11/ Tại sao trên nắp bình nước thường có một nút đậy nhỏ
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Tại sao nắp bình nước, nắp ấm pha trà thường có một lỗ nhỏ
- Vì có lỗ nhỏ trên nắp ấm sẽ giúp khí trong ấm thông với khí quyển, áp suất khí trong ấm cộng với áp suất nước trong ấm lớn hơn áp suất khí quyển, bởi vậy mà nước trong ấm chảy ra ngoài dễ dàng hơn.
tại sao các bình đựng xăng hay rượu người ta thường đậy nút thật chặt, còn bình đựng nước thì không?
Vì các chất như xăng ,rượu có tốc độ bay hơi rất nhanh.còn nước thì bay hơi chận nên nếu ko nút kín chai xăng,rượu thì sẽ bay hơi hết
Vì xăng dầu là chất lỏng dễ bay hơi nên phải đậy nắp rất kín để tránh sự bay hơi làm hao thụt xăng dầu, nước bay hơi, nên bình đựng nước không cần nút quá chặt.
12) Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía người ta thường chặt bớt lá
13) Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm
14) Tại sao rượu (cồn) đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu đậy nút thì không cạn
15) Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian, mặt gương lại sáng trở lại
16) Tại sao máy sấy tóc lại làm cho tóc mau khô?
THAM KHẢO
1 Khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt bớt lá vì lá chuối hay lá mía đều là các lá to và dài, có diện tích mặt thoáng lớn, vì vậy sự bay hơi trên các lá là nhiều, do đó phải phạt bớt lá để giảm diện tích mặt thoáng, từ đó hạn chế sự thoát hơi nước, giúp cây mau lớn
2
Về ban đêm nhiệt độ hạ xuống, hơi nước trong không khí quanh lá cây ngưng tụ thành những giọt sương, nhiều giọt sương tụ lại tạo thành những giọt nước.
3
Khi không đậy nút mặt thoáng của rượu thông với không khí bên ngoài nên sự bay hơi xảy ra mạnh hơn so với sự ngưng tụ nên hơi rượu thoát ra ngoài không khí do đó rượu cạn dần.
4
Trong hơi thở của người có hơi nước. Khi gặp mặt gương lạnh, hơi nước này ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương. Sau một thời gian những giọt nước này lại bay hơi hết vào không khí và mặt gương sáng trở lại
5
Chính bởi vì nguyên lý hoạt động của máy sấy đã tạo ra nhiệt độ cao và luồng gió có vận tốc cao giúp nước trên tóc bạn bốc hơi nhanh, tạo nên một động năng cho các phân tử nước làm cho các phân tử này dễ dàng tách ra, hóa thành hơi nước bay đi và làm cho tóc mau khô hơn.
Tham khảo:
12)
Khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt bớt lá vì lá chuối hay lá mía đều là các lá to và dài, có diện tích mặt thoáng lớn, vì vậy sự bay hơi trên các lá là nhiều, do đó phải phạt bớt lá để giảm diện tích mặt thoáng, từ đó hạn chế sự thoát hơi nước, giúp cây mau lớn.
13)
Bản chất sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm chính là sự ngưng tụ của không khí. Ban đêm nhiệt độ không khí giảm xuống làm ngưng tụ lượng hơi nước tạo thành giọt đọng lại trên lá.
14)
Khi không đậy nút mặt thoáng của rượu thông với không khí bên ngoài nên sự bay hơi xảy ra mạnh hơn so với sự ngưng tụ nên hơi rượu thoát ra ngoài không khí do đó rượu cạn dần.
15)
Khi gặp mặt gương lạnh, hơi nước này ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương. Sau một thời gian những hạt nước này lại bay hơi hết vào không khí và mặt gương lại sáng.
16)
Chính bởi vì nguyên lý hoạt động của máy sấy đã tạo ra nhiệt độ cao và luồng gió có vận tốc cao giúp nước trên tóc bạn bốc hơi nhanh, tạo nên một động năng cho các phân tử nước làm cho các phân tử này dễ dàng tách ra, hóa thành hơi nước bay đi và làm cho tóc mau khô hơn.
