Hướng dẫn soạn bài Điệp ngữ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
khải nguyên gia tộc
Xem chi tiết
Thảo Phương
26 tháng 7 2016 lúc 16:58

Cảnh mùa xuân của Bác trong bài thơ "Rằm tháng Giêng" là một bức tranh, sao vô cùng khoáng đạt:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

        Chỉ trong hai câu thơ tả cảnh đó, Bác dùng tới ba từ xuân liên tiếp một cách ngẫu nhiên mà rất có dụng ý nghệ thuật. Mỗi từ xuân để tả một hình ảnh: Trăng- Sông- Bầu trời. Miêu tả ba hình ảnh đó, Bác dùng từ "lồng lộng" và "lẫn" chính xác và khéo léo thuần thục trong ngôn từ như một hoạ sĩ danh tiếng có tài pha màu, phác thảo cảnh vật... vẽ nên một bức tranh xuân hài hoà và trải rộng khắp mênh mông.

        Mùa xuân đến không chỉ trên những chồi non lá biếc, mà tất cả vầng trăng đến dòng sông, bầu trời trong thơ Bác lúc này đều đầy sức sống của mùa xuân: "Rằm xuân lồng lộng trăng soi".

        Rằm xuân cũng là ngày Rằm tháng Giêng- một đêm trăng rằm tuyệt đẹp- một vẻ đẹp đến ngỡ ngàng.

        Trăng trở thành trung tâm kỳ vĩ của vũ trụ trong đêm rằm xuân- trăng trải rộng trên dòng sông- đem mùa xuân kỳ diệu đến cho dòng sông. Mùa xuân có chiều cao và chiều sâu tận cùng trong ánh trăng soi. Một mùa xuân bát ngát trong tầm mắt của Bác. Vượt ra khỏi khung cảnh Việt Bắc trở thành hình tượng đẹp đẽ của bầu trời tự do, của mùa xuân đất nước

ko có tên
26 tháng 12 2021 lúc 16:59

Cảnh mùa xuân của Bác trong bài thơ "Rằm tháng Giêng" là một bức tranh, sao vô cùng khoáng đạt:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

        Chỉ trong hai câu thơ tả cảnh đó, Bác dùng tới ba từ xuân liên tiếp một cách ngẫu nhiên mà rất có dụng ý nghệ thuật. Mỗi từ xuân để tả một hình ảnh: Trăng- Sông- Bầu trời. Miêu tả ba hình ảnh đó, Bác dùng từ "lồng lộng" và "lẫn" chính xác và khéo léo thuần thục trong ngôn từ như một hoạ sĩ danh tiếng có tài pha màu, phác

Hoàng Phương Oanh
Xem chi tiết
Ngây Ngô Ngân
6 tháng 8 2016 lúc 13:55
 a/
- Từ ngữ lặp lại:
Con cò....cây đa
Cây đa....con cò
- Dạng điệp ngữ: điệp ngữ vòng tròn và cặp đôi chéo
- Tác dụng: mang tính ẩn du, thể hiện sự gắn bó thủy chung giữa kẻ ở, người đi.
 cherrynguyen_298, 13 Tháng tám 2014#2 b/
- Điệp từ '' trông '' lặp đi lặp lại 6 lần
- Điệp phức hợp: ngang , dọc, vòng tròn
- Tác dụng : thể hiện sự mong đợi thiết tha.
  
Nguyễn Đặng Gia Phúc
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Trung
29 tháng 9 2016 lúc 20:01

Tham khảo đi bn !

Cuộc đời bao nỗi đắng cayNhìn về cha mẹ, lệ cay nghẹn ngàoHôm nay nước mắt tuôn tràoNhớ ơn cha mẹ, cả đời cưu mang 
Dung
23 tháng 11 2016 lúc 21:32

1, Chọn xoài đừng để xoài chua

Chọn bạn đừng để bạn cua vợ mình

2, Bạn bè là phải thương nhau

Vợ chồng là phải yêu nhau suốt đời

Dung
27 tháng 11 2016 lúc 14:42

Ti vi tủ lạnh bàn xoa

Sô pha điện thoại điều hoa máy bơm

Quạt trần láp tốp nồi cơm

bếp ga lò sưởi bát cơm cái thìa

Lê Đặng Tịnh Hân
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
6 tháng 11 2016 lúc 15:04

