Những câu hỏi liên quan
Thiên Lê
Xem chi tiết

 

Tham khảo:

3.Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sảnCác khoáng sản chính là than, sắt, thiếc, chì – kẽm, đồng, apatit, pyrit, đá vôi  sét làm xi măng, gạch ngói, gạch chịu lửa … Tuy nhiên, việc khai thác đa số các mỏ đòi hỏi phải có phương tiện hiện đại  chi phí cao.

4.

Khu vực

Các dân tộc

Hoạt động kinh tế

Đồng bằng ven biển phía đông

Chủ yếu là người Kinh

Sản xuất lương thực, cây công- nghiệp hàng năm, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Sản xuất  công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Miền núi, gò đồi phía tây

Chủ yếu là các dân tộc: Thái, Mường, Tày, Mông, Bru-Vân Kiều,…

Nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, canh tác trên nương rẫy, chăn nuôi trâu, bò đàn.

 

5.Xét về mặt hành chính, vùng này bao gồm 14 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Trung tâm vùng là thành phố Thái Nguyên.

Bình luận (0)

Tham khảo:

6.Về mùa đông khu vực Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc là do ở Đông Bắc các dãy núi chạy theo hướng vòng cung mở rộng ra phía Bắc và trụm đầu tại Tam Đảo. Đông Bắc là nơi đầu tiên cũng là nơi cuối cùng đón những đợt gió mùa đầu tiên và cuối cùng thổi vào nước ta.

7.14 tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm các tỉnh Tây Bắc: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Hòa Bình. Khu vực Đông Bắc có Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Lào Cai, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Yên Bái.

8. Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông Hồng và sông 

9.

a. Thuận lợi

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung là chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình.

* Địa hình: có sự phân hóa rõ rệt.

- Núi cao, cắt xẻ mạnh, hiểm trở ở phía Bắc, địa hình núi trung bình ở phía Đông Bắc.

- Địa hình đồi bát úp xen cánh đồng thung lũng bằng phẳng ở vùng Trung du Bắc Bộ.

=> Địa hình thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

* Khí hậu:

- Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh-> cơ cấu cây trồng đa dạng gồm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

* Khoáng sản: đa dạng, giàu có nhất cả nước, nhiều loại trữ lượng lớn-> phát triển công nghiệp khai khoáng.

* Sông ngòi: nhiều sông lớn, trữ lượng thủy điện dồi dào=> thuận lợi để phát triển thủy điện.

* Đất đai: đa dạng, gồm đất feralit và đất phù sa=> thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả.

* Vùng biển: vùng biển Quảng Ninh thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển (du lịch, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, vận tải biển,...)

Giữa Đông Bắc và Tây Bắc có những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế.

b. Khó khăn

Về mặt tự nhiên, Trung du và miền núi Bắc Bộ cũng gặp không ít khó khăn:

+ Địa hình bị chia cắt mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, gây trở ngại cho hoạt động giao thông vận tải cũng như tổ chức sản xuất và đời sống, nhất là ở vùng cao và biên giới.

+ Khoáng sản tuy nhiều chủng loại, phân bô khá tập trung, song trữ lượng nhỏ, điều kiện khai thác phức tạp.

+ Việc chặt phá rừng bừa bãi đã dẫn tới xói mòn, sạt lở đất, lũ quét, làm cho chất lượng môi trường bị giảm sút nghiêm trọng.

10.Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn  trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít người : Thái, Mường, Dao, Mông. - Quy mô dân số: khoảng 11.5 triệu người, chiếm 14.4% dân số cả nước (năm 2002). + Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa vùng Đông Bắc với Tây Bắc.

Bình luận (0)
Cuc Le
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
25 tháng 2 2022 lúc 13:33

Chọn C

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Anh
25 tháng 2 2022 lúc 13:34

C

Bình luận (0)
Hồng Ngọc Lê Thị
25 tháng 2 2022 lúc 13:55

C

Bình luận (0)
Alayna
Xem chi tiết
Cihce
29 tháng 5 2022 lúc 22:57

D

Bình luận (0)
Vũ Quang Huy
29 tháng 5 2022 lúc 22:57

d

Bình luận (0)
(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
29 tháng 5 2022 lúc 22:58

D

Bình luận (2)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Đỗ Đức Hà
30 tháng 7 2023 lúc 17:39

- Mô tả hệ thống đê sông Hồng:

+ Đê sông Hồng là hệ thống đê lớn nhất nước ta với chiều dài hàng nghìn ki-lô-mét.

+ Đê được đắp bằng đất thành những đường cao, to dọc hai bên bờ sông.

+ Ngày nay, phần lớn mặt đê được trải nhựa hoặc bê tông và nâng cấp để kiên cố hơn.

- Vai trò của hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ:

+ Không bị ngập lụt; giảm thiệt hại của lũ lụt hàng năm do sông Hồng gây ra.

