Bài 14 : Nước Âu Lạc

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
5647382910 HBO
Xem chi tiết
Hochocnuahocmai
2 tháng 6 2016 lúc 17:40

Hùng Vương Lạc hầu - Lạc tướng (Trung ương) Lạc tướng (Bộ) Lạc tướng (Bộ) Bồ chính (chiềng , chạ ) Bồ chính (chiềng , chạ) Bồ chính (chiềng , chạ)
Xong rùi đó bạn 

Dương Hoàng Minh
2 tháng 6 2016 lúc 17:35

 

Doraemon
2 tháng 6 2016 lúc 17:39

Sơ đồ nhà nước thời An Dương Vương:

 


 

nguyễn hoàng dũng
Xem chi tiết
Trương Quốc Việt
4 tháng 12 2016 lúc 20:39
Thời gianTừ 218 trước Công nguyên đến 179 trước Công nguyên
Sự kiệnCuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần

 

nguyễn thị phương trang
Xem chi tiết
Quách Thị Hoàng Lan
25 tháng 3 2018 lúc 19:41

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, nước Âu Lạc tồn tại từ 257 đến 208 TCN. Nhưng sách này cũng ghi chép rằng cuộc kháng chiến chống Tần xảy ra năm 214 TCN và quận Tượng do nhà Tần lập là nước ta là quân Tần đã chiếm được nước Âu Lạc, nhưng sau đó lại chép tiếp cuộc kháng chiến chống Triệu của An Dương Vương từ năm 210 đến 208 TCN. Đây là sự nhầm lẫn và mẫu thuẫn trong chính sử của ta, điều mà các nhà sử học vẫn đang nghiên cứu để xác minh.

Theo giả thuyết về cuộc kháng chiến, liên minh bộ lạc Tây Âu của Thục Phán đã có nhiều mối quan hệ chặt chẽ với nước Văn Lang của Hùng Vương. Mối quan hệ vừa giao lưu, liên kết, vừa đấu tranh, xung đột giữa hai tộc người gần gũi nhau về dòng máu, về địa vực, về kinh tế, văn hóa như vậy là cơ sở và cũng là bước chuẩn bị cho sự hợp nhất hai tộc người Việt – Tây Âu để mở rộng và phát triển nước Văn Lang. Cuộc kháng chiến chống Tần càng thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa xu thế phát triển đó.

Âu (Tây Âu, Âu Việt) và Lạc ( Lạc Việt), phản ánh sự liên kết hai nhóm người Lạc Việt và Tây Âu. Trong triều vua Thục vẫn có Lạc hầu và các địa phương vẫn do lạc tướng cai quản. Lãnh thổ nước Âu Lạc cũng được mở rộng trên cơ sở hai vùng lãnh thổ Văn Lang và Tây Âu. Sự thành lập nước Âu Lạc không phải là kết quả của một cuộc chiến tranh thôn tính, tiêu diệt, mà là một sự hợp nhất cư dân và đất đai của Lạc Việt và Tây Âu, của Hùng và Thục. Vì vậy, nước Âu Lạc là một bước phát triển mới, kế tục và cao hơn nước Văn Lang. Cũng vì vậy, không những người Tây Âu, mà cả người Lạc Việt và con cháu của họ đều coi An Dương Vương Thục Phán là một vị anh hùng có công lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Theo cuốn dư địa chí Cổ Loa, các nhà sử học cho rằng, Nước Âu Lạc chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, theo giả thuyết trên là khoảng gần 30 năm (khoảng 208 – 179 TCN). Do đó, thời gian tồn tại của nước Âu Lạc không tách ra thành một thời kỳ lịch sử riêng, mà được coi như một giai đoạn phát triển tiếp tục của nước Văn Lang và cũng nằm trong một thời đại chung: thời đại dựng nước đời Hùng Vương và An Dương Vương.

Kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa thời Âu Lạc đều tiếp tục phát triển trên cơ sở những thành tựu đã đạt được của nước Văn Lang. Văn hóa Đông Sơn vẫn là cơ sở văn hóa chung của nước Văn Lang và nước Âu Lạc, nhưng có những bước phát triển mới về một số mặt. Đặc biệt do yêu cầu bức thiết của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, trong thời Âu Lạc, kỹ thuật quân sự có những tiến bộ vượt bậc.

