Help me aaa. Đề SAT.
Tui đọc đề khum hiểu lắm về cái split đó là ntn
Hmmm, cái này là mỗi câu viết một đoạn thật ngắnnnnn thoiiii ạ, tầm 3 đến 4 câu là được rồi ạ, khum cần nhiều đou ạ. Mình thi speaking mấy cái chủ đề này mà không biết làm hmu hmu, mọi người giúp mình với ạ, mình cảm ơn nhiều lắm,
In the age of technology, laptop is used widely. The laptop brings us a lot of benefits for our live. it is very versatile as it can do many things. firstly, it is portable. therefore, people can take it everywhere. secondly, it is economical so everyone don't have to spend too much money to buy it. besides, the laptop is a mean of entertainment. we can use it to listen to music, to chat with friends, to make video call with parents, to play games, and so on. last but not least, we can use laptop for studying. for example, the laptop can be used for researching topics on the Web or typing the assignment as well. In summary, laptop is definitely one of the greatest inventions in the world as well as the best thing in our society.
P/s: Mình nghĩ nói ngắn quá sẽ không có điểm cao lắm đâu, không cần nói quá dài hoặc quá ngắn. Chỉ cần đầy đủ ý trong bài là ok. Với lại khi nói bạn nhớ phải tự tin lên nha. FIGHTING!!!!
Viết 1 đoạn văn ngắn ( khoảng 1 mặt giấy ) theo lối diễn dịch. Khi đọc xong bài thơ "Đi đường" của Hồ Chí Minh, em có suy nghĩ gì về con đường dẫn đến thành công của mình.
( Đề cô em bảo khum hỉu lắm nên viết lại thành như vậy )
Không copy trên mạng nha mn!!
mik có sẵn bài nhưng ko chụp đc nên thôi
Qua bài thơ "Đi đường" của Hồ Chí Minh, trong em lại len lói lên những suy nghĩ về con đường sau này của minh. Em biết rằng sau này khi học xong, bước vào đời sẽ có rất nhiều khó khăn, thử thách đón chờ em ở chặng đường phía trước. Lúc đó, em sẽ không còn được vô tư như bây giờ, hạnh phúc khi ở bên bố mẹ mà phải tạo ra hạnh phúc của chính mình trong xã hội đầy phức tạp. Em ước muốn sau này lớn lên mình có thể một vị bác sĩ đầy tài năng, cứu chữa cho tất cả mọi người. Nhưng muốn trở thành một vị bác sĩ thì em lại phải cần làm rất nhiều thứ, những gian nan, vất vả em sẽ gặp phải sẽ là một trở ngại, một thứ gì đó khiến em ngày càng bước tới con đường làm bác sĩ của em cũng như trong bài thơ "Đi Đường", Bác Hồ đã vượt qua nhiều gian lao,thử thách thì cuối cùng mới lên được tới đỉnh núi. Em biết rằng mỗi lần em vượt qua trở ngại thực sự rất vất vả, hơi tủi thân, nhiều lần chắc chắn em sẽ khóc, muốn từ bỏ con đường nhưng chính bản thân em phải nhận ra rằng không có con đường nào là dễ cả, phải tự cố gắng, chỉ có bản thân em mới giúp em được chứ không phải là người thân hay một ai khác. Chỉ có như vậy mới khiến em ngày càng trưởng thành, tự tin hơn vào chính bản thân minh, cuối cùng sẽ thành công trên con đường làm bác sĩ. Và ngay tại thời điểm hiện tại, em đã xác định được việc mà mình có thể làm để sau này dẫn tới thành công trên con đường mình chọn - đó là việc học. Chỉ có học mới giúp được em thực hiện được ước mơ của bản thân, giúp em tiến gần hơn vào con đường làm bác sĩ của mình. Em tự hứa với lòng mình rằng phải cố gắng, chăm chỉ, thay đổi bản thân mình tốt hơn từng ngày bằng con đường học tập - con đường chẳng có hoa hồng mà chỉ có cố gắng không ngừng.
Đề : " Đọc một câu thơ nghĩa là ta bắt gặp một tâm hòn con người "
Em hiểu như thế nào về nhận định trên ? Hãy chứng minh tính đúng đắn của nhận định qua bài thơ " Tức Cảnh Pác Bó "
( Mình đang cần gấp lắm ạ )
* Lưu ý : Đây là đề viết 1 bài văn không phải đoạn nhé !
