chất B chứa các nguyên tố Cu(II), S(IV), O( II) . Biết thành phần của Cu =40. xác định công thức
Một hợp chất có thành phần các nguyên tố theo khối lượng là: 40% Cu; 20% S và 40%O. Xác định công thức hóa học của chất đó. Biết hợp chất có khối lượng mol là 160g/mol.
Gọi công thức hoá học của hợp chất là: \(Cu_xS_yO_z\)
Ta có: \(64x:32y:16z=40:20:40\)
\(\Rightarrow x:y:z=\dfrac{40}{64}:\dfrac{20}{32}:\dfrac{40}{16}\)
\(\Rightarrow x:y:z=1:1:4\)
Vậy công thức hoá học đơn giản của hợp chất B là: \(\left(CuSO_4\right)n\)
Ta lại có: \(\left(CuSO_4\right)n=160\)
\(\Rightarrow160n=160\)
\(\Rightarrow n=1\)
Vậy công thức hoá học của hợp chất B là:\(CuSO_4\)
Một hợp chất có thành phần các nguyên tố theo khối lượng là: 40% Cu; 20% S và 40%O. Xác định công thức hóa học của chất đó. Biết hợp chất có khối lượng mol là 160g/mol.
Giúp em với ạ !!!
Gọi CTHH là \(Cu_xS_yO_z\) \(\left(x,y,z\in N\right)\)
Ta có: \(x:y:z=\dfrac{\%_{Cu}}{64}:\dfrac{\%_S}{32}:\dfrac{\%_O}{16}\)
\(=\dfrac{40}{64}:\dfrac{20}{32}:\dfrac{40}{16}=0,625:0,625:2,5=1:1:4\)
Vậy CTHH là \(CuSO_4\)
\(Đặt.CTTQ:Cu_aS_mO_z\left(a,m,z:nguyên,dương\right)\\ m_{Cu}=40\%.160=64\left(g\right)\Rightarrow a=n_{Cu}=\dfrac{64}{64}=1\left(mol\right)\\ m_S=20\%.160=32\left(g\right)\Rightarrow m=n_S=\dfrac{32}{32}=1\left(mol\right)\\ m_O=40\%.160=64\left(g\right)\Rightarrow z=n_O=\dfrac{64}{16}=4\\ \Rightarrow a=1;m=1;z=4\\ \Rightarrow CTHH:CuSO_4\)
a. Xác định hóa trị của nguyên tố Fe trong hợp chất sau: FeCl2? Biết Cl có hóa trị I
b. Lập công thức hóa học của các hợp chất sau: Cu (II) và O ; Al ( III) và SO4 (II).
\(a.Đặt:Fe^xCl^I_2\left(x:nguyên,dương\right)\\ \Rightarrow x.1=I.2\\ \Leftrightarrow x=\dfrac{I.2}{1}=II\\ \Rightarrow Fe\left(II\right)\\ b.Đặt:Cu_a^{II}O^{II}_b\left(a,b:nguyên,dương\right)\\ \Rightarrow a.II=b.II\\ \Leftrightarrow\dfrac{a}{b}=\dfrac{2}{2}=\dfrac{1}{1}\\ \Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=1\\b=1\end{matrix}\right.\\ \Rightarrow CTHH:CuO\\Đặt:Al^{III}_x\left(SO_4\right)^{II}_y\left(a,b:nguyên,dương\right)\\ \Rightarrow x.III=y.II\\ \Leftrightarrow\dfrac{x}{y}=\dfrac{II}{III}=\dfrac{2}{3}\\ \Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=2\\y=3\end{matrix}\right.\\ \Rightarrow CTHH:Al_2\left(SO_4\right)_3\)
a) Gọi hóa trị của Fe là: x.
Theo quy tắc hóa trị ta có:
x*1=1*2
x=2
Vậy hóa trị của Fe: 2
b) Cu(II) và O(II) => CuO
Al(III) và SO4(II) => Al2(SO4)3
a) Lập công thức hóa học của những hợp chất hai nguyên tố sau: P (III) và H; C (IV) và S (II); Fe (III) và O.
b) Lập công thức hóa học của những hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử như sau:
Na (I) và OH (I); Cu (II) và (SO4) (II); Ca (II) và (NO3)(I).
a. P (III) và H: có công thức dạng chung là
Theo quy tắc hóa trị ta có: x.III = y.I ⇒ x =1 ; y =3
⇒ PxHy có công thức PH3
C (IV) và S(II): có công thức dạng chung là
Theo quy tắc hóa trị ta có: x.IV = y.II ⇒ x =1 ; y =2
⇒ CxSy có công thức CS2
Fe (III) và O: có công thức dạng chung là
Theo quy tắc hóa trị ta có: x.III = y.II ⇒ x =2 ; y =3
⇒ FexOy có công thức Fe2O3
b. Na (I) và OH(I): có công thức dạng chung là
Theo quy tắc hóa trị ta có: x.I = y.I ⇒ x =1 ; y =1
⇒ Nax(OH)y có công thức NaOH
Cu (II) và SO4(II): có công thức dạng chung là
Theo quy tắc hóa trị ta có: x.II = y.II ⇒ x =1 ; y =1
⇒ Cux(SO4)y có công thức CuSO4
Ca (II) và NO3(I): có công thức dạng chung là
Theo quy tắc hóa trị ta có: x.II = y.I ⇒ x =1 ; y =2
⇒ Cax(NO3)y có công thức Ca(NO3)2
1/ Viết công thức hóa học, gọi tên các oxit của các nguyên tố sau với Oxi: Na, K, Ca, Ba, C(IV), S(IV), S(VI), Mg, P (V), N(V), Cu(I), Cu(II), Fe(II), Fe(III), Oxit sắt từ
2/ Cho công thức hóa học của các chất : MgO ; Al ; SO2 ; S ; HCl ; KOH ; FeO ; CO2 ; Pb ; PbO ; P2O5 ; KMnO4 ; N2 ; Cu ; Cl2, Fe3O4, Cu(OH)2, NaHCO3, PH3, Br2. Hãy cho biết các công thức hóa học biểu diễn:
a) oxit. b) oxit axit. c) oxit bazo d) đơn chất . e) hợp chất f) kim loại g) phi kim.
