Câu “Đám cứ đi…” được lặp lại ở đây có tác dụng gì?
Những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại? Cách lặp ấy có tác dụng gì ?
Những từ ngữ : "Ai trồng cây, Người đó có, Em trồng cây" được lặp đi lặp lại trong bài thơ như điệp khúc của một bài hát, có tác dụng nhắc nhở mọi người cần có ý thức trồng cây xanh và làm cho bài thơ rất dễ thuộc.
Các cụm từ : Ai trồng cây Người đó có ... Được lặp đi, lặp lại trong bài thơ. Việc lặp lại đó có tác dụng gì ?
A. Để bài thơ trở nên có nhịp điệu và hay hơn
B. Để nhấn mạnh và nhắc nhở mọi người cần có ý thức trồng cây xanh
C. Khiến bài thơ trở nên dễ thuộc hơn
Lời giải:
Việc lặp lại các từ ngữ đó có tác dụng để nhấn mạnh và nhắc nhở mọi người cần có ý thức trồng cây xanh.
Câu 8: Từ “sợ” được lặp lại nhiều lần trong các câu văn sau: “Tôi sợ phải xa mẹ, sợ phải tự sống một mình. Tôi sợ những gì lạ lẫm trong rừng già” có tác dụng gì?
A. Lặp đi lặp lại từ “sợ”, tạo nhịp điệu cho câu văn.
B. Nhấn mạnh đến nỗi sợ khi phải xa mẹ của bé Út và tạo sự liên kết cho câu văn.
C. Khắc hoạ sinh động hơn nỗi sợ của bé Út.
D. Nhấn mạnh sự sợ hãi và giải thích lí do vì sao bé Út không muốn rời khỏi mẹ.
-Trong bài thơ Tiếng Gà Trưa ,có cụm từ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần? từ ngữ còn xuất hiện ở những khổ thơ nào trong bài thơ?
-Theo em,tác dụng của việc lặp đi lặp lại những từ ấy là gì?
Trong bài Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh, ở khổ thơ đầu và cuối có sự lặp đi lặp lại của các từ ngữ như sau:
- Từ “nghe” lặp lại 3 lần ở khố đầu.
- Từ “vì” lặp lại 4 lần ở khổ cuối.
Việc lặp lại các từ ngữ như trên có tác dụng: nhấn mạnh cảm xúc bồi hồi, xao xuyến của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa và nhấn mạnh mục đích, chiến đấu cua người cháu - người chiến sĩ. Qua đó làm nổi bật ý: đó là tình yêu thương biết ơn bà của tác giả và tình yêu quê hương đất nước.
-Trong bài thơ Tiếng Gà Trưa ,có cụm từ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần? từ ngữ còn xuất hiện ở những khổ thơ nào trong bài thơ?
-Theo em,tác dụng của việc lặp đi lặp lại những từ ấy là gì?
- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.
tác dụng là nhấn mạnh cảm xúc tâm tư của người lính tre khi nghe âm thanh tiếng gà trưa
trong 8 câu thơ cuối, điệp ngữ " buồn trông" được lặp lại mấy lần?Cách lặp lại điệp ngữ có tác dụng gì?
- Trong tám câu thơ cuối bài Kiều ở lầu Ngưng Bích, tác giả sử dụng bốn lần điệp ngữ "buồn trông" ở những hoàn cảnh khác nhau nhằm biểu đạt cảm xúc, tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều.
+ Buồn trông cửa bể chiều hôm/ Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
+ Buồn trông ngọn nước mới sa / Hoa trôi man mác biết là về đâu?
+ Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
+ Buồn trông gió cuốn mặt duềnh / Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
- "Buồn trông" nghĩa là buồn nhìn xa, trông ngóng một cái gì đó mơ hồ, vô vọng.
=> Phép điệp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật và tạo nhịp điệu cho câu thơ, tác động mạnh mẽ tới cảm xúc người đọc.
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ
Trong 8 câu thơ cuối, điệp ngữ " buồn trông" được lặp lại mấy lần?Cách lặp lại điệp ngữ có tác dụng gì
Tham khảo:
Điệp ngữ "buồn trông" được lặp lại 4 lần
Điệp từ “buồn trông” đứng đầu mỗi câu, khắc họa nỗi buồn trông ra bốn phía, ngóng đợi những thứ xa xôi, mơ hồ làm thay đổi hiện tại bế tắc.
- Buồn trông cái thảng thốt, lo âu, mỗi sợ hãi của người con gái non nớt khi lạc vào cuộc đời ngang trái.
- Cụm từ “buồn trông” kết hợp với các hình ảnh đứng sau đã diễn tả nỗi buồn với những sắc thái cao độ khác nhau.
- Điệp ngữ lại kết hợp với các từ láy chủ yếu là từ láy tượng hình, dồn dập, tạo nhịp điệu, diễn tả nỗi buồn ngày càng dâng kín bủa vây lấy Kiều.
- Điệp ngữ tạo nỗi buồn, trở thành điệp khúc của đoạn thơ cũng là điệp khúc của tâm trạng.
Lặp đi lặp lại từ ngữ như thế có tác dụng gì?
Lặp đi lặp lại từ ngữ có ý nhấn mạnh tình cảm, tâm tư của người lính khi nghe thấy âm thanh quen thuộc- tiếng gà. Từ đó những kỉ niệm từ thời thơ ấu ùa về.
- Lặp lại từ “vì” với mục đích nhấn mạnh nguyên nhân tạo động lực để người lính cầm súng chiến đấu.
Hai từ “để” lặp lại ở đầu hai câu 2 và 3 trong khổ thơ thứ 2 bài thơ “Từ ấy” có tác dụng gì?
A. Làm nổi bật thái độ sống đầy trách nhiệm.
B. Làm nổi bật tình cảm khăng khít, gắn bó với người lao động.
C. Làm nổi bật khát khao được hoà nhập cống hiến.
D. Làm nổi bật tinh thần tất cả vì nhân dân lao động.
Từ kết quả liệt kê ở câu 3, hãy cho biết từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần nhất và việc lặp lại ấy có tác dụng thế nào?
- Từ ngữ được lặp lại nhiều nhất là từ "tráng sĩ" (lặp lại 7 lần).
- Tác dụng: thể hiện quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức lực cường tráng. Bên cạnh đó cũng thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca người anh hùng dân tộc.