Những câu hỏi liên quan
LÊ BẢO NGỌC
Xem chi tiết
Kudo Shinichi AKIRA^_^
2 tháng 12 2021 lúc 18:53

Chị cho bài đó đi

bê trần
Xem chi tiết
Linh Phương
29 tháng 10 2016 lúc 20:03

bài j bạn????????????????????????????

Phan Ngọc Cẩm Tú
29 tháng 10 2016 lúc 19:48

Câu 1. - Lí do để bài thơ ra đời là một nghịch lí ngậm ngùi bị gọi là khách ngay trên chính quê hương mình trong ngày đầu tiên trở về. - Khác với Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch ở xa quê nhớ quê nên mới viết về quê. Câu 2. - Nhận xét: + Phép đối này được thực hiện trong cùng một câu (tiếu đối). + Đối nhưng không cân về chữ, vì đây là thơ thất ngôn. + Nhưng chỉnh đối về mặt từ loại, cú pháp, ý và lời. - Tác dụng của phép đối. Thiếu tiểu li gia > < lão đại hồi Rời nhà lúc trẻ < - > già mới về Thiểu tiểu đối với lão; li gia đối với đại hồi. Hai quãng đời đối lập nhau của đời người. Hai hành động trái ngược nhau trẻ ra đi, già quay về = > thể hiện tấm lòng luôn hướng về quê của con người đã gần đi hết cuộc đời mình, “Cáo chết quay đầu về núi – Chim mỏi bay về rừng cũ”. Hương âm vô cả > < mấn mao tổi Giọng quê không đổi < - > tóc mai đội Sự đối lập giữa cái thay đổi: tóc mai rụng đi do tuổi già và cái không thay đổi: giọng nói của quê hương vẫn còn nguyên sau cả nửa thế kỉ = > hồn quê hương, tình quê hương sống mãi trong lòng thi nhân. Câu 3. Hướng dẫn. Phương thức biểu đạt Tự sự Miêu tả Biểu cảm Biểu cảm qua tự sự Biểu cảm qua miêu tả Câu 1 X X X Câu 2 X X Câu 1: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua tự sự. Câu 2: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua miêu tả. Câu 4. Sự khác nhau về giọng điệu biểu đạt ở hai câu trên và hai câu dưới: - Hai câu trên: “Trẻ đi, già trở lại nhà Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu” Giọng điệu miêu tả, tự sự và thoáng chút ngậm ngùi, tâm sự của người con xa quê lâu ngày nay mới được trở về. - Hai câu dưới: “Trẻ con nhìn lạ không chào Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi? Giọng điệu hóm hỉnh, bi hài: + Sự ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ. + Hoàn cảnh trớ trêu, bị gọi là khách ngay trên quê nhà. + Cảm giác bơ vơ, lạc lọng khi trở về quê không còn người thân thích, quen biết, nỗi ngậm ngùi đau xót. + Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn.

Trần Thị Mai Chi
9 tháng 11 2016 lúc 13:27

phân tích sơ đồ chậu bài Thạch Sanh

 

Lê Thị Bích Lan
Xem chi tiết
Phương Thảo
21 tháng 10 2016 lúc 5:39

Bài j ?

Linh Phương
22 tháng 10 2016 lúc 11:46

Bài gì bạn???????

Phương Thảo
30 tháng 10 2016 lúc 22:50

a) Ngày xưa, nỗi nhớ quê hương thường thể hiện qua nỗi sầu của người xa xứ. Song qua tiêu đề, có thể nhận thấy, bài thơ này đã thể hiện tình yêu quê hương một cách hoàn toàn khác: tình quê lại thể hiện ngay khi mới đặt chân về đến quê nhà, ngay khi tưởng là được hạnh phúc và vui mừng nhất.

b )

Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối: Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi, Hương âm vô cải / mấn mao tồi. Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh. Lí gia đối với đại hồi, hương âm đối với mấn mao là chỉnh cả ý lẫn lời ;thiếu tiểu đối với lão, vô cải đối với tồi tuy có hơi chênh về lời song về ý rất chỉnh (thiếu tiểu: còn nhỏ ; lão: về già ; vô cải: không thay đổi ; tồi: chỉ sự thay đổi). Xét về ý nghĩa ngữ pháp, thiếu tiểu lão đều là chủ ngữ cũng như vô cải tồi đều là vị ngữ, hai câu đối đọc lên nghe rất hài hoà.Hình thức tiểu đối trong hai câu này đã giúp nhà thơ thể hiện những ý nghĩa rất khái quát trong một lượng câu chữ ít ỏi. Câu thơ đầu nói về quãng thời gian gần suốt cả cuộc đời xa quê đồng thời hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ. Câu thơ thứ hai dùng một yếu tố thay đổi (mái tóc) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi (tiếng nói quê hương). Nóihương âm vô cải là đã động đến phần tinh tế trong sâu thẳm tâm hồn (người thấy tiếng nói quê hương không thay đổi qua mấy chục năm trời hẳn là người luôn nghĩ về quê hương).c) - Giọng điệu của câu đầu (khi nói về những thay đổi của thời gian và của con người) tuy có vẻ khách quan nhưng đã hàm chứa cái phảng phất buồn. - Hai câu sau thiên về tự sự và biểu cảm về sự xuất hiện của đám trẻ nhỏ. Đám trẻ nhìn mà không biết, không hiểu. Đó là một sự ngỡ ngàng. Nhưng chua chát hơn, bọn trẻ coi nhà thơ như là một vị khách lạ từ xa tới. Đó là một hiện thực, một hiện thực quá trớ trêu. Tác giả chấp nhận điều đó và không khỏi không xót xa. Xa quê lâu quá nay trở về trở thành kẻ lạ lẫm trên chính miền quê mà không lúc nào nguôi thương nhớ. Giọng thơ ở hai câu này tuy có chút hóm hỉnh song không giấu nổi nỗi buồn sâu kín bên trong. Cũng nhờ thế mà người đọc càng nhận ra cái tình đối với quê hương thật tha thiết và sâu nặng của nhà thơ.d) Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương ngậm ngùi mà sâu sắc của nhà thơ.Quê hương trở thành máu thịt, tâm hồn đối với mỗi con người. Nó trở thành một phần cuộc đời của mỗi con người. Do vậy suốt một đời xa quê, mái tóc đã điểm sương, nhuốm màu của thời gian, gió sương cát bụi phong trần, nhưng hương âm (giọng quê) vẫn không thay đổi. Giọng quê chính là hơi thở, tiếng nói của quê hương. Trong giọng nói ấy mang hơi thở của đất mẹ, của quê cha đất tổ mà dẫu ở phương trời nào cũng không thay đổi. Chi tiết này cho thấy tình cảm của tác giả luôn gắn bó với quê hương, nơi dòng sữa ngọt ngào, tiếng ru, tình thương của mẹ hiền...Chỉ có những kẻ mất gốc thì mới thay đổi giọng quê, mới coi thường tiếng mẹ đẻ.e) Thể hiện tình cảm gắn bó với quê hương qua: nghệ thuật đối rất chỉnh về cả ý và lời. Hai câu thơ cuối, tác giả dùng những hình ảnh, âm thanh tươi vui (tiếng chào, tiếng cười của đám trẻ nhỏ) để phản ánh hiện thực: ông đã trở thành khách lạ trên chính quê hương mình. Ở đây, ta thấy thoáng chút ngậm ngù của nhà thơ.

 
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

- Chủ thể trữ tình: Chủ thể xưng “tôi”, “chúng tôi” – người lưu giữ kí ức gắn bó với con sông quê hương từ thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành, sống xa quê.

- Tình cảm, cảm xúc: Tình yêu mến và niềm thương nhớ quê hương qua hình ảnh con sông của một người con xa quê; được thể hiện qua các hình ảnh, từ ngữ miêu tả, gợi nhắc kỉ niệm trìu mến, thiết tha về con sông qua những câu thơ chứa chan cảm xúc.

Thư Minh
Xem chi tiết
Phương Thảo
19 tháng 10 2016 lúc 17:00

a) Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt

Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức chỉ có 28 chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, phân nửa của thất ngôn bát cú.

b) Ngày xưa, nỗi nhớ quê hương thường thể hiện qua nỗi sầu của người xa xứ. Song qua tiêu đề, có thể nhận thấy, bài thơ này đã thể hiện tình yêu quê hương một cách hoàn toàn khác: tình quê lại thể hiện ngay khi mới đặt chân về đến quê nhà, ngay khi tưởng là được hạnh phúc và vui mừng nhất.

c)

Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối: Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi, Hương âm vô cải / mấn mao tồi. Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh. Lí gia đối với đại hồi, hương âm đối với mấn mao là chỉnh cả ý lẫn lời ;thiếu tiểu đối với lão, vô cải đối với tồi tuy có hơi chênh về lời song về ý rất chỉnh (thiếu tiểu: còn nhỏ ; lão: về già ; vô cải: không thay đổi ; tồi: chỉ sự thay đổi). Xét về ý nghĩa ngữ pháp, thiếu tiểu lão đều là chủ ngữ cũng như vô cải tồi đều là vị ngữ, hai câu đối đọc lên nghe rất hài hoà.Hình thức tiểu đối trong hai câu này đã giúp nhà thơ thể hiện những ý nghĩa rất khái quát trong một lượng câu chữ ít ỏi. Câu thơ đầu nói về quãng thời gian gần suốt cả cuộc đời xa quê đồng thời hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ. Câu thơ thứ hai dùng một yếu tố thay đổi (mái tóc) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi (tiếng nói quê hương). Nóihương âm vô cải là đã động đến phần tinh tế trong sâu thẳm tâm hồn (người thấy tiếng nói quê hương không thay đổi qua mấy chục năm trời hẳn là người luôn nghĩ về quê hương).d ) - Giọng điệu của câu đầu (khi nói về những thay đổi của thời gian và của con người) tuy có vẻ khách quan nhưng đã hàm chứa cái phảng phất buồn. - Hai câu sau thiên về tự sự và biểu cảm về sự xuất hiện của đám trẻ nhỏ. Đám trẻ nhìn mà không biết, không hiểu. Đó là một sự ngỡ ngàng. Nhưng chua chát hơn, bọn trẻ coi nhà thơ như là một vị khách lạ từ xa tới. Đó là một hiện thực, một hiện thực quá trớ trêu. Tác giả chấp nhận điều đó và không khỏi không xót xa. Xa quê lâu quá nay trở về trở thành kẻ lạ lẫm trên chính miền quê mà không lúc nào nguôi thương nhớ. Giọng thơ ở hai câu này tuy có chút hóm hỉnh song không giấu nổi nỗi buồn sâu kín bên trong. Cũng nhờ thế mà người đọc càng nhận ra cái tình đối với quê hương thật tha thiết và sâu nặng của nhà thơ.e)Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương ngậm ngùi mà sâu sắc của nhà thơ. 
Trang Seet
3 tháng 11 2016 lúc 19:25

Soạn bài ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương (Hồi hương ngẫu thư) I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. - Lí do để bài thơ ra đời là một nghịch lí ngậm ngùi bị gọi là khách ngay trên chính quê hương mình trong ngày đầu tiên trở về. - Khác với Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch ở xa quê nhớ quê nên mới viết về quê. Câu 2. - Nhận xét: + Phép đối này được thực hiện trong cùng một câu (tiếu đối). + Đối nhưng không cân về chữ, vì đây là thơ thất ngôn. + Nhưng chỉnh đối về mặt từ loại, cú pháp, ý và lời. - Tác dụng của phép đối. Thiếu tiểu li gia > < lão đại hồi Rời nhà lúc trẻ < - > già mới về Thiểu tiểu đối với lão; li gia đối với đại hồi. Hai quãng đời đối lập nhau của đời người. Hai hành động trái ngược nhau trẻ ra đi, già quay về = > thể hiện tấm lòng luôn hướng về quê của con người đã gần đi hết cuộc đời mình, “Cáo chết quay đầu về núi – Chim mỏi bay về rừng cũ”. Hương âm vô cả > < mấn mao tổi Giọng quê không đổi < - > tóc mai đội Sự đối lập giữa cái thay đổi: tóc mai rụng đi do tuổi già và cái không thay đổi: giọng nói của quê hương vẫn còn nguyên sau cả nửa thế kỉ = > hồn quê hương, tình quê hương sống mãi trong lòng thi nhân. Câu 3. Hướng dẫn. Phương thức biểu đạt Tự sự Miêu tả Biểu cảm Biểu cảm qua tự sự Biểu cảm qua miêu tả Câu 1 X X X Câu 2 X X Câu 1: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua tự sự. Câu 2: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua miêu tả. Câu 4. Sự khác nhau về giọng điệu biểu đạt ở hai câu trên và hai câu dưới: - Hai câu trên: “Trẻ đi, già trở lại nhà Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu” Giọng điệu miêu tả, tự sự và thoáng chút ngậm ngùi, tâm sự của người con xa quê lâu ngày nay mới được trở về. - Hai câu dưới: “Trẻ con nhìn lạ không chào Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi? Giọng điệu hóm hỉnh, bi hài: + Sự ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ. + Hoàn cảnh trớ trêu, bị gọi là khách ngay trên quê nhà. + Cảm giác bơ vơ, lạc lọng khi trở về quê không còn người thân thích, quen biết, nỗi ngậm ngùi đau xót. + Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn. II. Luyện tập. So sánh hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San. - Giống nhau: + Cả hai bản dịch đều sử dụng thể thơ lục bát. + Sát với bản dịch nghĩa. - Khác nhau: + Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ không có hình ảnh tiếu: tiếng cười của trẻ con. + Bản dịch của Trần Trọng San âm điệu câu cuối không được mềm mại, hơi bị hụt hẫng.