+ Góp phần điều tiết lượng nước, giúp người dân có thể trồng nhiều vụ lúa trong năm.

+ Vùng đất ở ngoài đê hằng năm được bồi đắp thêm phù sa màu mỡ và mở rộng dần về phía biển.

Bình luận (0)
Dương Trí Khoa
12 tháng 12 2023 lúc 21:50

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 8 2023 lúc 0:26

Tình huống 1: Hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là công trình vĩ đại của người dân trong việc ngăn lũ của sông ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Nhờ có hệ thống đê ven sông mà đời sống người dân được đảm bảo hơn. Bảo vệ và nâng cấp hệ thống đê là việc làm quan trọng, thường xuyên ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Chính vì vậy, bạn Lan đã phát biểu chính xác.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
6 tháng 8 2019 lúc 17:41

Giải thích: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có diện tích lớn nhất, mùa đông lạnh nhất cả nước. Đồng bằng sông Hồng là vùng có dân số đông nhất cả nước và là một trong hai vùng có nền kinh tế phát triển nhất nước ta. Như vậy, so với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng có mùa đông ngắn hơn và đỡ lạnh hơn.

Đáp án: D

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
29 tháng 8 2018 lúc 10:18

a) Thực trạng và các định hướng chính trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

* Thực trng

- Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng: giảm nhanh tỉ trọng khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp), tăng tỉ trọng khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và tăng tỉ trọng khu vực III (dịch vụ).

- Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm.

* Các định hướng chính

- Xu hướng chung là tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp), tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn liền với việc giải quyết các vấn đ xã hội và môi trường.

- Chuyển dịch trong nội bộ ngành:

+ Phương hướng chung: trọng tâm là phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn liền với nhu cầu phát triển nông nghiệp hàng hoá.

+ Đối với khu vực I, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản. Riêng trong ngành trồng trọt lại gim tỉ trọng của cây lương thực và tăng tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phm, cây ăn quả.

+ Đối với khu vực II, quá trình chuyển dịch gắn liền với vic hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm: chế biến lương thực - thực phẩm, ngành dt may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí - kì thuật điện - điện tử.

+ Đối với khu vực III, du lịch là một ngành tiềm năng. Đồng bằng sông Hồng có nhiều thế mạnh về du lịch, đặc biệt Hà Nội và vùng phụ cận cũng như ở Hi Phòng. Trong tương lai, du lịch sẽ có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế của vùng. Các ngành dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục - dào tạo... cũng phát triển mạnh nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế.

b) Ý nghĩa của việc chuyển dịch đối với sự phát triên kinh tế của vùng

- Về kinh tế: cho phép khai thác tốt hơn các lợi thế, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng.

- Về xã hội: tạo điều kiện giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ci thiện chất lượng cuộc sống,...

- Ý nghĩa đối với tài nguyên môi trường: cho phép khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên, bảo vệ môi trường tạo sự phát triến bền vững.

Bình luận (0)
Doãn Oanh
Xem chi tiết
Cần người kèm hóa
30 tháng 12 2020 lúc 17:03

1:Vì

Đây là miền có vị trí địa đầu tổ quốc, là nơi đón những đợt gió mùa Đông Bắc sơm nhất và cũng là muộn nhất cả nước. Tại Đông Bắc với các cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) mở rộng ở phía Bắc và phía Đông, chụm lại ở Tam Đảo càng thêm tăng cường sự hút gió mùa Đông Bắc khiến mùa đông ở Đông Bắc lạnh nhất, đến sớm và kết thúc muộn.

Tây Bắc có dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, càng vào nam các dãy núi theo hướng tây bắc- đông nam (Hoành Sơn, Bạch Mã) tăng sức ngăn cản, làm suy yếu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (lạnh, khô) khiến mùa đông ở Tây Bắc và khu vực phía nam bớt lạnh hơn, đến muộn và kết thúc sớm hơn. Từ Bạch Mã trở vào không có mùa đông lạnh.

2: 

- Với điều kiện thời tiết mùa đông lạnh, hầu hết các tỉnh đồng bằng châu thổ sông Hồng đều phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế lớn như: ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải, cà rốt….

- Do đó vụ đông đã trở thành vụ sản xuất, lương thực chính ở một số địa phương với nhiều sản phẩm đa dạng giải quyết vấn đề lương thực cho đồng bằng sông Hồng và xuất khẩu một số rau quả ôn đới.

3:

- Nói kinh tế biển là thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ là do: 

+)Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ có diện tích giáp biển dài với đồng bằng Sông Hồng và chịu ảnh hưởng mạnh trong quá trình phát triển.

+)Có nhiều các chuỗi đô thị và các trung tâm ven biển: Thanh Hóa, Bình Sơn, Huế..

+ Biển : khai thác khoáng sản, thủy sản phát triển .

+ giúp ngành du lịch, thăm quan, dịch vụ phát triển mạnh: bãi tắp, khách sạn cho khách đi biển...

