-kiem-tra-lop-6/de-kiem-tra-hoc-ki-1-dia-li-6-2.jsp

๖ۣۜHả๖ۣۜI
11 tháng 11 2021 lúc 11:34

C1: học trong đề cương

C2; học xong đề cương rồi thì lên mạng làm trắc nghiệm của các bài đã học 

C3: https://download.vn/de-thi-giua-hoc-ki-1-lich-su-dia-li-6-sach-chan-troi-sang-tao-39293

Chúc thi tốt

Nguyễn Minh Sơn
11 tháng 11 2021 lúc 22:30

Cách thi online đc điểm cao môn địa lí:

Làm ra các ý ghi nhớ sau mỗi bài học địa lí, ôn đi ôn lại đến nỗi thuộc lòng các ý cơ bản sẽ gặp pk trong bài thi

Tiểu Thư Kiêu Kì
Xem chi tiết
Tạ Tuấn Anh
19 tháng 9 2021 lúc 8:15

Kính thưa đại hội!

Sau đây tôi xin trình bày bản tham luận về nề nếp:

Các bạn ạ, một chi đội xuất sắc không những phải học tập tốt mà còn phải cố nề nếp tự quản và ý thức cao. Vậy làm thế nào để công tác tự quản trong chi đội được tốt. Sau đây tôi xin có 1 số ý kiến trao đổi về mặt nề nếp của Chi đội.

Ngay từ đầu năm học, dưới sự chỉ đạo của cô giáo chủ nhiệm, các bạn đã phân công trong chi đội mình thành các tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng, của cán bộ của chi đội cùng với sự tự giác của các bạn trong chi đội.

+ 15 phút đầu giờ ôn bài cũ, kiểm tra bài tập về nhà của các bạn trong tổ, những bạn học tốt hướng dẫn những bạn học chưa tốt chuẩn bị bài mới.

+ Những ngày trong tuần phải mặc đồng phục đúng quy định, nếu vi phạm sẻ bị trừ nhẹ đến nặng tùy theo mức độ vi phạm.

+ Hằng ngày đến lớp các bạn Đội viên phải đeo khăn quàng đầy đủ, nếu 1 ngày không đeo sẽ bị nhắc nhở và ghi sổ.

+ Việc xếp hàng ra vào lớp phải tuân theo sự chỉ đạo của lớp trưởng và cử một bạn đứng ở cuối hàng để theo dõi, nhắc nhở việc thực hiện.

+ Các bạn trong lớp phải đoàn kết và không cãi nhau và đánh nhau.

+ Việc thực hiện mọi nề nếp cuối tuần được chi đội kiểm điểm đánh giá. Tuyên dương, nêu gương các cá nhân thực hiện tốt.

+ Nghiêm túc phê bình và kiểm điểm những bạn thực hiện chưa tốt.

+ Trên lớp các bạn chăm chú nghe cô giáo giảng bài, về nhà học bài và làm bài đầy đủ.

+ Cán bộ lớp phân công các bạn học tốt giúp đỡ những bạn học chưa tốt.

+ Ngoài ra chi đội phải nhiệt tình tham gia các hoạt động, các phong trào do chi đội tổ chức.

+ Trên đây là một số ý kiến của tôi về nề nếp rất mong các bạn góp ý để bản tham luận được đầy đủ hơn.

Khách vãng lai đã xóa
Phan Thanh Anh Thư
23 tháng 9 2021 lúc 15:29

Sau khi được nghe bạn .......... đọc bản báo cáo tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ của liên đội ta trong nhiệm kì ......... đồng thời nêu ra phương hướng nhiệm vụ của liên đội trong nhiệm kì mới: ........., bản thân tôi nhất trí cao với bản dự thảo đó. Trong hội nghị này, thật vinh dự cho tôi được đại hội chỉ định lên trình bày tham luận của cá nhân tôi về vấn đề "Học tập như thế nào để đạt hiệu quả cao".

Lời đầu tiên thay mặt cho tất cả các bạn đội viên, tôi xin gửi tới các vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn đội viên lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Đại hội của chúng ta thành công rực rỡ.

Kính thưa các vị đại biểu, thưa toàn thể các bạn đội viên!