Một cải tiến vũ khí quan trọng của thời kỳ này là việc sáng chế ra loại nỏ bắn một lần nhiều phát tên, thường gọi là nỏ liễu hay loại nỏ liên châu. Loại vũ khí mới lợi hại đó đã được thần thánh hóa thành “nỏ thần” (thần nỗ) trong truyền thuyết dân gian. Năm 1959, khảo cổ học đã phát hiện được ở Cầu Vực, phía nam thành Cổ Loa, cách thành ngoại vài trăm mét, một kho mũi tên đồng gốm hàng vạn chiếc. Đó là một loại mũi tên gồm đầu tên có ba cạnh và chuôi dài cắm vào tên. Rải rác nhiều nơi trong và ngoài thành cũng tìm thấy mũi tên có kiểu dáng khác nhau.

Một công trình lao động lớn, một kiến trúc quân sự nổi tiếng thể hiện tập trung nhiều chỉ tiêu phát triển của nước Âu Lạc là thành Cổ Loa.

Sau khi thành lập nước Âu Lạc, An Dương Vương đã chọn Cổ Loa làm kinh đô và xây dựng ở đó một tòa thành lớn. Đấy là thành Cổ Loa, kinh thành của nước Âu Lạc đời An Dương Vương.

Cổ Loa nằm ở cùng đồng bằng giáp trung du của lưu vực sông Hồng, trên bờ bắc Hoàng Giang. Ngày nay, Hoàng Giang chỉ là một đoạn sông đã bị bồi lấp và đã được cải tạo thành một kênh thủy nông. Nhưng theo các tài liệu địa lý học lịch sử xưa kia, Hoàng Giang là một con sông lớn, nối liền sông Hồng với sông Cầu ở Quả Cảm – Thổ Hà. Trên bản đồ và thực địa, dấu vết của dòng sông cũ còn rõ nét với những đoạn gọi là sông Thiếp hay Ngũ Huyện Khê (sông chảy qua 5 huyện: Yên Lãng, Kim Anh, Đông Ngàn, Yên Phong, Tiên Du).

Từ Cổ Loa, theo Hoàng Giang có thể ngược lên sông Hồng, rồi theo sông Hồng, sông Đà, sông Lô có thể lên tận miền núi rừng phía Bắc và tây bắc hay theo Hồng, sông Đáy có thể xuôi xuống vùng đồng bằng và ra biển. Từ Cổ Loa, theo Hoàng Giang cũng có thể xuôi xuống sông Cầu để qua sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam lên miền núi rừng đông bắc hay theo Lục Đầu Giang xuống sông Thái Bình, sông Kinh Thày tỏa rộng khắp vùng đồng bằng ven biển.

Cổ Loa nằm giữa vùng đồng bằng, ở vị trí trung tâm của đất nước và đầu mối của các hệ thống giao thông đường thủy, dân cư đông đúc, kinh tế phát đạt. Việc dời đô về Cổ Loa, với vị trí địa lý, giao thông, kinh tế như vậy, chứng tỏ một yêu cầu phát triển mới của nước Âu Lạc. Thủ đô của nước Âu Lạc không thể ở vùng trung du như trước nữa, mà phải là một trung tâm về mọi mặt của đất nước.

Cổ Loa có tên nôm là chạ Chủ. Truyền thuyết dân gian cho biết, khi xây dựng đô thành mới, An Dương Vương đã dời dân chạ Chủ xuống vùng đất bãi cuối sông Hoàng, khai phá đất hoang lập nên những xóm làng mới. Đó là làng Quậy gồm Quậy Cả, Quậy Rào, Quây Con thuộc xã Liên Hà (Đông Anh, Hà Nội). Thành Cổ Loa được xây dựng trên một vùng đất đã được khai phá và có xóm làng cư trú từ lâu đời.

Tuy còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và thảo luận, nhưng không ai có thể phủ nhận rằng, thành Cổ Loa được xây dựng đầu tiên với An Dương Vương và giữ vai trò kinh đô của nước Âu Lạc. Cũng không ai nghi ngờ rằng, sau thời An Dương Vương, thành Cổ Loa đã được nhiều chính quyền của những thời kỳ lich sử khác nhau sử dụng và tất nhiên có tu bổ, sửa sang hay xây đắp thêm.

