Những câu hỏi liên quan
Hoàng Nguyễn
Xem chi tiết
nthv_.
19 tháng 9 2021 lúc 21:02

Tham khảo:

+ Khi những tên cai lệ đến chị đã có những hành động lo sợ, chị van xin khi những tên lính đó bắt trói anh Dậu và bảo vệ cho anh Dậu.

+ Nhưng khi càng van xin bọn chúng càng quát mắng và có những hành động độc ác hơn, chị đã bảo vệ lấy quyền lợi của chính mình, và cho chồng của mình.

+ Tính mạng của anh Dậu đang bị đe dọa và chị đã van xin, bị bọn nó đánh vào ngực, chị vẫn nhẫn nhịn, khi chúng nó có những hành động độc ác khác chị đã bảo vệ và che chở thì cũng bị bọn nó đánh và mặt cho bốp…

+ Khi những tên lính đó vẫn tới trói anh Dậu thì chị Dậu đã vùng dậy lúc này, chị không còn sợ những tên lính này nữa, chúng tới trói chị đã mạnh mẽ nói: Chúng bay tới trói chồng ta đi tao cho chúng mày biết tay, những lời nói đó đã thể hiện sự mạnh mẽ của chị Dậu, khi bị bọn chúng dồn tới đường cùng chị đã đấu tranh cho quyền lợi của chồng mình.

+ Diễn biến tâm lí còn thay đổi qua cách xưng hô: từ cháu – ông, nhà tôi – ông, bà – mày. Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị "ra đòn" bất ngờ.

Bình luận (1)
༺ミ𝒮σɱєσиє...彡༻
19 tháng 9 2021 lúc 21:13

*chị Dậu trước khi cai lệ đến

- thái độ: đảm đang, ân cần

- cử chỉ, hành động: chu đáo, hết lòng yêu thương chồng con

- lời nói: hiền lành, mộc mạc

*sau khi cai lệ đến

- thái độ: nhún nhường, tôn trọng những người có chức quyền, vị thế cao hơn mình

- cử chỉ, hành động: van xin, cầu mong được thông cảm và giúp đỡ

- lời nói: xưng hô cháu -ông \(\Rightarrow\) thể hiện sự kính trọng, khiêm nhường

Bình luận (0)
Duy học dốt
Xem chi tiết
Phạm Trần Hoàng Anh
21 tháng 9 2021 lúc 20:38
Hành động và thái độ            Lời nóiXưng hôBiểu hiện

-run run van xin tha thiết, thái độ nhẹ nhàng

- xám mặt vội vàng đtặ con xuống đất, van xin

- Nhà cháu đã túng... cho cháu khất.

- Khốn nạn! nhà cháu đã...xin ông

- Cháu van ông...ông tha cho

Ông-cháuNhẫn nhục chịu đựng
-liều mạng cự lại- Chồng tôi đâu ốm...hành hạÔng-TôiĐấu lý

- nghiến hai hàm răng

- túm, ấn, dúi

- nhanh như cắt, giằng co vật nhau, túm tóc

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xemÔng-BàĐấu lực

Hoctot

Bình luận (0)
thu nguyen
Xem chi tiết
Phạm Quỳnh Anh
3 tháng 9 2017 lúc 19:23

Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố đã rất thành công trong việc xáy dựng trước mắt người đọc hình ảnh của chị Dậu chân thực và sinh động giống hệt như thật, ở dây, thái độ cúa chị Dậu đối với tên cai lệ và người nhà lí trưởng là cả một quá trình diễn biến theo tâm lí của chị.

Lúc dầu, khi anh Dậu run rẩy bưng bát cháo vừa mới kê lên miệng chưa kịp húp thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng từ ngoài sầm sập bước vào, chị Dậu hết sức nhã nhặn, lễ phép. Trước thái độ hống hách, dữ tợn của bọn chúng, chị run run nói: “Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cá suất SƯU của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thể. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí hãy cho cháu khất”... Tên cai lệ, trái lại, đã sừng sộ, nhất quyết sai tên người nhà lí trưởng trói anh Dậu lại điệu ra đình. Thấy tên này có vẻ chần chừ không dám thẳng tay hành hạ một người ốm nặng, tên cai lệ lập tức sồng sộc chạy tới chỗ anh Dậu. Hốt hoảng, chị Dậu chạy đến đỡ lấy tay hắn một lần nữa van nài, năn nỉ : “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tính lại được một lúc, ông tha cho”. Không chút động lòng, cai lệ vừa nói: “Tha này! Tha này ” vừa bịch luôn mấy bịch vào ngực chị rồi sấn tới để trói anh Dậu. Không thế đè nén được nữa, chị Dậu đã liều mạng cự lại. Từ chỗ xưng là “cháu”, chị đã đổi giọng chuyến sang xưng “tôi": “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!” Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi hắn cứ nhảy vào trói anh Dậu. Hành động hung bạo, tàn nhẫn của cai lệ đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng người phụ nữ giàu lòng yêu thương chồng này. Chị Dậu nghiến hai hàm răng: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Không còn gọi bằng ông mà gọi bằng mày. Không còn tự xưng là tôi nữa mà tự xưng là bà Bằng tất cả sức mạnh cùa lòng căm thù tức giận ấy, chị Dậu đã túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Lần lượt, người đàn bà lực điền này dã quật ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng.