Đun nóng nước muối trong một xoong nhỏ. Đậy vung. Khi nước sôi, nhanh chóng mở vung ra, em sẽ thấy nhiều giọt nước trên nắp vung.
a. Tại sao nước đọng trên nắp vung?
b. Em hãy nếm xem những giọt nước đó có vị gì? Từ đó cho biết chất nào trong nước muối đã bay hơi.
a. Khi sôi thì nước sẽ bị bốc hơi, nhưng do đậy vung nên hơi nước không thoát ra ngoài được \(\Rightarrow\) hơi nước tụ lại thành nhiều giọt nước trên nắp vung.
b. Có vị giống nước bình thường. Nước trong nước muối đã bay hơi.
a) Vì khi đun nóng, nước bay hơi. Hơi nước gặp nắp vung lạnh (nhiệt độ nắp vung thấp hơn nhiệt độ sôi của nước) nên sẽ ngưng tụ lại tạo thành những giọt nước.
b) Nước trên nắp vung không có vị mặn do khi nước muối sôi chỉ có nước bay hơi, muối không bay hơi
a) Vì khi đun nóng, nước bay hơi. Hơi nước gặp nắp vung lạnh, nhiệt độ nắp vung thấp hơn nhiệt độ sôi của nước nên sẽ ngưng tụ lại tạo thành những giọt nước.
b) Nước trên nắp vung không có vị mặn do khi nước muối sôi chỉ có nước bay hơi, muối không bay hơi
Tại sao khi lọ bị đậy nắp (bằng kim loại) quá chặt, ta dốc ngược lọ, để vào một cốc nước ấm (khoảng 50oC) từ 1 – 2 phút thì sẽ mở được như bình thường?
Vì khi dốc ngược lọ đặt vào cốc nước ấm, thì nắp lọ sẽ nở ra, do vậy mở ra dễ dàng hơn.
(Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi).
Bài 1. Xe đang chuyển động phanh đột ngột, người ngồi trên xe ngã về phía nào? Giải thích.
Bài 2: Việc đánh cá bằng thuốc nổ có tác hại như thế nào?
Bài 3: Tại sao trên nắp ấm nước, bình nước thường có một lỗ nhỏ?
Bài 4: Tại sao khi trời mưa, đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để người hoặc xe qua lại?
Bài 5. Tại sao mũi kim thì nhọn còn chân ghế thì không nhọn?
Bài 6: Một người đi xe đạp trong 40 phút với vận tốc 12km/h. Hỏi quãng đường đi được bao nhiêu km?
Bài 7: Một đoàn tàu chạy trong 10 giờ. Trong 4 giờ đầu tàu chạy với vận tốc trung bình bằng 60km/h; trong 6 giờ sau đầu tàu chạy với vận tốc trung bình bằng 50km/h .Tìm vận tốc của đoàn tàu trên mỗi đoạn đường và trong suốt thời gian chuyền động trên.
Bài 8: Một người đi xe ôtô đều trên quãng đường đầu dài 15km với vận tốc 49km/h, ở quãng đường sau dài 20km với vận tốc 59 km/h.
a)Tính thời gian xe đi trên mổi quãng đường
b)Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường theo đơn vị km/h ?
Bài 9:Biểu diễn các véc tơ lực sau đây(tỉ xích tùy chọn):
a.Trọng lực của một vật là 1500N.
b. Lực kéo một sà lan là 2000N theo phương ngang, chiều từ trái sang phải.
c. Lực kéo một sà lan là 2000N theo phương ngang, chiều từ phải sang trái
Bài 10: Đặt một bao gạo 60kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất.
Bài 11: Một áp lực 600N gây áp suất 3000N/m2 lên diện tích bị ép có độ lớn bao nhiêu cm2?
Bài 12: Một tàu ngầm đang di chuyển ở dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2,02.106 N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 0,86.106 N/m2.
a) Tàu đã nổi lên hay lặn xuống? Vì sao khẳng định được như vậy?
b) Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển bằng 10300 N/m3.
Bài 13: Một thùng cao 1,4m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng, lên một điểm cách miệng thùng 0,6m và lên một điểm cách đáy thùng 0,8m. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
Bài 14: Một chiếc tàu bị thủng một lỗ ở độ sâu 2,8m. Người ta đặt một miếng vá áp vào lỗ thủng từ phía trong. Hỏi cần một lực tối thiểu bằng bao nhiêu để giữ miếng vá nếu lỗ thủng rộng 150cm2 và trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3.