Thành Cổ Loa là một chỉ tiêu phản ánh tập trung sự phát triển nhiều mặt của nước Âu Lạc đời An Dương Vương. Nó không những chứng tỏ tài năng lao động sáng tạo, những tiến bộ về kỹ thuật xây dựng, về kỹ thuật và nghệ thuật quân sự của người Việt cổ, mà còn biểu thị một bước phát triển mới của Nhà nước Âu Lạc, của quyền lực xã hội, của sự phân hóa xã hội.

Huyền Anh Kute
Xem chi tiết
Nguyễn Gia Hân
30 tháng 11 2016 lúc 21:02

Vì Âu Lạc là 1 quốc gia hùng mạnh,có thành Cổ Loa kiên cố,có cung nỏ lợi hại,nhân dân một lòng đoàn kết dưới sự lãnh đạo của An Dương Vương để bảo vệ nền độc lập,tự chủ của quốc gia.

Chúc bạn học tốt!thanghoa

Huyền Anh Kute
Xem chi tiết
Nguyễn Gia Hân
30 tháng 11 2016 lúc 20:08

An Dương Vương thất bại nhanh chóng là do chủ quan nha bạn!ok

Hoàng Anh
30 tháng 11 2016 lúc 20:12

vì chỉ lo chuyện con gái và ngoại giao với phương bắc ( trung quốc ) mà ko củng cố lựng lượng , để lộ những đường đi nước bước của quân ta nên An dương vương thất bại nhanh chóng