Có thể nói học tập là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của người học sinh. Để có những cách học tốt nhất, đem lại hiệu quả cao nhất, chúng ta nên có những phương pháp học tập tích cực đối với từng cá nhân. Mỗi người có một cách học khác nhau, có một suy nghĩ về tầm quan trọng của việc học khác nhau. Do đó phương pháp học tập, và quan điểm học tập cũng khác nhau. Nhưng tất cả đều hướng vào nội dung "Học thật – Thi thật". Chính các phương pháp học tập của mỗi người sẽ giúp chúng ta có được vốn kiến thức quan trọng, giải thích được các hiện tượng khoa học trong đời sống và cũng là hành trang vững chắc nhất trên con đường sự nghiệp sau này. Muốn được như thế chúng ta phải cố gắng học tập ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Vậy học như thế nào để đạt được kết quả tốt ? theo tôi mỗi chúng ta cần phải thực hiện được một số mặt sau:

1) Trước tiên để học được tốt thì mỗi chúng ta cần phải có niềm say mê, yêu thích các môn học và có nhận thức đúng đắn về các môn học, xác định rõ học tập tốt, kiến thức vững vàng sẽ là hành trang giúp chúng ta có thể tự tin bước vào tương lai. Đây chính là yếu tố giúp cho chúng ta có những suy nghĩ, hiểu biết ban đầu về việc học.

2) Khi ở trên lớp chúng ta cần phải chú ý lắng nghe lời giảng của thầy cô, ghi chép đầy đủ, cẩn thận và suy nghĩ phát biểu ý kiến xây dựng bài. Việc này sẽ giúp các bạn hiểu bài ngay tại lớp tới 70% kiến thức. Khi về nhà chúng ta cần xem lại sách vở tức là xem lại lí thuyết, cố gắng hồi tưởng lại các kiến thức thầy cô giảng trên lớp, kết hợp với trả lời và làm bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo. Như thế ta sẽ có thêm được 20% kiến thức của bài học nữa. còn lại 10% chính là do chúng ta áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

3) Nên đọc bài, soạn bài chu đáo trước khi đến lớp, tự tìm ra các phương án trả lời theo câu hỏi định hướng trong SGK. Đây là một việc rất cần làm Vì có chuẩn bị chu đáo thì khi đến lớp ta sẽ có tâm thế thoải mái, tự tin hơn khi bước vào tiết học. Chuẩn bị bài chu đáo sẽ là nền tảng để ta tiếp thu kiến thức nhanh hơn, sâu sắc hơn.

4) Mỗi người học sinh cần lập cho riêng mình một thời gian biểu và thực hiện nghiêm túc theo thời gian biểu đã đề ra cho từng môn học. Có kế hoạch học tập khoa học, hiệu quả. Thường xuyên đến thư viện của nhà trường để đăng kí mượn sách, báo để tham khảo thêm các kiến thức bổ trợ cho môn học cũng là cách nâng cao chất lượng học tập.

5) Tục ngữ Việt Nam có câu: “Học thầy không tày học bạn” vì thế mỗi chúng ta cần có ý thức học bạn, nhờ bạn giảng giải thêm cho ta những kiến thức mà ta chưa hiểu, những bài tập mà ta chưa làm được. Ngoài ra, sau mỗi tiết học hay sau mỗi giờ ra chơi, ta có thể gặp riêng thầy cô bộ môn, nhờ thầy cô giảng lại những kiến thức mà ta mông lung chưa hiểu. Thầy và bạn sẽ đóng vai trò quyết định đối với sự thành công trong học tập của mỗi người học sinh bởi thầy bằng kiến thức, nghiệp vụ sư phạm sẽ giúp ta hiểu bài nhanh hơn, bạn bè giúp đỡ sẽ tạo cho ta cảm giác thoải mái hơn trong học tập.

Trên đây là bản tham luận của cá nhân tôi về vấn đề nâng cao kết quả học tập của người học sinh. Tôi hi vọng rằng các bạn sẽ đóng góp thêm ý kiến để tôi bổ sung cho bản tham luận được hoàn thiện hơn. Chúng ta có thể trao đổi, góp ý cho nhau để mọi người cùng cố được những kết quả học tập thật tốt.

