Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Kim Thanh Mai
Xem chi tiết
Hà Mai Chi
Xem chi tiết
Phương Dung
27 tháng 12 2020 lúc 9:23

* Giống nhau:

- Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành. Bộ máy nhà nước được tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).

- Còn đơn giản, sơ khai nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước.

* Khác nhau:

Nội dung

Nhà nước Văn Lang

Nhà nước Âu Lạc

Kinh đô

Bạch Hạc (Phú Thọ).

Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).

Quân đội

Chưa có.

Bộ binh, thủy binh, trang bị vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm, nỏ.

Thành quách

Chưa có.

Thành Cổ Loa.

Quyền lực của vua

Chưa cao.

Cao hơn, tập trung hơn.

Phân hóa xã hội

Chưa có sự phân hóa sâu sắc.

Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn.

⟹ Nhà nước Âu Lạc có sự tiến bộ hơn nhà nước Văn Lang về nhiều mặt. Thời Âu Lạc, quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn.

Linh Lê
Xem chi tiết
Phong Y
18 tháng 2 2021 lúc 10:03

* Bộ máy nhà nước:

- Năm 1471, vua Lê Thánh Tông tiến hành cuộc cải cách hành chính trên phạm vi cả nước.

- Ông bỏ hết các chức quan và cơ quan trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành, chia lại cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, thống nhất các đơn vị hành chính thành phủ, huyện (châu) xã.

=> Vua Lê Thánh Tông đã xây dựng một bộ máy nhà nước thống nhất, khá gọn gàng, tinh giản và hoạt động có hiệu lực, đảm bảo sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của trung ương. Đây là mô hình tiên tiến nhất của chế độ quân chủ phong kiến đương thời. Trong đó, trung ương và địa phương gắn liền nhau, quyền lực được bảo đảm từ trên xuống dưới. 

* Luật pháp:

- Vua Lê Thánh Tông đã đóng góp vào lịch sử dân tộc một bộ luật tiến bộ mang tên Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).

- Bộ luật Hồng Đức được coi là bộ luật nổi bật nhất, quan trọng nhất và có vai trò rất đặc biệt trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam.

- Mặc dù mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng bộ luật Hồng Đức lại chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ với những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, người cô quả, người tàn tật,… Đặc biệt là một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, điều này phản ánh truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia,…

Kinh tế 

a. Nông nghiệp

- Trong bối cảnh đất nước vừa ra khỏi ách thống trị của nhà Minh, làng xóm tiêu điều, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân khốn khổ, vua Lê Thái Tổ đã thực hiện nhiều chính sách để phục hồi và phát triển sản xuất:

+ Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng, đồng thời kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê làm ruộng .

+ Đặt cơ quan chuyên trách nông nghiệp như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ; chia ruộng đất theo phép quân điền.

- Cấm giết trâu bò, cấm điều động dân phu trong mùa gặt, cấy.

=> Nông nghiệp phục hồi và phát triển

b. Công thương nghiệp

- Nghề thủ công truyền thống phát triển như kéo tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, rèn sắt, nhiều làng thủ công ra đời . Thăng Long là nơi tập trung nhiều nhất các ngành nghề thủ công .

+ Các làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng: gốm Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương); đúc đồng ở Đại Bái (Bắc Ninh); rèn sắt  ở Vân Chàng (Nam Định).

+ Các phường thủ công nổi tiếng ở Thăng Long như: dệt vải lụa ở Nghi Tàm; làm giấy ở Yên Thái; phường Hàng Đào nhuộm điều.

- Các công xưởng thủ công nhà nước gọi là Cục bách tác, sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng.

- Buôn bán: nhà vua khuyến khích lập chợ mới, buôn bán với người nước ngoài ở Vân Đồn, Vạn Ninh, Hội Thống, và một số nơi ở Lạng Sơn, Tuyên Quang

=> Với chính sách và biện pháp tích cực của nhà nước, nhân dân cần cù lao động, nền kinh tế phục hồi và phát triển.

Xã hội

Thời Lê sơ có các giai cấp chính là :

   + Phong kiến gồm vua, quan lại, địa chủ .

   + Giai cấp nông dân chiếm đại đa số, họ có rất ít hoặc không có ruông đất, phải cày cấy ruộng thuê của địa chủ, quan lại và nộp tô cho chủ ruộng. Họ là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội.

   + Các tầng lớp khác như thương nhân, thợ thủ công, nô tì …, Trong đó, nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, nhà nước hạn chế nuôi nô tì, nên số lượng nô tì trong xã hội giảm dần.