Bình luận (0)
Ánh Right
3 tháng 9 2017 lúc 19:23

Chị Dậu hết mực thương chồng, lo cho chồng đang ốm lại bị đánh trói từ qua tới giờ chưa có tí nào vào bụng nên chị đang cố ép cho chồng húp một ít cháo. Khi tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào, chị cố van xin tha thiết. Bản tính lương thiện và thói quen chịu đựng nhẫn nhịn của người nông dân trong xã hội cũ khiến chị chỉ biết van xin lễ phép để gợi lòng thương của “ông cai”.
Nhưng tên cai lệ không thèm nghe chị đến nửa lời, đáp lại những lời van xin của chị là những quả bịch vào ngực và cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Và chỉ đến khi ấy, chị Dậu “hình như tức quá không thể chịu được”, chị liều mạng cự lại. Thoạt đầu chị cự lại bằng lí lẽ: “Chồng tôi đau ốm ông không được phép hành hạ!”. Lúc này chị không còn xưng “cháu” mà đã xưng “tôi” ngang hàng với bọn chúng. Bằng sự thay đổi đó, chị đã đứng thẳng lên với vị thế của kẻ ngang hàng, dám nhìn thẳng vào mặt đói thủ.
Khi tên cai lệ dã thú ấy vẫn không thèm đếm xỉa gì đến lời nói của chị, còn “tát vào mặt chị một cái đánh bốp” thì chị đã vụt đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt; “Chị nghiến hai hàm răng : Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Chi Dậu lúc này đã chuyển hẳn cách xưng hô, không còn là “ông- cháu” hay “ông- tôi” mà là “mày- bà”, khẳng định tư thế đứng lên trên đầu chúng, không còn chút sợ hãi nào nữa. Điều đó thể hiện sự căm giận khinh bỉ đến cao độ. Lần này chị Dậu không còn đấu lí với những kẻ thi hành phép nước nữa mà chị đã ra tay đấu lực với chúng: “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa” làm tên cai lệ “ngã chổng quèo trên mặt đất”, đến tên người nhà lí trưởng thì xông vào giằng co áp vào vật nhau. Rốt cục hắn cũng bị chị “túm tóc, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm”.
Hành động dữ dội, quyết liệt, bất ngờ chống trả lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng của chị Dậu xuất phát từ lòng yêu thương chồng hết mực của chị, không thể nhìn thấy chồng ốm đau lệt bệt mà lại bị hành hạ. Khối căm thù ngùn ngụt bùng lên ở chị chính là biểu hiện, một trạng thái của lòng yêu thương mãnh liệt của người phụ nữ lao động dường như sinh ra để yêu thương, nhường nhịn và hi sinh.
Đoạn trích cho thấy, chị Dậu là người phụ nữ nông dân mộc mạc, khiêm nhường, giàu lòng vị tha, biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không hoàn toàn yếu đuối, không chỉ biết sợ hãi mà trái lại có tinh thần phản kháng tiềm tàng, có sức sống mạnh mẽ, khi bị đẩy tời bước đường cùng đã dám vùng lên chống trả quyết liệt.

Bình luận (0)
Đạt Trần
7 tháng 9 2017 lúc 20:39

Tức nước vỡ bờ là chương thể hiện rõ cách nhìn con người trên binh diện giai cấp của Ngô Tất Tố. Qua đó, bộ mặt nông thôn Việt Nam hiện lên như là mối xung đột có kịch tính cao giữa bọn thống trị tay sai và người nông dân bần cùng khốn khổ vì sưu thuế. Bên cạnh những bộ mặt hung hăng tàn ác của bọn tay sal như cai lệ và người nhà lí trưởng .là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân - nhẫn nhịn, chịu đựng nhưng khi bị đẩy tới chân tường, cũng biết vùng lên chống trả quyết liệt, thể hiện một khả năng phản kháng tiềm tàng.

Mười bảy chương truyện trước đã thuật lại biết bao cảnh khốn cùng của vợ chồng chị Dậu trong những ngày sưu thuế. Thuộc loại nghèo bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh, đến vụ thuế, anh Dậu ốm ỉìệt giường. Mọi việc dồn vào một tay chị Dậu lo toan chạy vạy. Chị đành bán chó, bán con trong cảnh mua bán cay nghiệt của vợ chồng Nghị Quế, phải nếm những nắm đắm của bọn lính và người nhà lí trưởng. Anh Dậu lại bị đánh, bị trói giữa lúc ốm đau. Sự tàn nhẫn, nỗl khốn cùng ngày càng quá quắt, vượt sức chịu đựng của người phụ nữ đáng thương ấy. Nộp xong suất sưu của chồng, chị những tưởng trả xong món nợ nhà nước. Nào ngờ bọn hào lí còn bắt anh Dậu phải đóng nốt suất sưu của Hợi. Anh Dậu tiếp tục bị đánh, bị trói đến ngất xỉu. Nửa đêm, người ta vác trả về cho chị anh Dậu rũ rượi như một xác chết. May có hàng xóm giúp đỡ, chị đâ cứu được chồng. Áy thế mà anh Dậu vừa run rầy cầm bát cháo bọn họ đã rủa sả: uổng tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy á?". Anh sợ quá lăn ra phản, không nói nên lời. Tên người nhà lí trưởng còn mỉa mal và sau đó đe đọa dỡ nhà. Căng thẳng nhất là lúc cal lệ bịch luôn vào ngực chị Dậu và tát vào mặt chị một cái đánh đốp.

Trong Tắt đèn, chị Dậu được miêu tả như một người phụ nữ rất mực dịu dàng. Vì bị áp bức bóc lột, chị Dậu đành chịu đựng, nhẫn nhục, và trong nhiêu trường hợp, chị là người có thể nhẫn nhục, chịu đựng. Nhưng chị Dậu không thuộc loại người yếu đuối, chỉ biết than khóc. Thông minh, sắc sảo, đảm đang, tháo vát, chị Dậu còn tiềm tàng một khả năng phản kháng. Ngay giữa đình làng, trước mặt bọn hào lí, chị đã dám tru tréo, kêu to lên sự bất nhân của chế độ sưu thuê thực dân, phong kiến: "Khốn nạn thân tôi! Trời ơi! Em tôi chết rồi còn phải đóng sưu, hở trời". Bị quăng từ đình làng về, rồi được cứú sống, anh Dậu chỉ còn biết khóc em, khóc cái Tí, khóc cho so phận của anh. Trái lại, chị Dậu tỏ thái độ bất cần. Chị bình tĩnh khuyên giải chồng "Còn như mẩy đồng tiền sưu, tuy có nóng thật, nhưng lo chưa kịp thì khất. Thịt người tanh, chẳng ai ăn được. Thầy em cứ yên tâm nằm nghỉ, không phải lo lắng gì cả".

Trong cảnh tức nựớc vỡ bờ, diễn biến tâm lí chị Dậu được miêu tả tinh tế và nhất quán. Chị có thể nhẫn nhục chịu đụrìg^am phận người dân thấp cổ bé miệng, nhưng khi bọn tay sai qụá tàn ác đẩy chkđến chân tường, chị cung biết vùng lên chống trả quyết liệt, thể hiện khả năng phần kháng tiềm tàng.

Trước thái độ hung hăng, những lời quát tháo hách dịch của cai lệ, chị Dậu run run. Chị sợ thì ít, mà lọ chọ chồng thì nhiều. Chị gọi cai lệ I tự xưng là cháu. Chị van xin, cầu khẩn bằng giọng cố thiết tha: "Hai ông làm phúc nói với ông lí hãy cho cháu khất..."

Chị lập luận khá đanh thép, có sự thuyết phục lớn, có lí, có tình:

"Khốn nạn Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!"

Đến khi thấy tính mạng của chồng bị đe dọa, thái độ của chị Đậu thay đổi hoàn toàn. Chị vẫn cố van xin, nhưng vội vàng đặt đứa con đang bế xuống đất. Bên cạnh lời nói là hành động chạy đến đỡ lấy tay cai lệ, không để hắn đụng tới anh Dậu. Khi thấy sự nhún mình không có hiệu quả chị đã đứng lên ngang hàng với bọn bất nhân để lí luận, cảnh báo chúng. Đang xưng hô "ông-cháu", chị Dậu chuyển qua "ông-tôi" với cai lệ. Người đàn bà uất ức đã liều mình đứng dậy tự đặt ngang hàng với cai lệ để cảnh cáo hắn: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!".

