Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hồ Quỳnh Phúc
Xem chi tiết
Quàng Thị Phương Thu
17 tháng 5 2020 lúc 14:58

 đúng rồi

Khách vãng lai đã xóa
Kinamoto Asaki
Xem chi tiết
bảo trân
Xem chi tiết
Rhider
17 tháng 3 2022 lúc 7:30

Tham khảo

Nghĩa đen: Khi được ăn quả ngọt, cần nhớ đến người trồng cây, chăm sóc để tạo ra chúng. Nghĩa bóng: Nhắc nhở con người phải có lòng biết ơn, có nhớ đến người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn hoạn nạn.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 9 2023 lúc 19:36

Ví dụ văn bản: Phải chăng chỉ có ngọt nào mới làm nên hạnh phúc – Phạm Thị Ngọc Diễm.

- Luận đề: Phải chăng chỉ có ngọt ngào làm nên hạnh phúc?

- Luận điểm:

+ Ngọt ngào là hạnh phúc

+ Hạnh phúc không chỉ đến từ những điều ngọt ngào ấy, nó còn có thể được tạo nên bởi những vất vả, mệt nhọc, thậm chỉ là nỗi đau. 

- Các kiểu đoạn văn:

+ Đoạn 1: Đoạn văn diễn dịch

+ Đoạn 2: Đoạn văn quy nạp

+ Đoạn 3: Đoạn văn hỗn hợp

+ Đoạn 4: Đoạn văn diễn dịch

+ Đoạn 5: Đoạn văn quy nạp

+ Đoạn 6: Đoạn văn hỗn hợp

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
bảo trân
Xem chi tiết
Cihce
17 tháng 3 2022 lúc 7:28

Cậu tham khảo:

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đẽn nav vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truvền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quá nhớ kẻ trồng cây”. Có lòng biết ơn, sổng ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, là nhiệm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phái thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nưức ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng ưên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người ăn quả” của hôm nay vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học ở trong nhà trường. Ôi! Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hy sinh, thương yêu lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thố hệ trẻ hôm nay

Hoàng Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Hồ_Maii
27 tháng 2 2022 lúc 22:11

Tham khảo

1. Mở bài

Giới thiệu về lòng biết ơn và ý nghĩa của sự biết ơn trong cuộc sốngGiới thiệu câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

Mẫu: Dân tộc Việt Nam ta đã trải qua cả nghìn năm dựng nước và giữ nước. Trong quá trình ấy, những truyền thống, đạo lý tốt đẹp của cha ông vẫn luôn được gìn giữ và phát huy. Một trong những cách mà nhân dân ta vẫn thường sử dụng nhất, chính là cô đọng những đạo lý tốt đẹp ấy vào các câu tục ngữ ngắn gọn, dễ hiểu. Trong đó, được chú ý nhất, chính là những câu tục ngữ nói về sự tri ân, biết ơn. Đó chính là hai câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.

2. Thân bài

a. Giải thích

"Uống nước nhớ nguồn" nghĩa là khi ta uống nước, ta phải biết nhớ đến mạch nguồn - nơi cung cấp cho ta những giọt nước mát lành"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" nghĩa là khi ta được thụ hưởng một loại cây trái ngon lành nào thì ta phải nhớ đến công ơn của những người đã trồng cây để cho ta những hoa trái thơm ngon, bổ dưỡng. 

⇒ Từ hình ảnh này, hai câu tục ngữ muốn ẩn dụ cho việc con người sống phải biết ơn và luôn luôn khắc cốt ghi tâm công ơn của người đã giúp đỡ mình. Cụ thể, khi con người được đón nhận một điều tốt đẹp nào đó thì hãy nhớ đến công ơn của những người đã giúp đỡ và mang đến cho mình những điều ý nghĩa ấy.

b. Chứng minh

Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.Con người chúng ta được sống trong cuộc sống độc lập như ngày hôm nay cũng là nhờ biết bao thế hệ cha anh đã ngã xuống để đổi lấy cho ta cuộc đời tự do, độc lậpChúng ta được đi học , được cắp sách đến trường, được ăn no mặc ấm, tất cả những điều đó đều được đánh đổi bằng công sức lao động của cha mẹ chúng ta mà raKhông có một điều tốt đẹp nào tự dưng mà đến, mọi thứ mà chúng ta có ngày hôm nay đều là được thừa hưởng lại từ mồ hôi, công sức của những người đi trướcChưa kể, trong cuộc sống này ta còn gặp rất nhiều người và được họ giúp đỡ trong những lúc khó khăn, hoạn nạn.Tất cả những điều đáng quý ấy ta đều phải biết ơn và ghi nhớ công ơn của những người đã hi sinh và giúp đỡ cho mình. 

