Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Đức Đạt
Xem chi tiết
Phạm Khắc Đang
17 tháng 2 2016 lúc 15:35

a. Bản chất của toàn cầu hóa.

- Là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

b. Khác nhau.

Toàn cầu hóa là giai đoạn mới, giai đoạn phát triển cao của quá trình quốc tế hóa, nhưng khác với quốc tế hóa là toàn cầu hóa làm cho các mối liên kết giữa các quốc gia, dân tộc tăng lên chưa từng có cả về chiều sâu và bề rộng, bao quát nhiều lĩnh vực khác nhau, tác động đến mọi quốc gia, khu vực trên thế giới…

c. Toàn cầu hóa kinh tế làm gia tăng khoảng cách giàu – nghèo vì:

Quốc gia nào biết tận dụng một cách khôn ngoan, khai thác có hiệu quả nguồn tài chính khổng lồ từ toàn cầu hóa mang lại thì sẽ giàu lên nhanh chóng. Ngược lại nếu không nắm bắt, tận dụng được các cơ hội thì thời cơ sẽ bị bỏ lỡ, thách thức sẽ trở thành khó khăn dài hạn rất khó khắc phục và là lực cản trở cho sự phát triển.

d. Tác động của toàn cầu hóa tới nền kinh tế - xã hội nước ta.

Toàn cầu hóa vừa mang lại thời cơ vừa tạo ra thách thức đối với KT – XH nước ta.

* Thời cơ:

- Mở rộng thị trường XK hàng hóa.

- Thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư trong và ngoài nước.

- Tiếp nhận và đón đầu được công nghệ hiện đại, rút ngắn khoảng cách phát triển.

- Thúc đẩy toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới ở nước ta.

- Việt Nam có nhiều điều kiện phát huy nội lực, thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

* Thách thức.

- Sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh.

- Sự phân hóa giàu – nghèo gia tăng.

- Chịu tác động mạnh mẽ của những biến động chính trị, KT – XH…mang tính toàn cầu.

- Trình độ quản lí kinh tế nhìn chung còn yếu.

- Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn chậm.

- Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế.

- Sử dụng nguồn vốn đầu tư kém hiệu quả…

 

qwerty
17 tháng 2 2016 lúc 15:35

a) Bản chất của toàn cầu hoá
Là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

b) Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hoá
– Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
– Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.
– Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ti khoa học – kĩ thuật, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực. Các tổ chức này có vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực.

c) Toàn cầu hoá vừa là thời cơ, vừa là thách thức…
– Toàn cầu hoá tạo ra cơ hội hợp tác, khai thác nguồn vốn, tiếp cận khoa học – công nghệ, phát triển lực lượng sản xuất, làm chuyển biến cơ cấu kinh tế, đưa lại sự tăng trưởng cao…
– Kinh tế phát triển trong môi trường cạnh tranh quyết liệt; đào sâu sự phân hoá giàu – nghèo; nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc; độc lập tự chủ dễ bị xâm phạm…

huỳnh
Xem chi tiết
Hquynh
15 tháng 11 2021 lúc 19:00

A

bbbbbb
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 21:17

Tham khảo:

1. Phát huy được lợi thế so sánh để phát triển

Lợi thế so sánh luôn biến đổi phụ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi nước. Nước nào có nền kinh tế càng kém phát triển thì lợi thế so sánh càng suy giảm. Đa số các nước đang phát triển chỉ có lợi thế so sánh bậc thấp như lao động rẻ, tài nguyên, thị trường.... Đó là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển. Nhưng toàn cầu hóa, khu vực hóa cũng mang lại cho các nước đang phát triển những cơ hội lớn mới, nếu biết vận dụng sáng tạo để thực hiện được mô hình phát triển rút ngắn. Chẳng hạn, bằng lợi thế vốn có về tài nguyên, lao động, thị trường, các ngành công nghiệp nhẹ, du lịch, dịch vụ.... các nước đang phát triển có thể tham gia vào tầng thấp và trung bình của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn cầu với cơ cấu kinh tế có các ngành sử dụng nhiều lao động, nhiều nguyên liệu, cần ít vốn đầu tư, công nghệ trung bình tiên tiến tạo ra những hàng hoá - dịch vụ không thể thiếu trong cơ cấu hàng hoá - dịch vụ trên thị trường thế giới. Để làm được việc đó các nước đang phát triển có cơ hội tiếp nhận được các dòng vốn quốc tế, các dòng kỹ thuật - công nghệ mới và kỹ năng quản lý hiện đại. Như­ng cơ hội đặt ra như nhau đối với các nước đang phát triển, song nước nào biết tận dụng nắm bắt được chúng thì phát triển. Điều đó phụ thuộc vào nhân tố chủ quan, vào nội lực của mỗi nước.