Nguon : http://hoctotnguvan.net/soan-bai-ngau-nhien-viet-nhan-buoi-moi-ve-que-23-1246.html

Linh Nguyen
30 tháng 10 2017 lúc 20:07

Thể thơ that ngôn tứ tuyệt

Cam on da giup minh .minh cung dang bi qua ko biet tim ra bai nay o dayhihi

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
25 tháng 11 2023 lúc 21:23

- Các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả:

+ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói.

- Tác dụng: Thể hiện trực tiếp tình cảm nhớ nhung da diết của tác giả, khẳng định cảm xúc bao trùm bài thơ là nỗi nhớ về binh đoàn Tây Tiến, tác động trực tiếp đến tình cảm của người đọc

- Chủ thể trữ tình của bài thơ là nhà thơ Quang Dũng, tuy nhiên, đây là kiểu chủ thể trữ tình ẩn (không phải kiểu chủ thể có nhân xưng, cũng không phải chủ thể nhập vai)

- Cảm hứng chủ đạo: Ngợi ca vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn của người lính trong đoàn quân Tây Tiến.

Thảo Phương
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
31 tháng 8 2023 lúc 16:20

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bộ văn bản.

- Chú ý những dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả.

Lời giải chi tiết:

- Các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả:

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói.

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

→ Tác dụng: nhằm thể hiện trực tiếp tình cảm của tác giả đối với khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người lính Tây Tiến.

- Chủ thể trữ tình: người lính Tây Tiến.

- Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng lãng mạn, tinh thần bi tráng.

Thanh An
7 tháng 5 2023 lúc 8:16

- Các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả:

+ Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.

+ Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói.

+ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

=> Tác dụng: nhằm thể hiện trực tiếp tình cảm của tác giả đối với khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người lính Tây Tiến.

- Chủ thể trữ tình: người lính Tây Tiến.

- Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng lãng mạn, tinh thần bi tráng.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
28 tháng 9 2023 lúc 10:03

a. Viết đoạn văn nêu cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ thực chất là trả lời câu hỏi “Bài thơ gợi cho em những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao?”.

b. Khi viết các em cần chú ý:

- Đọc kĩ để hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Xác định các yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ gây ấn tượng và gợi cảm xúc cho em.

- Viết đoạn văn nêu rõ: Em có cảm xúc về vấn đề gì? Cảm xúc của em như thế nào? Điều gì đã mang lại cho em cảm xúc đó? Vì sao?

Nguyễn Ngọc Minh
Xem chi tiết
Phương Thảo
9 tháng 11 2016 lúc 20:56

/hoi-dap/question/120275.html

Đặng An
9 tháng 11 2016 lúc 20:57

1. làm cho 0 đêm rằm ngập tràn 0 khi xuân

2.rất vất vả và khổ cực

có sự xuất hiện của bác vs các anh chiến sĩ nên người và cảnh có sự hòa hợp

3.điệp ngữ

hổng có có đúng thì thôi nhaleuleu

Xem chi tiết
Phương Thảo
9 tháng 11 2016 lúc 20:55

/hoi-dap/question/120275.html

Thảo Phương
17 tháng 11 2018 lúc 13:20

1) - Ý nghĩa: thể hiện sự tràn đầy của sức xuân và sắc xuân, tạo cảm giác sức sống ấy đang ùn ùn trỗi dậy, đây là một mùa xuân đang ở trong trạng thái chuyển động lớn dần, lớn dần lên.

2) Rất bận rộn vì suốt ngày chăm lo việc nước đến đêm khuya, còn phải ẩn náu trong nơi "yên ba thâm xứ" để tránh bọn giặc tới.

3) - Tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.
- thể hiện vẻ đẹp ung dung tự tại của người chiến sĩ Cách mạng, đêm ngày lo vận nước.

4)- Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu hình ảnh.
- Bài thơ kết hợp hài hoà giữa biểu cảm và miêu tả, giữa những thi liệu cổ và không khí của thời đại đó là cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.