Hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây vào vở) về Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc.
Câu 4. Hoàn thành bảng thống kê các nội dung dưới đây về nhà nước Văn Lang và Âu Lạc:
| Nước Văn Lang | Nước Âu Lạc |
|
a.Thời gian ra đời. |
|
|
|
b. Đứng đầu nhà nước. |
|
|
|
c. Kinh đô |
|
|
|
d. Quốc phòng |
|
|
|
Văn Lang | Âu Lạc | |
a.Thời gian ra đời | Thế kỉ VII TCN | Năm 214 TCN |
b.Đứng đầu nhà nước | Hùng Vương | Vua |
c.Kinh đô | Phong Châu | Phong Khê |
d.Quốc phòng | Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, nhà nước huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại chiến đấu | Có quân đội, vũ khí hùng mạnh |
Hoàn thành bảng về quốc gia Văn Lang – Âu Lạc ,Champa, Phù Nam theo các nội dung sau :
Nội dung | Qgia Văn Lang - Âu Lạc | Qgia Cham - pa | Qgia Phù Nam |
Cơ sở hình thành và Địa bàn sinh sống | |||
Bộ máy nhà nước và Xã hội | |||
Kinh tế | |||
Văn Hóa |
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy liệt kê những thành tựu tiêu biểu, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc theo gợi ý trong bảng dưới đây:
- Cho biết nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?
- Nêu phạm vi và kinh đô của nhà nước Văn Lang
- Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang.?
- Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang?
- Nhà nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Nhà nước thời Âu Lạc có điểm gì mới so với nhà nước thời Văn Lang
Mong mn giúp đỡ mình đang cần gấp
Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng năm 700 TCN
Kinh đô của nhà nước Văn Lang thuộc tỉnh Phú Thọ ngày nay
mình chỉ biết thế thôi
- Theo truyền thuyết ghi chép lại, Nhà nước Văn Lang được hình thành vào khoảng năm 2879 TCN và kết thúc vào năm 258 TCN bởi An Dương Vương Thục Phán.
- Phạm vi của nhà nước Văn Lang: có địa bàn cư trú từ vùng núi, trung du xuống đồng bằng châu thổ các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay. - Kinh đô nhà nước Văn Lang: Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ). - Nhu cầu trị thủy, đối phó với lũ lụt, bảo vệ mùa màng đã thúc đẩy sự liên kết giữa các bộ lạc.
-
Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang.?
+ Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì – Phú Thọ).
+ Vua giữ mọi quyền hành trong nước, các bộ đều thần thuộc. Đặt tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng. Con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị nương.
+ Đứng đầu các bộ là Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính. Trong chiềng, chạ, những người già được tôn trọng, thường giúp Bồ chính giải quyết việc sản xuất, chia phần ruộng cày cấy, giải quyết các mối bất hòa của dân làng.
- Như vậy, qua đó ta thấy, nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai nhưng đó là một tổ chức quản lí đất nước bền vững, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước.
- Về tổ chức nhà nước thời Âu Lạc không có thay đổi nhiều so với nhà nước thời Văn Lang. Tuy nhiên, có sự chặt chẽ hơn nhiều. Nhà vua có nhiều quyền thế hơn trong việc trị nước, có quân đội và vũ khí tốt. Đặc biệt, vua lấy hiệu là An Dương Vương.
- Người Âu Việt và Lạc Việt từ lâu sống hòa hợp với nhau ở vùng núi phía Bắc nước Văn Lang. Cho đến năm 218 TCN, quân Tần tràn xuống xâm lược các nước Phương Nam, Thục Phán đã đứng lên lãnh đạo cả người Âu Việt và Lạc Việt đánh lui quân xâm lược sau đó dựng nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương và đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).
học tốt!
Ý nào sau đây không thể hiện đúng sự khác biệt giữa nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang? A.Có thành trì vững chắc B.Quân đội mạnh, vũ khí tốt C.Thời gian tồn tại dài hơn D.kinh đô chuyển xuống đường đồng bằng GIÚP MÌNHHHHHHH
So sánh nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc theo các tiêu chí sau:
- Cơ sở hình thành
- Bộ máy nhà nước
- Kinh đô
Hoàn thành bảng so sánh các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Tây Âu và Bắc Mỹ thời cận đại theo gợi ý dưới đây vào vở:
Nội dung | Cách mạng tư sản Anh | Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ | Cách mạng tư sản Pháp |
Mục tiêu | - Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (đứng đầu là vua Sác-lơ I) - Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới; - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. | - Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc; - Thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản và chủ nô; - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. | - Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (đứng đầu là vua Lu-i XVI) - Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới; - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. |
Nhiệm vụ | - Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến; - Xác lập nền dân chủ tư sản. | - Giành độc lập dân tộc; - Thống nhất thị trường dân tộc, hình thành quốc gia dân tộc. - Xác lập nền dân chủ tư sản. | - Hình thành thị trường dân tộc thống nhất; - Chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng. - Xác lập nền dân chủ tư sản; xóa bỏ chế độ đẳng cấp, ban hành các quyền tự do, bình đẳng; - Đảm bảo quyền tư hữu về ruộng đất cho nông dân. |
Giai cấp lãnh đạo | Giai cấp tư sản và quý tộc mới | Giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô | Giai cấp tư sản |
Động lực | Lực lượng lãnh đạo và quần chúng nhân dân (nông dân, công nhân, bình dân thành thị, tiểu tư sản,…) | ||
Kết quả | - Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế - Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. | - Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh. - Hợp chúng quốc Hoa Kỳ ra đời. | - Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế; thiết lập nền dân chủ tư sản. |
Ý nghĩa | - Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh. | - Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mỹ - Góp phần thúc đẩy phong trào chống phong kiến ở châu Âu và phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước thuộc địa khắp nơi trên thế giới. | - Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản - Lung lay chế độ phong kiến khắp châu Âu. - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước. - Tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái được truyền bá rộng rãi. |
So với nhà nước Văn Lang thì tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc như thế nào?