 

Việc phát huy tối đa lợi thế so sánh trong quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa của các nước đang phát triển là nhằm tận dụng tự do hoá th­ương mại, thu hút đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Tỷ trọng mậu dịch thế giới trong tổng kim ngạch mậu dịch thế giới của các nước đang phát triển ngày một tăng (1985: 23%, 1997: 30%). Các nước đang phát triển cũng ngày càng đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ kinh tế quốc tế, tỷ trọng hàng công nghiệp trong cơ cấu hàng xuất khẩu ngày càng tăng (1985: 47%, 1998: 70%) và các nước đang phát triển đang nắm giữ khoảng 25% lượng hàng công nghiệp xuất khẩu trên toàn thế giới.

>> Luật sư tư vấn luật đầu tư nước ngoài trực tuyến gọi: 1900.6162

 

2. Tăng nguồn vốn đầu tư

Kinh tế toàn cầu hóa, khu vực hóa biểu hiện nổi bật ở dòng luân chuyển vốn toàn cầu. Điều đó tạo cơ hội cho các nước đang phát triển có thể thu hút được nguồn vốn bên ngoài cho phát triển trong nước, nếu nước đó có cơ chế thu hút thích hợp. Thiết lập một cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư nội địa hợp lý là cơ sở để định hướng thu hút đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm các ưu đãi từ những điều kiện và môi trường đầu tư bên trong để thúc đẩy chương trình đầu tư của họ. Các nước đang phát triển đã thu hút và sử dụng một lượng khá lớn vốn nước ngoài cùng với nguồn vốn đó, vốn trong nước cũng được huy động. Theo Báo cáo đầu tư thế giới của UNCTAD, năm 1996 các nước đang phát triển tiếp nhận 129 tỷ USD FDI, đến năm 1999 FDI vào các nước đang phát triển tăng lên 198 tỷ USD, trong đó 97 tỷ USD vào Mỹ Latinh (Braxin chiếm 31 tỷ), 91 tỷ USD vào Châu Á (riêng Trung Quốc chiếm 40 tỷ).

Toàn cầu hóa, khu vực hóa đã tạo ra sự biến đổi và gia tăng cả về lượng và chất dòng luân chuyển vốn vào các nước đang phát triển, nhất là trong khi các nước đang phát triển đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn đầu tư cho phát triển. Chẳng hạn, lượng vốn đầu tư vào các nước đang phát triển tăng khá nhanh: 1980: 30 tỷ USD; 1990: 60 tỷ USD; 1996: gần 200 tỷ USD; năm 1997 các nước đang phát triển thu hút tới 37% lượng vốn FDI toàn thế giới. Trong dòng vốn đầu tư vào các nước đang phát triển thì dòng vốn tư nhân ngày càng lớn.

3. Nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ

Tr­ước xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, các nước đang phát triển tuỳ theo vị thế, điều kiện lịch sử cụ thể và trình độ phát triển của mình đều có cách thức riêng phát triển theo con đường rút ngắn. Hai trong số nhiều con đường phát triển là: Thứ nhất, du nhập kỹ thuật - công nghệ trung gian từ các nước phát triển để xây dựng những ngành công nghiệp của mình như là một bộ phận hợp thành trong tầng công nghiệp hiện đại. Tuỳ thuộc vào khả năng vốn, trí tuệ... mà các nước đang phát triển lựa chọn một hoặc cùng lúc cả hai con đường phát triển nói trên. toàn cầu hóa, khu vực hóa cho phép các nước đang phát triển có điều kiện tiếp nhận các dòng kỹ thuật - công nghệ tiên tiến, hiện đại từ các nước phát triển để nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ của mình. Nhưng điều đó còn phụ thuộc vào khả năng của từng nước biết tìm ra chiến lược công nghiệp hoá rút ngắn thích hợp.

Trong quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa các nước đang phát triển có điều kiện tiếp cận và thu hút những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, qua đó mà nâng dần trình độ công nghệ sản xuất của các nước đang phát triển. Do vậy, mà ngày càng nâng cao được trình độ quản lý và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế các nước đang phát triển. Toàn cầu hóa, khu vực hóa được đánh giá như một công cụ đặc hiệu để nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ ở các nước đang phát triển. Bởi lẽ, trong quá trình tham gia vào liên doanh, liên kết sản xuất quốc tế, hợp đồng hợp tác kinh doanh, các dự án FDI... các nước đang phát triển có điều kiện tiếp cận những công nghệ, kiến thức và kỹ năng hết sức phong phú, đa dang của các nước đang phát triển.

4. Thay đổi được cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực

Toàn cầu hóa, khu vực hóa đòi hỏi nền kinh tế của các quốc gia, trong đó có các nước đang phát triển phải tổ chức lại với cơ cấu hợp lý. Kinh tế thế giới đang chuyển mạnh từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Nhưng ở các nước phát triển những ngành có hàm lượng chất xám, hàm lượng công nghệ cao, hàm lượng vốn lớn... đang chiếm ưu thế, còn ở những nước đang phát triển chỉ có thể đảm nhận những ngành có hàm lượng cao về lao động, nguyên liệu và hàm lượng thấp về công nghệ, vốn. Tuy nhiên, nếu nước đang phát triển nào chủ động, biết tranh thủ cơ hội, tìm ra được con đường phát triển rút ngắn thích hợp, thì có thể vẫn sớm có được nền kinh tế tri thức. Điều đó đòi hỏi một sự nỗ lực rất lớn. Quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa sẽ dẫn đến tốc độ biến đổi cao và nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu, điều đó buộc nền kinh tế mỗi nước, muốn phát triển, không còn con đường nào khác là phải hoà nhập vào quỹ đạo vận động chung của nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế nào bắt kịp dòng vận động chung thì phát triển, không thì dễ bị tổn thương và bất định. Mỗi nước đang phát triển cần phải tìm cho mình một phương thức để chuyển dịch cơ cấu kinh tế thích hợp để có thể phát triển rút ngắn. Hầu hết các nền kinh tế của các nước đang phát triển đều tiến tới mô hình kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế dựa vào xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến. Đây là một mô hình kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực. Nh­ưng nền kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế đòi hỏi chính phủ các nước phải có quan niệm đúng và xử lý khéo quan hệ giữa tự do hoá và bảo hộ ở mức cần thiết; đồng thời phải nắm bắt được các thông lệ và thể chế kinh tế bên trong, giải quyết đúng đắn việc kết hợp các nguồn lực bên ngoài thành nội lực bên trong để phát triển. Nền kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế muốn phát triển ổn định, đòi hỏi cơ cấu kinh tế bên trong phải đủ mạnh, cơ cấu xuất khẩu đa dạng, thể chế kinh tế linh hoạt và có năng lực thích ứng để đương đầu với những thay đổi của các điều kiện phát triển toàn cầu. Điều đó buộc các nước đang phát triển phải tìm ra con đường công nghiệp hoá rút ngắn thích hợp. Nhiều nước chọn mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, dựa vào tăng trư­ởng các sản phẩm công nghiệp chế tạo. Phát triển công nghiệp chế tạo sẽ giúp nền kinh tế các nước đang phát triển nhanh chóng chuyển được nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và từng bước chuyển tới nền kinh tế tri thức. Sự dịch chuyển này đến đâu phụ thuộc vào trình độ thích ứng về tiếp nhận công nghệ, khả năng về vốn, khai thác thị trường. Dù bước chuyển dịch ở trình độ nào, nền kinh tế ở các nước đang phát triển đều chú trọng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ; đồng thời tập trung nỗ lực phát triển các ngành có khả năng cạnh tranh. Chính vì vậy, cơ cấu kinh tế của nhiều nước đang phát triển đã có nhiều biến đổi theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu hàng xuất khẩu cũng thay đổi, chất lượng hàng hoá xuất khẩu được nâng lên theo hướng đạt các tiêu chuẩn quốc tế, tỷ trọng sản phẩm qua chế biến đã tăng từ 5,65% (năm 1980) lên 77,7% (năm 1994).

 

Toàn cầu hóa, khu vực hóa đang mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho các quốc gia cơ cấu lại nền kinh tế của mình. Nền kinh tế toàn cầu đang biến đổi nhanh chóng, thì nền kinh tế của các nước đang phát triển, nếu muốn phát triển, không còn con đường nào khác là phải nhanh chóng hoà nhập vào quỹ đạo vận động chung của nền kinh tế thế giới. Các nước phải bắt kịp các động thái của dòng vận động tiền vốn, kỹ thuật - công nghệ, hàng hoá - dịch vụ khổng lồ của thế giới. Tính bất định và mức độ dễ bị tổn th­ương với tính cách là hệ quả của những động thái này đang ngày càng gia tăng, nhất là đối với nền kinh tế các nước đang phát triển.

5. Mở rộng kinh tế đối ngoại

Toàn cầu hóa, khu vực hóa làm cho quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế trở thành xu hướng tất yếu và diễn ra hết sức mạnh mẽ do sự phát triển cao của lực lượng sản xuất dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. Toàn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn ra với tốc độ cao, càng đòi hỏi mạnh mẽ việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nền kinh tế, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Và chỉ bằng cách đó mới có thể khai thác có hiệu quả nguồn lực quốc tế. Đồng thời, toàn cầu hóa, khu vực hóa, quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế càng đẩy mạnh thì càng tạo ra những cơ hội và thách thức mới mà chỉ có sự phối hợp quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại thì mới có thể tranh thủ được những cơ hội, v­ượt qua được những thách thức. Thực tế lịch sử cũng đã khẳng định rằng: ngày nay không một quốc gia nào có thể phát triển được nếu không thiết lập quan hệ kinh tế với các nước khác, và do vậy không một quốc gia nào, kể cả các nước đang phát triển, lại không thực hiện việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