Thái độ của chị Dậu ngày càng quyết liệt. Người đàn bà dịu dàng bỗng trở nên đáo để. Chị hạ cai lệ xuống thứ "mày" và ngang nhiên thách thức: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Tư thế là tức nước vỡ bờ! Chị Dậu quật ngã bọn tay sai hung ác trong tư thế ngang hàng, bất khuất với sức mạnh kì lạ. Chị túm lấy cổ cai lệ ấn dúi ra cửa. Cai lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn lảm nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Tên người nhà lí trưởng cũng bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Giọng văn của Ngô Tất Tố trở nên hả hê. Dưới ngòi bút của ông, hình ảnh chị Dậu hiện lên khỏe khoắn, quyết liệt bao nhiêu, thì hlnh ảnh bọn tay sai hung ác trở nên nhỏ bé, hèn hạ, nực cười và hàl hước bấy nhiêu.

Thương thay anh Dậu, con người được bảo vệ phải lên tiếng - tài tình và tinh tế thay ngòi bút của Ngô Tất Tố! Tiếng nól hiền lành, cam chịu lại là lời tố cáo bọn thống trị có glá trị nhất: "U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội". Chị Dậu như đã lênlên đến lưng cọp. Nghe anh Dậucan, chị cảng phẫn uất: "Thà ngồi tù. Để cho chúng làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được..." Câu nói mộc mạc đầy phẫn uất ấy giống như lời tuyên ngôn hùng hồn cho quy luật, có áp bức, dứt khoát sẽ có đấu tranh.

Sức mạnh kì diệu của chị Dậu lậ sức mạnh của lòng căm hờn, uất hận bị dồn nén đến mức không thể chịu đựng được nữa. Một người đàn bà lúc nào cũng chỉ nghĩ tới chồng, tới con, nhiều lần lấy thân mình che chở đòn roi cho chồng. Vì chồng con, người đàn bà ấy sẵn sàng thà ngồi tù.

Qua cảnh "Tức nước vỡ bờ", Ngô Tất Tố đã miêu tả tình thế diễn biến tâm lí chị Dậu một cách lô gích. Đó là một tính cách nhất quán. Chị Dậu có thể nhẫn nhục, chịu đựng, nhưng khi đã bị đầy tới chân tường thì cũng biết vùng lên chống trả quyết liệt thể hiện một khả năng phản kháng tiềm tàng.

Nguyễn Tuân gọi chân dung chị Dậu trong Tắt đèn là "bức chân dung lạc quan", Nguyễn Tuân quả quyết rằng ông đă gặp chị Dậu trong "một đám đông phá kho thóc của Nhật trong những ngày huyện kì tổng khởi nghĩa". Nói như thế là Nguyễn Tuân đã khẳng định tài năng miêu tả nhân vật của Ngô Tất Tố. Dưới ngòỉ bút của Ngô Tất Tố, nhân vật chị Dậu vừa hiện lên sống động giống như người có thật, vừa thể hiện được quy luật tất yếu của đời sống. Cho nên, chị Dậu của Tất Tố có khả năng bước ra khỏi trang văn để đến với cuộc đời và sống mãi trong đời sống tinh thần của chúng ta.

Bình luận (0)
Musion Vera
Xem chi tiết
Đạt Trần
4 tháng 9 2018 lúc 21:43

Diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích:

Khi những tên cai lệ đến chị đã có những hành động lo sợ, chị van xin khi những tên lính đó bắt trói anh Dậu và bảo vệ cho anh Dậu. Nhưng khi càng van xin bọn chúng càng quát mắng và có những hành động độc ác hơn, chị đã bảo vệ lấy quyền lợi của chính mình, và cho chồng của mình. Tính mạng của anh Dậu đang bị đe dọa và chị đã van xin, bị bọn nó đánh vào ngực, chị vẫn nhẫn nhịn, khi chúng nó có những hành động độc ác khác chị đã bảo vệ và che chở thì cũng bị bọn nó đánh và mặt cho bốp… Khi những tên lính đó vẫn tới trói anh Dậu thì chị Dậu đã vùng dậy lúc này, chị không còn sợ những tên lính này nữa, chúng tới trói chị đã mạnh mẽ nói: Chúng bay tới trói chồng ta đi tao cho chúng mày biết tay, những lời nói đó đã thể hiện sự mạnh mẽ của chị Dậu, khi bị bọn chúng dồn tới đường cùng chị đã đấu tranh cho quyền lợi của chồng mình. Diễn biến tâm lí còn thay đổi qua cách xưng hô: từ cháu – ông, nhà tôi – ông, bà – mày. Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị "ra đòn" bất ngờ.

==> Cho thấy những tâm trạng phẫn uất, những chịu đựng bị dồn nén. Sự vùng dậy của chị thể hiện một sức mạnh to lớn của chị đối với cái bọn quan lại thối nát và không có nhân tính, chị đã vùng dậy sau sự độc ác áp bức bóc lột và đưa con người tới cái chết.

Chúng ta cũng đồng tình với thái độ của chị Dậu. Ta thấy chị là con người đáng thương và đáng kính nể ("thà ngồi tù chứ không cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được").

Chị biểu hiện cho sự đấu tranh chống bọn tàn ác, và đây là một hiện tượng anh hùng của người phụ nữ đã biết đứng lên đấu tranh để đòi lại công lý.

Bình luận (1)
Thảo Phương
25 tháng 8 2018 lúc 20:17

Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu:

- Khi hai tên tay sai “sầm sập tiến vào”, nỗi nguy đã ập đến, vấn đề đặt ra với chị Dậu khi đó là sự sống chết của chồng:

+ Anh Dậu ốm yếu quá khiếp đảng “lăn đùng ra không nói được câu gì”.

+ Chị Dậu đã phải một mình đứng ra đối phó với chúng để bảo vệ chồng.

- Lúc này, vận mạng của anh Dậu là ở trong tay của chị. Tình thế thật là hiểm nghèo, nhưng chính trong tình huống hiểm nghèo ấy, hình ảnh chị Dậu đã nổi bật lên với những phẩm chất thật bất ngờ:

+ Ban đầu, chị “cố thiết tha” van xin bọn chúng. Trong tình thế của chị lúc ấy chỉ có cách van xin. Chúng có những hai tên rất hung hãn, tay lăm lăm “những roi song, tay thước và dây thừng” – toàn những thứ để đánh, trói người. Và điều quan trọng hơn – chúng là “người nhà nước”, nhân danh “phép nước” để trừng trị kẻ có tôi. Mà anh Dậu chính là kẻ “có tội” hiển nhiên: đang thiếu thuế (dù chỉ là thiếu suất thuế của “chú Hợi” đã chết từ năm ngoái). Vợ chông chị, những người nông dân cùng khổ, xưa nay hầu như chỉ biết an phận, đâu cưỡng lại “phép nước” được.

