Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố đã rất thành công trong việc xáy dựng trước mắt người đọc hình ảnh của chị Dậu chân thực và sinh động giống hệt như thật, ở dây, thái độ cúa chị Dậu đối với tên cai lệ và người nhà lí trưởng là cả một quá trình diễn biến theo tâm lí của chị.
Lúc dầu, khi anh Dậu run rẩy bưng bát cháo vừa mới kê lên miệng chưa kịp húp thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng từ ngoài sầm sập bước vào, chị Dậu hết sức nhã nhặn, lễ phép. Trước thái độ hống hách, dữ tợn của bọn chúng, chị run run nói: “Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cá suất SƯU của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thể. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí hãy cho cháu khất”... Tên cai lệ, trái lại, đã sừng sộ, nhất quyết sai tên người nhà lí trưởng trói anh Dậu lại điệu ra đình. Thấy tên này có vẻ chần chừ không dám thẳng tay hành hạ một người ốm nặng, tên cai lệ lập tức sồng sộc chạy tới chỗ anh Dậu. Hốt hoảng, chị Dậu chạy đến đỡ lấy tay hắn một lần nữa van nài, năn nỉ : “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tính lại được một lúc, ông tha cho”. Không chút động lòng, cai lệ vừa nói: “Tha này! Tha này ” vừa bịch luôn mấy bịch vào ngực chị rồi sấn tới để trói anh Dậu. Không thế đè nén được nữa, chị Dậu đã liều mạng cự lại. Từ chỗ xưng là “cháu”, chị đã đổi giọng chuyến sang xưng “tôi": “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!” Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi hắn cứ nhảy vào trói anh Dậu. Hành động hung bạo, tàn nhẫn của cai lệ đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng người phụ nữ giàu lòng yêu thương chồng này. Chị Dậu nghiến hai hàm răng: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Không còn gọi bằng ông mà gọi bằng mày. Không còn tự xưng là tôi nữa mà tự xưng là bà Bằng tất cả sức mạnh cùa lòng căm thù tức giận ấy, chị Dậu đã túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Lần lượt, người đàn bà lực điền này dã quật ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng.