Quan sát lớp học và điền tiếp vào bảng những nhân tố sinh thái tác động đến việc học tập và sức khỏe của chúng ta ?
STT | Yếu tố sinh thái | Mức độ tác động |
1 | ||
2 | ||
3 | ||
4 |
Hỏi đáp
Quan sát lớp học và điền tiếp vào bảng những nhân tố sinh thái tác động đến việc học tập và sức khỏe của chúng ta ?
STT | Yếu tố sinh thái | Mức độ tác động |
1 | ||
2 | ||
3 | ||
4 |
Khi đem 1 cây phong lan từ trong rừng rậm về trồng ở nhà , những nhân tố sinh thái của môi trường tác động đến cây phong lan sẽ thay đổi . Em hãy cho biết những thay đổi của các nhân tố sinh thái đó ?
* Trong rừng rậm :
- Nơi sống : Dưới tán rừng cây cối rậm rạp.
- Ánh sáng : Yếu
- Độ ẩm : Cao
- Nhiệt độ : Ổn định
* Trong vườn nhà :
- Nơi sống : Cây cối thưa thớt
- Ánh sáng : Mạnh
- Độ ẩm : Thấp
- Nhiệt độ : Ít ổn định
Điền vào bảng dưới đây : Các đặc điểm hình thái của cây ưa bóng và cây ưa sáng .
STT | Tên cây | Đặc điểm | Nhóm cây |
1 | |||
2 | |||
3 | |||
4 | |||
5 |
STT | Tên cây | Đặc điểm | Nhóm cây |
1 | Bạch đàn | Lá nhỏ xếp diềm , thân cao , lá màu xanh nhạt, cây mọc ở nơi quang đãng | Ưa sáng |
2 | Lá lốt | Cây nhỏ , tán to xếp ngang , lá màu xanh xẫm , cây mọc dưới tán cây to , nơi có ánh sáng yếu | Ưa bóng |
3 | Xà cừ | Thân to , nhiều cành lá nhỏ màu xanh nhạt ,cây mọc nơi quang đãng | Ưa sáng |
4 | Cây lá lúa | Thân thấp , lá thẳng đứng , lá nhỏ , màu xanh nhạt, mọc ngoài cánh đồng nơi quang đãng | Ưa sáng |
5 | Vạn niên thanh | Thân quấn , lá to , màu xanh đậm , sống nơi ít ánh sáng | Ưa bóng |
STT | Tên cây | Đặc điểm | Nhóm cây |
1 | Xà cừ | Thân cao. nhiều cành lá nhỏ màu xanh nhạt, cây mọc nơi quang đãng | Ưa sáng |
2 | Cây là lúa | Thân thấp, là thẳng đứng, là nhỏ, màu xanh | Ưa sáng |
3 | Vạn niên thanh | Thân quấn, lá to. màu xanh đậm. sống nơi ít ánh sáng | Ưa bóng |
4 | Cây gừng | Thân nhỏ. thẳng đứng, là dài nhỏ xếp so le. màu lá xanh nhạt sống nơi ít ánh sáng | Ưa bóng |
Dựa vào các câu hỏi gợi ý dưới đây ,hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng.
- Ánh sáng mặt trời chiếu vào cành cây trên và phía dưới khác nhau như thế nào ?
- Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây bị ảnh hưởng như thế nào ?
Cây mọc trong rừng có ánh sáng Mặt Trời chiếu vào cành cây phía trên nhiều hơn cành cây phía dưới. Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp cùa lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích lũy không đù bù lượng tiêu hao do hô hâ'p và kèm khả Iiăng lấy nước kém nên cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng.
Cây mọc trong rừng có ánh sáng Mặt Trời chiếu vào cành cây phía trên nhiều hơn cành cây phía dưới. Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích lũy không đủ bù lượng tiêu hao do hô hấp và kèm khả năng lấy nước kém nên cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng.