+ Nhưng khi tên cai lệ đáp lại những lời van xin thống thiết lễ phép của chị Dậu bằng “trợn ngược hai mắt” quát, thét, bằng những quả bịch vào ngực chị Dậu và cứ chồm đến anh Dậu, thì chỉ đến lúc ấy, “hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại”.

Sự “liều mạng cự lại” của chị Dậu cũng có hai bước, mức độ khác nhau. Thoạt tiên chị “cự lại” bằng lí:

+ “ – Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!” Kì thực, chị Dậu đâu biết đến luật pháp cụ thể, chị chỉ nói cái lí tự nhiên, cái nguyên tắc đạo lí tối thiểu của con người. Tư thế của chị Dậu lúc này khác hẳn trước: không phải là một kẻ bề dưới cúi đầu van xin, mà là tư thế người ngang hàng, đanh thép cảnh cáo kẻ ác.

Nhưng khi tên cai lệ hung dữ như chó sói ấy quay lại “tát vào mặt chị đánh bốp, rồi hắn cứ nhảu vào cạnh anh Dậu”, thì chị Dậu đã bật dậy với sức mạnh ghê ghớm bất ngờ.

Chị Dậu “nghiến hai hàm răng” (biểu hiện của sự nổi giận cao độ, không nén nổi) và ném ra lời thách thức quyết liệt, dữ dội: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Không còn đấu lí nữa, chị quyết rat ay đấu lực với bọn ác ôn này.

Chị Dậu đã rat ay với sức mạnh của sự căm thù, phẫn nộ:

“Túm ngay cổ” tên cai lệ, “ấn dúi ra cửa” làm cho “hắn ngã chỏng queo”.

- Nhận xét: Hành động của chị Dậu hiển nhiên là liều lĩnh, cô độc và tự phát; trước sau, chị vẫn chỉ là nạn nhân bất lực của hoàn cảnh, vì vậy lời anh Dậu khuyên can vợ là cái sợ “cố hữu” của anh.

Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị “ra đòn” bất ngờ.

Chúng ta cũng đồng tình với thái độ của chị Dậu. Ta thấy chị là con người đáng thương và đáng kính nể (“thà ngồi tù chứ không cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được”).

Bình luận (0)
OP︵JACK-FF
22 tháng 9 2020 lúc 22:28

Diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích:

Khi những tên cai lệ đến chị đã có những hành động lo sợ, chị van xin khi những tên lính đó bắt trói anh Dậu và bảo vệ cho anh Dậu. Nhưng khi càng van xin bọn chúng càng quát mắng và có những hành động độc ác hơn, chị đã bảo vệ lấy quyền lợi của chính mình, và cho chồng của mình. Tính mạng của anh Dậu đang bị đe dọa và chị đã van xin, bị bọn nó đánh vào ngực, chị vẫn nhẫn nhịn, khi chúng nó có những hành động độc ác khác chị đã bảo vệ và che chở thì cũng bị bọn nó đánh và mặt cho bốp… Khi những tên lính đó vẫn tới trói anh Dậu thì chị Dậu đã vùng dậy lúc này, chị không còn sợ những tên lính này nữa, chúng tới trói chị đã mạnh mẽ nói: Chúng bay tới trói chồng ta đi tao cho chúng mày biết tay, những lời nói đó đã thể hiện sự mạnh mẽ của chị Dậu, khi bị bọn chúng dồn tới đường cùng chị đã đấu tranh cho quyền lợi của chồng mình. Diễn biến tâm lí còn thay đổi qua cách xưng hô: từ cháu – ông, nhà tôi – ông, bà – mày. Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị "ra đòn" bất ngờ.

==> Cho thấy những tâm trạng phẫn uất, những chịu đựng bị dồn nén. Sự vùng dậy của chị thể hiện một sức mạnh to lớn của chị đối với cái bọn quan lại thối nát và không có nhân tính, chị đã vùng dậy sau sự độc ác áp bức bóc lột và đưa con người tới cái chết.

Chúng ta cũng đồng tình với thái độ của chị Dậu. Ta thấy chị là con người đáng thương và đáng kính nể ("thà ngồi tù chứ không cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được").

Chị biểu hiện cho sự đấu tranh chống bọn tàn ác, và đây là một hiện tượng anh hùng của người phụ nữ đã biết đứng lên đấu tranh để đòi lại công lý.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đan Nguyen
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
4 tháng 9 2018 lúc 13:02

Tức nước vỡ bờ là chương thể hiện rõ cách nhìn con người trên binh diện giai cấp của Ngô Tất Tố. Qua đó, bộ mặt nông thôn Việt Nam hiện lên như là mối xung đột có kịch tính cao giữa bọn thống trị tay sai và người nông dân bần cùng khốn khổ vì sưu thuế. Bên cạnh những bộ mặt hung hăng tàn ác của bọn tay sal như cai lệ và người nhà lí trưởng .là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân - nhẫn nhịn, chịu đựng nhưng khi bị đẩy tới chân tường, cũng biết vùng lên chống trả quyết liệt, thể hiện một khả năng phản kháng tiềm tàng.

Mười bảy chương truyện trước đã thuật lại biết bao cảnh khốn cùng của vợ chồng chị Dậu trong những ngày sưu thuế. Thuộc loại nghèo bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh, đến vụ thuế, anh Dậu ốm ỉìệt giường. Mọi việc dồn vào một tay chị Dậu lo toan chạy vạy. Chị đành bán chó, bán con trong cảnh mua bán cay nghiệt của vợ chồng Nghị Quế, phải nếm những nắm đắm của bọn lính và người nhà lí trưởng. Anh Dậu lại bị đánh, bị trói giữa lúc ốm đau. Sự tàn nhẫn, nỗl khốn cùng ngày càng quá quắt, vượt sức chịu đựng của người phụ nữ đáng thương ấy. Nộp xong suất sưu của chồng, chị những tưởng trả xong món nợ nhà nước. Nào ngờ bọn hào lí còn bắt anh Dậu phải đóng nốt suất sưu của Hợi. Anh Dậu tiếp tục bị đánh, bị trói đến ngất xỉu. Nửa đêm, người ta vác trả về cho chị anh Dậu rũ rượi như một xác chết. May có hàng xóm giúp đỡ, chị đâ cứu được chồng. Áy thế mà anh Dậu vừa run rầy cầm bát cháo bọn họ đã rủa sả: uổng tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy á?". Anh sợ quá lăn ra phản, không nói nên lời. Tên người nhà lí trưởng còn mỉa mal và sau đó đe đọa dỡ nhà. Căng thẳng nhất là lúc cal lệ bịch luôn vào ngực chị Dậu và tát vào mặt chị một cái đánh đốp.

