Cho các hợp chất sau: (1) CaCl2; (2) CH2 = CH – Cl; (3) C6H5 – CHO; (4) CaC2; (5) Al(OH)3; (6) CuSO4; (7) Ba(NO3)2. Hợp chất nào là hợp chất hữu cơ, hợp chất nào là hợp chất vô cơ?
Cho các hợp chất sau: NaCl, CaCl2, MgCl2, AlCl3, KCl. Số hợp chất khi điện phân nóng chảy, thu được kim loại là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
Đáp án B
Các hợp chất khi điện phân nóng chảy thu được kim loại là: NaCl, CaCl2, MgCl2, KCl.
Riêng AlCl3 sẽ bị thăng hoa khi nhiệt độ cao nên không thể điện phân nóng chảy được.
Kiến thức cần nhớ
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
1. Phương pháp thủy luyện
- Phương pháp thủy luyện còn gọi là phương pháp ướt, được dùng để điều chế những kim loại có độ hoạt động hóa học thấp như Au, Ag, Hg, Cu…
- Cơ sở của phương pháp này là dùng những dung dịch thích hợp, như dung dịch H2SO4, NaOH, NaCN… để hòa tan kim loại hoặc hợp chất của kim loại và tách ra khỏi phần không tan có trong quặng. Sau đó các ion kim loại trong dung dịch được khử bằng kim loại có tính khử mạng hơn, như Fe, Zn…
Ví dụ:
Người ta điều chế Ag bằng cách nghiền nhỏ quặng bạc sunfua Ag2S, xử lí bằng dung dịch NaCN, rồi lọc để thu được dung dịch muối phức bạc:
Ag2S + 4NaCN → 2Na[Ag(CN)2] + Na2S
Sau đó, ion Ag+ trong phức được khử bằng kim loại Zn:
Zn + 2Na[Ag(CN)2] → Na2[Zn(CN)4] + 2Ag
2. Phương pháp nhiệt luyện
- Phương pháp nhiệt luyện được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp để điều chế những kim loại có độ hoạt động hóa học trung bình như Zn, Cr, Fe, Sn, Pb,…
- Cơ sở của phương pháp này là khử những ion kim loại trong các hợp chất ở nhiệt độ cao bằng các chất khử mạnh như C, CO, H2, hoặc Al, kim loại kiềm hoặc kiềm thổ.
Các phản ứng dùng kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ làm chất khử đều phải thực hiện trong môi trường khí trơ hoặc chân không.
3. Phương pháp điện phân
- Phương pháp điện phân là phương pháp vạn năng, được dùng để điều chế hầu hết các kim loại, từ những kim loại có độ hoạt động hóa học cao đến trung bình và thấp.
- Cơ sở của phương pháp này là dùng dòng điện một chiều để khử các ion kim loại. Tác nhân khử là cực (-) mạnh hơn nhiều lần tác nhân khử là chất hóa học.
- Điều chế kim loại có tính khử mạng như Li, Na, K, Al,… bằng cách điện phân những hợp chất (muối, bazơ, oxit) nóng chảy của chúng.
- Điều chế kim loại có tính khử trung bình và yếu như Zn, Cu → bằng cách điện phân dung dịch muối của chúng (xem thêm bài điện phân)
Cho các hợp chất sau: F2; CaCl2; K2O; N2; H2O; MgO
Cho biết mỗi loại liên kết trong hợp chất.
Viết CT e- ,CTCT đối với hợp chất có LK cộng hóa trị.
Viết sơ đồ dịch chuyển e- đối với hợp chất có LK ion.
Xác định điện hoá trị và cộng hoá trị của các nguyên tố có trong hợp chất.
