Chú ý lời đối thoại bộc lộ tính cách của từng nhân vật.
Chỉ ra đặc điểm tính cách của nhân vật Prô-mê-tê được bộc lộ qua lời thoại của chính nhân vật này.
- Prô-mê-tê là một người đa sầu, đa cảm và chính Prô-mê-tê cũng bị đặt trong một tình thế khó.
- Prô-mê-tê là một vị thần tốt, lo nghĩ cho dân chúng, vì biết trước được tương lai nên đã giúp được mọi người thoát khỏi cảnh lầm than, chống lại Zeus và đổi lại được nhiều lợi ích cho nhân dân.
- Prô-mê-tê vẫn biết rằng mình đã phạm sai lầm và chấp nhận hình phạt đầy đau đớn về thể xác, dai dẳng nhưng Prô-mê-tê vẫn không hối hận về những việc mình đã làm, bởi những hành động đi ngược lại với Dớt của ngài đã giúp đỡ rất nhiều cho nhân loại.
Lời đối thoại giữa bà và Thanh trong phần đầu của tác phẩm chủ yếu xoay quanh những chuyện gì? Tình cảm của các nhân vật bộc lộ như thế nào qua những lời đối thoại đó?
- Lời đối thoại giữa bà và Thanh trong phần đầu tác phẩm chủ yếu xoay quanh chuyện Thanh từ trên tỉnh về, bà cháu thể hiện tình cảm yêu thương, quan tâm lẫn nhau.
- Tình cảm của các nhân vật đầy yêu thương, trìu mến. Bà vui khi thấy cháu về, quan tâm từng li từng tí. Cháu muốn biết có ai ở cùng bà vì không yên tâm khi bà ở một mình. Giọng điệu các nhân vật dành cho nhau đầy âu yếm, thân thương.
Câu 3 (trang 52, SGK Ngữ văn 6, tập 2)
Đề bài: Lời đối thoại giữa bà và Thanh trong phần đầu của tác phẩm chủ yếu xoay quanh những chuyện gì? Tình cảm của các nhân vật bộc lộ như thế nào qua những lời đối thoại đó?
Lời đối thoại giữa bà và Thanh trong phần đầu của tác phẩm chủ yếu xoay quanh những việc sinh hoạt nhỏ nhặt, trước mắt của nhân vật Thanh. Bà chỉ hỏi Thanh, đã về đấy ư, đã ăn cơm chưa, sao không đi xe, dặn Thanh đi nghỉ ngơi, rửa mặt cho mát…
Những lời đối thoại cho thấy hình ảnh người bà như vẫn luôn chờ đợi đứa cháu đi xa trở về. Bà không hỏi công việc, mà chỉ hỏi những chuyện vụn vặt, quan tâm đến bữa ăn, giấc nghỉ của cháu.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.
- Đọc kĩ đoạn văn nằm ở phần đầu có lời đối thoại giữa Thanh và bà.
- Từ đoạn văn đó chỉ ra những chuyện được nhắc đến trong lời đối thoại và cách bộc lộ tình cảm của các nhân vật.
Lời giải chi tiết:
- Lời đối thoại của bà và Thanh chủ yếu xoay quanh những chuyện xảy ra trong thời gian Thanh vắng nhà, về tình trạng sức khỏe của bà và những lời hỏi han ân cần, những lời quan tâm bà nói với anh.
- Tình cảm của các nhân vật được bộc lộ trực tiếp thông qua những lời đối thoại, hỏi han giữa hai bà cháu về sức khỏe; bà quan tâm cháu, dành cho cháu những lời quan tâm, tình thương yêu vô bờ bến.
Theo dõi: Chú ý lời thoại và tính cách của hai nhân vật An và Cò.
- Lời thoại của An và Cò
+ “Chim đẹp quá, Cò ơi!”
+ “Thứ chim cỏ này mà đẹp gì!”