Cuối cùng tôi xin kính chúc các vị đại biểu, các thầy cô giáo luôn mạnh khoẻ. Chúc các các bạn đội viên luôn chăm ngoan học giỏi. Chúc Đại hội thành công tốt đẹp.

Sau khi được nghe bạn .......... đọc bản báo cáo tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ của liên đội ta trong nhiệm kì ......... đồng thời nêu ra phương hướng nhiệm vụ của liên đội trong nhiệm kì mới: ........., bản thân tôi nhất trí cao với bản dự thảo đó. Trong hội nghị này, thật vinh dự cho tôi được đại hội chỉ định lên trình bày tham luận của cá nhân tôi về vấn đề "Học tập như thế nào để đạt hiệu quả cao".

Lời đầu tiên thay mặt cho tất cả các bạn đội viên, tôi xin gửi tới các vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn đội viên lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Đại hội của chúng ta thành công rực rỡ.

Kính thưa các vị đại biểu, thưa toàn thể các bạn đội viên!

Có thể nói học tập là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của người học sinh. Để có những cách học tốt nhất, đem lại hiệu quả cao nhất, chúng ta nên có những phương pháp học tập tích cực đối với từng cá nhân. Mỗi người có một cách học khác nhau, có một suy nghĩ về tầm quan trọng của việc học khác nhau. Do đó phương pháp học tập, và quan điểm học tập cũng khác nhau. Nhưng tất cả đều hướng vào nội dung "Học thật – Thi thật". Chính các phương pháp học tập của mỗi người sẽ giúp chúng ta có được vốn kiến thức quan trọng, giải thích được các hiện tượng khoa học trong đời sống và cũng là hành trang vững chắc nhất trên con đường sự nghiệp sau này. Muốn được như thế chúng ta phải cố gắng học tập ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Vậy học như thế nào để đạt được kết quả tốt ? theo tôi mỗi chúng ta cần phải thực hiện được một số mặt sau:

1) Trước tiên để học được tốt thì mỗi chúng ta cần phải có niềm say mê, yêu thích các môn học và có nhận thức đúng đắn về các môn học, xác định rõ học tập tốt, kiến thức vững vàng sẽ là hành trang giúp chúng ta có thể tự tin bước vào tương lai. Đây chính là yếu tố giúp cho chúng ta có những suy nghĩ, hiểu biết ban đầu về việc học.

2) Khi ở trên lớp chúng ta cần phải chú ý lắng nghe lời giảng của thầy cô, ghi chép đầy đủ, cẩn thận và suy nghĩ phát biểu ý kiến xây dựng bài. Việc này sẽ giúp các bạn hiểu bài ngay tại lớp tới 70% kiến thức. Khi về nhà chúng ta cần xem lại sách vở tức là xem lại lí thuyết, cố gắng hồi tưởng lại các kiến thức thầy cô giảng trên lớp, kết hợp với trả lời và làm bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo. Như thế ta sẽ có thêm được 20% kiến thức của bài học nữa. còn lại 10% chính là do chúng ta áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

3) Nên đọc bài, soạn bài chu đáo trước khi đến lớp, tự tìm ra các phương án trả lời theo câu hỏi định hướng trong SGK. Đây là một việc rất cần làm Vì có chuẩn bị chu đáo thì khi đến lớp ta sẽ có tâm thế thoải mái, tự tin hơn khi bước vào tiết học. Chuẩn bị bài chu đáo sẽ là nền tảng để ta tiếp thu kiến thức nhanh hơn, sâu sắc hơn.

4) Mỗi người học sinh cần lập cho riêng mình một thời gian biểu và thực hiện nghiêm túc theo thời gian biểu đã đề ra cho từng môn học. Có kế hoạch học tập khoa học, hiệu quả. Thường xuyên đến thư viện của nhà trường để đăng kí mượn sách, báo để tham khảo thêm các kiến thức bổ trợ cho môn học cũng là cách nâng cao chất lượng học tập.