Trong Tắt đèn, chị Dậu được miêu tả như một người phụ nữ rất mực dịu dàng. Vì bị áp bức bóc lột, chị Dậu đành chịu đựng, nhẫn nhục, và trong nhiêu trường hợp, chị là người có thể nhẫn nhục, chịu đựng. Nhưng chị Dậu không thuộc loại người yếu đuối, chỉ biết than khóc. Thông minh, sắc sảo, đảm đang, tháo vát, chị Dậu còn tiềm tàng một khả năng phản kháng. Ngay giữa đình làng, trước mặt bọn hào lí, chị đã dám tru tréo, kêu to lên sự bất nhân của chế độ sưu thuê thực dân, phong kiến: "Khốn nạn thân tôi! Trời ơi! Em tôi chết rồi còn phải đóng sưu, hở trời". Bị quăng từ đình làng về, rồi được cứú sống, anh Dậu chỉ còn biết khóc em, khóc cái Tí, khóc cho so phận của anh. Trái lại, chị Dậu tỏ thái độ bất cần. Chị bình tĩnh khuyên giải chồng "Còn như mẩy đồng tiền sưu, tuy có nóng thật, nhưng lo chưa kịp thì khất. Thịt người tanh, chẳng ai ăn được. Thầy em cứ yên tâm nằm nghỉ, không phải lo lắng gì cả".

Trong cảnh tức nựớc vỡ bờ, diễn biến tâm lí chị Dậu được miêu tả tinh tế và nhất quán. Chị có thể nhẫn nhục chịu đụrìg^am phận người dân thấp cổ bé miệng, nhưng khi bọn tay sai qụá tàn ác đẩy chkđến chân tường, chị cung biết vùng lên chống trả quyết liệt, thể hiện khả năng phần kháng tiềm tàng.

Trước thái độ hung hăng, những lời quát tháo hách dịch của cai lệ, chị Dậu run run. Chị sợ thì ít, mà lọ chọ chồng thì nhiều. Chị gọi cai lệ I tự xưng là cháu. Chị van xin, cầu khẩn bằng giọng cố thiết tha: "Hai ông làm phúc nói với ông lí hãy cho cháu khất..."

Chị lập luận khá đanh thép, có sự thuyết phục lớn, có lí, có tình:

"Khốn nạn Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!"

Đến khi thấy tính mạng của chồng bị đe dọa, thái độ của chị Đậu thay đổi hoàn toàn. Chị vẫn cố van xin, nhưng vội vàng đặt đứa con đang bế xuống đất. Bên cạnh lời nói là hành động chạy đến đỡ lấy tay cai lệ, không để hắn đụng tới anh Dậu. Khi thấy sự nhún mình không có hiệu quả chị đã đứng lên ngang hàng với bọn bất nhân để lí luận, cảnh báo chúng. Đang xưng hô "ông-cháu", chị Dậu chuyển qua "ông-tôi" với cai lệ. Người đàn bà uất ức đã liều mình đứng dậy tự đặt ngang hàng với cai lệ để cảnh cáo hắn: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!".

Thái độ của chị Dậu ngày càng quyết liệt. Người đàn bà dịu dàng bỗng trở nên đáo để. Chị hạ cai lệ xuống thứ "mày" và ngang nhiên thách thức: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Tư thế là tức nước vỡ bờ! Chị Dậu quật ngã bọn tay sai hung ác trong tư thế ngang hàng, bất khuất với sức mạnh kì lạ. Chị túm lấy cổ cai lệ ấn dúi ra cửa. Cai lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn lảm nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Tên người nhà lí trưởng cũng bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Giọng văn của Ngô Tất Tố trở nên hả hê. Dưới ngòi bút của ông, hình ảnh chị Dậu hiện lên khỏe khoắn, quyết liệt bao nhiêu, thì hlnh ảnh bọn tay sai hung ác trở nên nhỏ bé, hèn hạ, nực cười và hàl hước bấy nhiêu.

Thương thay anh Dậu, con người được bảo vệ phải lên tiếng - tài tình và tinh tế thay ngòi bút của Ngô Tất Tố! Tiếng nól hiền lành, cam chịu lại là lời tố cáo bọn thống trị có glá trị nhất: "U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội". Chị Dậu như đã lênlên đến lưng cọp. Nghe anh Dậucan, chị cảng phẫn uất: "Thà ngồi tù. Để cho chúng làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được..." Câu nói mộc mạc đầy phẫn uất ấy giống như lời tuyên ngôn hùng hồn cho quy luật, có áp bức, dứt khoát sẽ có đấu tranh.

Sức mạnh kì diệu của chị Dậu lậ sức mạnh của lòng căm hờn, uất hận bị dồn nén đến mức không thể chịu đựng được nữa. Một người đàn bà lúc nào cũng chỉ nghĩ tới chồng, tới con, nhiều lần lấy thân mình che chở đòn roi cho chồng. Vì chồng con, người đàn bà ấy sẵn sàng thà ngồi tù.

Qua cảnh "Tức nước vỡ bờ", Ngô Tất Tố đã miêu tả tình thế diễn biến tâm lí chị Dậu một cách lô gích. Đó là một tính cách nhất quán. Chị Dậu có thể nhẫn nhục, chịu đựng, nhưng khi đã bị đầy tới chân tường thì cũng biết vùng lên chống trả quyết liệt thể hiện một khả năng phản kháng tiềm tàng.

Nguyễn Tuân gọi chân dung chị Dậu trong Tắt đèn là "bức chân dung lạc quan", Nguyễn Tuân quả quyết rằng ông đă gặp chị Dậu trong "một đám đông phá kho thóc của Nhật trong những ngày huyện kì tổng khởi nghĩa". Nói như thế là Nguyễn Tuân đã khẳng định tài năng miêu tả nhân vật của Ngô Tất Tố. Dưới ngòỉ bút của Ngô Tất Tố, nhân vật chị Dậu vừa hiện lên sống động giống như người có thật, vừa thể hiện được quy luật tất yếu của đời sống. Cho nên, chị Dậu của Tất Tố có khả năng bước ra khỏi trang văn để đến với cuộc đời và sống mãi trong đời sống tinh thần của chúng ta.

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
4 tháng 9 2018 lúc 13:02

Tắt đèn là một “đoản thiên tiểu thuyết” xuất sắc về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.Cùng viết về nỗi khổ cực của người nông dân nhưng Ngô Tất Tố lại chọn một lối đi riêng.Ông muốn lột trần bộ mặt tàn ác của bọn thực dân thông qua chính sách thuế khóa hà khắc ở nông thôn.Tắt đèn sừng sững một tượng đài nông dân - chị Dậu. Đó là một con người quyết chống lại cường quyền gian ác để giữ lấy chính cuộc sống của mình. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” chính là một lần chị phải đấu tranh như thế.

