Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Quảng Bình , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 15
Số lượng câu trả lời 416
Điểm GP 31
Điểm SP 667

Người theo dõi (88)

Văn Lê Đức
Thi Trương
team5a

Đang theo dõi (21)


Câu trả lời:

Bạn viết bài sạch sẽ, ghi họ tên, địa chỉ đầy đủ dưới bài viết, cho vào phong bì. Ngoài phong bì, góc trái bên trên ghi lại địa chỉ của mình, bên phải phía dưới viết: Tên chuyên mục mình gửi bài và tiếp theo là: Báo Thiếu niên Tiền phong, số 5 Hòa Mã, Hà Nội. Dán tem góc phải bên trên rồi cho vào thùng thư.Các bạn cũng có thể gõ bài trên máy tính rồi gửi qua Email cho các biên tập viên mà địa chỉ có sẵn tại các chuyên mục.

Email: Toasoan@tntp.org.vn.
ĐT: 84-4.9782327


Một số email ở một số chuyên mục khác của báo Thiếu niên Tiền phong

Chị Thư Thư, phụ trách chuyên mục Trang viết Tuổi hồng.
Email: thuha@tntp.org.vn

Hoa tiêu, phụ trách chuyên mục Hoa tiêu ngoại truyện, Lạ quá vui, Siêu quậy lớp tớ.
Email: hoatro360@yahoo.com hoặc huongduong@tntp.org.vn

Khóa Sol & Ngọc Nhi, phụ trách chuyên mục Ki ốt âm nhạc, Giải trí.
Email: giaitri_tntp@yahoo.com

Thúy Hảo và Bing Boong, phụ trách chuyên mục To TNTP CN, Phóng viên nhỏ.
Email: meotre@gmail.com

Hoàng Anh, phụ trách chuyên mục Kể chuyện Bác Hồ kính yêu, Những món quà dấu yêu.
Email: hoanganhtntp@gmail.com

Gõ Kiến, phụ trách chuyên mục Những tình huống bất ngờ
Email: maica@tntp.org.vn

Việt Cường, phụ trách chuyên mục Tiểu phẩm 200 chữ, Ca dao tục ngữ cải biên, Siêu thị nhe răng... nói chung ai sáng tác truyện cười thì gửi vào :
Email: vietcuong@tntp.org.vn hoặc vietcuong_cn@yahoo.com

Chị Chu Bích Thủy (Cán bộ Văn phòng Quỹ Học bổng Vừ A Dính)
Email: chuthuy@tntp.org.vn

Câu trả lời:

Để chuấn bị vào năm học mới, ba mua cho em một bộ sách giáo khoa lớp Năm, trong đó có cuốn sách Tiếng Việt 5, tập hai. Quyển sách Tiếng Việt mới xinh xắn làm sao, hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng một bức tranh với nhiều màu sắc khác nhau. Mặt bìa láng bóng. Sách mới nên có mùi thơm của giấy và mực in. Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Ngoài bìa phía trên in chữ TIÊNG VIỆT 5. tập hai bằng mực xanh và đỏ. Phía dưới là bức tranh có các hạn nhỏ thuộc nhiều dân tộc khác nhau đang nói chuyện vui vẻ. Trước mặt các bạn, những cô chú xã viên đang miệt mài trồng lúa, càv bừa trên các thửa ruộng. Xa xa là một ngôi làng nhỏ, mái ngói đỏ tươi nấp dưới những rặng tre đang rì rào ca hát. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu căng buồm ra khơi đánh cá. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang nghiêng mình chao liệng. Lật sách ra, trang thứ nhất ghi tên các tác giả của quyển sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt. Trang 3 là chủ điểm Người công dân và một bức tranh vẽ cảnh các bạn thiếu niên khăn quàng đỏ thắm trên vai đang vui vẻ bỏ phiếu thể hiện vai trò và trách nhiệm của người công dân. Trang số 4 ghi chữ “Tuần 19” và bài tập đọc Người công dân số Một nói về tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong việc đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bên trong các bài học sắp xếp theo tuần, xoay quanh năm chủ điểm: Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập. Các phân môn học trong tuần gồm Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Các phần ghi nhớ được đóng khung với nền màu xanh biếc, gây được sự chú ý nhất định cho người đọc. Trước mỗi chủ điểm sách đều dành hẳn một trang và hình minh hoạ cho chủ điểm đó. Mỗi bài học lại thường có hình minh hoạ rõ ràng, màu sắc hấp dẫn. Quyển sách TIẾNG VIỆT 5, tập hai sẽ là người bạn đồng hành cùng em trong suốt học kì II giúp em mở mang kiến thức và học tốt môn Tiếng Việt. Em quý quyển sách của em lắm! Hằng ngày, sau khi học bài xong, em bỏ nó vào cặp sách. Mai này dù lên lớp 6, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri ki. giúp em vững kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.

Đây là một bài văn ko phải mk viết nhưng nó rất hay ( đừng ném đá mk )

Câu trả lời:

1. . Mở bài - Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc. - Một trong những nét đẹp của phẩm giá là tình thương yêu con người và đức vị tha. - Ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ con cháu : Thương người như thể thương thân. II. Thân bài a) giải thích ý nghĩa câu tục ngữ. -Thân là bản thân. Thương thân là thương mình, khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc. - Thương người : người là người xung quanh. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ. Thương người như thể thương thân : ta yêu quý bản thân mình như thế nào thì mình phải thương người khác như thế. Nếu đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu,... thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ấy, ta hãy cảm thông, giúp đỡ, quan tâm tới họ như đối với chính bản thân ta. b) Tác dụng của câu tục ngữ :
Là lời nhắc nhở phải biết Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.
Phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái
c) chứng minh nội dung câu tục ngữ.
Một cá nhân không thể sống tác rời cộng đồng gia đình, xã hội, nhất là lúc cơ nhỡ, khó khăn ( từ đoạn này bắt đầu lấy dẫn chứng cụ thể qua sách báo, phim ảnh,.... mà bạn biết)
Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy ( Tiếp tục đưa ra dẫn chứng )
Hiện nay, phong trào từ thiện được nhân rộng khắp đất nước. Đó là biểu hiện cụ thể của truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
III. Kết bài
Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hành đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Tinh thần tương thân tương ái là nét đẹp nổi bật trong bản sắc của dân tộc ta.
Trong thời đại mới, tinh thần ấy nâng cao, mở rộng thành tình yêu nhân