TÌNH HÌNH VĂN HÓA - GIÁO DỤC Tình hình Giáo dục và khoa cử

Nhà Lê rất quan tâm đến giáo dục , đào tạo nhân tài thể hiện ở việc:

+ Dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long; mở trường các lộ; mọi người đều có thể học và đi thi .

+ Tuyển chọn người có tài, có đạo đức để làm thầy giáo

+ Mở khoa thi để chọn người tài  ra làm quan. Nội dung thi cử là sách của Nho giáo. Người đỗ tiến sĩ trở lên được vua ban mũ, áo, phẩm tước, vinh quy bái tổ, khắc tên vào bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

+ Thời Lê Sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.

 Văn hóa, khoa học, nghệ thuật

a. Văn học

*Văn thơ chữ Hán: phát triển và tiếp tục chiếm ưu thế

  + Nguyễn Trãi có Quân Trung Từ Mệnh Tập; Bình Ngô Đại Cáo

  + Lê Thánh Tông với Quỳnh Uyển cửu ca.

  *Văn thơ chữ Nôm: cũng giữ một vị trí quan trọng

   + Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi.

   + Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông.

b. Khoa học, nghệ thuật

- Sử học: Đại Việt sử kí (10 quyển) của Lê văn Hưu; Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, Lam Sơn thực lục của Ngô Sĩ Liên, Hoàng Triều Quan Chế.

- Địa lý: Hồng Đức bản đồ của Lê Thánh Tông; Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi, An Nam hình thăng đồ…..

- Y học: Bản thảo thực vật toát yếu của Phan Phu Tiên.

- Toán học: Đại Thành toán pháp của Lương Thế Vinh; Lập thành toán pháp của Vũ Hữu

︵✰Ah
18 tháng 2 2021 lúc 10:34

* Bộ máy nhà nước:

- Xây dựng một bộ máy nhà nước thống nhất, khá gọn gàng, tinh giản và hoạt động có hiệu lực, đảm bảo sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của trung ương. => Tăng cường tính chuyên chế của triều đình trung ương.

* Luật pháp:

- Vua Lê Thánh Tông đã đóng góp vào lịch sử dân tộc một bộ luật tiến bộ mang tên Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).

- Bộ luật Hồng Đức được coi là bộ luật nổi bật nhất, quan trọng nhất và có vai trò rất đặc biệt trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam.

- Mặc dù mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng bộ luật Hồng Đức lại chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ với những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, người cô quả, người tàn tật,… Đặc biệt là một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, điều này phản ánh truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia,…

Kinh tế

Lê Thánh Tông còn đặc biệt quan tâm các chính sách nhằm phát triển kinh tế như: sửa đổi luật thuế khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, mở đồn điền, kêu gọi người phiêu tán về quê,đặt ra luật quân điền chia đều ruộng đất cho mọi người. Về thuế má, Lê Thánh Tông quy định người già từ 60 tuổi trở lên và hoàng đinh (thanh thiếu niên) dưới 18 tuổi, cùng những người tàn tật và những người thuộc về tráng (hạng tòng quân) đều được miễn thuế đinh; còn lại mỗi nhân đinh phải nộp thuế đồng niên là 8 tiền. Sang thời Lê Hiến Tông, thuế đinh tăng lên, nhưng tựu chung vẫn thấp hơn mức thời Trần-Hồ. Lê Thánh Tông còn định lệ thuế đất, thuế ruộng và thuế đất bãi trồng dâu. Cả ba thứ đất này đều được chia làm 3 hạng, dựa theo số mẫu mà đóng thuế.

Luật pháp

Sau khi đánh bại quân Minh, vua Lê Thái Tổ đã bắt đầu soạn thảo luật pháp. Đến năm 1483, vua Thánh Tông sai các đình thần sửa đổi, biên soạn lại các điều luật cũ, làm thành bộ Quốc triều Hình luật (còn gọi là Luật Hồng Đức). Bộ luật gồm 6 quyển, 722 điều, và được sử dụng suốt từ thời Hồng Đức đến hết thế kỷ XVIII. Trong việc biên soạn bộ luật này, triều đình có tham khảo các bộ luật nhà Đường, nhà Minh bên Trung Quốc. Tuy nhiên, bộ luật của Lê Thánh Tông chứa đựng những sáng tạo đáng kể khiến nó gần gũi hơn với các đặc điểm xã hội, tôn giáo của Đại Việt. Trong số 722 điều của Quốc triều Hình luật, có đến 342 điều hoàn toàn không tương ứng với các điều luật của Trung Quốc. Trong các điều luật còn lại thì 200 điều chịu ảnh hưởng một mức độ nào đó luật nhà Đường, chỉ có 14 điều mô phỏng trực tiếp từ luật nhà Minh. Với bộ luật này, Đại Việt đã hình thành một nhà nước pháp quyền sơ khởi và thuộc loại sớm trên thế giới.