Mình rất cảm ơn bạn giúp mình
-Giải nghĩa từ ngữ: “đọc”(tìm hiểu, suy ngẫm), “câu thơ hay”(có giá trị nội dung, nghệ thuật), “bắt gặp”(phát hiện ra, đồng cảm), “tâm hồn”(con người tinh thần bên trong con người)
-Khái quát ý nghĩa: Câu nói khẳng định: Tìm hiểu thơ, người đọc sẽ thấy được con người bên trong –con người tinh thần của nhà thơ.
đọc hiểu câu ca dao sau
ơn cha nặng lắm ai ơi
nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang
bài ca dao trên viết về chủ đề gì
hãy thêm một bài ca dao khác có cùng một chủ đề với bài ca dao trên
"Ơn cha nặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang”
Vẫn là điệu thơ lục bát thiết tha ngọt ngào. Câu trên là lời cảm thán cất lên gieo vào lòng người bao sự đồng cảm: “Ơn cha nặng lắm ai ơi!” Nhờ cha sinh mẹ dưỡng ta mới nên người. Cha là trụ cột của gia đình cả về tinh thần lẫn vật chất. Cha lao động vất vả để nuôi con khôn lớn học hành. Cha dạy bảo con nên người. Tục ngữ có câu: “Con có cha như nhà có nóc”. Cảnh “mẹ goá con côi” thì bất hạnh vô cùng! Sống trong xã hội nông nghiệp ngày xưa, “bát cơm đổi bát mồ hôi” con cái mới thấm thía ơn cha vô cùng sâu nặng, không thế nào kể xiết.
Câu dưới bài ca dao nói về nghĩa mẹ; nghĩa mẹ được so sánh với Trời rộng Trời cao. “Nghĩa mẹ bằng Trời” là bằng sự bao la mênh mông. Làm sao có thể đo được, tính được? Nghĩa mẹ cũng là công ơn sinh thành, nuôi nấng, dạy bảo của mẹ. Mẹ mang nặng đẻ đau. Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ. Dòng sữa ngọt ngào của mẹ nuôi nấng con khôn lớn từng ngày. Mẹ bú mớm, nâng niu con thơ, trông nom con khôn lớn từng ngày: “ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”. Nghĩa mẹ đâu chỉ có “chín tháng cưu mang”, mà là “bằng vô cùng, vô tận”. Vì thế mới có câu ca:
"Chim Trời đâu dể đếm lông,
Nuôi con ai dám kể công tháng ngày”
Con tập bò, tập nói, tập đi, con lớn khôn từng ngày trong tình thương của mẹ hiền. Khi khôn lớn, con mới thấu hiểu ơn cha nghĩa mẹ và đạo làm con. Bài ca dao nói ít mà gợi nhiều, có tác dụng giáo dục mỗi chúng ta về đạo làm con, biết “tròn chữ hiếu”, biết thương mẹ kính cha, biết đền đáp công ơn của cha mẹ.
Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát biến thể. Chữ “ơi” cuối câu lục không bắt vần với chữ thứ sáu câu bát mà lại bắt vần với chữ thứ tư chữ “Trời”. Sự kết hợp nghệ thuật cảm thán với biện pháp tu từ so sánh tạo nên giọng điệu vừa ngọt ngào vừa gợi lên hình tượng bao la mênh mông, vô cùng thấm thía.
Đề:
Giải thích : '' Tốt gỗ hơn tốt nước sơn ''
a) Tìm hiểu đề cho đề văn trên.
b) Lập dàn ý cho đề văn trên.
c) Viết MB cho đề văn trên.
~~ HELp me vs ạ !!!! Tớ đang gấp lắm các cậu ơi !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
kho tàn ca dao tục ngữ Việt Nam ta vô cùng phong phú. Những câu ca dao thục ngữ là lời ông ba ta djay bảo, khuyên rang được lư truyền qua câu tục ngữ. những câu tục ngữ luôn là lời dạy của ông bà, và cách dạy về nhân cách của con người, cách đánh giá con người. Những điều đó được thể hiện qua câu “Đói cho sạch rách cho thơm”.
II. Thân bài: giải thích câu tục ngữ “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
1. Giải thích câu tục ngữ “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
- Ý nói về một vật được làm bằng gỗ và sơn bên ngoài, thì nên đánh giá chất lượng gỗ hơn là đánh giá chất lượng sơn
- Chất lượng của gỗ quyết định đến giá trị đồ vật, chứ sơn chỉ dung để trang trí
- So sánh giữa chất lượng bên trong và chất lượng bên ngoài
- Khẳng định giá trị bên trong hơn giá trị bên ngoài
2. Đánh giá câu tục ngữ “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
- Ý nghĩa câu tục ngữ hoàn toàn đúng: vì khi một vật dụng tốt gỗ còn hơn tốt về nước sơn, gỗ mà xấu, dỏm thì cũng sẽ hư hỏng khi có lớp sơn bóng bẩy.
