Đề bài : Phân tích bài

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Khánh Linh

Lập dàn ý cho đề bài : Chứng minh câu tục ngữ

" Một cây làm chẳng lên non ,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Thảo Nguyễn
23 tháng 2 2017 lúc 19:36

DÀN Ý

1. Mở bài

- Kho tàng ca dao, tục ngữ phong phú.

- Trong đó có câu ca dao nhắc nhở về tinh thần đoàn kết.

2. Thân bài

- Giải thích ý nghĩa của câu ca dao (ý nghĩa của cây, một cây, ba cây, núi, non, chụm lại).

- Dẫn chứng lịch sử về tinh thần đoàn kết và sức mạnh của nó trong đấu tranh giải phóng dân tộc: đời nhà Trần, nhà Lê; kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ...

- Dẫn chứng lịch sử về tinh thần đoàn kết và sức mạnh của nó trong đấu tranh xây dựng, kiến thiết đất nước.

- Liên hệ ý nghĩa câu ca dao đến cuộc sống gia đình, lớp học,...

3. Kết bài

- Khẳng định lại về ý nghĩa giáo dục của câu tục ngữ.

Chúc bn hc tốt^^Nguyễn Khánh Linh

Thơ Cao
25 tháng 2 2017 lúc 10:38
1. . Mở bài - Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc. - Một trong những nét đẹp của phẩm giá là tình thương yêu con người và đức vị tha. - Ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ con cháu : Thương người như thể thương thân. II. Thân bài a) giải thích ý nghĩa câu tục ngữ. -Thân là bản thân. Thương thân là thương mình, khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc. - Thương người : người là người xung quanh. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ. Thương người như thể thương thân : ta yêu quý bản thân mình như thế nào thì mình phải thương người khác như thế. Nếu đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu,... thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ấy, ta hãy cảm thông, giúp đỡ, quan tâm tới họ như đối với chính bản thân ta. b) Tác dụng của câu tục ngữ :
Là lời nhắc nhở phải biết Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.
Phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái
c) chứng minh nội dung câu tục ngữ.
Một cá nhân không thể sống tác rời cộng đồng gia đình, xã hội, nhất là lúc cơ nhỡ, khó khăn ( từ đoạn này bắt đầu lấy dẫn chứng cụ thể qua sách báo, phim ảnh,.... mà bạn biết)
Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy ( Tiếp tục đưa ra dẫn chứng )
Hiện nay, phong trào từ thiện được nhân rộng khắp đất nước. Đó là biểu hiện cụ thể của truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
III. Kết bài
Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hành đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Tinh thần tương thân tương ái là nét đẹp nổi bật trong bản sắc của dân tộc ta.
Trong thời đại mới, tinh thần ấy nâng cao, mở rộng thành tình yêu nhân
trần vân anh
2 tháng 3 2017 lúc 21:25
Ông cha ta thường dạy một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Bằng vốn kiến thức và sự hiểu biết của mình, em hãy chứng minh tính đúng đắn của lời dạy trên. Từ đó rút ra bài học cho bản thân và mọi người. Đây là bài văn hay nhất mà chúng tôi đã sưu tâm được, hi vọng sẽ là nguồn tham khảo có ích cho các bạn khi các bạn viết bài viết của mình. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong học tập.

Tục ngữ Việt Nam rất phong phú và thể hiện ở mọi mặt của đời sống xã hội. Nó là lời đúc kết những kinh nghiệm của cha ông và được chuyển thành vần thơ rồi để lại cho con cháu học tập và rèn luyện, trong đó có câu:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Câu tục ngữ nói lên sức mạnh của sự đồng lòng, đoàn kết, gợi lên hình ảnh rất sinh động: một cây bé nhỏ, đơn độc thì “làm chẳng nên non” nhưng “ba cây chụm lại” thì “nên hòn núi cao”. “Ba cây” chỉ là cách nói ước lệ, khái quát của dân gian ý chỉ “nhiều cây thì sẽ nên rừng”.Nhưng nếu chỉ nói chuyện cây và núi thì câu tục ngữ đã không sống lâu bền trong dân gian Việt Nam như vậy. “Một cây” và “ba cây” là hình ảnh của cá nhân và tập thể. Và “non”, “núi cao” là hình ảnh của những công việc khó khăn, nặng nhọc.