Giáo dục

Cùng với việc xây dựng thiết chế mới, Lê Thánh Tông rất chú trọng việc mở mang giáo dục, bồi dưỡng nhân tài, nhằm xây dựng và mở rộng một đội ngũ quan lại gốc bình dân thấm nhuần kinh điển Nho học, đồng thời hạn chế sự ảnh hưởng của tầng lớp quý tộc, võ tướng trong triều. Triều đình thời ông có Hàn lâm viện, Đông các viện, Quốc sử viện, Quốc Tử Giám, nhà Thái học là những cơ quan chuyên phụ trách văn hóa – giáo dục trong nước

 

Hân Lê
Xem chi tiết
Me Mo Mi
5 tháng 5 2016 lúc 21:35

Những đóng góp tiêu biểu:

-Kinh tế-chính trị:

+Kinh tế phát triển toàn diện(nông nghiệp,thủ công nghiệp,thương nghiệp).

+Năm 1010, nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.

+Năm 1042,ban hành bộ luật Hình thư bộ luật hình văn đầu tiên.

+Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt.

-Văn hóa-giáo dục:

+Năm 1070, nhà Lý lập văn miếu.

+Năm 1075, nhà Lý mở khoa thi đầu tiên và xây dựng chùa Diên Hựu.

-Chống ngoại xâm:nhà Lý tiến hành kháng chiến chống quân Tống lần 2 (từ 1075-1077).
 

Nguyễn Trần Phương Nam
Xem chi tiết
Hquynh
20 tháng 9 2021 lúc 20:02

Tham Khảo

 

- Nhà nước Văn Lang ra đời: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhờ sự phát triển của công cụ bằng đồng và sắt, đời sống sản xuất của người Việt cổ đã có sự chuyển biến rõ rệt. Nhu cầu chung sống, cùng làm thuỷ lợi và chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam - Nhà nước Văn Lang.

- Ý nghĩa sự ra đời của Nhà nước Văn Lang: Tuy còn sơ khai, chưa có pháp luật thành văn và chữ viết,... nhưng sự ra đời của Nhà nước Văn Lang đã mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc.

nthv_.
20 tháng 9 2021 lúc 20:02

Tham khảo:

2879 TCN. Ý nghĩa:

* Khẳng định sự tồn tại có thật của thời đại Hùng Vương. 
* Người Việt cổ tạo dựng nền văn minh đầu tiên với những thành tựu vô cùng to lớn và rực rỡ khẳng định lịch sử dựng nước sớm và lâu đời của dân tộc Việt Nam tạo cơ sở cho sự hình thành quốc gia dân tộc Việt Nam 
* Với những thành tựu rực rỡ đó đã tạo nên lối sống truyền thống, bản lĩnh của dân tộc Việt -> trở thành vị thế chủ động cho dân tộc Việt bước vào cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc hơn 1000 năm, sau đó giành lại độc lập dân tộc, bước vào thời kỳ phát triển.

OH-YEAH^^
20 tháng 9 2021 lúc 20:02

Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ VII

TCN

Ý nghĩa: sự ra đời của Nhà nước Văn Lang: Tuy còn sơ khai, chưa có pháp luật thành văn và chữ viết,... nhưng sự ra đời của Nhà nước Văn Lang đã mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc.

Thanh Truong
Xem chi tiết
minh nguyet
13 tháng 4 2021 lúc 21:54

a) Ưu điểm

- Nông nghiệp

     + Nhà nước thực hiện chính sách quân điền song do diện tích đất công ít nên tác dụng không lớn.

     + Công tác khai hoang được khuyến khích nên diện tích khai hoang được mở rộng.

 

- Thủ công nghiệp

     + Nhà nước được tổ chức với quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng để sản xuất vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức.

     + Thợ quan xưởng đã đóng được tàu thủy, tiếp cận với kĩ thuật chạy bằng máy hơi nước.

     + Trong nhân dân nghề thủ công truyền thống được duy trì

     + Nhiều nghề mới xuất hiện

b) Hạn chế

- Nông nghiệp

     + Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, lạc hậu.

- Thủ công nghiệp

     + Do chế độ công tượng hà khắc nên việc tiếp cận công nghiệp cơ khí hạn chế.

     + Các làng nghề thủ công không phát triển bằng trước.

- Thương nghiệp

     + Phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của nhà nước.