Bài 1:
Na2O: natri oxit
K2O: kali oxit
CaO: canxi oxit
BaO: bari oxit
CO2: cacbon đioxit
SO2: lưu huỳnh đioxit
SO3: lưu huỳnh trioxit
MgO: magie oxit
P2O5: điphotpho pentaoxit
N2O5: đinitơ pentaoxit
Cu2O: đồng (I) oxit
CuO: đồng (II) oxit
FeO: sắt (II) oxit
Fe2O3: sắt (III) oxit
Fe3O4: sắt từ oxit
Bài 2:
a,b,c, oxit:
- Oxit bazơ: MgO, FeO, PbO, Fe3O4
- Oxit axit: SO2, CO2, P2O5
d, Đơn chất: Al, S, Pb, N2, Cu, Cl2, Br2
e, Hợp chất: MgO, SO2, HCl, KOH, FeO, CO2, PbO, P2O5, KMnO4, Fe3O4, Cu(OH)2, NaHCO3, PH3
f, Kim loại: Al, Pb, Cu
g, S, Cl2, N2, Br2
hãy xác định công thức các hợp chất sau:
a,Hợp chất A biết thành phần % về khối lượng các nguyên tố tạo thành là 40%Cu,20%S và 40%O,trong 1 phân tử có 1 nguyên tử S
b,chât khí B có tỉ khối về khối lượng các nguyên tố tạo thành mc:mh=6:1,một lít khí B(đktc) nặng 1,25g
c,hợp chất D biết 0,2 mol hợp chất D có chứa 9,2gNa,2,4gC và 9,6gO
Một loại phân bón hóa học có công thức là KNO3, em hãy xác định thành phần% ( theo khối lượng) của các nguyên tố.
Một hợp chất A có thành phần các nguyên tố là: 80%Cu; 20%O. Em hãy xác định công thức hóa học của hợp chất đó. Biết hợp chất có khối lượng mol là 80 gam/mol.
\(PTK_{KNO_3}=101\left(đvC\right)\\ \Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}\%_K=\dfrac{39}{101}\cdot100\%=38,61\%\\\%_N=\dfrac{14}{101}\cdot100\%=13,86\%\\\%_O=100\%-38,61\%-13,86\%=47,53\%\end{matrix}\right.\)
Trong hợp chất:
\(\left\{{}\begin{matrix}m_{Cu}=80\cdot80\%=64\left(g\right)\\m_O=80\cdot20\%=16\left(g\right)\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}n_{Cu}=\dfrac{64}{64}=1\left(mol\right)\\n_O=\dfrac{16}{16}=1\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
Vậy CTHH A là \(CuO\)
3/ Hợp chất A có thành phần % các nguyên tố theo khối lượng:
%Cu = 80%; O = 20%. Xác định công thức hóa học của A? (Cu=64; O=16)
Gọi CTHH là: \(Cu_xO_y\left(x,y\in N\right)\)
Theo đề bài ta có: \(\dfrac{64x}{16y}=\dfrac{80\%}{20\%}=4\)
\(\Rightarrow4x=4y\Rightarrow x=y\)
Chọn x=y=1
Vậy CTHH là: \(CuO\)
một chất khí Xcó Thành phần gồm 2 nguyên tố R(IV);O(II) trong đó O chiếm 72,72%về khối luongj hãy xác định công thức hóa học của X
CT chung : RxOy
Theo quy tắc hóa trị ta có : IV.x=IIy
\(\Rightarrow\frac{x}{y}=\frac{II}{IV}=\frac{1}{2}\)
Vậy CTHH : RO2
Ta có: O chiếm 72,72 % và R chiếm 27,28 %
Ta lại có :
\(\frac{x}{y}=\frac{\%R}{M_R}:\frac{\%O}{M_O}=\frac{27,28}{M_R}:\frac{72,72}{16}\)
\(\frac{1}{2}=\frac{27,28}{M_R}:\frac{72,72}{16}\)
\(\frac{1}{2}=\frac{27,28}{M_R}.\frac{16}{72,72}\)
\(\Rightarrow M_R=\frac{2.27,28.16}{1.72,72}\approx12\)
Vậy R là Cacbon. KHHH : C
Vậy CTHH của X : CO2
mk hỏi R là kí hiệu hóa học của nguyên tố nào vậy