Bằng những kinh nghiệm xương máu của mình, ông cha ta đã đưa ra một nhận định: một cá nhân đơn lẻ thì khó làm nên việc lớn; muốn làm được những công việc khó khăn, vất vả con người phải biết đoàn kết, hợp lực với nhau. Đó chính là bài học về tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng.

Lời răn dạy của cha ông thể hiện trong câu tục ngữ được dân tộc ta chứng minh qua nhiều thế hệ bằng thực tế cuộc sống chiến đấu và lao động của dân tộc. Trong những cuộc kháng chiến gian khó, nguy hiểm nhất của dân tộc, nhân dân ta vẫn đoàn kết một lòng vượt qua để chiến đấu và chiến thắng. Thế kỉ mười ba, đất nước ta phải đương đầu với kẻ thù hùng mạnh nhất thếgiới khi ấy: quân xâm lược Mông – Nguyên. “Vó ngựa Mông – Nguyên chạy tới đâu cỏ cây không mọc được đến đấy”, chúng đã đi từ Đông sang Tây, chiếm được những vùng đất đai rộng lớn và nay cũng ôm mộng xâm lược Đại Việt. Nhưng nhân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của vua tôi nhà Trần đã không cam tâm chịu thua. Vua Trần đã tổ chức nhiều hội nghị nhằm lấy ý kiến và tập hợp sức mạnh toàn quân, toàn dân. Từ hội nghị Bình Than đến hội nghị Diên Hồng, đâu đâu cũng vang lên tiếng hô “Đánh! Đánh!”. Với sức mạnh như vũ bão của cả một dân tộc, ba lần quân Mông – Nguyên xâm lược là ba lần chúng phải rút chạy nhục nhã. Bước vào thế kỉ hai mươi, thế kỉ của những giông bão thời đại, đối mặt với sự xâm lược của hai đế quốc hùng mạnh nhất thế giới: thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, dân tộc ta vẫn phát huy tinh thần đoàn kết keo sơn. Bác Hồ đã kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” “bất kể đàn ông, đàn bà, người già, trẻ nhỏ không phân biệt tôn giáo đẳng cấp” đều đứng lên chống giặc. Ngay cả khi miền Bắc đã được giải phóng, miền Bắc vẫn gồng mình chung tay sản xuất để chi viện cho miền Nam đánh Mĩ. Những phong trào lao động sản xuất nổi lên như sóng cồn: “Mỗi người làm việc bằng hai”, “Lao động giỏi”, “Cờ ba nhất”, “Ba sẵn sàng”… Và rồi, qua những năm trường kì kháng chiến gian khổ, cách mạng đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Từ Cách mạng tháng Tám đến chiến thắng của dân tộc là bản hùng ca ca ngợi sức mạnh của tinh thần đoàn kết, ý chí sắt đá và trí tuệ phi thường của con người Việt Nam bé nhỏ. Sau này Bác Hồ đã tổng kết: “Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy (yêu nước) lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước…”.

Trong cuộc sống, thậm chí cũng như trong lịch sử đã chứng minh về những hạn chế của sự đơn độc. Đó là cha con Hồ Quý Ly vì cướp ngôi nhà Trần làm mất lòng dân nên phải đơn phương trong cuộc chống giặc Minh xâm lược: “Không sợ đánh giặc chỉ sợ lòng dân không theo”. Và quả thực, nhà Hồ đã không đoàn kết được nhân dân làm mất nước ta vào tay giặc. Đó còn là bè lũ Lê Chiêu Thống làm li tán lòng người để kẻ thù ngoại bang tranh thủ cơ hội xâm lược nước ta… Lịch sử sẽ mãi lấy đó làm những bài học đắt giá.