VD 1: .... Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. (Trích Qua Đèo Ngang)

VD 2: Còn trời còn nước còn non
Còn cô bán rượu anh còn say xưa”

 

Lưu Hạ Vy
6 tháng 11 2016 lúc 15:05

Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữađường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.
Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó mặn mà với ai.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)


Hoa giải nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.
(Chinh phụ ngâm - Đặng trần Côn)

Mai về miền Nam, thương trào nước mắt.
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây.
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)

Nguyễn Mai Phương
8 tháng 11 2016 lúc 21:47

Thân em vừa trắng lại vừa tròn( Điệp từ vừa)

Lê Đặng Tịnh Hân
Xem chi tiết
Thảo Phương
6 tháng 11 2016 lúc 16:24

Ôi! sông nước quê hương đẹp làm sao. Sau một năm gặp lại, lần đầu tiên, em được nhìn cây cổ thụ già nơi các bạn nhỏ đang nô đò và những tiếng vỗ tay hò reo giữa nơi yên tĩnh ở đồng quê. Không những thế nơi đây đã thay đổi hơn trước, những tòa nhà cao tầng đã được xây nhiều hơn trước hòa với con đường đã được trán một lớp nhữa dày ôi! thật tuyệt vời làm sao. Tiếp sau đó em còn được thưởng thức các món đặc sản ở quẹ em trông nó ngon tuyệt!. Tuy những ngày về quê không được bao lâu nhưng nó là những kỷ niệm rất có ý nghĩa mà em không thể nào quên được, vì ở đây em còn được ở gần bà nội, ngắm cảnh đồng quê thanh bình yên ả.

Cheval
28 tháng 11 2016 lúc 12:45

Khi cả gia đình tôi vừa dọn mâm cơm chiều ra thì lúc đó trăng cũng đã lên rồi. Lúc này, bầu trời cao vời vợi, những đám mây cứ trôi bồng bềnh. Kìa! Xa xa, phía chân trời vẫn ửng sáng. Màn đêm nhàn nhạt bao trùm khắp nơi. Vầng trăng đang từ từ nhô lên sau rặng tre đen của làng, tròn vành vạnh. Vầng trăng bây giờ đã lên cao, tỏa sáng khắp mọi nơi. Xa xa, phía đầu làng, là dòng sông hiền hòa, lóng lánh gợn sang lăn tăn. Dòng sóng sánh, vàng chói lọi như một đường trăng lung linh dát vàng. Ngoài đồng, quang cảnh thật vắng lặng, tĩnh mịch. Vạn vật say sưa tắm ánh trăng trong. Các chú đom đóm thì chơi trò ú tim bay lượn khắp nơi, trốn ở trong các kẽ lá hay quanh lũy tre. Những vì sao đêm long lanh như những ngọn nến đang giúp sức tỏa ánh sáng cùng vầng trăng ấy. Cây cối dựa vào nhau dường như đang chìm vào giấc ngủ. Gió đồng thổi lồng lộng, thảm lúa cứ nhấp nhô, nhấp nhô tới tận mãi chân trời. Nhìn từ xa, tôi cảm thấy làng mình là một bức tranh quê thanh bình, tĩnh mịch. Đứng ở sân ngắm ánh trăng đẹp và nghe khúc nhạc kì diệu của thiên nhiên, tôi cảm thấy lòng mình lâng lâng sảng khoái .

Phương Thảo
28 tháng 11 2016 lúc 13:12

Đêm, sau mấy tháng miệt mài bên sách vở tôi tự tưởng cho mình một chuyến về quê, tìm về với vầng trăng quê hương đã làm say lòng biết bao thế hệ. Như chẳng nhận ra sự náo nức non trẻ trong tâm hồn tôi, vầng trăng cứ chậm chạp nhích từng chút, từng chút, trèo qua những ngọn núi, trèo lên cả ngọn tre cao tít tắp, để khi nàng gió vô tình lướt qua làm đung đưa ngọn tre già tôi có cảm giác như ngọn tre kia đang cố với tay níu lấy vầng trăng tròn. Tôi khẽ thích thú với phát hiện của mình rồi nhìn thật lâu vào thứ ánh sáng dìu dịu ấy, tôi đang cố tìm cây đa, chú cuội, chị hằng như ngày còn bé, cố cảm nhận cái ôm ấm áp của thiên nhiên, đất mẹ. Trên cao kia, vầng trăng vẫn cần mẫn như chiếc đèn hải đăng mang ánh sáng của mình gọi nhắc những tâm hồn xa xứ.

 
Nguyễn Thị Thu Uyên
Xem chi tiết
phuc le
16 tháng 11 2016 lúc 21:22

Quê hương tôi không đẹp nên thơ những cũng đủ để tự hào mà nói rằng được thả diều mỗi chiều trên đê quả là tuyệt. Những tia nắng cuối cùng trong ngày còn xót lại cũng là lúc lũ trẻ chúng tôi kéo nhau ra bãi cát chân đê chơi.Từng làn gió mát phả trong không khí đưa những chiếc diều bay xa và bay cao.Nó gửi gắm ước mơ về 1 tương lai tươi đẹp của bọn trẻ thôn quê.Thêm vào đó con sông Hồng quang năm mải miết chảy bồi đắp phù xa cho 2 hàng cây tỏa bóng soi mình xuống mặt nước khiến cảnh vật trở nên hữu tình. Đứng ngắm hoàng hôn đang dần tắt , ánh hồng đang dần mất đi cảm giác tiếc nuối lạ kì.Chao ôi!Một ngày sôi động, ồn ã đã kết thúc.

Linh Phương
25 tháng 11 2016 lúc 17:20

Đêm, sau mấy tháng miệt mài bên sách vở tôi tự tưởng cho mình một chuyến về quê, tìm về với vầng trăng quê hương đã làm say lòng biết bao thế hệ. Như chẳng nhận ra sự náo nức non trẻ trong tâm hồn tôi, vầng trăng cứ chậm chạp nhích từng chút, từng chút, trèo qua những ngọn núi, trèo lên cả ngọn tre cao tít tắp, để khi nàng gió vô tình lướt qua làm đung đưa ngọn tre già tôi có cảm giác như ngọn tre kia đang cố với tay níu lấy vầng trăng tròn. Tôi khẽ thích thú với phát hiện của mình rồi nhìn thật lâu vào thứ ánh sáng dìu dịu ấy, tôi đang cố tìm cây đa, chú cuội, chị hằng như ngày còn bé, cố cảm nhận cái ôm ấm áp của thiên nhiên, đất mẹ. Trên cao kia, vầng trăng vẫn cần mẫn như chiếc đèn hải đăng mang ánh sáng của mình gọi nhắc những tâm hồn xa xứ.

Phương Thảo
11 tháng 11 2016 lúc 21:59

Tối nay, làm bài tập xong, em ra sân hóng mát và thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên-đêm trăng quê hương. Mặt trăng tròn vành vạnh, màu vàng cam tươi mát như chiếc đĩa vàng lơ lửng mà ko rơi. Thỉnh thoảng, những đám mây trắng mỏng lướt qua tấm gương trăng làm chị Hằng thêm kiêu sa và diễm lệ. Ánh trăng trong tràn ngập khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa. Gió mát hiu hiu thổi, cây cối đung đưa. Em yêu đêm trăng đẹp. Em yêu quê hương mình biết bao!

 
Nguyễn Đăng Thảo Ngân
Xem chi tiết
Cherry Vũ
14 tháng 11 2016 lúc 20:57

- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.

Lưu Thị Quỳnh Anh
24 tháng 11 2016 lúc 21:33

điệp từ ''nghe''

Lưu Thị Quỳnh Anh
24 tháng 11 2016 lúc 21:35

tác dụng là nhấn mạnh cảm xúc tâm tư của người lính tre khi nghe âm thanh tiếng gà trưa

huyền lê
Xem chi tiết
Thảo Phương
18 tháng 11 2016 lúc 18:34

Người ta đi cấy lấy công,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.

Có nhà phê bình đã cho rằng: Hai từ "trông" và "bề" ở câu thứ hai thật là hàm súc, da nghĩa, và sử dụng đúng nơi đúng lúc. (Bình giảng ca dao - Hoàng Tiến Tựu).

Hai câu tiếp theo nói lên cách trông, hướng về bảy đối tượng trong không gian và thời gian. Nhịp 2 đều đặn của câu ca như tiếng thở, mạch suy nghĩ cửa một người tần tảo biết sớm lo toan:

Trông trời /trông đất / trông mây /

Trông mưa / trông gió / trông ngày / trông đêm.