Chị Dậu chạy đôn, chạy đáo bán bòn đủ thức mới đủ suất sưu cho chồng. Vất vả nhưng được tai qua nạn khỏi nghĩ cũng mừng. Vậy mà ngờ đâu suất của chồng vừa mới lo xong lại sinh thêm suất sưu của người chết. Thế là trăm dâu đổ đầu tằm, biết là oan ức mà chẳng thể nào giải được. Lo một suất sưu chị đã “khuynh gia bại sản” nay lại thêm suất nữa, chị Dậu bị đẩy đến đường cùng. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ mở đầu bằng sự thở phào của chị. Anh Dậu sau khi bị đánh liên hồi kỳ trận được bọn chúng thả về. May thay bà láng giềng cho nắm gạo, thế là chị Dậu tất tả nấu cho chồng bát cháo mong cứu cho chồng ra khỏi cơn nguy khốn. Nhưng đáng thương thay, bát cháo vừa mới kịp đưa lên miệng thì bọn cai lệ ầm ầm xô tới với roi với thước. Trước sự hách dịch và hung ác, chị Dậu nhất nhất chỉ còn biết kêu oan “Hai ông làm phúc nói với ông lý cho cháu khất”. Nhưng cái câu nói ấy của chị Dậu có nghĩa gì đâu. Cai lệ trừng trợn trút một hai câu tai ngược “Mày định nói cho mày nghe đấy à? Sưu của Nhà nước mà dám mở mồm xin khất”.

Đúng là “tức nước” sẽ đến “vỡ bờ”. Ở trong một hoàn cảnh khác, chị Dậu hẳn đã phải có vài câu đáp lại cái thói cư xử coi người như rác của bọn cai lệ nhà ông Lý. Nhưng chị Dậu vẫn kiên nhẫn van nài. Chị hẳn đã hiểu quá rõ cái thân phận hèn mọn của mình và lại càng hiểu hơn cái thói hung ác của bọn tay sai. Chị vẫn tha thiết “Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng thế thôi. Xin ông trông lại”. Rõ ràng là ở đấy, câu nói của chị Dậu đã cứng cỏi hơn, đã có những dấu hiệu “không chịu được”. Lời xin của chị Dậu tỏ vẻ bất cần và không còn ngại ngùng nể sợ hoàn toàn như trước nữa.

Đến đây kịch tính của tình huống bắt đầu được đẩy lên cao.Cai lệ hầm hề “Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ,thì ông sẽ dở cả nhà mày đi,chửi mắng thôi à?”. Câu nói vẫn đầy hách dịch của những kẻ bề trên quen coi người lao động là con trâu,con ngựa.Vừa nói hắn vừa lao sầm sầm vào anh Dậu.Thế là “chị Dậu xám mặt”,vội vàng chạy đến kêu xin.

Chị vẫn năm ông mười ông mong khơi gợi một chút lòng thương hại từ tên cai lệ.Nhưng những lời khẩn khoản của chị ác thay lại được đáp lại bằng những hậu quả đấm chắc nịch từ tay cai lệ.Như lửa đã được đổ thêm dầu, chị Dậu “không thể chịu được”đành “liều cự lại”.Tâm lý chị Dậu rõ ràng đã có những biến đổi nhưng chưa phải là hành động hoàn toàn chủ động. Sự tàn ác của tên cai lệ đã đảy chị vào tình thế phải “liều mình”.

Song kịch tính của đoạn trích thực sự được đẩy đến cao trào khi cai lệ mạnh tay “tát ngang vào mặt chị Dậu”.Tức nước vỡ bờ,người đàn bà lực điền nghiến hai hàm răng “Mày trói ngay chồng bà đi,bà cho mày xem”.Rồi chị túm cổ tên cai lệ ấn dúi ra phía cửa.Sức của anh chàng nghiện không chịu nổi một cái lẳng của người đàn bà.Đoạn văn là một sự thay thế “ngôi vị”.Từ lời xưng hô hèn mọn “cháu-ông”, chị Dậu bực mình đưa mình lên “bà” và hạ hắn xuống thành “mày”.Còn nữa,từ thế bị động chị Dậu đã không thể chịu được sự đè nén,quyết đứng ra bảo vệ chồng mình.

Tức nước vỡ bờ miêu rả một quá trình tâm lý.Ngô Tất Tố đã tạo ra một tình huống giàu kịch tính để rồi cứ thế nhân vật chính va chạm với những tính cách khác từ đó bộc lộ phẩm chất của mình.Quá trình diễn biến tâm lý của chị Dậu diễn ra nhanh chóng nhưng tinh tế. Đặc biệt nó rất phù hợp với quy luật phát triển tính cách cũng như hoàn toàn phù hợp với phẩm chất con người nhân vật. Đó là một sự thể hiện có tính toán và rất sắc sảo của nhà văn.