Ngày nay, tiếp thu bài học của cha ông, đất nước ta đang phát huy sức mạnh đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân để xây dựng đời sống đưa đất nước phát triển hội nhập với thế giới. Để xứng đáng với vai trò của những chủ nhân tương lai của đất nước, những người học sinh chúng em cần biết học tập tinh thần đoàn kết để xây dựng tập thể lớp vững mạnh và đặc biệt là để tạo nên mối quan hệ hòa thuận, yêu thương trong gia đình của mình.

Câu tục ngữ có ý nghĩa thật lớn lao đối với thế hệ trẻ chúng ta. Hiểu rõ về ý nghĩa của câu tục ngữ, dân tộc Việt Nam có sự gắn bó đoàn kết chặt chẽ hơn, mọi khó khăn gian khổ đều được vượt qua và nhanh chóng sánh vai với năm châu bốn bể

le tran nhat linh
5 tháng 3 2017 lúc 19:31

I. DÀN Ý

1. Mở bài

- Kho tàng ca dao, tục ngữ phong phú.

- Trong đó có câu ca dao nhắc nhở về tinh thần đoàn kết.

2. Thân bài

- Giải thích ý nghĩa của câu ca dao (ý nghĩa của cây, một cây, ba cây, núi, non, chụm lại).

- Dẫn chứng lịch sử về tinh thần đoàn kết và sức mạnh của nó trong đấu tranh giải phóng dân tộc: đời nhà Trần, nhà Lê; kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ...

- Dẫn chứng lịch sử về tinh thần đoàn kết và sức mạnh của nó trong đấu tranh xây dựng, kiến thiết đất nước.

- Liên hệ ý nghĩa câu ca dao đến cuộc sống gia đình, lớp học,...

3. Kết bài

- Khẳng định lại về ý nghĩa giáo dục của câu tục ngữ.

II. BÀI LÀM

Tục ngữ, ca dao là kho tàng kinh nghiệm vô cùng quý báu về lối sống, tình cảm, kinh nghiệm sản xuất, đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong kho tàng đó, ta có một câu ca dao nhắc nhở chúng ta về tình đoàn kết.

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

“Một cây”, số ít, cho ta hình dung đến sự đơn lẻ, chẳng thểnào làm nên núi, nên non, thành rừng. “Ba cây”, số nhiều, cho ta hình ảnh của nhiều cây, cho rừng cây, cho núi non hùng vĩ, cho sức mạnh. Chụm lại là hành động, là biểu hiện ý chí thống nhất, hợp tác sát cánh bên nhau, là sự gắn bó, đoàn kết. Như vậy là cây ở câu ca dao trên được nhân hóa trở thành con người, trở thành một biểu tượng sống động về nhân dân, nói lên tình yêu thương, đoàn kết.

Từ hình ảnh thiên nhiên là một cây, ba cây, núi, non, cho ta liên tưởng đến cuộc sống của con người. Đó chính là sự đồng lòng, đồng sức, sự sát cánh bên nhau của tập thể, sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp làm nên những thành công lớn mà mỗi cá nhân hoặc tập thể nhỏ không thểlàm được.

Lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước và lao động xây dựng đất nước của nhân dân ta vừa là nguồn gốc vừa là minh chứng sâu sắc cho bàihọc ấy.

Trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, xây dựng được khối đoàn kết vững chắc là cực kì quan trọng. Nếu biết đoàn kết, đồng lòng, đồng sức thì sẽ có sức mạnh đểchống độ, đánh đuổi được kẻ thù hùng mạnh. Như ở đời nhà Trần, giặc Nguyên Mông rất mạnh, vó ngựa Mông cổ đi đến đâu, cỏ không mọc được tới đó. Tiếng hô “Quyết chiến! Quyến chiến!" của các bôlão vang lên khắp điện Diên Hồng không chỉ biểu thị cho tình yêu nước bất khuất mà còn thể hiện sức mạnh lớn lao của tinh thần đoàn kết toàn dân Đại Việt, quyết chiến quyết thắng quân xâm lược Nguyên Mông. Từ tiếng hô ấy, khắp nơi nơi, người già haytrẻ con, miền xuôi hay miền ngược, gái cũng như trai đều chung ý chí chống giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi. Cuối cùng, dù giặc mạnh nhưng quân ta vẫn giành được thắng lợi vẻ vang, tới ba lần thắng giặc Nguyên Mông, giữ yên bờ cõi.

Đến thời nhà Lê, Lê Lợi đã kêu gọi những anh hùng có chí khí cùng dựng cờ khởi nghĩa. Ông tập hợp dưới lá cờ của mình mọi người dân yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, đoàn kết chặt chẽ “tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”. Vì có tinh thần đoàn kết suốt mười năm kháng chiến, với tinh thần yêu nước nồng nàn, đoàn quân của ông đã chiến thắng trở về.

Trong cuộc kháng chiến trường kì đánh đuổi thực dân Pháp, Bác Hồ kính yêu đã ra lời kêu gọi toàn quân, toàn dân một lòng nhất tề đứng lên đánh Pháp: “..Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc..”.

Cuộc kháng chiến trường kì chống đế quốc Mỹ là một bản anh hùng ca về khối đoàn kết toàn dân tộc. Đương đầu với nửa triệu giặc Mĩ xâm lược có vũ khí và trang thiết bị quân sự tôi tân nhất thế giới, nhân dân hai miền Nam Bắc như máu của máu việt Nam, như thịt của thịt Việt Nam đã xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam và trong Mặt trận tổ quốc Việt Nam làm nên thắng lợi vẻ vang, kết thúc hơn hai mươi năm kháng chiến trường kì bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mà đỉnh cao là Đại thắng mùa xuân năm 1975. Lúc này, nhớ biết bao lời dạy của Bác Hồ:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công.

Không những trong chiến đấu bảo vệ tổquốc, sức mạnh của đoàn kết còn được thể hiện trong công cuộc xây dựng tổ quốc, kiến thiết đất nước. Con đê sông Hồng, sông Thái Bình sừng sững như những bức tường thành dài hàng trăm cây sốlà kết tinh từ sức mạnh đoàn kết, chunglưng, đấu cật của biết bao thế hệ, qua bao thời gian. Nhờ công ơn của biết bao thế hệ “chụm lại” mà ta có thành phốcửa biển to đẹp như ngày này.Từ ngày đầu thành lập, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nay là nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam, từ một đất nước nông nghiệp lạc hậu với 95% dân sốmù chữ, ngày nay chúng ta đã khẳng định được vị thếcủa mình trên trường quốc tế với mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Điều đó khẳng định được tinh thần đoàn kết, sức mạnh đoàn kết của cả đất nước trong mấy chục năm qua. Từ đó, cũng cho thấy được tinh thần đoàn kết quốc tế của đất nước ta, để hợp tác bạn bè quốc tế, nâng cao tiềm lực đất nước, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển chung toàn cầu...

Ngay trong mỗi gia đình nhỏ nếu mọi người đều biết yêu thương nhau, tôn trọng nhau, giúp đỡ lẫn nhau, gắn kết một lòng thì gia đình luôn hạnh phúc, hoà thuận. Lớp chúng em cũng vậy, khi mọi người đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm cùng làm việc gì thì khó đến đâu chúng em cũng hoàn thành, nhưng khi chưa thống nhất được, chưa nhất trí được thì làm việc gì cũng thấy còn nhiều khó khăn.

Tóm lại, câu ca dao của ông cha ta đúc kết lại qua hàng ngàn năm vừa là chân lí, vừa là lời dạy bảo, nhắc nhở đối với mỗi người, mỗi tập thể và với cả dân tộc. Bài học ấy được rút ra từ lịch sử dựng nước và giữ nước và luôn cần được ghi nhớ, làm theo trong cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân, tập thể và trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.


Các câu hỏi tương tự
Võ Nguyễn Nhật Minh
Xem chi tiết
hanie anh
Xem chi tiết
Tiêu Chiến
Xem chi tiết
Nguyễn Ánh Dương
Xem chi tiết
Gà Dễ Thương _Gunny
Xem chi tiết
Trần Thị Mai
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Lê Tấn Phúc
Xem chi tiết
Hồng Nhung Đặng Thị
Xem chi tiết