Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Stella Eliana
Xem chi tiết
Thái Hưng Mai Thanh
5 tháng 2 2022 lúc 22:02

Tham khảo:

    Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành: 
        Thứ nhất, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
       Cuối thế kỷ thứ XIX đầu thế kỷ XX. Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh chuyển lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và tiến hành xâm lược các nước nhỏ, yếu để làm thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp tư bản; để vơ vét tài nguyên, bóc lột lao động, nô dịch dân tộc. Tuy nhỏ bé, lạc hậu, nhưng các nước này không cam chịu làm nô lệ cho thực dân, đế quốc mà quyết tâm đứng lên đấu tranh giành lại nền độc lập dân tộc, từ đó phong trào giải phóng dân tộc phát triển. Sự kiện này tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, nhận thức của người thanh niên Việt Nam yêu nước Nguyễn Tất Thành, trong việc so sánh đối chiếu với dân tộc Việt Nam, dân tộc ta quyết không làm nô lệ cho thực dân Pháp, mà phải đấu tranh giành lại nền độc lập cho dân tộc, mang lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
        Thứ hai, chủ nghĩa Mác – Lênin và sự ra đời Đảng Cộng sản trên thế giới.
       Trên thế giới chủ nghĩa Mác – Lênin phát triển và được hiện thực hóa bằng phong trào vô sản với sự ra đời của các Đảng Cộng sản trên thế giới như: BaLan, Tiệp Khắc, Liên Xô, v.v. các Đảng Cộng sản có khả năng tập hợp, đoàn kết, lãnh đạo, giai cấp công nhân và dân tộc làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. 
        Thứ ba, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.
        Phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước thuộc khu vực châu Á nổ ra như: Indonesia, Trung Quốc nổ ra nhưng  đều thất bại, mà nguyên nhân là thiếu tổ chức, thiếu đoàn kết, đoàn kết rời rạc, nên Hồ Chí Minh không sang Trung Quốc hay Nhật tìm đường cứu nước, mà sang Pháp để tìm đường cứu nước.
         Thứ tư, tình hình trong nước
        Từ những tháng đầu năm 1858 trở về trước, Việt Nam là một nước phong kiến độc lập có chủ quyền; đến ngày 1/9/1858, Pháp xâm lược Việt Nam, sau hiệp định Patơnốt(1884), Việt Nam trở thành nước thuộc địa của thực dân Pháp, lúc này Việt Nam mất chủ quyền. Thực dân Pháp câu kết với chế độ phong kiến cùng áp bức, bóc lột các tầng lớp nhân dân lao động, xã hội Việt Nam lúc này xuất hiện nhiều mâu thuẫn,  xã hội đen tối, ngột ngạt; một câu hỏi lớn đặt ra cho các thế hệ người Việt Nam là bằng con đường nào để giành lại nền độc lập cho dân tộc?. Trong  xã hội Việt Nam lúc này có hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa cả dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa giai cấp nông dân với địa chủ, phong kiến. Dưới ách cai trị của thực dân phong kiến, nhân dân ta không cam chịu làm nô lệ, đã liên tục đấu tranh giành độc lập dân tộc, theo các khuynh hướng của nông dân, trí thức, tư sản; các phong trào yêu nước sôi nổi, mạnh mẽ, liên tục duy trì ngọn lửa cứu nước trong lòng dân tộc, nhưng tất cả đều thất bại, do thiếu tổ chức, thiếu đường lối, chưa có Đảng Cộng Sản lãnh đạo. Nên sau này Hồ Chí Minh không đi theo con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước lúc bấy giờ vì đó là con đường cứu nước không thành, cho dù Nguyễn Tất Thành rất ngưỡng mộ các sĩ phu yêu nước với tinh thần hy sinh xả thân vì nước. 
         Thứ năm, quê hương và gia đình
        Nguyễn Tất Thành sinh ra tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi quê hương giàu truyền thống yêu nước, thương dân, hiếu học. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là một vị quan giáo dục có tinh thần yêu nước, thương dân; là Người cha thân ra Nguyễn Tất Thành, đã dạy dỗ Nguyễn Tất Thành chu đáo về các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam như: yêu nước, thương dân, đoàn kết, cộng đồng, dân chủ, trung, hiếu,v.v. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc cũng định hướng cho Nguyễn Tất Thành muốn thắng giặc Pháp thì phải hiểu văn hóa Pháp, muốn hiểu văn hóa Pháp thì phải học ngôn ngữ của Pháp. Trong gia đình, anh ruột Nguyễn Sinh Khiêm và chị ruột Nguyễn Thị Thanh đã tích cực tham gia chống giặc Pháp xâm lược bị bắt giam, bị đánh đập dã man. Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên phải chứng kiến cảnh lầm than của nhân dân ta khi nước mất, nhà tan. Xuất phát từ thương dân rồi trăn trở vì dân và quyết tâm ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước. Chủ nghĩa yêu nước nhân văn Việt Nam là cội nguồn động lực thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Người viết: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”(1). Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Từ Bến Nhà Rồng, Người xuất dương sang Pháp trên con tàu buôn Latouche -Tréville để tìm "tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi", sau hơn một tháng trên biển đến ngày 6 tháng 7 năm 1911, tàu Latouche-Tréville cập cảng Marseille Pháp. Từ nǎm 1911 đến 1920, Nguyễn Tất Thành đã đến nhiều nước ở châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, châu Á, để nghiên cứu, tìm đường cứu nước. Tháng 7 nǎm 1920 trên báo Nhân đạo (L'Humanité - Pháp), Nguyễn Tất Thành đọc Sơ thảo “Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I Lênin.
         Thứ sáu, trí tuệ và quyết tâm của Nguyễn Tất Thành.
        Có thể nói, Nguyễn Tất Thành là một thanh niên Việt Nam yêu nước, thương dân có lý tưởng, có khát vọng, có hoài bão, có quyết tâm; hy sinh trọn vẹn đời mình cho dân tộc Việt Nam, Người nói: “ Lòng thương yêu nhân dân và nhân loại của tôi không bao giờ thay đổi”(2). Trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, một mình Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước và đã thành công, tạo ra bước ngoặt chuyển hướng cho cách mạng Việt Nam, thay đổi hướng phát triển cho cả dân tộc. Việc lựa chọn, đi theo con đường cách mạng vô sản đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước và đem lại nhiều thành tựu vĩ đại cho cách mạng Việt Nam. Cuộc đời - sự nghiệp, tài năng - trí tuệ, đạo đức - phong cách Hồ Chí Minh luôn là nguồn cảm hứng cho các văn nghệ sĩ, là tấm gương soi, lời dạy cho các nhà lãnh đạo, quản lý hôm nay, trăn trở, suy tư, xác định trách nhiệm, rèn đức, luyện tài vì sự phát triển toàn diện con người Việt Nam. Nhân dân ta luôn tự hào về Hồ Chí Minh, bởi vì Bác Hồ là ánh sáng, là niềm tin cho muôn dân, là tấm gương soi chung cho các thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên hiện nay.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
16 tháng 9 2023 lúc 22:33