Xác định điện hoá trị và cộng hoá trị của các nguyên tố có trong hợp chất:
F2: 0
CaCl2: Ca2+ và Cl-
MgO: Mg2+ O2-
NCl3: N3+ Cl-
SiH4: Si4- và H+
K2O: K+ và O2-
N2: 0
H2O: H+ và O2-
cho các CTHH sau: Al2O3, SO3, CO2, CuO, H2SO4, KOH, Ba(OH)2, ZnSO4, Na2SO4, NaHCO3, K2HPO4, Ca(HSO4)2, H3PO4, CaCl2. Hãy cho biết mỗi chất trên thuộc loại hợp chất nào? Gọi tên từng hợp chất (giúp em với ạ)
CTHH | Tên | Phân loại |
Al2O3 | Nhôm oxit | oxit |
SO3 | Lưu huỳnh trioxit | oxit |
CO2 | Cacbon đioxit | oxit |
CuO | Đồng (II) oxit | oxit |
H2SO4 | axit sunfuric | axit |
KOH | Kali hiđroxit | bazơ |
Ba(OH)2 | Bari hiđroxit | bazơ |
ZnSO4 | Kẽm sunfat | muối |
Na2SO4 | Natri sunfat | muối |
NaHCO3 | Natri hiđrocacbonat | muối |
K2HPO4 | Kali hiđrophotphat | muối |
Ca(HSO4)2 | Canxi hiđrosunfat | muối |
H3PO4 | axit photphoric | axit |
CaCl2 | Canxi clorua | muối |
Cho các CTHH sau: Al2O3, SO3, CO2, CuO, H2SO4, KOH, Ba(OH)2, ZnSO4, Na2SO4, NaHCO3, K2HPO4, Ca(HSO4)2, H3PO4, CaCl2, Fe(NO3 )3, Fe(OH)2 Hãy cho biết mỗi chất trên thuộc loại hợp chất nào? Gọi tên từng hợp chất.
CTHH | Tên | Phân loại |
Al2O3 | Nhôm oxit | oxit |
SO3 | Lưu huỳnh trioxit | oxit |
CO2 | Cacbon đioxit | oxit |
CuO | Đồng (II) oxit | oxit |
H2SO4 | Axit sunfuric | axit |
KOH | Kali hiđroxit | bazơ |
Ba(OH)2 | Bari hiđroxit | bazơ |
ZnSO4 | Kẽm sunfat | muối |
Na2SO4 | Ntri sunfat | muối |
NaHCO3 | Natri hiđrocacbonat | muối |
K2HPO4 | Kali hiđrophotphat | muối |
Ca(HSO4)2 | Canxi hiđrosunfat | muối |
H3PO4 | Axit photphoric | axit |
CaCl2 | Canxi clorua | muối |
Fe(NO3)3 | Sắt (III) nitrat | muối |
Fe(OH)2 | Sắt (II) hiđroxit | bazơ |
cho các chất sau : HNO3,KOH,CuCl2,Zn(OH)2,CuSO4,H2SO4,HCl,H2SO3, Cu(OH)2,CuO,ZnSO4,P2O5,Al2O3,H3PO4,Fe2O3,N2O5,Ba(OH)2,NaOH,KBr,CaCl2,Fe(NO3)2,Na2S,SO2.hãy cho biết hợp chất nào thuộc loại Oxit?bazơ?Axit?muối?đọc tên các hợp chất đó
CTHH | Oxit | Axit | Bazơ | Muối | Tên gọi |
HNO3 | x | Axit nitric | |||
KOH | x | Kali hiđroxit | |||
CuCl2 | x | Đồng (II) clorua | |||
Zn(OH)2 | x | Kẽm hiđroxit | |||
CuSO4 | x | Đồng (II) sunfat | |||
H2SO4 | x | Axit sunfuric | |||
HCl | x | Axit clohiđric | |||
H2SO3 | x | Axit sunfurơ | |||
Cu(OH)2 | x | Đồng (II) hiđroxit | |||
CuO | x | Đồng (II) oxit | |||
ZnSO4 | x | Kẽm sunfat | |||
P2O5 | x | Điphotpho pentaoxit | |||
Al2O3 | x | Nhôm oxit | |||
H3PO4 | x | Axit photphoric | |||
Fe2O3 | x | Sắt (III) oxit | |||
N2O5 | x | Đinitơ pentaoxit | |||
Ba(OH)2 | x | Bari hiđroxit | |||
NaOH | x | Natri hiđroxit | |||
KBr | x | Kali bromua | |||
CaO | x | Canxi oxit |
Câu 29. Trong các hợp chất sau hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học:
A. Ca3(PO4)2 B. CaCO3 C. Ca(OH)2 D. CaCl2
Cho các chất sau đây, có bao nhiêu chất là chất điện li mạnh: AgCl, CaCl2, CaCl2, CuCl2, KHCO3, CaCO3, C6H6, C2H5OH, K2Cr2O7, CH3COONa, NH4NO3, ClNH3-CH2COOH, Axit benzoic.
A. 10
B. 9.
C. 8.
D. 7.
Chọn đáp án C
CaCl2, CuCl2, KHCO3, K2Cr2O7, CH3COONa, NH4NO3, ClNH3-CH2COOH, Axit benzoic