- Ý muốn con người đánh giá cái đẹp bên trong con người hơn là bên ngoài:
+ Cái nết đánh chết cái đẹp
+ Đừng nhìn mặt mà bắt hình dong
- Câu nói ý đánh giá phẩm chấ con người.
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
- Câu tục ngữ “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” hoàn toàn đúng
- Chúng ta nên vận dụng câu tục ngữ vào khi đánh giá một con người
Mẹ .
Các bạn hãy giúp mk với .. Thầy hiệu phó của bọn mk ra đề như vậy cho lớp chọn ... Mk chẳng hiểu đề đang nói cái j cả !! Thầy bảo vừa rồi OLYMPIC quốc gia cũng ra đề như vậy và học sinh ai cx làm đc ... Còn mk thì còn ko bt đề yêu cầu cái j !
HELP ME !! @@@@
NHỮNG ĐỀ CÓ THỂ ĐÚNG:
1.TẢ NHỮNG KỈ NIỆM VỀ MẸ
2.VIẾT CẢM THỤ VỀ MẸ
3.KỂ VỀ MẸ
.....................
TỐT NHẤT LÀ HỎI BẠN!
nhà nghiên cứu phê bình văn học'' vũ ngọc phan'' nhận xét đoạn chị dậu đánh nhau vs cai lệ là 1 đoạn tuyệt khéo .Em hiểu ntn về nhận xét đó hãy c/m qua đoạn trích ''tức nước vỡ bờ'' help me!!!
Đề bài : Thuyết Minh về cái phích nước (bình thủy)
mn giúp mik vs mik ko hiểu về thuyết Minh cho lắm ạ
chỉ cần thuyết minh về công dụng thôi ạ
Mik cảm ơn mn trc ạ <3
Ri-chan
Tham khảo:
Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.
Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40 cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ.
Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.
Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng sáu tiếng đồng hồ, nước từ 100°C còn giữ được 70°C sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm. Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng, vừa nhẹ, đẹp, lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tùy theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách, di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trẻ em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích có các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.
Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.
Điều quan trọng nhất là ta phải giữ gìn chiếc nắp phích, vì nắp phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ dễ hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.
Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm, bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng, pha ấm trà nóng, rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: “Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam”.
Tham khảo
Phích nước là một đồ dùng rất gần gũi và được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Nhờ có cái phích nước mà con người không phải lo lắng khi cần sử dụng nước nóng mọi lúc mọi nơi.
Phích nước (bình thủy) do Sir James Dewar (1842 – 1923), một nhà hóa học và nhà vật lý học phát minh ra. Sir James Dewar nổi tiếng với các nghiên cứu về các hiện tượng nhiệt độ thấp, sinh tại Kincardine, Scotland và theo học tại trường Đại học Edinburgh. Năm 1892, dựa trên nguyên lí giữ nhiệt của thùng nhiệt kế của Newton, ông thành công với phát minh ra “Bình Dewar” hay còn gọi là bình nhiệt. Đến năm 1904, hai thợ thổi thủy tinh người Đức thành lập công ty Thermos GmbH thì bình nhiệt mới được đưa vào sản xuất đại trà làm vật dụng trong gia đình. Năm 1907, Thermos GmbH chuyển quyền sở hữu thương hiệu Thermos cho 3 công ty độc lập là: The American Thermos Bottle Company ở Brooklyn, New York Thermos Limited Ở Tottenham, Anh và Canadian Thermos Bottle Co. Ltd Ở Montreal, Canada.
Phích nước gồm có 4 bộ phận cơ bản gồm: vỏ ngoài, ruột trong, lớp đệm và bộ phận tay cầm, quai xách. Vỏ phích hình trụ đứng, rộng ở chân đế và thường nhỏ dần ở đâu phích. Vỏ thường làm từ nhựa cứng hoặc kim loại nhẹ như nhôm, niken,… Trên thân vỏ thường ghi tên thương hiệu, số liệu của sản phẩm và nhà sản xuất. Ngoài ra, vỏ còn được trang trí với những màu sắc và hình ảnh bắt mắt.
Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển. Phần đáy có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có một lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích phích bằng nhôm, nhựa. Nút nút đậy ruột phích bằng gỗ xốp để chống mất nhiệt do hiện tượng đối lưu của dòng nhiệt.
Bên trong vỏ phích là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Bề mặt bên thành trong của hai lớp này được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài. Giữ vỏ ngoài và ruột trong có một lớp đệm làm bằng xốp mềm hoặc chất liệu mềm khác. Lớp đệm có vai trò giữ cố định ruột phích đồng thời ngăn không cho nhiệt lượng lan tỏa ra ngoài. Bởi thế, dù nhiệt độ nước là 100 độ C nhưng vỏ ngoài chỉ thấp ấm.
Phích nước nóng giữ được nhiệt là do đặc trưng cấu tạo của ruột phích quyết định. Nhờ cấu tạo của ruột phích làm cho nhiệt lượng của nước không thể truyền đi bằng phương thức thông thường. Ruột phích có hai lớp vỏ thuỷ tinh mỏng tạo thành, lại thêm có lớp chân không ở giữa, bề mặt tráng bạc giúp nguồn nhiệt được bảo toàn ở bên trong. Miệng phích nhỏ hơn nhiều so với thân phích, lại được đậy kín giúp cắt đứt hiện tượng đối lưu nhiệt, Hiện tượng dẫn nhiệt bị cản trở bởi lớp chân không và lớp đệm.
Tuy đã ngăn chặn được hiện tượng dẫn nhiệt nhưng một phần nhiệt lượng vẫn lan truyền ra bên ngoài. Bởi thế, phích nước không thể giữ nóng nước mãi mãi. Trong vòng 24 giờ, nhiệt độ nước sôi sẽ dần hạ xuống còn từ 65 độ C đến 75 độ C.
Phích nước có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Ngày nay còn có loại phích nước đun bằng điện, ở nước ta, xí nghiệp Rạng Đông là cơ sở sản xuất phích nước nối tiếng.
Phích nước mới mua về không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột, phích nước dễ bị nứt bể. Ta nên rót nước ấm khoảng 50 – 60 độ vào phích trong 30 phút, rồi sau đó mới rót nước nóng vào. Không nên rót đầy nước và nút quá chặt, cần chừa một khoảng trống nhỏ để phích giãn nở và ngăn truyền nhiệt qua phần tiếp nối ở miệng phích.
Khi sử dụng phích nước thì mở nắp rót nước vào và khi dùng xong, đậy nắp lại để giữ được nước nóng lâu hơn. Hạn chế di chuyển phích và mở nắp phích ra nhiều lần. Giữ phích cố định ở nơi ăn toàn, tránh xa tầm tay trẻ em.
Cần vệ sinh ruột phích thường xuyên vì cáu bẩn rất dễ đọng lại ở đáy. Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, khả năng bảo vệ bình bị giảm thì cần thay vỏ mới để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà. Ngày nay, khi phích nước điện ra đời một phần nào thay thế cái phích nước truyền thống giúp cho việc giữ nước nóng tiện lợi và an toàn hơn. Điều đó cho thấy, dù có thay đổi hình thức và phương thức giữ nhiệt, phích nước vẫn là đồ vật gắn bó mật thiết với đời sống con người.
Tham khảo
Phích nước là một đồ dùng rất gần gũi và được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Nhờ có cái phích nước mà con người không phải lo lắng khi cần sử dụng nước nóng mọi lúc mọi nơi.
Phích nước (bình thủy) do Sir James Dewar (1842 – 1923), một nhà hóa học và nhà vật lý học phát minh ra. Sir James Dewar nổi tiếng với các nghiên cứu về các hiện tượng nhiệt độ thấp, sinh tại Kincardine, Scotland và theo học tại trường Đại học Edinburgh. Năm 1892, dựa trên nguyên lí giữ nhiệt của thùng nhiệt kế của Newton, ông thành công với phát minh ra “Bình Dewar” hay còn gọi là bình nhiệt. Đến năm 1904, hai thợ thổi thủy tinh người Đức thành lập công ty Thermos GmbH thì bình nhiệt mới được đưa vào sản xuất đại trà làm vật dụng trong gia đình. Năm 1907, Thermos GmbH chuyển quyền sở hữu thương hiệu Thermos cho 3 công ty độc lập là: The American Thermos Bottle Company ở Brooklyn, New York Thermos Limited Ở Tottenham, Anh và Canadian Thermos Bottle Co. Ltd Ở Montreal, Canada.