Trần Bảo Ngân
19 tháng 11 2018 lúc 19:18

Vì ông ấy quá chủ quan, khinh thường địch

Tiểu thư Quỳnh Liên
Xem chi tiết
Thơ Cao
30 tháng 11 2016 lúc 20:17

Một đêm trăng sao vằng vặc, Mỵ Châu cùng Trọng Thủy ngồi trên phiến đá trắng giữa vườn, cùng nhau nhìn dẫy tường thành cao ngất, gió lạnh thổi, mây ngàn xa bay, đêm mỗi lúc một khuya... Trong câu truyện tỉ tê, Trọng Thủy hỏi vợ rằng:
- Nàng ơi! Bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không đánh được?
Mỵ Châu đáp:
- Có bí quyết gì đâu chàng! Âu Lạc đã có thành cao, hào sâu, lại có nỏ thần, lại bắn một phát chết hàng ngàn quân địch như thế còn ai đánh nổi được.
Trọng Thủy làm bộ ngạc nhiên, vờ như mới nghe nói đến nỏ thần lần đầu, chàng ngỏ ý muốn xem chiếc nỏ. Mỵ Châu không ngần ngại, chạy ngay vào chỗ cha nằm, lấy nỏ đem ra cho chồng xem. Nàng lại chỉ cho chàng biết cái lẫy vốn là chiếc móng chân thần Kim Quy và giảng cho Trọng Thuỷ nghe biết cách bắn. Trọng Thủy chăm chú nghe, chăm chú nhìn cái lẫy, nhìn khuôn khổ cái nỏ hồi lâu rồi đưa cho vợ cất đi.
Hôm sau, Trọng Thủy xin phép vua về thăm cha và thuật lại cho Triệu Ðà biết về chiếc nỏ thần.Triệu Ðà sai một gia nhân chuyên làm nỏ chế một cái lẫy giống như hệt cái lẫy của An Dương Vương. Lẫy giả làm xong, Trọng Thủy giấu vào trong áo trở lại sang Âu Lạc.
An Dương Vương vốn chiều con gái, thấy con mỗi khi gặp chồng thì vui vẻ sung sướng, liền sai gia nhân bầy tiệc rượu, để ba cha con cùng vui. Trọng Thủy uống cầm chừng, còn An Dương Vương và Mỵ Châu say tuý luý. Trọng Thủy thừa lúc bố vợ và vợ say. Lẻn ngay vào phòng tháo lẫy bằng móng chân Thần Kim Quy và thay vào cài lẫy giả bằng móng rùa.
Hôm sau, thấy chồng có vẻ bồn chồn, hết đứng lại ngồi không yên, Mỵ Châu hỏi chồng rằng:
- Hình như chàng đang có điều lo nghĩ gì , phải không?
Trọng Thủy đáp:
- Tôi sắp phải xa nàng bây giờ. Phụ vương dặn phải về ngay để còn lên miền Bắc, miền Bắc xa mãi trên kia
Mỵ Châu buồn rầu, lặng thinh, Trọng Thủy nói tiếp:
- Bây giờ đôi ta sắp phải xa nhau, không biết đến bao giờ gặp lại! Nếu chẳng may giặc giã, có khi nàng sẽ không còn ở chốn này nữa, tôi biết đâu mà tìm?
Mỵ Châu nói:
- Thiếp có áo lông ngỗng, hễ thiếp chạy về phương nào thiếp sẽ giắc lông ngỗng dọc đường, chàng cứ theo dấu lông ngỗng mà tìm.
Nói xong Mỵ Châu nức nở khóc.
Về đến đất Nam Hải, Trọng Thủy đưa cái móng rùa vàng cho cha. Triệu Ðà mừng rỡ vô cùng, reo lên rằng: "Phen này đất Âu Lạc sẽ về tay ta! " ít lâu sau Triệu Ðà ra lệnh cất quân sang đánh Âu Lạc..
Nghe tin báo, An Dương Vương cậy có nỏ thần, không phòng bị gì cả. Ðến khi quân giặc đã đến sát chân thành, An Dương Vương mới sai đem nỏ thần ra bắn thì thấy không hiệu nghiệm nữa.
Quân Nam Hải phá cửa thành, kéo ùa vào. An Dương Vương vội lên ngựa, để Mỵ Châu sau lưng, phi ngựa thoát ra cửa sau. Ngồi sau lưng cha, Mỹ Châu bứt lông ngỗng ở áo rắc khắp dọc đường.
Ðường núi gập ghềng hiểm trở, ngựa chạy luôn mấy ngày đêm, mới đến núi Dạ Sơn gần bờ biển. Hai cha con định xuống ngựa ngồi nghỉ thì quân giặc đã đuổi gần đến. Thấy đường núi quanh co dốc ngược, bóng chiều đã xuống, không còn nối nào chạy, An Dương Vương hướng ra biển khấn thần Kim Quy phù hộ cho mình. Vua vừa khấn xong thì một cơn gió lốc bốc cát bụi lên mịt mù làm rung chuyển cả núi rừng. Thần Kim Quy hiện lên, bảo An Dương Vương rằng "Giặc ở đằng sau lưng nhà vua đấy! "
An Dương Vương tỉnh ngộ, liền rút gươm chém Mỵ Châu, rồi nhẩy xuống biển. Rùa Thần rẽ nước đưa nhà vua đi. Quân của Triệu Ðà kéo vào chiếm đóng Loa thành. Còn Trọng Thuỷ một mình một ngựa theo dấu lông ngỗng đi tìm Mỵ Châu. Ðến gần bờ biển thấy xác vợ nằm trên đám cỏ, tuy chết mà nhan sắc không phai mờ. Trọng Thuỷ khóc oà lên,thu nhặt thi hài đem về chôn trong Loa thành, rồi đâm đầu xuống giếng trong thành mà chết.
Ngày nay ở làng Cổ Loa, trước đền thờ An Dương Vương còn cái giếng Trọng Thuỷ. Tục truyền khi Mỵ Châu đã bị cha giết rồi, máu nàng chảy xuống biển, trai ăn được nên mới có ngọc châu. Lấy được ngọc trai đó đem rửa nước giếng trong thành Cổ Loa thì ngọc trong sáng vô cùng

Mai Thị Kim Liên
30 tháng 11 2016 lúc 20:21

Khi chính trị, quân sự Âu Lạc suy yếu, Triệu Đà xuất quân xâm lược. Cuộc chiến đấu của An Dương Vương lâm vào tình thế bất lợi và nhanh chóng thất bại. Cuộc chiến bại này làm cho đất nước ta rơi vào ách thống trị của phong kiến Trung Quốc hơn 1.000 năm, thường gọi là thời kỳ Bắc thuộc.

 

Sau khi hợp nhất Âu Việt với Lạc Việt, Thục Phán nắm quyền cai quản đất nước, xưng là An Dương Vương, đổi tên nước là Âu Lạc, xây thành Cổ Loa làm kinh đô. Những sự kiện này xảy ra vào thế kỷ III, II trước công nguyên.