c. Cách để con người tỏ lòng biết ơn đến với những thế hệ đi trước

Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài.Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.Luôn luôn nhớ ơn người đã giúp đỡ mình và nếu có thể hãy sống nghĩa tình: đền đáp công ơn của họ trong phạm vi và khả năng của bản thân mình.

3. Kết bài

Khẳng định tính đúng đắn của hai câu tục ngữKhuyên mọi người sống cần đề cao đạo lý ơn nghĩa trước sau

Mẫu: Như vậy, hai câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn” đã thực sự chứa đựng được bài học đạo lý về lòng biết ơn, và lưu truyền qua biết bao nhiêu năm tháng. Dù cho ngày nay, sách vở, tài liệu giáo dục ngày càng đa dạng hóa với hình thức, màu sắc mới mẻ. Nhưng những câu tục ngữ mà cha ông ta để lại vẫn chiếm một vị trí quan trọng và phổ biến trong lòng nhân dân.

๖ۣۜHả๖ۣۜI
27 tháng 2 2022 lúc 22:11

Bn tham khảo!

Bài làm: 

     Dân tộc Việt Nam ta qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, phát triển văn hóa dân tộc đã đúc kết và để lại cho con cháu nhiều những truyền thống quý báu. Đồng thời tiếp thu những truyền thống văn hóa ấy của cha ông ngày nay nhân dân ta vẫn giữ gìn và phát huy chúng, tiêu biểu và nổi bật nhất là đạo lý sống: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn".

    Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" khuyên con người ta khi được hưởng một quả thơm, trái ngọt thì phải nhớ đến công lao tiêu tưới, chăm bón, một nắng hai sương của những người nông dân. Nhờ có phép ẩn dụ qua hình ảnh Ăn quả- kẻ trồng cây, câu tục ngữ đã đưa ra một bài học về đạo đức, lối sống đó là khi ta hưởng một thành quả tốt của người khác, thì ta cần phải biết ơn và phải biết cách báo đáp, nhớ đến người đã có công ơn với mình. Đây là một bài học về nhân cách, là một phần không thể thiếu để xây đắp nên đạo đức của con người.

    Ngoài ra, cha ông ta còn để lại một câu tục ngữ để khuyên răn chúng ta bài học về lòng biết ơn này: "Uống nước nhớ nguồn".

    “Uống nước” ở đây là những thành quả mà chúng ta được hưởng thụ về cả vật chất và tinh thần. “Nguồn” chỉ nguồn gốc, cội nguồn và tất cả những thành quả về cả con người, lịch sử và truyền thống. Cụm từ “Nhớ nguồn” là một hành động đạo đức về sự báo đáp, nhớ ơn đến những người làm ra nó. Lòng biết ơn là nhớ ơn những người đã làm ra thành quả cho chúng ta, sâu xa hơn, nó được nâng lên thành sự tri ân, nhớ ơn đến tổ tiên, cội nguồn của chúng ta. 

    Dải đất hình chữ S hòa bình ngày nay được hình thành là nhờ có công dựng nước và giữ nước của một lớp anh hùng đi trước đã hi sinh đời mình để bảo vệ đất nước. Bác Hồ đã nói: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải giữ lấy nước". Các Vua Hùng đã có công tạo dựng nên đất nước Văn Lang, Việt Nam ngày này. Chính vì vậy, con cháu đời đời luôn nhớ ơn đến những vị anh hùng này, và ngày giỗ tổ Hùng Vương chính là ngày để tất cả con dân Việt Nam nhớ ơn và thể hiện lòng biết ơn của mình. Nhân dân ta xưa đã truyền miệng nhau rằng:

     Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

 

    Cứ đến ngày giỗ tổ Hùng Vương là khắp con dân Việt Nam từ mọi nơi trên thế giới lại tụ hội về đền Hùng để thắp nén nhang tỏ lòng biết ơn của mình đến. Đã có rất nhiều thứ thay đổi, nhưng truyền thống về ngày giỗ tổ Hùng Vương luôn được giữ gìn và phát huy. Xưa cũng vậy, nay cũng thế, cứ vào ngày giỗ tổ là người người lại đổ về, trên tay là những lễ vật với lòng thành tâm của mình.