Phích nước gồm có 4 bộ phận cơ bản gồm: vỏ ngoài, ruột trong, lớp đệm và bộ phận tay cầm, quai xách. Vỏ phích hình trụ đứng, rộng ở chân đế và thường nhỏ dần ở đâu phích. Vỏ thường làm từ nhựa cứng hoặc kim loại nhẹ như nhôm, niken,… Trên thân vỏ thường ghi tên thương hiệu, số liệu của sản phẩm và nhà sản xuất. Ngoài ra, vỏ còn được trang trí với những màu sắc và hình ảnh bắt mắt.
Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển. Phần đáy có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có một lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích phích bằng nhôm, nhựa. Nút nút đậy ruột phích bằng gỗ xốp để chống mất nhiệt do hiện tượng đối lưu của dòng nhiệt.
Bên trong vỏ phích là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Bề mặt bên thành trong của hai lớp này được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài. Giữ vỏ ngoài và ruột trong có một lớp đệm làm bằng xốp mềm hoặc chất liệu mềm khác. Lớp đệm có vai trò giữ cố định ruột phích đồng thời ngăn không cho nhiệt lượng lan tỏa ra ngoài. Bởi thế, dù nhiệt độ nước là 100 độ C nhưng vỏ ngoài chỉ thấp ấm.
Phích nước nóng giữ được nhiệt là do đặc trưng cấu tạo của ruột phích quyết định. Nhờ cấu tạo của ruột phích làm cho nhiệt lượng của nước không thể truyền đi bằng phương thức thông thường. Ruột phích có hai lớp vỏ thuỷ tinh mỏng tạo thành, lại thêm có lớp chân không ở giữa, bề mặt tráng bạc giúp nguồn nhiệt được bảo toàn ở bên trong. Miệng phích nhỏ hơn nhiều so với thân phích, lại được đậy kín giúp cắt đứt hiện tượng đối lưu nhiệt, Hiện tượng dẫn nhiệt bị cản trở bởi lớp chân không và lớp đệm.
Tuy đã ngăn chặn được hiện tượng dẫn nhiệt nhưng một phần nhiệt lượng vẫn lan truyền ra bên ngoài. Bởi thế, phích nước không thể giữ nóng nước mãi mãi. Trong vòng 24 giờ, nhiệt độ nước sôi sẽ dần hạ xuống còn từ 65 độ C đến 75 độ C.
Phích nước có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Ngày nay còn có loại phích nước đun bằng điện, ở nước ta, xí nghiệp Rạng Đông là cơ sở sản xuất phích nước nối tiếng.
Phích nước mới mua về không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột, phích nước dễ bị nứt bể. Ta nên rót nước ấm khoảng 50 – 60 độ vào phích trong 30 phút, rồi sau đó mới rót nước nóng vào. Không nên rót đầy nước và nút quá chặt, cần chừa một khoảng trống nhỏ để phích giãn nở và ngăn truyền nhiệt qua phần tiếp nối ở miệng phích.
Khi sử dụng phích nước thì mở nắp rót nước vào và khi dùng xong, đậy nắp lại để giữ được nước nóng lâu hơn. Hạn chế di chuyển phích và mở nắp phích ra nhiều lần. Giữ phích cố định ở nơi ăn toàn, tránh xa tầm tay trẻ em.
Cần vệ sinh ruột phích thường xuyên vì cáu bẩn rất dễ đọng lại ở đáy. Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, khả năng bảo vệ bình bị giảm thì cần thay vỏ mới để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà. Ngày nay, khi phích nước điện ra đời một phần nào thay thế cái phích nước truyền thống giúp cho việc giữ nước nóng tiện lợi và an toàn hơn. Điều đó cho thấy, dù có thay đổi hình thức và phương thức giữ nhiệt, phích nước vẫn là đồ vật gắn bó mật thiết với đời sống con người.
Em muốn mn giải cho em cái đề ôn chứ đọc mãi ko hiểu
Nhắc lại 4 bước tìm hiểu đề và 3 bước lập ý cho đề văn nghị luận.
Me đang cần gấp someone help me zới=(((
4 bước tìm hiểu đề:
1) Xác định yêu cầu chung của đề.
2) Xác định dạng bài
3) Xác định nội dung đề
4) Xác định phạm vi yêu cầu của đề.
- 3 bước lập ý cho đề văn nghị luận
1) Giải thích.
2) Nêu lí lẽ.
3) Nêu dẫn chứng.