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
4 tháng 9 2018 lúc 13:03

Lúc đầu chị van xin tha thiết để mong cai lệ cảm thông: “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh một lúc, ông tha cho”. Rồi chị phải nói lý lẽ, đạo đức của một con người: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Nhưng do tên cai lệ cứ lấn lướt như thế nên chị dã dùng vũ lực để kết thúc câu chuyện. Lúc đầu chị đã dùng ngôn ngữ để van xin nhưng chúng vẫn lấn tới nên chị đã thay hành động cho lời lẽ vô tình thay đổi từ yếu thế đến đứng thẳng người ngang hàng đối diện với đối thủ . Thể hiện lòng căm giân và kinh bỉ vô độHình ảnh chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ hiện lên là một người phụ nữ không chỉ hiền lành đảm đang mà còn vô cùng táo bạo, ngang tàn . Khó có thể tin rằng chị Dậu_một người đàn bà nhỏ bé, một người vợ thương chồng, một người mẹ yêu con dưới sự đè nén của lũ quan lại khốn kiếp lại dám (không phù hơp!) vùng lên chống lại trong một xã hội phong kiến thối nát, đầy dãy (sai chính tả " RẤY" ) bất công. Hành động mạnh mẽ ấy xuất phát từ tình thương chồng cùng long căm hờn (không phù hơp!) lũ quan lại sâu sắc. Chồng chị_ anh Dậu là người phải chịu nhiều khổ sở, bất công, bị đè nén bởi cái thứ gọi là sưu thuế đến mức “ vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.”Chúng quát tháo, thúc ép nộp sưu ngay cả khi anh đang đau ốm, ngay cả khi gia đình túng quẫn, khó khăn, phải lo ăn từng bữa , ngay cả khi chị Dậu van nài, xưng “ông”, “cháu” với mấy tên cai lệ nhãi nhép: “mày định nói cho cha mày nghe đấy à?”, “ nếu không có tiền nộp sưu, ông dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi ko à?”. Nhưng, chị vẫn nhẫn nhục, chịu đựng trước những lời nhục mạ ấy cho đến khi tên cai lệ bịch cho chị mấy phát rồi sấn đến trói anh Dậu. Chị mới sỗ sang` cự lại bằng một lời nói mạnh mẽ: “ Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”Lời nói đanh thép ấy tựa như vừa phá tan bức tường giai cấp, đập tan khoảng cách giữa dân đen tôi tớ với lũ cai lệ khốn kiếp. Chị đã dám đứng lên, xưng “tôi” với “ông”, dám cự lại bằng một lời nói thách thức dù chị biết rằng hậu quả của việc ấy là không thể lường trước được, rằng cái đúng cũng không nghiêng về phía chị nhưng chị vẫn nghiến hai hàm răng khi tên cai lệ nhảy vào anh Dậu, quát lớn: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!” Người đàn bà quê mùa mà khi bị đày đoạ khổ sở quá, thương chồng quá cũng phải đứng lên. Lời nói ít học mà chất chứa sự uất ức, khổ đau về một xã hội tăm tối. Nhưng, vẫn chưa dừng lại ở đó, nỗi tức giận lên đến cực điểm khi chị túm lấy cổ tên cai lệ, dúi ra cửa, nắm lấy cây gậy của tên lí trưởng, túm tóm, lẳng cho hắn một cãi ngã nhào ra thềm. Rõ rang, sức mạnh của chị chàng con mọn đã chiến thắng mấy tên lẻo khoẻ, chỉ có cái mã, cái uy hão để răn đe tôi tớ. Nhưng, sức mạnh của người đàn bà lực điền hay tình thương chồng sâu sắc liêu có đủ đến khiến chị dám đánh cai lệ, những kẻ ngày ấy gọi là “cha,mẹ” của dân chúng. Rõ rang, dưới cái hình dáng quê mùa chân chất là một sức mạnh tiềm tang, khó khuất phục hay đánh đổ bởi cứ một nỗi đe doạ nào. Chị đã trở thành một người đàn bà ngang tang, táo bạo. Hành đông ấy tuy là của những người ít học nhưng nó vẫn rực rỡ, đẹp đẽ hơn bất cứ những lời nói văn hoa, sáo rỗng của tên nho sĩ nào.Hơn gì hết, đó là bằng chứng tốt nhất của sự phản kháng, của nỗi căm hơn vì bị bóc lột, đè nén. Cả một tác phẩm với những tình tiết, hoàn cảnh tăm tối đã như bừng sang lên bởi hành động rực rỡ của chị. Có thể, chị Dậu không phải là một hình tượng của thời đại, nhưng nhắc đến chị, là người ta nhớ đến lòng can đảm, của những sức mạnh tiềm tàng vốn tồn tại mà con người không bao giờ nhận ra

Bình luận (0)
Nấm Độc
Xem chi tiết
nguyễn thị hạnh trinh
24 tháng 11 2016 lúc 13:15

lúc đầu rất sợ hãi-vang xin tên cai lệ tha cho chồng-tên cai lệ lòng lan dạ sói vẫn đòi trói chồng nên chị đã cự lại .lúc này chị rất dũng cảm. Trong người chị nảy sinh ra một sức mạnh phi thường đã đánh bại tên cai lệ và cứu sống cho chồng mình

Bình luận (1)
Ngọc Ngân
Nguyên Khôi
30 tháng 11 2021 lúc 11:22

Tham khảo:

Khi những tên cai lệ đến chị đã có những hành động lo sợ, chị van xin khi những tên lính đó bắt trói anh Dậu và bảo vệ cho anh Dậu.Nhưng khi càng van xin bọn chúng càng quát mắng và có những hành động độc ác hơn, chị đã bảo vệ lấy quyền lợi của chính mình, và cho chồng của mình.Tính mạng của anh Dậu đang bị đe dọa và chị đã van xin, bị bọn nó đánh vào ngực, chị vẫn nhẫn nhịn, khi chúng nó có những hành động độc ác khác chị đã bảo vệ và che chở thì cũng bị bọn nó đánh và mặt cho bốp…Khi những tên lính đó vẫn tới trói anh Dậu thì chị Dậu đã vùng dậy lúc này, chị không còn sợ những tên lính này nữa, chúng tới trói chị đã mạnh mẽ nói: Chúng bay tới trói chồng ta đi tao cho chúng mày biết tay, những lời nói đó đã thể hiện sự mạnh mẽ của chị Dậu, khi bị bọn chúng dồn tới đường cùng chị đã đấu tranh cho quyền lợi của chồng mình.Diễn biến tâm lí còn thay đổi qua cách xưng hô: từ cháu – ông, nhà tôi – ông, bà – mày. Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị "ra đòn" bất ngờ.

Bình luận (0)
Trần Thị Thanh Tâm
Xem chi tiết
Huy Bin
12 tháng 10 2016 lúc 21:10

Gia đình tôi vốn thuộc dạng cùng đinh nghèo túng nhất cái làng này, đã không có đủ cơm ăn áo mặc, lại thiếu nhà nước một suất sưu…Mấy hôm nay tôi phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp thuế cho chồng – anh Dậu. Đã đến ngày nộp sưu mà tôi vẫn chưa có đủ tiền, thế là cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi nợ và xông vào nhà bắt chồng tôi đang ốm trên giường lôi ra đình…

“Ôi trời ơi!” – tôi thất thần thốt lên một cách đau đớn. Chồng tôi được người ta trả về rũ rượi như một cái xác chết. Tôi hoảng sợ và đau đớn hơn khi gọi mãi nhưng anh ấy chẳng tỉnh, may sao nhờ có bà con xung quanh đến cứu giúp, chồng tôi đã từ từ mở mắt. Nước mắt tôi lăn dài trên má, không hiểu sao người ta lại đối xử với nhau tàn nhẫn như thế.


Bà lão hàng xóm thương tình mang đến cho tôi bát gạo để nấu cháo. Được miếng ăn, tôi luống cuống đi nấu cháo và mang ra cho chồng mình vì anh ấy đã kiệt sức do đòn roi và mấy ngày qua cũng chưa có miếng gì trong bụng. Sức đâu mà chịu nổi. Tôi thầm nghĩ nếu húp xong bát cháo này thì anh Dậu sẽ khỏe lại thôi.

Nhưng cuộc đời quả thật trớ trêu, khi chồng tôi bưng bát cháo lên chưa kịp húp miếng nào thì…”Sầm” – tiếng đập cửa cai lệ và người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào nhà. Trước sự hung hăng và dữ tợn ấy, chồng tôi hoảng quá, để bát cháo xuống và lăn đùng ra phản, không nói được câu gì. Nhìn mà xót cho anh ấy, tôi bỗng cảm thấy mình có lỗi….Che giấu sự hoang mang lo sợ của mình, tôi cố gắng bình tĩnh…run run van xin cho mình được khất nợ:

- Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…

Tôi chưa kịp nói hết câu, tên cai lệ đã trợn ngược hai mắt, thật ghê tởm và đáng sợ, hắn quát xối xả vào mặt tôi như để hả giận. Vì chồng mình, tôi vẫn thiết tha cầu xin, chỉ mong cho mình được khất nợ, qua ngày hôm nay thôi đối với tôi lúc bấy giờ cũng thật nhẹ nhỏm…Tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai lời van xin cầu khẩn của tôi, giọng hầm hè hù dọa rồi ra lệnh cho tên người nhà lí trưởng :

- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!