    Trong mỗi gia đình, dù giàu sang hay nghèo khó đều có bàn thờ gia tiên. Dẫu chỉ nén nhang, chén nước nhưng con cháu gửi gắm vào đó tấm lòng thành kính tưởng nhớ tới công đức của tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Họ luôn gìn giữ, phát huy truyền thống để làm vẻ vang cho gia đình, dòng họ.

    Trải qua hơn bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải đương đầu với hàng chục đạo quân xâm lược, bao nhiêu xương máu đã đổ xuống để bảo vệ chủ quyền tự do, độc lập cho Tổ quốc. Trên khắp đất nước, đâu đâu cũng có những đền miếu, chùa chiền và đài tưởng niệm để ghi nhớ công ơn của những anh hùng liệt sĩ đã cống hiến và hi sinh cho Tổ quốc. V.   à hàng ngàn nghĩa trang liệt sĩ quanh năm được nhân dân ta chăm sóc khói nhang với tấm lòng biết ơn vô hạn.

    Một trong những biểu hiện thiết thực của lòng biết ơn là chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đối với thương binh, liệt sĩ và gia đình có công với cách mạng. Biết bao bà mẹ Việt Nam anh hùng được cả nước tôn vinh, được các cơ quan, đoàn thể, trường học nhận phụng dưỡng để các mẹ yên hưởng tuổi già. Phong trào đền ơn đáp nghĩa nhân rộng khắp nơi. Những ngôi nhà tình nghĩa mọc lên từ miền xuôi cho đến miền ngược. Những đội quân tình nguyện ngày đêm miệt mài đi tìm hài cốt đồng đội ở các chiến trường xưa nơi rừng sâu núi thẳm để quy tập về nghĩa trang liệt sĩ hoặc đưa các anh về với mảnh đất quê hương… Đó đều là biểu hiện sinh động của đạo lí "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của nhân dân.

   Đối với học sinh chúng em, điều thể hiện sự biết ơn rõ ràng và gần gũi nhất đó chính là lòng biết ơn thầy cô giáo. Vào ngày 20-11, mỗi học sinh trên tay đều có những bó hoa tươi thắm, theo những lời chúc tự đáy lòng mình gửi đến những thầy cô giáo đã có công dạy dỗ chúng ta nên người. Nếu như thế hệ trẻ đã biết giữ gìn những truyền thống đạo đức này thì đất nước sẽ không bao giờ để những nét đẹp này bị mai một mà sẽ ngày càng được phát huy.

    "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" - những đạo lý, lối sống, đạo đức này sẽ luôn hiện hữu trong bản chất và cách sống của nhân dân Việt Nam. Và chúng em, một học sinh, một chủ nhân của thế hệ tương lai sau, cùng tất cả những con dân Việt Nam khác sẽ luôn tiếp bước, noi theo, phát huy những nét đẹp trong tâm hồn người Việt Nam.

Kudo Shinichi AKIRA^_^
27 tháng 2 2022 lúc 22:12

Tham khảo

 

1. Mở bài

Giới thiệu về lòng biết ơn và ý nghĩa của sự biết ơn trong cuộc sốngGiới thiệu câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

Mẫu: Dân tộc Việt Nam ta đã trải qua cả nghìn năm dựng nước và giữ nước. Trong quá trình ấy, những truyền thống, đạo lý tốt đẹp của cha ông vẫn luôn được gìn giữ và phát huy. Một trong những cách mà nhân dân ta vẫn thường sử dụng nhất, chính là cô đọng những đạo lý tốt đẹp ấy vào các câu tục ngữ ngắn gọn, dễ hiểu. Trong đó, được chú ý nhất, chính là những câu tục ngữ nói về sự tri ân, biết ơn. Đó chính là hai câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.