Lúc này ở Trung Quốc, nhà Tần sụp đổ, nhà Hán mới lên, một viên tướng nhà Tần là Triệu Đà lợi dụng tình hình đó, xây dựng lực lượng, chiếm đất Quảng Đông và Quảng Tây lập ra nước Nam Việt đóng đô ở đất Quảng Châu ngày nay và có âm mưu bành trướng xuống phía nam.

Triệu Đà đã nhiều lần xâm lược Âu Lạc, nhưng Âu Lạc lúc đó có quân tướng giỏi, có thành lũy kiên cố, có vũ khí tốt, đặc biệt là nỏ liên châu bắn một lần nhiều mũi tên - được coi là “nỏ thần” nên đều đánh bại Triệu Đà.

Bị thất bại bằng vũ lực, Triệu Đà dùng gian kế “cầu hòa” và cầu hôn công chúa Mỵ Nương cho con trai là Trọng Thủy, gửi Trọng Thủy ở rể ở kinh đô Cổ Loa. An Dương Vương bị mắc mưu giặc.

Trọng Thủy là một gian tế vừa dùng kế ly gián gây mâu thuẫn trong nội bộ triều đình, lấy cắp bí mật “nỏ thần”.

Khi chính trị, quân sự Âu Lạc suy yếu, Triệu Đà xuất quân xâm lược. Cuộc chiến đấu của An Dương Vương lâm vào tình thế bất lợi và nhanh chóng thất bại.

Cuộc chiến bại này làm cho đất nước ta rơi vào ách thống trị của phong kiến Trung Quốc hơn 1.000 năm, thường gọi là thời kỳ Bắc thuộc.

Tại mìk làm hơi gấp nên dài... bạn thông cảm nha leuleu

 

 

Anh Thư Đinh
30 tháng 11 2016 lúc 20:22

vì An Dương Vương thiếu phòng thủ, do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình nên đã mắc mưu của kẻ địch (Triệu Đà). Nội bộ không đoàn kết chống giặc. \(\rightarrow\) đây là bài học chống ngoại xâm của lịch sử dân tộc

(nước Âu Lạc, năm 207TCN cuộc chiến chống quân Nam Việt của Triệu Đà)

chắc z đó....

Yuuki Asuna
Xem chi tiết
Yuuki Asuna
1 tháng 12 2016 lúc 19:25

1. Vào cuối thế kỉ III TCN , đất nước Văn Lang không còn yên bình như trước . Vua không lo sửa sang võ thị , chỉ ham ăn uống , vui chơi . Lụt lội xảy ra , đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn . Nhà nước Văn Lang suy yếu

2. Khi quân Tần tấn công xâm lược vùng Bắc Văn Lang , người Tây Âu và Lạc Việt đã cùng nhau chống lại cuộc tấn công của quân Tần

Nhoc Buongbinh
Xem chi tiết
Võ Nguyễn Gia Khánh
8 tháng 12 2016 lúc 20:46

- Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
- Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế, xã hội đất nước cũng như sự hình thành quốc gia - dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 

Thuỳ Mun
9 tháng 12 2016 lúc 19:04

bộ máy nhà nước Âu Lạccơ bản giống bộ máy nhà nước Văn Lang nhưng bộ máy nhà nước Âu Lạc do An Dương Vương đứng đầu chặt chẽ hơn,có quy củ hơn ,tiến bộ hơn

Vũ
12 tháng 12 2017 lúc 20:37

cdcszcxgbgb

Đang Thuy Duyen
Xem chi tiết
Quốc Đạt
10 tháng 12 2016 lúc 11:50

Những nét chính trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng :
- Ở : nhà sàn mái cong làm bằng tre, nứa, gỗ.
- Ăn : thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả ; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị.
- Mặc : nam đóng khố, mình trần ; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực...
- Phong tục : tình nghĩa anh, em, xóm làng ; lòng biết ơn tổ tiên.
- Lễ hội : nhiều lễ hội và các trò chơi...
- Tín ngưỡng : thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng...

Đang Thuy Duyen
Xem chi tiết
Dạ Nguyệt
6 tháng 12 2016 lúc 19:58

undefined

Nguyễn Thị Thu Hiền
12 tháng 12 2016 lúc 22:01

Hỏi đáp Văn Sử Địa

Nguyễn Như Quỳnh
16 tháng 12 2016 lúc 16:46

undefined