Bài 2. Hòa tan 6,6 gam hỗn hợp A gồm Al và Mg trong dung dịch H2SO4 loãng (vừa đủ) thu được dung dịch B và 7,168 lít (đktc) khí H2. Dẫn H2 qua CuO (vừa đủ) nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A và tính m.
Cho luồng khí H2 dư đi qua hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 29,6 gam chất rắn. Mặt khác, để hòa tan hết lượng X trên cần vừa đủ 600 ml dung dịch HCl 2M. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong X
Hòa tan hoàn toàn 12,6 gam hỗn hợp Mg và Al vào dung dịch H2SO4 14,7 % (vừa đủ) sau phản ứng thu được 13,44 lít H2 ( ở đktc ).
1, Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của Mg và Al trong hỗn hợp.
2, Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch sau phản ứng.
Chia 7,72 gam hỗn hợp X gồm Fe và hai oxit kim loại MO, R2O3 thành hai phần bằng nhau. Dùng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng hòa tan hoàn toàn phần 1, thu được khí B và dung dịch D chứa 9,7 gam muối. Dẫn toàn bộ lượng khí B sinh ra qua ống đựng 1,6 gam CuO nung nóng, đến khi thu được 1,408 gam chất rắn thì đã có 80% lượng khí B tham gia phản ứng. Mặt khác, dẫn dòng khí CO dư qua phần 2 nugn nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,46 gam chất rắn. Biết rằng nguyên tử khối của M gấp 2,37 lần nguyên tử khối của R. Cho các phản ứng được thực hiện trong điều kiện không có không khí. Xác định 2 kim loại M, R và tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp X.
Hòa tan hoàn toàn 15,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 bằng lượng vừa đủ V ml dung dịch
NaOH 1M, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí H2 (đktc).
a. Viết các PTHH xảy ra.
b. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
c. Tính thể tích dung dịch NaOH đã dùng.
Hòa tan hết 22,2 gam hỗn hợp Al và Fe trong dung dịch H2SO4 vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch X và 13,44 lít H2(đktc). Cho dung dịch NaOH từ từ vào dung dịch X để thu được kết tủa lớn nhất. Nung kết tủa đó đến khối lượng không đổi được chất rắn Y. 1.Viết các PTPU xảy ra? 2.Tính khối lượng chất rắn Y?
1. (1,5 điểm) Hòa tan hết 36,1 gam hỗn hợp A gồm Fe và Al vào 200 mL dung dịch HCl (dùng vừa đủ).
Sau phản ứng thu được dung dịch B và 21,28 lít khí H2 (đktc). Hãy tính:
a. Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A ban đầu.
b. Tính nồng độ dung dịch HCl đã dùng.
c. Tính nồng độ mol/l của chất tan trong dung dịch B.
Câu 5: Cho 8,4 gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO phản ứng vừa đủ với m gam dung dịch HCl 3,65 %, sau phản ứng thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí H2 (ở đktc). a.Viết PTPƯ xảy ra và tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu. b. Tính m và nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch Y.
Hòa tan hoàn toàn 4,4 gam hỗn hợp gồm Mg và MgO bằng dung dịch axit HCl 7,3%(vừa đủ) Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí (ở đktc).
a) viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra
b) tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
C) tính khối lượng dung dịch axit HCl cần dùng