+ Ở đây, chim nhiều quá. Bữa nào tụi mình đi bắn một bữa đi”
+ “Thứ đồ bỏ, không ăn thua gì đâu. Mày mà gặp “sân chim” thì mày sẽ biết…”
=> Qua lời thoại đã phần nào bộc lộ nét tính cách của hai nhân vật An và Cò:
+ An: Tinh tế, thấu hiểu, để ý quan sát mọi sự vật.
+ Cò: Tính tình đơn giản, tốt bụng, biết yêu thương quan tâm tới mọi người.
Phân tích các nhân vật Ngọc, Thái, Cửu. Chú ý những điểm sau:
- Bằng những thủ pháp nào tác giả đã để cho nhân vật Ngọc bộc lộ bản chất của y, và đó là bản chất gì?
- Những nét nổi rõ trong tính cách của Thái, của Cửu là gì?
- Ngọc bộc lộ đầy đủ bản chất tên Việt gian bán nước
+ Nuôi tham vọng thỏa mãn muốn địa vị, tiền bạc
+ Ngọc che giấu bản chất Việt gian trước Thơm, y ra sức truy lùng người cách mạng lẩn trốn trong vùng,
- Tác giả xây dựng nhân vật phản diện như Ngọc khắc họa tính cách của một người nhất quán nhưng không đơn giản
- Thái bình tĩnh, sáng suốt, tin tưởng vào sự che chở của quần chúng, ngay cả khi người đó là vợ tên Việt gian
- Cửu có sự nôn nóng, thiếu chín chắn, ban đầu anh nghi ngờ và có ý định muốn bắn Thơm
2. Chú ý lời thoại và tính cách hai nhân vật An và Cò.
- Lời thoại của An và Cò
+ “Chim đẹp quá, Cò ơi!”
+ “Thứ chim cỏ này mà đẹp gì!”
+ Ở đây, chim nhiều quá. Bữa nào tụi mình đi bắn một bữa đi”
+ “Thứ đồ bỏ, không ăn thua gì đâu. Mày mà gặp “sân chim” thì mày sẽ biết…”
=> Qua lời thoại đã phần nào bộc lộ nét tính cách của hai nhân vật An và Cò:
+ An: Tinh tế, thấu hiểu, để ý quan sát mọi sự vật.
+ Cò: Tính tình đơn giản, tốt bụng, biết yêu thương quan tâm tới mọi người.
Chú ý lời đối thoại giữa các nhân vật và lời bình luận của người kể chuyện.
- Lời đối thoại của chú San: Ân hận, hối lỗi, muốn được làm lại với dì.
- Lời đối thoại của dì Mây: Hụt hẫng, tiếc nuối, tủi thân nhưng rất cương quyết
- Lời bình luận của người kể: Tiếc nuối cho mối tình dang dở giữa chú San và dì Mây.
Chú ý các lời đối thoại của hai nhân vật, từ đó có thể thấy rõ hơn đặc điểm nhân vật " tôi".
Qua những lời đối thoại của hai nhân vật, từ đó có thể thấy được nhân vật “tôi” là người hiếu thắng, dễ xúc động.
Điểm giống nhau của nhân vật trong truyện cổ tích và truyền thuyết?
A.Đều có cốt lõi sự thật lịch sử.
B.Đều được bộc lộ phẩm chất qua hành động.
C.Đều được xây dựng bằng yếu tố kì ảo.
D.Đều được bộc lộ tính cách qua lời kể của nhân vật khác.
Bối cảnh câu chuyện trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng đã giúp nhân vật bộc lộ tính cách và làm nổi bật ý nghĩa của truyện như thế nào?
- Bối cảnh câu chuyện trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng đã giúp nhân vật bộc lộ tính cách và làm nổi bật ý nghĩa của truyện: bối cảnh truyện càng khắc họa rõ rét tính cách hiểu biết nông cạn, môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh, từ đó trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá rất đắt. Đồng thời giúp người đọc dễ dàng nhận ra được bài học từ câu chuyện.