Cũng là chữ trông nhưng ở đây có ý nghĩa và sắc thái không giống nhau. Năm chữ trông ở trước: trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông gió có nghĩa là quan sát, theo dõi, trông nhìn trời, đất, lúa má ruộng đồng, sự biến đổi của thời tiết để chủ động tát nước chống hạn, tháo nước chống úng, bón phân, bắt sâu, làm cỏ... Chữ trông ở cuối câu thứ tư: trông ngày, trông đêm mang hàm nghĩa là phấp phỏng lo lắng, đợi chờ, trông mong, hy vọng. Nỗi lòng ấy diễn ra triền miên, liên tục suốt ngày đêm. Nhà nông xưa, nay có biết bao nỗi lo lắng, bao điều ngóng trông...

Hai câu cuối là lời cầu mong rất chân thành, thánh thiện. Chữ trông nói lên nỗi cầu mong, niềm hy vọng:

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời êm bể lặng, mới yên tấm lòng.

Thành ngữ chân cứng đá mềm nói lên sức khoẻ, sự dẻo dai chiến thắng mọi thử thách khó khàn, nguy hiểm. Trời êm bể lặng cũng là một thành ngữ, trong văn cảnh này có hai ý nghĩa: trông mong mưa thuận gió hoà, cầu mong được sống bình yên, tránh được mọi thiên tai, địch hoạ. Trong xã hội cũ, nhất là dưới thời phong kiến, mất mùa, dịch bệnh, loạn lạc, hạn hán, bão lũ xảy ra thường xuyên, qua đó, ta càng thấy sự cầu mong, hy vọng của người phụ nữ nông dân trong bài ca dao rất đáng được cảm thông và trân trọng. Tấm lòng đôn hậu, khát vọng mùa màng bội thu, sức khoẻ dồi dào, sống no ấm, yên vui, hạnh phúc ấy thật đẹp, chứa chan tình người.

 

trần châu
20 tháng 11 2016 lúc 14:44

Người ta đi cấy lấy công,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.

Điệp ngữ trông (9 lần) thể hiện sự lo lắng về ngổn ngang trăm bề cực nhọc vất vả của người làm ra hạt gạo. Đi cấy (2 lần) sự khác biệt hành động đi cấy của mình với người khác.

Phạm Thị Trâm Anh
18 tháng 11 2016 lúc 18:33

Điệp ngữ là: lặp lại từ trong

Tác dụng: Cho ta thấy được nỗi vất vả, lo trước lo sau của người nông dân

thân thị huyền
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
24 tháng 11 2016 lúc 22:17

Em ơi đi học trường xa

Cố học cho giỏi về nhà mẹ mong

Giai thích :Để phù hợp với luật thơ luật bát

-Ở tiếng thứ 5 của câu bát phải là tiếng trắc nên ta dùng chữ về (thanh huyền)

- Theo luật thơ ,chữ cuối cùng của câu lục phải có cùng vần với chữ thứ 6 câu bát . Nên ta dùng chữ nhà để vừa hợp với luật thơ ,vừa phù hợp với nghĩa của câu .

Đăng chu quang
19 tháng 11 2016 lúc 15:45

Em ơi đi học trường xa

Cố học cho giỏi kẻo nhà mẹ mong

Trần Ngọc Định
19 tháng 11 2016 lúc 15:59

- Em ơi đi học trường xa

Cố học cho giỏi ..kẻo nhà.. mẹ mong

Điền như vậy bởi vì từ đó hợp về nghĩa và hợp về vần

chúc you hc tốt !

 

 

Phudu Pham
Xem chi tiết
Ngọc Đinh
20 tháng 11 2016 lúc 17:47

Cụm từ Tiếng gà trưa được lặp đi lặp lại nhiều lần

marian
21 tháng 11 2016 lúc 18:44

cụm từ lặp đi lặp lại nhiều lần là cụm từ : "tiếng gà trưa"

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
" Cục... cục tác cục ta"
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái tơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng.

Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng:
- Gà đẻ mà mậy nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối cùng bán gà
Cháu được quần áo mới

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh chúc bâu
Đi qua nghe sột soạt

Tiếng gà trưa
Mang bao niềm hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ

 

Thơ Xuân
22 tháng 11 2016 lúc 21:19

đã gọi là cụm từ mà bn...tki chắc chắn là tiếng gà trưa r...mấy cái con lại là từ màvui