     + Nhà nước nắm độc quyền buôn bán với các nước láng giềng, việc giao lưu với các nước phương Tây bị hạn chế. Điều này làm cho kinh tế chậm phát triển.

a) Nông nghiệp :
- Ưu điểm :
+ Nhà nước đã ban hành lại chính sách quân điền, khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức và đã mở rộng thêm được diện tích trồng trọt.
+ Hằng năm, nhà nước đã cố gắng bỏ tiền, thóc, huy động nhân dân sửa đắp đê điều, nạo vét kênh mương.
- Hạn chế:
+ Ruộng đất của Nhà nước ngày càng bị thu hẹp và nông dân hầu như không có ruộng đất.
+ Kinh tế nông nghiệp của nhà Nguyễn lạc hậu, các chính sách của nhà Nguyễn về nông nghiệp hầu như không có hiệu quả.
b) Thủ công nghiệp :
- Ưu điểm :
+ Các nghề thủ công tiếp tục phát triển, đặc biệt các nghề làm gốm sứ, kéo tơ, dệt vải lụa, nấu đường, khai mỏ. Xuất hiện nghề mới là in tranh dân gian.
+ Thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn với nhiều ngành nghề, thợ quan xưởng đã chế tạo được một số máy móc đơn giản, đặc biệt là đóng được tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.
- Hạn chế : Do chính sách trưng tập thợ thủ công giỏi và sự quản lí của nhà nước, do việc giao thương khó khăn đã làm cho thủ công nghiệp không phát triển như trước.
c) Thương nghiệp :
- Ưu điểm : Nhà nước bắt đầu cho một số thuyền của mình sang các nước láng giềng mua bán.
- Hạn chế:
+ Do chính sách thuế khoá nặng nề và phức tạp của nhà nước đã cản trở việc buôn bán trong nước.
+ Nhà nước giữ độc lập quyền về ngoại thương, hạn chế thương nhân nước ngoài vào buôn bán. Các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi.

Hoàng Tử Lửa
Xem chi tiết
MIGHFHF
11 tháng 12 2016 lúc 22:39

1.Những nét mới về tình hình kinh tế, xã hội của cư dân Lạc Việt :
- Kinh tế:
+ Công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức đều phát triển hơn trước.
+ Đồ đồng gần như thay thế đồ đá.
- Xã hội :
+ Sự phân công lao động hình thành + Sự xuất hiện làng, bản (chiềng, chạ) và bộ lạc.
+ Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ.
+ Bắt đầu có sự phân hóa giàu - nghèo.

 

MIGHFHF
11 tháng 12 2016 lúc 22:39

2Những lí do ra đời nhà nước thời Hùng Vương:
- Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, sự xuất hiện các làng, chạ, bộ lạc.
- Do yêu cầu bảo vệ sản xuất vùng các sông lớn.
- Xã hội có sự phân chia giàu, nghèo.
- Mở rộng giao lưu và tự vệ.
 

MIGHFHF
11 tháng 12 2016 lúc 22:40

4.Những nét chính trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng :
- Ở : nhà sàn mái cong làm bằng tre, nứa, gỗ.
- Ăn : thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả ; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị.
- Mặc : nam đóng khố, mình trần ; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực...
- Phong tục : tình nghĩa anh, em, xóm làng ; lòng biết ơn tổ tiên.
- Lễ hội : nhiều lễ hội và các trò chơi...
- Tín ngưỡng : thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng...

 

Cao Phước Lâm
Xem chi tiết
(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
12 tháng 4 2022 lúc 17:32

Tham khảo:

Nguyễn Trãi còn đóng góp những tác phẩm có giá trị trên nhiều lĩnh vực văn học, sử học, địa lí như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí,... Tất cả nội dung ông viết đều chung tư tưởng nhân đạo, yêu nước và thương dân.

TV Cuber
12 tháng 4 2022 lúc 17:35

refre

 

- Nguyễn Trãi còn đóng góp những tác phẩm có giá trị trên nhiều lĩnh vực văn học, sử học, địa lí như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí,... Tất cả nội dung ông viết đều chung tư tưởng nhân đạo, yêu nước và thương dân.

=> Những đóng góp của ông đã làm cho tên tuổi Nguyễn Trãi rạng rỡ trong lịch sử, hiện tại và tương lai



 

Huỳnh Kim Ngân
12 tháng 4 2022 lúc 17:36

tham khảo nha

- Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi là một nhà chính trị, quân sự tài ba, đóng góp của ông chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.

- Nguyễn Trãi còn đóng góp những tác phẩm có giá trị trên nhiều lĩnh vực văn học, sử học, địa lí như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí,... Tất cả nội dung ông viết đều chung tư tưởng nhân đạo, yêu nước và thương dân.

=> Những đóng góp của ông đã làm cho tên tuổi Nguyễn Trãi rạng rỡ trong lịch sử, hiện tại và tương lai.

Dương Thị Thanh
Xem chi tiết