5) Tục ngữ Việt Nam có câu: “Học thầy không tày học bạn” vì thế mỗi chúng ta cần có ý thức học bạn, nhờ bạn giảng giải thêm cho ta những kiến thức mà ta chưa hiểu, những bài tập mà ta chưa làm được. Ngoài ra, sau mỗi tiết học hay sau mỗi giờ ra chơi, ta có thể gặp riêng thầy cô bộ môn, nhờ thầy cô giảng lại những kiến thức mà ta mông lung chưa hiểu. Thầy và bạn sẽ đóng vai trò quyết định đối với sự thành công trong học tập của mỗi người học sinh bởi thầy bằng kiến thức, nghiệp vụ sư phạm sẽ giúp ta hiểu bài nhanh hơn, bạn bè giúp đỡ sẽ tạo cho ta cảm giác thoải mái hơn trong học tập.

Trên đây là bản tham luận của cá nhân tôi về vấn đề nâng cao kết quả học tập của người học sinh. Tôi hi vọng rằng các bạn sẽ đóng góp thêm ý kiến để tôi bổ sung cho bản tham luận được hoàn thiện hơn. Chúng ta có thể trao đổi, góp ý cho nhau để mọi người cùng cố được những kết quả học tập thật tốt.

Cuối cùng tôi xin kính chúc các vị đại biểu, các thầy cô giáo luôn mạnh khoẻ. Chúc các các bạn đội viên luôn chăm ngoan học giỏi. Chúc Đại hội thành công tốt đẹp.Sau khi được nghe bạn .......... đọc bản báo cáo tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ của liên đội ta trong nhiệm kì ......... đồng thời nêu ra phương hướng nhiệm vụ của liên đội trong nhiệm kì mới: ........., bản thân tôi nhất trí cao với bản dự thảo đó. Trong hội nghị này, thật vinh dự cho tôi được đại hội chỉ định lên trình bày tham luận của cá nhân tôi về vấn đề "Học tập như thế nào để đạt hiệu quả cao".

Lời đầu tiên thay mặt cho tất cả các bạn đội viên, tôi xin gửi tới các vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn đội viên lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Đại hội của chúng ta thành công rực rỡ.

Kính thưa các vị đại biểu, thưa toàn thể các bạn đội viên!

Có thể nói học tập là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của người học sinh. Để có những cách học tốt nhất, đem lại hiệu quả cao nhất, chúng ta nên có những phương pháp học tập tích cực đối với từng cá nhân. Mỗi người có một cách học khác nhau, có một suy nghĩ về tầm quan trọng của việc học khác nhau. Do đó phương pháp học tập, và quan điểm học tập cũng khác nhau. Nhưng tất cả đều hướng vào nội dung "Học thật – Thi thật". Chính các phương pháp học tập của mỗi người sẽ giúp chúng ta có được vốn kiến thức quan trọng, giải thích được các hiện tượng khoa học trong đời sống và cũng là hành trang vững chắc nhất trên con đường sự nghiệp sau này. Muốn được như thế chúng ta phải cố gắng học tập ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Vậy học như thế nào để đạt được kết quả tốt ? theo tôi mỗi chúng ta cần phải thực hiện được một số mặt sau:

1) Trước tiên để học được tốt thì mỗi chúng ta cần phải có niềm say mê, yêu thích các môn học và có nhận thức đúng đắn về các môn học, xác định rõ học tập tốt, kiến thức vững vàng sẽ là hành trang giúp chúng ta có thể tự tin bước vào tương lai. Đây chính là yếu tố giúp cho chúng ta có những suy nghĩ, hiểu biết ban đầu về việc học.

2) Khi ở trên lớp chúng ta cần phải chú ý lắng nghe lời giảng của thầy cô, ghi chép đầy đủ, cẩn thận và suy nghĩ phát biểu ý kiến xây dựng bài. Việc này sẽ giúp các bạn hiểu bài ngay tại lớp tới 70% kiến thức. Khi về nhà chúng ta cần xem lại sách vở tức là xem lại lí thuyết, cố gắng hồi tưởng lại các kiến thức thầy cô giảng trên lớp, kết hợp với trả lời và làm bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo. Như thế ta sẽ có thêm được 20% kiến thức của bài học nữa. còn lại 10% chính là do chúng ta áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

3) Nên đọc bài, soạn bài chu đáo trước khi đến lớp, tự tìm ra các phương án trả lời theo câu hỏi định hướng trong SGK. Đây là một việc rất cần làm Vì có chuẩn bị chu đáo thì khi đến lớp ta sẽ có tâm thế thoải mái, tự tin hơn khi bước vào tiết học. Chuẩn bị bài chu đáo sẽ là nền tảng để ta tiếp thu kiến thức nhanh hơn, sâu sắc hơn.