2. Thân bài

a. Giải thích

"Uống nước nhớ nguồn" nghĩa là khi ta uống nước, ta phải biết nhớ đến mạch nguồn - nơi cung cấp cho ta những giọt nước mát lành"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" nghĩa là khi ta được thụ hưởng một loại cây trái ngon lành nào thì ta phải nhớ đến công ơn của những người đã trồng cây để cho ta những hoa trái thơm ngon, bổ dưỡng. 

⇒ Từ hình ảnh này, hai câu tục ngữ muốn ẩn dụ cho việc con người sống phải biết ơn và luôn luôn khắc cốt ghi tâm công ơn của người đã giúp đỡ mình. Cụ thể, khi con người được đón nhận một điều tốt đẹp nào đó thì hãy nhớ đến công ơn của những người đã giúp đỡ và mang đến cho mình những điều ý nghĩa ấy.

b. Chứng minh

Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.Con người chúng ta được sống trong cuộc sống độc lập như ngày hôm nay cũng là nhờ biết bao thế hệ cha anh đã ngã xuống để đổi lấy cho ta cuộc đời tự do, độc lậpChúng ta được đi học , được cắp sách đến trường, được ăn no mặc ấm, tất cả những điều đó đều được đánh đổi bằng công sức lao động của cha mẹ chúng ta mà raKhông có một điều tốt đẹp nào tự dưng mà đến, mọi thứ mà chúng ta có ngày hôm nay đều là được thừa hưởng lại từ mồ hôi, công sức của những người đi trướcChưa kể, trong cuộc sống này ta còn gặp rất nhiều người và được họ giúp đỡ trong những lúc khó khăn, hoạn nạn.Tất cả những điều đáng quý ấy ta đều phải biết ơn và ghi nhớ công ơn của những người đã hi sinh và giúp đỡ cho mình. 

c. Cách để con người tỏ lòng biết ơn đến với những thế hệ đi trước

Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài.Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.Luôn luôn nhớ ơn người đã giúp đỡ mình và nếu có thể hãy sống nghĩa tình: đền đáp công ơn của họ trong phạm vi và khả năng của bản thân mình.

3. Kết bài

Khẳng định tính đúng đắn của hai câu tục ngữKhuyên mọi người sống cần đề cao đạo lý ơn nghĩa trước sau

Mẫu: Như vậy, hai câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn” đã thực sự chứa đựng được bài học đạo lý về lòng biết ơn, và lưu truyền qua biết bao nhiêu năm tháng. Dù cho ngày nay, sách vở, tài liệu giáo dục ngày càng đa dạng hóa với hình thức, màu sắc mới mẻ. Nhưng những câu tục ngữ mà cha ông ta để lại vẫn chiếm một vị trí quan trọng và phổ biến trong lòng nhân dân.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
15 tháng 9 2023 lúc 0:18

Nhan đề

Bao quát nội dung toàn bài

Bố cục

- Phần 1: Hồn thơ trong bài thơ Nắng mới.

- Phần 2: Chi tiết "Nắng mới" và cái "áo đỏ" trong bài thơ Nắng mới.

- Phần 3: Nét cười trong bài thơ Nắng mới.

- Phần 4: Khái quát lại nội dung toàn bài.

Luận điểm

- Nắng mới đã hội tụ được những vẻ đẹp nơi tâm hồn thơ Lưu Trọng Lư: thành thực phiêu lưu trong cõi mộng, cứ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy.

- Hai chữ "nắng mới" vừa ghi nhận một thời điểm đặc biệt trên dòng chảy thời gian vừa diễn tả không gian

- Mẹ là tâm điểm của nỗi nhớ về tuổi thơ trong nắng mới, là nét son trong "những ngày không" đi suốt cuộc đời với nhà thơ.

Lí lẽ

- Nắng mới đã rọi vào cái tình cảm muôn thuở mà bao giờ cũng mới mẻ.

- Thời điểm ấy.....mung lung đến thế.

- Dáng vào ra của mẹ...đa cảm.

Bằng chứng

- Mô típ bài thơ.

- Chủ thể trong bài thơ.

- Phân tích khổ thơ hai khổ thơ: "Mỗi lần nắng mới hắt bên song... những ngày không."; "Tôi nhớ mẹ tôi...trước giậu phơi."

- Phân tích khổ thơ "Hình dáng mẹ...giậu thưa.

- So sánh với bài thơ của Hoàng Cầm.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết