Quan sát những cây rừng xung quanh, nêu các biểu hiện sinh trưởng và phát triển của chúng.
Đọc thông tin SGK KHTN 7 và quan sát Hình 36.1 để trả lời các yêu cầu sau:
1. Phát biểu khái niệm sinh trưởng và phát triển.
2. Mô tả các dấu hiệu thể hiện sự sinh trưởng ở cây cam và con ếch. Những biến đổi nào diễn ra trong đời sống của chúng thể hiện ở sự phát triển?
1. Khái niệm sinh trưởng: Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó mà cơ thể lớn lên.
Khái niệm phát triển: Phát triển bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.
2. Quan sát Hình 36.1 ta nhận thấy sự sinh trưởng của:
+ Cây cam: Hạt của cây cam nguyên phân để nảy mầm, tạo cây con, từ cây các tế bào trao đổi chất và phân chia tiếp để lớn lên thành cây trưởng thành, từ đó kích thước và khối lượng của cây cam đã tăng lên (từ hạt)
Quan sát hình 17.1, kể tên các yếu tố môi trường tác động đến cây ngô. Những yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng và phát triển của cây ngô?
Tham khảo!
- Các yếu tố môi trường tác động đến cây ngô gồm: Nước, ánh sáng, nhiệt độ, dinh dưỡng khoáng, sinh vật,…
- Ảnh hưởng của các yếu tố này đến sinh trưởng và phát triển của cây ngô: Các yếu tố môi trường ảnh hưởng sự tồn tại của cây; các quá trình sinh lí, sinh hóa trong cơ thể; tốc độ sinh trưởng; sự nảy mầm, sự ra hoa, phát sinh hình thái của các cơ quan;… \(\rightarrow\) Sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô chịu tác động bởi các yếu tố môi trường ngoài.
Quan sát sự thay đổi hình thái của sinh vật trong các Hình 21.1, 21.2, đọc thông tin trong mục II, nêu vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây và con gà.
Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của khoai tây và con gà:
- Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây:
+ Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp lên các chất cần thiết để xây dựng tế bào và cơ thể giúp cây khoai tây lớn lên, phát sinh rễ, thân, lá, ra hoa, tạo củ.
+ Tạo ra năng lượng để cây khoai tây duy trì các hoạt động sống của cây như cảm ứng, hấp thụ các chất dinh dưỡng,…
+ Đào thải các chất thải từ các hoạt động như đào thải khí oxygen được tạo ra từ quá trình quang hợp,… giúp ổn định môi trường trong cây, đảm bảo cho cây hoạt động bình thường.
- Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của con gà:
+ Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp lên các chất cần thiết để xây dựng tế bào và cơ thể giúp con gà sinh trưởng, phát triển các cơ quan bộ phận trong cơ thể và sinh sản.
+ Tạo ra năng lượng giúp con gà thực hiện các hoạt động sống như cảm ứng, vận động chạy nhảy,…
+ Đào thải các chất thải, chất dư thừa từ các hoạt động sống như carbon dioxide được tạo ra từ quá trình hô hấp tế bào, phân từ quá trình tiêu hóa,… giúp ổn định môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho con gà hoạt động sinh lí bình thường.
Quan sát Hình 34.4, hãy kể tên các giai đoạn trong vòng đời của cây cam và xác định các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam.
- Các giai đoạn trong vòng đời của cây cam: Hạt; hạt nảy mầm; cây mầm; cây con; cây trưởng thành; cây trưởng thành ra hoa, tạo quả và hạt.
- Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam: giai đoạn sinh trưởng (từ khi hạt nảy mầm thành cây mầm đến cây con rồi đến cây trưởng thành) và giai đoạn sinh sản (cây ra hoa, tạo quả, hình thành hạt).
Quan sát hình 38.2 và cho biết:
a) Có những nhân tố nào của môi trường tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây?
b) Trong các nhân tố đó, những nhân tố nào là nhân tố vô sinh, những nhân tố nào là nhân tố hữu sinh?
a)
- Những nhân tố của môi trường tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây là: ánh sáng, gió, con người, độ ẩm, nhiệt độ, động vật ăn thực vật, sinh vật trong đất
b)
- Nhân tố vô sinh bao gồm: gió, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng
- Nhân tố hữu sinh bao gồm: sinh vật trong đất, con người, động vật ăn thực vật
Quan sát hình 30.3 và trình bày các giai đoạn sinh trưởng và phát triển tương ứng từ (1) đến (7) của cây cam.