4) Mỗi người học sinh cần lập cho riêng mình một thời gian biểu và thực hiện nghiêm túc theo thời gian biểu đã đề ra cho từng môn học. Có kế hoạch học tập khoa học, hiệu quả. Thường xuyên đến thư viện của nhà trường để đăng kí mượn sách, báo để tham khảo thêm các kiến thức bổ trợ cho môn học cũng là cách nâng cao chất lượng học tập.

5) Tục ngữ Việt Nam có câu: “Học thầy không tày học bạn” vì thế mỗi chúng ta cần có ý thức học bạn, nhờ bạn giảng giải thêm cho ta những kiến thức mà ta chưa hiểu, những bài tập mà ta chưa làm được. Ngoài ra, sau mỗi tiết học hay sau mỗi giờ ra chơi, ta có thể gặp riêng thầy cô bộ môn, nhờ thầy cô giảng lại những kiến thức mà ta mông lung chưa hiểu. Thầy và bạn sẽ đóng vai trò quyết định đối với sự thành công trong học tập của mỗi người học sinh bởi thầy bằng kiến thức, nghiệp vụ sư phạm sẽ giúp ta hiểu bài nhanh hơn, bạn bè giúp đỡ sẽ tạo cho ta cảm giác thoải mái hơn trong học tập.

Trên đây là bản tham luận của cá nhân tôi về vấn đề nâng cao kết quả học tập của người học sinh. Tôi hi vọng rằng các bạn sẽ đóng góp thêm ý kiến để tôi bổ sung cho bản tham luận được hoàn thiện hơn. Chúng ta có thể trao đổi, góp ý cho nhau để mọi người cùng cố được những kết quả học tập thật tốt.

Cuối cùng tôi xin kính chúc các vị đại biểu, các thầy cô giáo luôn mạnh khoẻ. Chúc các các bạn đội viên luôn chăm ngoan học giỏi. Chúc Đại hội thành công tốt đẹp.Sau khi được nghe bạn .......... đọc bản báo cáo tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ của liên đội ta trong nhiệm kì ......... đồng thời nêu ra phương hướng nhiệm vụ của liên đội trong nhiệm kì mới: ........., bản thân tôi nhất trí cao với bản dự thảo đó. Trong hội nghị này, thật vinh dự cho tôi được đại hội chỉ định lên trình bày tham luận của cá nhân tôi về vấn đề "Học tập như thế nào để đạt hiệu quả cao".

Lời đầu tiên thay mặt cho tất cả các bạn đội viên, tôi xin gửi tới các vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn đội viên lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Đại hội của chúng ta thành công rực rỡ.

Kính thưa các vị đại biểu, thưa toàn thể các bạn đội viên!

Có thể nói học tập là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của người học sinh. Để có những cách học tốt nhất, đem lại hiệu quả cao nhất, chúng ta nên có những phương pháp học tập tích cực đối với từng cá nhân. Mỗi người có một cách học khác nhau, có một suy nghĩ về tầm quan trọng của việc học khác nhau. Do đó phương pháp học tập, và quan điểm học tập cũng khác nhau. Nhưng tất cả đều hướng vào nội dung "Học thật – Thi thật". Chính các phương pháp học tập của mỗi người sẽ giúp chúng ta có được vốn kiến thức quan trọng, giải thích được các hiện tượng khoa học trong đời sống và cũng là hành trang vững chắc nhất trên con đường sự nghiệp sau này. Muốn được như thế chúng ta phải cố gắng học tập ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Vậy học như thế nào để đạt được kết quả tốt ? theo tôi mỗi chúng ta cần phải thực hiện được một số mặt sau:

1) Trước tiên để học được tốt thì mỗi chúng ta cần phải có niềm say mê, yêu thích các môn học và có nhận thức đúng đắn về các môn học, xác định rõ học tập tốt, kiến thức vững vàng sẽ là hành trang giúp chúng ta có thể tự tin bước vào tương lai. Đây chính là yếu tố giúp cho chúng ta có những suy nghĩ, hiểu biết ban đầu về việc học.

2) Khi ở trên lớp chúng ta cần phải chú ý lắng nghe lời giảng của thầy cô, ghi chép đầy đủ, cẩn thận và suy nghĩ phát biểu ý kiến xây dựng bài. Việc này sẽ giúp các bạn hiểu bài ngay tại lớp tới 70% kiến thức. Khi về nhà chúng ta cần xem lại sách vở tức là xem lại lí thuyết, cố gắng hồi tưởng lại các kiến thức thầy cô giảng trên lớp, kết hợp với trả lời và làm bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo. Như thế ta sẽ có thêm được 20% kiến thức của bài học nữa. còn lại 10% chính là do chúng ta áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

3) Nên đọc bài, soạn bài chu đáo trước khi đến lớp, tự tìm ra các phương án trả lời theo câu hỏi định hướng trong SGK. Đây là một việc rất cần làm Vì có chuẩn bị chu đáo thì khi đến lớp ta sẽ có tâm thế thoải mái, tự tin hơn khi bước vào tiết học. Chuẩn bị bài chu đáo sẽ là nền tảng để ta tiếp thu kiến thức nhanh hơn, sâu sắc hơn.

4) Mỗi người học sinh cần lập cho riêng mình một thời gian biểu và thực hiện nghiêm túc theo thời gian biểu đã đề ra cho từng môn học. Có kế hoạch học tập khoa học, hiệu quả. Thường xuyên đến thư viện của nhà trường để đăng kí mượn sách, báo để tham khảo thêm các kiến thức bổ trợ cho môn học cũng là cách nâng cao chất lượng học tập.

5) Tục ngữ Việt Nam có câu: “Học thầy không tày học bạn” vì thế mỗi chúng ta cần có ý thức học bạn, nhờ bạn giảng giải thêm cho ta những kiến thức mà ta chưa hiểu, những bài tập mà ta chưa làm được. Ngoài ra, sau mỗi tiết học hay sau mỗi giờ ra chơi, ta có thể gặp riêng thầy cô bộ môn, nhờ thầy cô giảng lại những kiến thức mà ta mông lung chưa hiểu. Thầy và bạn sẽ đóng vai trò quyết định đối với sự thành công trong học tập của mỗi người học sinh bởi thầy bằng kiến thức, nghiệp vụ sư phạm sẽ giúp ta hiểu bài nhanh hơn, bạn bè giúp đỡ sẽ tạo cho ta cảm giác thoải mái hơn trong học tập.

Trên đây là bản tham luận của cá nhân tôi về vấn đề nâng cao kết quả học tập của người học sinh. Tôi hi vọng rằng các bạn sẽ đóng góp thêm ý kiến để tôi bổ sung cho bản tham luận được hoàn thiện hơn. Chúng ta có thể trao đổi, góp ý cho nhau để mọi người cùng cố được những kết quả học tập thật tốt.

Cuối cùng tôi xin kính chúc các vị đại biểu, các thầy cô giáo luôn mạnh khoẻ. Chúc các các bạn đội viên luôn chăm ngoan học giỏi. Chúc Đại hội thành công tốt đẹp.

                              Nếu sai thì để em sửa lại bài nha hihi

Khách vãng lai đã xóa
phạm cao kim ngân
Xem chi tiết
Lê hoàng kim anh
30 tháng 6 2021 lúc 21:09

Đề 1:

