Đốt 32gam hỗn hợp A gồm Mg, Fe, Cu thu được 40 gam hỗn hợp chất rắn B gồm FeO , Fe2O3 , Fe3O4 , MgO và CuO. Hòa tan B bằng dung dịch H2SO4 vừa đủ thu được m gam muối .
a, Viết PTHH tính Vdd H2SO4 2M
b, Tính m
đốt m gam hỗn hợp M gồm Cu, Mg, Fe trong khí oxi thu được 2,8 gam hỗn hợp X gồm CuO, MgO, Fe3O4. hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch H2SO4 1M thu được dung dịch Y chỉ chứa muối trung hoà. cô cạn Y thu được 6,8 gam muối khan. giá trị của m và V lần lượt là
Đặt CT chung 3 KL là R có hóa trị chung là n
\(PTHH:4R+nO_2\xrightarrow{t^o}R_2O_n\\ R_2O_n+nH_2SO_4\to R_2(SO_4)_n+nH_2O\\ \Rightarrow n_{H_2SO_4}=n_{H_2O}\\ \text {Bảo toàn KL: }m_{R_2O_n}+m_{H_2SO_4}=m_{R_2(SO_4)_3}+m_{H_2O}\\ \Rightarrow 2,8+98n_{H_2SO_4}=6,8+18n_{H_2SO_4}\\ \Rightarrow n_{H_2SO_4}=0,05(mol)\\ \Rightarrow V=V_{dd_{H_2SO_4}}=\dfrac{0,05}{1}=0,05(l)=50(ml)\\ \text {Ta có: }n_{O_2}=\dfrac{n_{R_2O_3}}{2}.n;n_{R_2O_3}=\dfrac{n_{H_2SO_4}}{n}\\ \Rightarrow n_{O_2}=\dfrac{n_{H_2SO4}}{2}=0,025(mol)\\ \Rightarrow m_{O_2}=0,025.32=0,8(g)\\ \text {Bảo toàn KL: }m=m_R+m_{O_2}=m_{R_2O_n}\\ \Rightarrow m=m_R=2,8-0,8=2(g)\)
Hỗn hợp X gồm MgO , FeO , CuO , Fe2O3 và Fe3O4 Để hòa hoàn toàn m gam X thì cần dùng vừa đủ 100 ml dung dịch gồm HCl 2M và H2SO4 1M . Mặt khác , cho khí CO qua m gam X nung nóng , sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ Z vào bình đựng 60 ml dung dịch Ca(OH)2 1M. đến khi phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa và dung dịch T. Cho tiếp dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch T thấy kết tủa lại xuất hiện . Khi phản ứng kết thúc , tổng khối lượng hai lần kết tủa thu được là 12,895 gam . Cho toàn bộ chất rắn Y vào dung dịch H2SO4 đặc , nóng (dư ), kết thúc phản ứng thu được 2,688 lít khi SO2 (đkc sản phẩm khử duy nhất ) và dung dịch chứa 30,4 gam muối , tính m.
Đốt m gam hỗn hợp M gồm Cu, Mg, Fe trong khí oxi thu được 2,80 gam hỗn hợp X gồm CuO, MgO, Fe3O4. Hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch H2SO4 1,0 M được dung dịch Y chỉ chứa muối trung hòa. Cô cạn dung dịch Y thu được 6,80 gam muối khan. Giá trị của m và V lần lượt là?
- Một vài phương trình minh họa nha :)
\(2Cu+O_2\rightarrow2CuO\)
\(CuO+H_2SO_4\rightarrow CuSO_4+H_2O\)
- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng :
\(m_M+m_{O_2}=m_X\) => \(m_M=m_X-m_{O_2}\) ( I )
\(m_X+m_{H_2SO_4}=m_M+m_{\left(SO_4\right)}+m_{H_2O}=m_Y\)
=> \(m_X+m_{H_2SO_4}=m_X-m_{O_2}+m_{\left(SO_4\right)}+m_{H_2O}\)
=> \(98.C_M.V=-m_{O_2}+m_{\left(SO_4\right)}+m_{H_2O}\)
=> \(98V=-m_{O_2}+m_{\left(SO_4\right)}+m_{H_2O}\)
\(m_{muốikhan}=m_Y-m_{H_2O}=6,8=m_M+m_{\left(SO_4\right)}\) ( II )
- Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố :
\(n_{\left(SO_4\right)}=n_{H_2SO_4}=V\left(mol\right)\)
Mà \(98V=-m_{O_2}+m_{\left(SO_4\right)}+m_{H_2O}\)
=> \(98V=-m_{O_2}+96V+m_{H_2O}\)
=> \(2V=m_{H_2O}-m_{O_2}\)
Mà \(2n_{O_2}=n_{H_2O}\)
=> \(2V=18n_{H_2O}-16n_{O_2}=18.2n_{O_2}-16n_{O_2}=20n_{O_2}\)
=> \(n_{O_2}=\frac{V}{10}\)
- Từ ( I ) và ( II ) ta được : \(\left\{{}\begin{matrix}m_M=2,8-m_{O_2}\\m_M+m_{\left(SO_4\right)}=6,8\end{matrix}\right.\)
=> \(\left\{{}\begin{matrix}m_M=2,8-\frac{16.V}{10}\\m_M+96.V=6,8\end{matrix}\right.\)
=> \(\left\{{}\begin{matrix}m_M\approx2,732\left(g\right)\\V\approx0,0423\left(l\right)\end{matrix}\right.\)
Vậy ....
