nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng xảy ra khi cho bột CuO màu đen vào dung dịch HCl không màu
Hòa tan CuO trong dung dịch HCl thu được hiện tượng nào sau đây?
A. Bột CuO không tan
B. Bột CuO tan ra và tạo dung dịch không màu
C. Bột CuO tan ra và tạo dung dịch màu xanh
D. Bột CuO từ màu đen chuyển sang bột Cu màu đỏ.
C. Bột CuO tan ra và tạo dung dịch màu xanh
Chọn C nha em!
PTHH: CuO + 2 HCl -> CuCl2 (dd màu xanh lam) + H2O
Hòa tan CuO trong dung dịch HCl thu được hiện tượng nào sau đây?
A. Bột CuO không tan
B. Bột CuO tan ra và tạo dung dịch không màu
C. Bột CuO tan ra và tạo dung dịch màu xanh
CuO+2HCl ---------> CuCl2 + H2O
D. Bột CuO từ màu đen chuyển sang bột Cu màu đỏ.
Nêu hiện tượng, viết pthh xảy ra trong các thí nghiệm sau:
1. Cho dung dịch hydrochloric acid HCl vào ống nghiệm chứa bột copper(II) oxide CuO màu đen và lắc nhẹ
2. Cho đinh sắt vào ống nghiệm chứa dung dịch copper(II) sulfate
3. Cho dây đồng vào ống nghiệm chứa dung dịch bạc nitrat (silver nitrate-AgNO3)
1) Chất rắn màu đen tan dần, tạo thành dung dịch màu xanh
\(CuO+2HCl\rightarrow CuCl_2+H_2O\)
2) Một phần đinh sắt tan vào dd, màu xanh của dd ban đầu nhạt dần, xuất hiện chất rắn màu đỏ
\(Fe+CuSO_4\rightarrow FeSO_4+Cu\)
3) Một phần dây đồng tan vào dd, dd dần chuyển màu xanh, xuất hiện chất rắn màu xám
\(Cu+2AgNO_3\rightarrow Cu\left(NO_3\right)_2+2Ag\)
Nêu hiện tượng hóa học xảy ra và viết pthh
a)Đốt S,P,Al,Fe trong bình O2
b)Cho dòng khí H2 qqua bình bột CO2(màu đen)nung nóng
c)Cho viên(Zn,Fe,Mg) vào dung dịch HCl
Ũa CO2 có màu đen đâu nhỉ, với H2 ko khử được CO2 .-.
\(a.S+O_2-^{t^o}\rightarrow SO_2\)
Lưu huỳnh cháy trong khí oxi mãnh liệt với ngọn lửa màu xanh nhạt, tạo thành khí lưu huỳnh đioxit SO2 và rất ít SO3. Chất rắn màu vàng (S) dần chuyển sang thể hơi.
\(4P+5O_2-^{t^o}\rightarrow2P_2O_5\)
Photpho cháy mạnh trong khí oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột tan được trong nước. Bột trắng đó là điphotpho pentaoxit (P2O5)
\(4Al+3O_2-^{t^o}\rightarrow2Al_2O_3\)
Nhôm cháy sáng tạo thành chất rắn màu trắng.
\(3Fe+2O_2-^{t^o}\rightarrow Fe_3O_4\)
Sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là sắt (II, III) oxit, công thức hoá học là Fe3O4 thường được gọi là oxit sắt từ. Màu trắng xám của Sắt (Fe) dần chuyển sang màu nâu thành hợp chất Oxit sắt từ (Fe3O4).
b. Sửa đề : Bột CuO (màu đen) nha, CO2 là khí, không có ở dạng bột
\(H_2+CuO-^{t^o}\rightarrow Cu+H_2O\)
Khi đốt nóng tới khoảng 400 độ C: Bột CuO màu đen chuyển dần thành lớp đồng kim loại màu đỏ gạch và có những giọt nước tạo thành ở trong ống nghiệm đặt trong cốc nước.
c. \(Zn+2HCl\rightarrow ZnCl_2+H_2\)
Chất rắn màu xám sẫm Kẽm (Zn) tan dần và xuất hiện bọt khí do khí Hidro (H2) tạo thành.
\(Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\)
Kim loại bị hoà tan, đồng thời có bọt khí không màu bay ra, tạo thành dung dịch màu lục nhạt
\(Mg+2HCl\rightarrow MgCl_2+H_2\)
Chất rắn màu trắng bạc Magie (Mg) tan dần và xuất hiện khí Hidro (H2) làm sủi bọt khí.
Hiện tượng xảy ra khi cho axit HCl vào ống nghiệm chứa sợi nhôm là:
A. Xuất hiện kết tủa trắng B. Sủi bọt khí
C. Dung dịch đổi màu D. Không xảy hiện tượng gì
Câu 9: Cho lá đồng vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, hiện tượng thí nghiệm quan sát được nào sau đây là đúng và đầy đủ nhất ?
A. Có khí màu nâu xuất hiện, đồng tan hết
B. Dung dịch có màu xanh đen, khí không màu, mùi hắc xuất hiện, đồng tan hết
C. Dung dịch có màu xanh nhạt, đồng tan hết, khí mùi hắc
D. Dung dịch không màu, khí mùi hắc, đồng tan hết.
Em cần lời giải chi tiết.
\(Cu+2H_2SO_4\left(đặc\right)\rightarrow\left(t^o\right)CuSO_4+SO_2\uparrow+H_2O\)
Hiện tượng: Câu B
Cho biết những hiện tượng nào dưới đây xảy ra trong thí nghiệm ( đường saccarozo và CuO, đun nóng) được mô phỏng qua hình vẽ:
a) CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ.
b) Bông từ màu trắng chuyển sang màu xanh.
c) Dung dịch nước vôi trong bị vẩn đục.
d) Dung dịch nước vôi trong bị vẩn đục, sau đó trở nên trong suốt.
Viết phương trình hóa học xảy ra với mỗi hiện tượng quan sát được.
Các hiện tượng mô tả đúng với hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là:
b) Bông từ màu trắng chuyển sang màu xanh
c) Dung dịch nước vôi trong bị vẩn đục.
Vì khi đốt C12H22O11 xảy ra PTHH:
C12H22O11 + O2 → t ∘ 12CO2 + 11H2O
CuSO4( khan, màu trắng ) → h a p t h u n u o c CuSO4.5H2O (màu xanh)
CO2 + Ca(OH)2 dư → CaCO3↓ (trắng) + H2O
Chọn lựa thông tin cột B sao cho phù hợp với dữ liệu cột A
Cột A |
Cột B |
1. Cho vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột |
a. Dung dịch chuyển màu xanh |
2. Cho bột CuS màu đen vào dung dịch HCl |
b. Tan, sủi bọt khí mùi trứng thối |
|
c. Không hiện tượng |
1– a và 2– c. Các muối sunfua của kim loại yếu: CuS, Ag2S, PbS đều không tan trong nước và axit.
Hiện tượng xảy ra khi cho bột CuO vào dung dịch HCl là?
bột CuO tan ra, dd từ ko màu chuyển thành màu xanh lam
Rót khoảng 2 mL nước oxi già (dung dịch H2O2 3%) vào một ống nghiệm. Quan sát hiện tượng xảy ra. Tiếp theo thêm một lượng nhỏ bột MnO2 (màu đen, dùng làm chất xúc tác) vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng và rút ra kết luận về ảnh hưởng của chất xúc tác tới tốc độ phản ứng.
- Ta có phương trình: 2H2O2 → 2H2O + O2↑
=> Dung dịch H2O2 3% ở điều kiện thường phân hủy chậm và có khí không màu thoát ra, khí đó là Oxygen
- Khi có chất xúc tác, khí thoát ra nhiều hơn
=> Chất xúc tác MnO2 làm tăng tốc độ phân hủy H2O2