                                                                                     bài làm

Lời kêu gọi "Hãy đứng yên khi Tổ quốc cần" mang thông điệp tích cực, đặc biệt là trong những ngày đất nước đang phải gồng mình chống chọi với đại dịch Covid. Dịch bệnh dễ lây lan qua tiếp xúc gần giữa người với người, nếu tập trung đông thì tỉ lệ lây nhiễm sẽ vô cùng cao, và khi đó chính quyền sẽ rất khó khoanh vùng để dẹp dịch. Vì vậy, nếu không thực sự cần thiết thì hãy ở yên trong nhà, Tổ quốc cần bạn ở yên, bạn phải ở yên. Đó là trách nhiệm của bản thân với chính đất nước, quốc gia mình. Mặt khác, lời kêu gọi cũng mang hàm ý phê phán, khiển trách những kẻ coi thường dịch bệnh, chủ quan, thậm chí cố tình làm trái những quy định về cách ly của chính quyền để thoả mãn nhu cầu cá nhân. Mọi người cần tỉnh táo, nâng cao ý thức chính mình, người thân, bạn bè,...trong công tác phòng chống dịch Covid, đừng vì những nhỏ nhen, ích kỉ mà gây họa cho chính dân tộc mình.

Đề 2:

                                                                                               bài làm

Quê em ở làng Và nằm ven con sông cầu thơ mộng, ơ làng em bây giờ ngày nào cũng có chợ, nhưng đó là chợ xép, chợ nhỏm, còn chợ chính chỉ có vào các ngày 5 ngày 9 Âm lịch. Em rất thích được theo bà đi chợ vào những ngày này.Từ mờ sáng, chợ đã đông người. Từ trên đê đi xuống, từ bên kia sông đi sang, từ những làng xung quanh đến, mọi người tíu tít đổ về chợ. Làng em tấp nập người qua lại. Tiếng trò chuyện râm ran trên suốt đường làng.Chính giữa chợ là hai dãy lều của những cửa hàng bách hoá thu nhỏ. Nào kim chỉ, gương lược, nào giấy vở, bút chì, phấn bảng, cho đến cả bóng đèn, phích nước, ấm chén,… thứ gì cũng có. Quần áo người lớn, trẻ con đủ màu xanh, đỏ, nâu, đen treo la liệt thành những bức tường nhiều màu đến hoa cả mắt. Chén bát, nồi niêu bày kín mặt đất chẳng còn chỗ đặt chân. Ồn ào nhất chợ là chỗ bày bán các con vật nuôi. Những chú lợn con bị nhổt trong rọ, mở tròn mắt, nghếch mõm nhìn người qua lại. Đàn gà con chiếp chiếp trong lồng, nhớn nhác nhìn cảnh lạ. Lũ vịt bị trói thành từng cặp, lâu lâu lại đập cánh phành phạch rồi cạc cạc ầm ĩ. Có lẽ chúng đang lo sợ quá.Em cùng bà thường dừng lại lâu nhất ở hàng bán tranhHai bà cháu em cứ nhìn mãi tranh gà, tranh lợn, tranh cá chép trông trăng. Dù ở nhà đã có rồi nhưng nhìn những bức tranh còn tươi màu mực, em vẫn muốn được mua thêm vài bức. Có lẽ, đây là sở thích riêng của người dân vùng Kinh Bắc từ xa xưa truyền lại.

Mặt trời lên cao. Chợ đã vãn. Dòng người gồng gánh lại tản về các ngả. Làng em trở lại yên tĩnh, một sự yên tĩnh ấp ủ sức sông dồi dào mà chợ Và đã tiếp sức cho sau mỗi phiên.

Khách vãng lai đã xóa
Huy Giang Pham Huy
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Hoài Thư
26 tháng 12 2016 lúc 20:45

làm thử, sai đừng trách =))

Khối lượng oxi trong x (g) CuSO4 :

mO = 16 . 4 . \(\frac{x}{160}\) = \(\frac{2x}{5}\) (g)

Khối lượng S trong y (g) FeSO4 :

mS = 32 . \(\frac{y}{152}\) = \(\frac{4y}{19}\) (g)

Ta có : mO = \(\frac{5}{3}\) mS

<=> \(\frac{2x}{x}\) = \(\frac{5}{3}\) . \(\frac{4y}{19}\)

<=> 6x = \(\frac{100}{19}\) . y

<=> \(\frac{x}{y}\) = \(\frac{100}{114}\) = \(\frac{50}{57}\)

Vậy ....

Trần Thiên Kim
25 tháng 12 2016 lúc 22:09

oho

Huy Giang Pham Huy
25 tháng 12 2016 lúc 21:32

yoh yoh yoh cao thủ hóa đâu rồi vào hết coi chán thế

Nguyễn Thị Linh
Xem chi tiết