Bài 15: Thể tích của miếng sắt là 2dm3. Tính lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm hoàn toàn miếng sắt vào trong nước, cho dn = 10000N/m3.
Bài 16: Treo một quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí thì lực kế chỉ giá trị P1=5N. Khi nhúng vật nặng vào nước lực kế chỉ giá trị P2=3N.
a. Tính lực đẩy Ac- si- mét tác dụng vào vật.
b. Tính thể tích của phần chất lỏng bị vật nặng chiếm chỗ. Biết dN =10.000N/m3.
Ngả về phía trước vì theo quán tính phanh xe về phía trước cũng khiến người ngồi trên xe ngả về đằng trước
câu1 hãy kể tên các loại lực ma sát và cho ví dụ từng loại
câu 2 giải thích hiện tượng sau
a . tại sao các cây sống đc trên sa mạc thường có lá nhỏ hoặc chỉ có gai ?
b. tại sao các bình đựng xăng hay rượu người ta thường đậy nút thật chặt, còn bình đựng nc thì k ?
c. tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng nc nóng lại có thể phồng lên như cũ ?
1/ Có 3 loại ma sát:
-Lực ma sát trượt
Vd: Lực ma sát trượt xuất hiện khi hãm chuyển động của người trượt patanh hay mài nhẵn bóng các mặt kim loại...
- Lực ma sát lăn:
Ví dụ: Ôtô đang chạy tắt máy, hay cánh quạt trần đang quay thì bị mất điện... sẽ chuyển động chậm dần rồi dừng lại là do có sự xuất hiện của lực ma sát lăn...
- Lực ma sát nghỉ:
Ví dụ: người và một số động vật có thể đi lại được hoặc cầm nắm được các vật nặng là nhờ có sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ.
2/ a)Lá xương rồng biến thành gai để thích nghi với môi trường bạn ạ, tránh sự bốc hơi nước
b) Vì các chất này có tốc độ bay hơi nhanh
c) Khi cho quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng, có hai chất (chất khí, chất rắn) ở quả bóng bị nóng lên và nở ra. Vì chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên không khí trong quả bóng bị nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên.
Khi nào có lực ma sát?
1. Lực ma sát trượt
Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.
Ví dụ:
Khi kéo lê thùng hàng trên sàn nhà
2. Lực ma sát lăn
Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
Ví dụ:
Mặt lốp xe trượt trên mặt đường.
Ma sát sinh ra khi quả bóng lăn trên sân
Ma sát sinh ra ở các viên bi đệm giữa trục quay và ổ trục.
Lực ma sát lăn có cản trở chuyển động.
3. Lực ma sát nghỉ
Khi đẩy 1 vật, lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt.
Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.
Ví dụ:
Khi băng chuyền máy chạy, hộp vẫn nằm yên trên băng chuyền.
Người đi trên mặt đất không bị trượt.
Lực ma sát có lợi hay có hại?
1. Lực ma sát có thể có hại
- Lực ma sát trượt giữa đĩa và xích xe làm mòn đĩa xe và xích.
- Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của trục và làm mòn trục.
Khắc phục: Tra dầu vào xích xe
Khắc phục: Dùng ổ bi.
- Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của thùng khi ta muốn đẩy thùng
Khắc phục: Dùng xe lăn.
2. Lực ma sát có thể có lợi
- Lực ma sát trượt giúp ta viết phấn lên bảng dễ hơn.
- Lực ma sát giữa mặt răng của ốc và vit có tác dụng ép chặt các vật.
- Làm mặt bảng không quá trơn, phấn không quá cứng
- Làm rãnh cho ốc thay cho đinh thẳng.
- Khi ta quyệt diêm, lực ma sát giúp que diêm phát ra lửa, tăng độ nhám của mặt giấy ở sườn bao diêm, lực ma sát giúp que diêm phát ra lửa.
LỰA CHỌN
* Khi đi trên sàn nhà lát đá hoa mới lau dễ bị ngã. Vì lực ma sát nghỉ giữa sàn nhà và chân người rất nhỏ.
* Ô tô dễ bị sa lầy trên đường đất mềm có bùn. Vì khi đó lực ma sát giữa mặt đường và lốp xe quá nhỏ.