A. Không thay đổi gì
B. Quyền hành của vua như nhau
C. Nhà nước Âu Lạc chặt chẽ hơn, vua có quyền thế hơn
D. Nhà nước Văn Lang chặt chẽ và hoàn thiện hơn
Câu 1: Nhà nước Văn Lang được thành lập và tổ chức như thế nào? Em có nhận xét gì về tổ chức của nhà nước đầu tiên này?
Câu 2: Trình bày về đời sống vật chất, đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang.
Câu 3: Cho biết về sự thành lập và tổ chức của nhà nước Âu Lạc? Nêu nhận xét về tổ chức của nhà nước Âu Lạc.
1.Sử cũ viết: “Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ)”. Vua giữ mọi quyền hành trong nước, “các bộ đều thần thuộc". Đặt tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng. Con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị nương". “Đời đời cha truyền con nối, đều gọi là Hùng Vương”.
Đứng đầu các bộ là Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính. Trong chiềng, chạ, những người già được tôn trọng, thường giúp Bồ chính giải quyết việc sản xuất, chia phần ruộng cày cấy, giải quyết các mối bất hòa của dân làng.
Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, vua Hùng và các Lạc tướng huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại, cùng chiến đấu.
Nhận xét về tổ chức nhà nước đầu tiên :
- Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
- Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế, xã hội đất nước cũng như sự hình thành quốc gia - dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2.Những nét chính trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng :
- Ở : nhà sàn mái cong làm bằng tre, nứa, gỗ.
- Ăn : thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả ; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị.
- Mặc : nam đóng khố, mình trần ; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực...
- Phong tục : tình nghĩa anh, em, xóm làng ; lòng biết ơn tổ tiên.
- Lễ hội : nhiều lễ hội và các trò chơi...
- Tín ngưỡng : thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng...
Bạn hk trường j vậy mà sao đề giống hệt mk
1. Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào
Hãy cho biết sự thành lập nhà nước Văn Lang
2. Giữa nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc giống nhau và khác nhau như thế nào?
3.Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào ?
Sắp thi học kì 1 rồi
Giusp mình nha
câu 3:Đất nước Âu Lạc yên ổn chưa được bao lâu thì xảy ra cuộc xâm lược của Triệu Đà.
Triệu Đà là một tướng của nhà Tần, được giao cai quản các quận giáp phía bắc Âu Lạc (tương ứng với Quảng Đông, Quảng Tây thuộc Trung Quốc ngày nay). Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà đã cắt đất ba quận, lập thành nước Nam Việt, sau đó đem quân đi đánh các vùng xung quanh và đánh xuống Âu Lạc. Quân dân Âu Lạc, với vũ khí tốt và tinh thần chiến đấu dũng cảm, đã đánh bại các cuộc tấn công của quân Triệu, giữ vững nền độc lập của đất nước. Triệu Đà, biết không thể đánh bại được quân ta, bèn vờ xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.
Năm 179 TCN, sau khi đã chia rẽ được nội bộ nhà nước Âu Lạc, khiến các tướng.giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu phải bỏ về quê, Triệu Đà lại sai quân đánh Âu Lạc. An Dương Vương do không đề phòng, lại mất hết tướng giỏi, nên bị thất bại nhanh chóng. Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu.
Câu 2:Những điểm giống và khác nhau của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc :
- Giống nhau :
+ Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
+ Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước.
- Khác nhau :
Thời Âu Lạc, quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn
Bạn tham khảo nha :
Câu 1 : Bài 12 : Nước Văn Lang | Học trực tuyến
Câu 2 : Bài 16 : Ôn tập chương I và chương II | Học trực tuyến
Câu 3 : Bài 15 : Nước Âu Lạc (tiếp theo) | Học trực tuyến