1 hạt đc gieo
2 hạt nảy mầm
3 mầm cây phát triền thành cây con
4 cây con phát triển thành cây con lớn hơn
5 cây tăng trưởng và số lượng lá nhiều , rễ mọc ra nhiều , có cành
6 cây bắt đầu ra hoa
7 cây bắt đầu có quả
Độ ẩm và nhiệt độ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho
A. nhiều loại cây sinh trưởng và phát triển.
B. rừng cây bụi lá cứng phát triển.
C. rừng cây phát triển rập rạp, xanh tốt quanh năm.
D. đồng cỏ cao nhiệt đới (xa van) phát triển
Câu 1: Các cây lá lốt, lá dong thường sống ở những nơi ít ánh sáng như dưới các tán lá, góc vườn,... Các cây bạch đàn, cây phi lao lại sống ở những nơi quang đãng.
a) Hãy quan sát và cho biết các cây đó sinh trưởng và phát triển như thế nào?
b) Nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các loài cây nêu trên, từ đó rút ra kết luận gì?
a) _ Cây lá tốt, cây lá dong sinh trưởng và phát triển tốt dưới các tán lá, góc vườn : lá xanh tốt
_ Cây bạch đàn, phi lao sinh trưởng tốt ở nơi quang đãng
b) Có những cây chỉ sống được ở nơi ít ánh sáng như cây lá tốt, cây lá dong => đó là cây ưa bóng.
Có những cây sinh trưởng tốt ở những nơi quang đãng như cây phi lao, cây bạch đàn, các cây họ đậu => đó là các cây ưa sáng.
hãy quan sát xung quanh nhà từ 5-6 con vật hoặc cây và phân loại rồi nêu những đặc điểm để phân loại sinh vật đó
Cho các hiện tượng sau:
(1). Vi khuẩn nốt sần và rễ cây họ đậu.
(2). Một loài cây mọc thành đám, rễ liền nhau.
(3). Vi khuẩn phân hủy xenlulozo sống trong ruột già ở người.
(4). Bọ chét, ve sống trên lưng trâu.
(5). Những con sói cùng nhau hạ một con bò rừng.
(6). Nhờ có tuyến hôi, bọ xít không bị chim dùng làm thức ăn.
(7). Một số cây khi phát triển, bộ rễ tiết ra các chất kìm hãm các cây xung quanh phát triển.
Có bao nhiêu mối quan hệ thuộc kiểu quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. 3
B. 0
C. 1
D. 2
Đáp án D
Quan hệ hỗ trợ cùng loài trong quần thể là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản... đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống.
Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm.
Xét các hiện tượng của đề bài:
1. Vi khuẩn nốt sần và rễ cây họ đậu: Đây là mối quan hệ cộng sinh giữa 2 loài khác nhau chứ không phải quan hệ hỗ trợ cùng loài.
2. Một loài cây mọc thành đám, rễ liền nhau: Đây là quan hệ hỗ trợ cùng loài, nhờ hiện tượng này mà nước và muối khoáng do rễ của cây này hút vào có khả năng dẫn truyền sang cây khác thông qua phần rễ liền nhau. Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ. Cây liền rễ bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mứi sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
3. Vi khuẩn phân hủy xenlulozo sống trong ruột già ở người: Đây là mối quan hệ cộng sinh giữa 2 loài chứ không phải quan hệ hỗ trợ cùng loài.
4. Bọ chét, ve sống trên lưng trâu: Đây là quan hệ kí sinh khác (bọ chét, ve hút máu của trâu) loài chứ không phải quan hệ hỗ trợ cùng laoif.
5. Những con sói cùng nhau hạ một con bò rừng : Đây là mối quan hệ hỗ trợ nhau cùng kiếm mồi của các cá thể sói cùng loài.
6. Nhờ có tuyến hôi, bọ xít không bị chim dùng làm thức ăn: Đây là đặc điểm giúp bọ xít có thể thích nghi chứ không phải mối quan hệ hỗ trợ cùng loài.
7. Một số cây khi phát triển, bộ rễ tiết ra các chất kìm hãm các cây xung quanh phát triển: Đây là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm chứ không phải là quan hệ hỗ trợ cùng loài.
Vậy có 2 mối quan hệ thuộc kiểu quan hệ hỗ trợ cùng loài: 2, 5