Trong hoàn cảnh quốc tế hoá đời sống kinh tế ngày càng sâu rộng, quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa được thúc đẩy mạnh mẽ, các quan hệ kinh tế đối ngoại trở thành một nhân tố không thể thiếu để thực hiện tái sản xuất mở rộng ở mỗi nước, nhất là những nước đang phát triển.

trang phan
Xem chi tiết
phung tuan anh phung tua...
4 tháng 3 2022 lúc 15:59

B

Vũ Quang Huy
4 tháng 3 2022 lúc 15:59

b

Đại Tiểu Thư
4 tháng 3 2022 lúc 15:59

B

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 2:19

Tham khảo:

- Kể từ khi nước ta bắt đầu hội nhập, nền kinh tế trở nên năng động hơn. Các thành phần kinh tế có cơ sở phát triển mạnh mẽ, nhưng sự cạnh tranh giữa chúng có phần quyết liệt hơn. Sự cạnh tranh đó đã làm cho nhiều cơ sở sản xuất, nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc phải tiến hành tinh giản biên chế. Tình trạng này làm tăng thêm đội ngũ những người không có việc làm hoặc có việc làm không đầy đủ. Theo số liệu của các cơ quan chức năng, tình trạng thất nghiệp ở thành thị còn ở mức khá cao, nạn thiếu việc làm ở nông thôn còn rất nghiêm trọng.

- Trong những năm tới, quá trình hội nhập sẽ đòi hỏi đội ngũ lao động có trình độ cao hơn. Nếu như đội ngũ người lao động Việt Nam không được đào tạo và chuẩn bị về mặt công nghệ, quản lí thì tình trạng thất nghiệp không những không giảm mà còn có nguy cơ tăng cao. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
26 tháng 8 2023 lúc 10:50

Những tổ chức tiêu biểu của Quốc tế và khu vực như: 

+ Quốc tế: WHO,UNESCO,UNICEF,.. UN có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, bảo vệ quyền con người, cung cấp viện trợ nhân đạo,..

+ Khu vực: APEC,.. là diễn đàn kinh tế mở của các nền kinh tế, thúc đẩy hóa thương mại và đầu tư trong khu vực,..

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 2:17

- Một số vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay như: an ninh lương thực, nguồn nước, năng lượng, mạng,..

- Cần thiết phải bảo vệ để đảm bảo tình trang yên ổn, để phát triển, không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, duy trì mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
25 tháng 10 2019 lúc 10:32

a. Những biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế.

- Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hóa, khoa học,... Toàn cầu hóa kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới. Nền kinh tế toàn cầu hóa có những biểu hiện rõ nét như: thương mại thế giới phát triển mạnh, đầu tư nước ngoài tăng nhanh, thị trường tài chính quốc tế mở rộng, các công ty xuyên quốc gia có vị trí ngày càng to lớn.

- Thương mại thế giới phát triển mạnh. Tốc độ tăng trưởng của thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với 150 thành viên (tính đến tháng 1 – năm 2007) chiếm khoảng 90% số dân, chi phối 95% hoạt động thương mại của thế giới và có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn.

- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Từ năm 1999 đến năm 2004, đầu tư nước ngoài đã tăng từ 1774 tỉ USD lên 8895 tỉ USD. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ ngày càng chiếm tỉ trọng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,...

- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. Với hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử, một mạng lưới toàn cầu đã và đang mở ra trên phạm vi toàn thế giới. Các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) ngày càng có vai trò vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế toàn cầu, cũng như trong đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia.

- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Với phạm vi hoạt động rộng, ở nhiều quốc gia khác nhau, các công ty xuyên quốc gia nắm trong tay nguồn của cải vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng. Hiện nay, toàn thế giới có trên 60 nghìn công ty xuyên quốc gia với khoảng 500 nghìn chi nhánh.

Các công ty xuyên quốc gia chiếm 30% tổng giá trị GDP toàn thế giới, 2/3 buôn bán quốc tế, hơn 75% đầu tư trực tiếp và trên 75% việc chuyển giao công nghệ, khoa học kĩ thuật trên phạm vi thế giới.

b. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến những hệ quả gì?

- Toàn cầu hóa kinh tế đã thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế tòan cầu, đẩy nhanh đầu tư, tăng cường sự hợp tác quốc tế.

- Tuy nhiên, toàn cầu hóa kinh tế có những mặt trái của nó, đặc biệt làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo.

da Ngao
Xem chi tiết
Dân Chơi Đất Bắc=))))
7 tháng 11 2021 lúc 9:21

D

Long Sơn
7 tháng 11 2021 lúc 9:22

D