Đốt m gam bột sắt trong khí oxi thu được 11,04 gam chất rắn X gồm Fe, Fe3O4, FeO, Fe2O3. Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp cần vừa hết 180 ml dung dịch H2SO4 1M, tạo thành 0,336 lít khí ở đktc. Tính m.
$n_{H_2SO_4} = 0,18(mol) \Rightarrow n_{H^+} = 0,18.2 = 0,36(mol)$
$n_{H_2} = \dfrac{0,336}{22,4} = 0,015(mol)$
$2H^+ + O^{2-} \to H_2O$
$2H^+ + 2e \to H_2$
Ta có :
$n_{H^+} = 2n_O + 2n_{H_2} \Rightarrow n_O = \dfrac{0,36 - 0,015.2}{2} = 0,165(mol)$
$\Rightarrow m = m_X - m_O = 11,04 - 0,165.16 = 8,4(gam)$
a) Cho 29,6 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe tác dụng với oxi không khí, sau phản ứng thu được 39,2 gam hỗn hợp A gồm ( CuO, FeO, Fe2O3 và Fe3O4). Hòa tan hoàn toàn A trong dung dịch H2SO4 loãng, dư. 1. Tính số mol H2SO4 đã tham gia phản ứng 2. Tính khối lượng muối sunfat thu được.
b) Khử hoàn toàn 2,552 gam một oxit kim loại cần 985,6 ml H2(đktc), lấy toàn bộ lượng kim loại thoát ra cho vào dung dịch HCl dư thu được 739,2 ml H2(đktc). Xác định công thức của oxit kim loại đã dùng?
a, Ta có: $n_{O}=0,6(mol)$
Suy ra $n_{H^+/pu}=1,2(mol)\Rightarrow n_{H_2SO_4}=0,6(mol)$
Bảo toàn khối lượng ta có: $m_{muoi}=29,6+0,6.96=87,2(g)$
Theo gt ta có: $n_{H_2}=0,044(mol);n_{H_2/(2)}=0,033(mol)$
Gọi CTTQ của oxit là $M_xO_y$
Ta có: \(M_{M_xO_y}=58y\)
Mặt khác $m_{M}=2,552-0,044.16=1,848(g)\Rightarrow M_{M}=28n$
Vậy M là Fe
Do đó CT của oxit cần tìm là Fe3O4
Nung 8,8 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong khí O2 thu được hỗn hợp chất rắn Y gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4,
CuO và Cu. Để hòa tan hết hỗn hợp Y cần dùng dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Sau phản ứng thu được dung dịch Z chứa
23,2 gam muối tan gồm Fe2(SO4)3 và CuSO4. Tính phần trăm về khối lượng của Fe trong hỗn hợp X.
Hỗn hợp X chứa x mol Fe và y mol Cu.
\(\Rightarrow56x+64y=8,8\)
Sau cùng muối thu được gồm Fe2(SO4)3 và CuSO4
Bảo toàn các nguyên tố kim loại:
\(n_{Fe2\left(SO4\right)3}=\frac{1}{2}n_{Fe}=0,5x\)
\(n_{CuSO4}=n_{Cu}=y\)
\(\Rightarrow400.0,5x+160y=23,2\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=0,02\\y=0,12\end{matrix}\right.\)
\(m_{Fe}=0,02.56=1,12\left(g\right)\)
\(\Rightarrow\%m_{Fe}=\frac{1,12}{8,8}.100\%=12,73\%\)
Hòa tan hết 16,0 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Fe và FeO trong dung dịch H2SO4 loãng (vừa đủ), thu được dung dịch chứa 49,6 gam muối. Nếu hòa tan hết 16,0 gam X trên cần dùng dung dịch chứa xmol HCl và y mol H2SO4, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa 45,6 gam muối. Tỉ lệ của x : y là
A. 8:5
B. 2:3
C. 4:5
D. 5:3
Chọn đáp án A.
Đặt nMg = a, nFe = b và nO = c
Ta có:
Hòa tan hoàn toàn 57,6 gam hỗn hợp gồm fe3o4, fe203, feo, fe vào dung dịch hcl cần 360 gam dung dich hcl 18,25% để tác dụng vừa đủ . Sau phản ứng thu đươc V(l) h2 và dung dich b.
a)Cho toàn bộ h2 sinh ra tác dụng với cuo dư ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp chất rắn có khối lương nhỏ hơn khối lượng cuo ban đầu là 3,2 gam a, nếu cô cạn dung dịch b thì thu bao nhiêu gam muối khan b,
b)nếu hỗn hợp a ban đầu có tỉ lệ mol n(fe2o3) : n ( feo) = 1: 1. Tính C% các chất trong dung dich b
c)hỗn hợp x cũng chứa Fe3O4 ; Fe2O3 ; FeO ; Fe nếu dùng 100g (x ) cho tác dugnj với 2 lít dd hcl 2M . chứng minh rằng hỗn hợp x tan hết
Bài 2. Hòa tan 6,6 gam hỗn hợp A gồm Al và Mg trong dung dịch H2SO4 loãng (vừa đủ) thu được dung dịch B và 7,168 lít (đktc) khí H2. Dẫn H2 qua CuO (vừa đủ) nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A và tính m.