* Mặt lốp ôtô vận tải có khía sâu hơn mặt lốp xe đạp. Vì xe tải chạy nhanh hơn và có trọng lượng lớn hơn xe đạp nên cần tăng lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường, để làm tăng độ bám giữa lốp xe với mặt đường khi xe chuyển động. Đồng thời, khi phanh xe thì lực ma sát đủ lớn để dừng xe nhanh hơn.
* Giày đi mãi đế giày bị mòn vì ma sát giữa mặt đường và đế giày làm mòn đế
Ổ bi thay ma sát trượt bằng ma sát lăn nên làm giảm độ lớn của lực ma sát, nhờ đó máy móc hoạt động dễ dàng hơn, góp phần thúc đẩy ngành động lực học, cơ khí, chế tạo máy
a)
Trên sa mạc khí hậu rất khắc nghiệt, đặc biệt là ban ngày nhiệt độ có thể lên tới 54 độ C. Hơn nữa lượng mưa ở đây thường rất ít ( VD: sa mạc Sahara lượng mưa <25mm) nên cây cần giảm tối đa lượng nước bốc hơi. Chính vì vậy mà những cây mọc ở sa mạc có lá rất nhỏ hoặc lá biến dạng để thích nghi ví dụ như cây hoa hồng sa mac với lượng lá rất ít và diện tích lá nhỏ, xương rồng và lê gai thì lá lại biến thành gai và thân cây được phủ bởi một lớp sáp mỏng bên ngoài.</p>
Để mở rộng thêm, ngoài ra để thích nghi với thời tiết, một số cây còn có bộ rễ rất dài để đâm sâu vào lòng đât. Một số cây khác lại có thân cây phình to để giúp cho việc tích trữ nước được thuận lợi hơn.
b)
Vì các chất như xăng ,rượu có tốc độ bay hơi rất nhanh.còn nước thì bay hơi chận nên nếu ko nút kín chai xăng,rượu thì sẽ bay hơi hết
c)
Vì khi cho quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng, không khí trong quả bóng nóng lên nên nở ra, mà không khí nở nhiều hơn vỏ bóng sẽ khiến quả bóng phồng lên như cũ. Để làm được điều này, trong quả bóng phải có không khí và quả bóng không bị thủng.
tại sao khi rót nước ra khỏi phích, rồi đậy nắp lại ngay thì nút hay bị bật ra ? làm thế nào để tránh hiện tượng này
Nút hay bật ra là do trong bình thủy nhiệt độ cao khi rót nước ra thì sẽ có một lượng không khí đi vào gặp nhiệt độ cao thì dãn nở do đó khi dậy đậy nút lại liền thì sẽ bị bật lên.
Để tránh hiện tượng này thì khi rót nước xong nhớ chờ một tí thì đậy nắp lại lúc này thì sẽ không còn bị bật ra nữa
Khi rót nước ra nóng ra khỏi phích thì có một lượng không khí từ bên ngoài tràn vào trong phích, gặp nhiệt độ cao chúng nóng lên, nở ra, gây ra một lực đẩy nút bật lên.
Để tránh hiện tượng này, sau khi rót nước nóng ra khỏi phích, ta nên chờ một lát để cho lượng không khí bên trong phích tràn bớt ra ngoài rồi mới đậy nút vào.
Vì khi chúng ta rót nước thì nước trong bình lắc làm tăng áp xuất nên sẽ bị bật nắp
Cần phải rót nước nhẹ không lắc không làm tăng áp xuất
Hãy giải thích:
- Tại sao giữa các tòa nhà lớn thường có khi hở?
- Tại sao các ống nước thương được nối với nhau bằng đẹm cao su?
- Tại sao ở các nắp của bình xăng xe thường có một lỗ rất nhỏ?
- Tại sao không nên để xe đạp điện ngoài nắng
- Giữa các tòa nhà lớn thường có khe hở là để cho các khối bê tông giãn nở.
- Các ống nước thường được nối với nhau bằng đệm cao su là để ống dãn nở.
- ở các nắp của bình xăng xe thường có một lỗ rất nhỏ là để khí hoặc hơi xăng bay ra ngoài khi giãn nở.
- Không nên để xe đạp ngoài nắng vì khi nắng, không khí trong săm xe dãn nở làm nổ săm xe.