Tên người nhà lí trưởng hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, hình như ko dám hành hạ một ng` đang đau ốm, sợ xảy ra chuyện gì... Bỗng đùng đùng, tên cai lệ giật phắt cái sợi dây thừng sầm sập chạy ngay đến chỗ chồng tôi đang nằm định trói gô anh Dậu lại. Tôi vô cùng hoảng sợ và xám mặt, vội vàng chạy lại đỡ lấy tay hắn mà cầu xin:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

Bất ngờ hắn bịch vào ngực tôi mấy phát đau đớn và nói như hét:

- Tha này! Tha này!

Dường như chưa đủ để thỏa mãn thói tàn ác,hành hạ người khác, hắn lại sấn đến để trói chồng tôi. Đối với tôi, chồng con là tất cả, tôi có thể chịu đau đớn tủi nhục đến mấy cũng được nhưng không thể đứng nhìn chồng con bị hành hạ tàn nhẫn như thế. Tức quá không thể nhịn được, tôi đành liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Hắn vẫn không vừa, liền tát vào mặt tôi một cái mạnh như búa bổ rồi cứ sấn đến chỗ anh Dậu…Bị dồn nén đến mức đường cùng,đã đến nước này rồi, tôi không thể chịu được nữa, dùng cái tình để van xin cũng không được, dùng cái lý cũng không thể nào khất nợ dù chỉ một ngày…Tôi thấy mình đã quá cam chịu nhẫn nhục, nghiến hai hàm răng, tôi quát:

- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Tên cai lệ vẫn hung hãn bước tới chỗ chồng tôi. Bất giác, tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, bịch cho mấy phát vào bụng. Tôi vớ được cây gậy của hắn, hai bên giằng co nhau, áp vào vật nhau rối túm tóc lẳng cho một cái, ngã ngào ra thềm. Dường như sức lẻo khoẻo của những người nghiện ngập lại không bằng được với sức của người đàn bà lực điền như tôi, nhất là trong khi lòng ngập nổi oan ức, căm phẫn.

Tôi vẫn chưa nguôi cơn giận, cứ nghĩ đến cảnh chồng mình sắp bị hành hạ là ruột gan cứ như nóng lên, bất chấp hậu quả ra sau tôi cũng không sợ, lúc này tôi không còn thấy sợ, dẫu tôi cũng thừa biết rằng đụng tới cai lệ và người nhà lí trưởng cứ như đụng với “trời”, sẽ không sống được bình yên nhưng biết làm sao đây! Tôi đã nhịn quá nhiều và đã đến lúc không thể nhịn được nữa…

Chồng tôi thấy vậy cũng sợ, hình như anh ấy đang định nói điều gì với tôi nhưng vì mệt quá, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu:

- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.

Tôi thẳng thừng và dứt khoát mãnh liệt:

- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.

Bình luận (0)
Thảo Phương
12 tháng 10 2016 lúc 21:41

Như các bạn đã biết, tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là một tác phẩm hay và nổi tiếng. Trong đó có rất nhiều đoạn hay, hấp dẫn người đọc như đoạn cái Tý bị bán đi, thằng Dần khóc nhớ chị... Đoạn chị Dậu đánh nhau với Cai Lệ là một trong số đó.Tôi xin đóng góp phần kiến thức ít ỏi của mình vào câu hỏi này! Sau đây tôi sẽ đóng vai người nhà Lý trưởng. Nếu có gì sai sót mong các bạn bỏ qua cho! 
Tôi xin kể lại như sau: 
Ả Dậu và gia đình ả là một gia đình nghèo "nhất trong hạng cùng đinh".Ả ta còn nợ lão Lý trưởng-chủ của tôi- một suất sưu. Hôm nay tôi cùng gã Cai Lệ đến nhà ả để đòi sưu. Thằng Dậu chồng của ả ta vừa phải gió đêm qua nên Lý trưởng phải trả hắn về cho vợ hắn. Chẳng biết hắn bây giờ thế nào nhưng tôi biết hắn vẫn phải đóng sưu cho dù hắn có chết đi chăng nữa! 
Đến trước căn nhà đó vẫn thấy nó như xưa, vẫn giống "cái chuồng heo" như mọi ngày. Cai Lệ xồng xộc xông vào ,tôi cũng vào theo. 
_Thằng kia!Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!-Cai lệ thét bằng cái giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ. 
Thằng Dậu giật mình ,bỏ cả bát cháo xuống mà chưa kịp ăn miếng nào.Thấy thế tôi cười một cách mỉa mai: 
_Hắn ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy ! 
Tiếp đến, tôi chỉ luôn vào mặt ả Dậu: 
_Chị khất tiền sưu đến chiều mai phaỉ không? 
Ả ta van lơn đủ điều, nào là "nhà cháu đã túng", rồi "cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu", lại "xin ông cho cháu khất"... Cai lệ nào để ả nói hết câu, hắn trợn ngược hai mắt ,quát tháo ầm ĩ. Ả Dậu vẫn cứ thiết tha van lơn, nhưng cai lệ vẫn cứ hầm hè, chửi mắng, dọa nạt đủ điều,rồi hắn quay sang bảo với tôi rằng :"Không hơi đâu mà nói với nó,trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia. Tôi thấy anh ta ốm yếu nên nào dám lại gần, điều đó làm cho cai lệ rất tức tối. Cai lệ giật phắt cái thừng trong tay tôi rồi sầm sập tiến đến chỗ thằng Dậu.Ả Dậu tiến đến đỡ lấy tay hắn, van xin khẩn khoản. Chẳng những không tha mà hắn còn đánh ả. Hình như tức quá ,ả ta liều mạng cự lại, cai lệ còn tức giận hơn,tát vào mặt ả một cái đánh bốp.Ả ta nghiến hai hàm răng,túm lấy cổ hắn,ấn dúi hắn ta ra cửa,hắn không chịu nổi ,té ngã nhào ra cửa. Hắn tuy ngã mà miệng vẫn cứ nham nhảm thét tôi phải bắt trói ả ta. Tôi sấn sổ bước đến, chừc đánh ả ta, nhưng ả nhanh quá, xô đẩy tôi làm tôi cũng ngã cả ra thềm. Thằng Dậu cũng muốn can ngăn nhưng không đủ sức.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
31 tháng 8 2017 lúc 11:23

Chọn đáp án: C

Bình luận (0)

Công ty cổ phần BINGGROUP © 2014 - 2024
Liên hệ: Hà Đức Thọ - Hotline: 0986 557 525 - Email: a@olm.vn hoặc hdtho@hoc24.vn