- Ánh sáng mặt trời chiếu vào cành cây trên nhiều hơn cành cây dưới vì ở dưới các cành cây bị phía trên che mất => nhậm đc ít ánh sáng
- Thiếu ánh sáng là thiếu điều kiện của phản ứng tạo oxy và tinh bột đường cho cây.
Lá cây sẽ không quang hợp được, không tạo tinh bột đường cung cấp cho chúng, giống như người không thở không ăn, thì lá cây sẽ sớm bị rụng
Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào ?
Ánh sáng ảnh hưởng đến khả năng định hướng di chuyển trong không gian của động vật . Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động ,khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật . Căn cứ vào điều kiện chiếu sáng khác nhau ,người ta chia động vật thành hai nhóm :
- Nhóm động vật ưa sáng : gồm những động vật hoạt động ban ngày như : chích chòe , chào mào , trâu , bò , dê ,....
- Nhóm động vật ưa tối : là những động vật hoạt động chủ yếu về ban đêm như : vạc , cú mèo , sếu , diệc , chồn , cáo , sóc ,.....
Ánh sáng ảnh hưởng gì lên động vật là tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian. Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật
VD : có nhiều loài thú hoạt động vào ban ngày như trâu. bò, dê, cừu, ... cũng có nhiều loài hoạt động vào ban đêm như chồn, cáo, sóc,....
Chúc bạn học tốt
- Ánh sáng ảnh hưởng tới khả năng định hướng di chuyển trong không gian của động vật.
- Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng vàsinh sản của động vật.
- Căn cứ vào điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia động vật thành hai nhóm:
* Nhóm động vật ưa sáng : gồm những động vật hoạt động ban ngày như chích
chòe. chào mào, trâu. bò. dê, cừu...
* Nhóm động vặt ưa tối : là những động vật hoạt động về ban đêm như : vạc,
diệc. sến. cú mèo, chôn. cáo. sóc…
Trong 2 nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt ,sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chụi đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ môi trường ? Tại sao ?
Giúp mình nha ! Ai làm xong nhanh nhất sẽ được tích !
Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt thì nhóm sinh vật hằng nhiệt có khả năng chụi đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ môi trường vì sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hòa thân nhiệt giữ cho nhiệt độ cơ thể ổn định không phụ thuộc vào môi trường ngoài .
Hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa nhóm cây ưa ẩm và chụi hạn.
- Cây ưa ẩm : sống nơi ẩm ướt thiếu ánh sáng phiến lá mỏng , bản lá rộng ,màu lá xanh đậm lỗ khí có ở cả 2 mặt lá. Mô giậu kém phát triển ,cây ít cành có hiện tượng tỉa cành tự nhiên.
- Cây chụi hạn : sống ở nơi thiếu nước cơ thể mọng nước , lá tiêu giảm hoặc biến thành gai , có thể phiến lá dày ,hẹp , gân lá phát triển . Các hoạt động sinh lí yếu vì ban ngày lỗ khí thường đóng để hạn chế sự thoát hơi nước , sử dụng nước dè xẻn.
Hãy kể tên 10 động vật ưa ẩm và ưa khô
Động vật ưa ẩm | Động vật ưa khô |
- Giun - Ếch - Gián - Ốc sên - Sâu rau | - Rắn - Rùa - Cá sấu - Lạc đà - Chim |
vì sao nói giới hạn sinh thái ảnh hưởng đến vùng phân bố của sinh vật
Vì :
- Những sinh vật có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhan tố sinh thái thường có phạm vi phân bố rộng .
- Những sinh vật có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhan tố sinh thái thường có phạm vi phân bố hẹp .
- Những sinh vật có giới hạn sinh thái rộng về nhân tố sinh thái này nhưng hẹp về nhân tố sinh thái khác thì phân bố giới hạn .
cạnh tranh cùng loài có lợi hay có hại cho quần thể sinh vật . giải thích
Bạn tham khảo nhé:
- Quan hệ cạnh tranh cùng loài xảy ra khi các cá thể tranh giành nhau về thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác, các con đực tranh giành nhau con cái => Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.