- Khả năng thực hiện của bản thân: năng lực và phẩm chất.

- Điều kiện, phương tiện thực hiện: được tạo điều kiện và có các phương tiện để thực hiện.

- Cần có ý chí, nghị lực, sự quyết tâm của bản thân.

- Các kĩ năng: quản lí thời gian, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề,...

Minh Lệ
Xem chi tiết
9323
20 tháng 1 2023 lúc 7:14

 

Những yếu tố tác động đến các cuộc phát kiến địa lí:

 

- Con người đã có những hiểu biết mới về hình dạng Trái Đất, đại dương; vẽ được các bản đồ, hải đồ…

 

- Con người đã biết sử dụng la bàn khi đi trên biển.

 

-  Kĩ thuật đóng tàu phát triển, con người đã đóng được tàu có bánh lái, hệ thống buồm lớn để vượt đại dương (như loại tàu Ca-ra-ven)…

 

- Sự tài trợ của các nhà nước hoặc quý tộc phong kiến Tây Âu…

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Tác giả đã lồng ghép yếu tố miêu tả và biểu cảm ở nhiều đoạn. Chẳng hạn, yếu tố biểu cảm thể hiện ngay tên các tiêu mục (chỗ nước trời lẫn sắc miền Bắc; đầu sóng ngọn gió miền Trung; những đảo ngọc miền Nam), ở sự liên tưởng tới câu thơ của Chế Lan Viên, ở những từ ngữ thể hiện tình cảm, thái độ của du khách khi đến những vùng đảo,... yếu tố miêu tả thể hiện ở những đoạn giới thiệu vị trí địa lí của những hòn đảo trải dài từ Bắc vào Nam. Bên cạnh đó, yếu tố tự sự cũng được sử dụng khi giới thiệu về sự xuất hiện của cư dân đảo.

- Việc lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự giúp cho thông tin được chuyển tải đến người đọc một cách sinh động, hấp dẫn, thể hiện tình yêu và niềm tự hào của tác giả về biển đảo Việt Nam.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
19 tháng 9 2023 lúc 23:18

- Những yếu tố tác động đến các cuộc phát kiến địa lí:

+ Con người đã có những hiểu biết mới về hình dạng Trái Đất, đại dương; vẽ được các bản đồ, hải đồ…

+ Con người đã biết sử dụng la bàn khi đi trên biển.

+ Kĩ thuật đóng tàu phát triển, con người đã đóng được tàu có bánh lái, hệ thống buồm lớn để vượt đại dương (như loại tàu Ca-ra-ven)…

+ Sự tài trợ của các nhà nước hoặc quý tộc phong kiến Tây Âu…

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
27 tháng 8 2023 lúc 15:15

Những yếu tổ tạo nên cảm xúc của em khi ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên:

+ Không khí thiên nhiên

+ Cảnh quan xung quanh

+ Con người nơi đây.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
17 tháng 8 2019 lúc 3:03

Đáp án C

Những nguyên nhân khách quan đưa đến việc Đảng ta đề ra đường lối đổi mới 1986:

-Những thay đổi tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật trở thành xu thế thế giới.

-Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước XHCN khác cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải đổi mới.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
17 tháng 12 2017 lúc 6:34

Những nguyên nhân khách quan đưa đến việc Đảng ta đề ra đường lối đổi mới 1986:

-Những thay đổi tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật trở thành xu thế thế giới.

-Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước XHCN khác cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải đổi mới.

Stella Eliana
Xem chi tiết
lạc lạc
6 tháng 2 2022 lúc 8:21

- Mốc kết thúc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là khi Nguyễn Ái Quốc đọc được luận cương của Lê-nin và tham gia sáng lập đảng cộng sản Pháp năm 1920

- Sự kiện mở ra 1 thời đại mới cho cm việt nam là khi Đảng cộng sản Việt Nam thành lập năm 1930

Trọng Hoàn
Xem chi tiết
Minh Nhân
14 tháng 3 2021 lúc 20:46

Em tham khảo nhé !

Bài 2 trang 154 SGK Vật lí 10 | Vật lý lớp 10