--> vì vậy có thể nói biển là thế mạnh của vùng

4:

+ Nghề muối và làm mắm phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ do:

- Nước biển của vùng biển Nam Trung Bộ có độ muối cao.

- Lượng mưa trung bình hàng năm ít, nắng nhiều (khu vực cực nam của vùng trong năm có khỏang 300 ngày không mưa).

- Địa hình ven biển có nhiều nơi thuận lợi cho việc sản xuất muối.

– Biển giàu hải sản, nhất là các tỉnh cực Nam Trung Bộ và có ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa; sản lượng đánh bắt lớn, nhất là cá biển.– Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản; việc nuôi trồng được phát triển ở nhiều tỉnh.– Hoạt động chế biến thủy sản đa dạng, phong phú là nguồn nguyên liệu dồi dào cho nghề làm mắm 

5:

* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo nên cơ sở phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng

- Vị trí cầu nối có điều kiện thực hiện chiến lược mở cửa

- Địa hình có vùng núi, gò đồi, đồng bằng, biển hải đảo thuận lợi phát triển nhiều ngành

- Đất: Phần lớn dải đất cát pha ven biển giúp phát triển cây công nghiệp hàng năm, cây lương thực thực phẩm, chăn nuôi gia súc. Đất feralit ở miền núi thuận lợi phát triển nghề rừng, đồng cỏ, chăn nuôi gia súc, cây công nghiệp lâu năm.

- Rừng: giàu loài gỗ quý, lâm đặc sản

- Một số sông có giá trị về thủy điện, có thể xây dựng nhiều nhà máy thủy điện có công suất trung bình

- Khoáng sản: Một số loại có trữ lượng khá lớn như: Đá vôi, sắt, thiếc,...

- Tài nguyên du lịch khá phong phú, có nhiều địa danh nổi tiếng

* Ý nghĩa vị trí địa lí:

Bắc Trung Bộ có vị trí tiếp giáp vùng biển kéo dài, tất cả các tỉnh đều có thế mạnh về phát triển kinh tê biển => đem lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời cải tạo chất lượng đời sống người dân vùng biển, thúc đẩy sự phát triển dân cư - xã hội vùng ven biển.

Bình luận (0)
Kamato Heiji
Xem chi tiết
Phương Dung
20 tháng 1 2021 lúc 17:14

Câu 1:

* Đặc điểm địa hình Đông Nam Á:

- Địa hình Đông Nam Á chủ yếu là núi và cao nguyên.

- Phần đất liền:

+ Các dải núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a cao chạy hướng bắc – nam và tây bắc – đông nam, bao quanh những khối núi cao nguyên thấp.

+ Các dãy núi chính: A-ra-can, Tan, Luông Pha Băng, Các- đa-môn, Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, Đăng-rếch. Các cao nguyên lớn: San, Hứa Phan, Cò Rạt, Bô – lô –ven, Lâm Viên.

+ Thung lũng sông cắt xẻ sâu, địa hình bị chia cắt mạnh.

+ Đồng bằng phù sa tập trung ven biển và hạ lưu các con sông. Các đồng bằng lớn: đồng bằng I-ra-oa-đi, đồng bằng sông Mê-Nam, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng.

- Phần hải đảo:

+ Địa hình đồi núi chiêm phần lớn diện tích và các dải đồng bằng ven biển.

+ Nằm trong khu vực bất ổn định của vỏ Trái Đất, thường xảy ra động đất, núi lửa (đặc biệt quần đảo In-đô-nê-xi-a).

* Ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ:

- Địa hình bằng phẳng  là nơi xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, các nhà máy, xí nghiệp, nhà ở....thuận lợi cho hoạt động sống, phát triển kinh tế của các nước.

- Đồng bằng châu thổ màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực lớn.

- Dễ dàng cho giao thông qua lại, thúc đẩy giao lưu kinh tế.

 

Bình luận (2)
Luna đáng iu không quạu...
22 tháng 1 2021 lúc 22:09

Câu 2: 

- Sông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng nơi sông bắt nguồn thuộc tỉnh Thanh Hải, chảy qua Vân Nam Trung Quốc, qua các nước Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam.

 Ngoài nguồn tài nguyên nước dồi dào, lưu vực sông Mê Kông có tiềm năng to lớn về thủy điện, nguồn lợi thủy sản, đất đai, thảm thực vật, động vật phong phú. Mê Kông được đánh giá là khu vực có mức độ đa dạng sinh học cao so với nhiều khu vực khác trên thế giới. Việc tận dụng những tiềm năng to lớn từ con sông này đã và đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho hiện tại và tương lai của hàng triệu dân sinh sống nhờ Mê Kông. 

* Đặc điểm gió mùa:

- Mùa hạ: gió mùa mùa hạ tính chất nóng ẩm, mưa nhiều.

- Mùa đông: gió mùa mùa đông xuất phát từ áp cao Xi-bia thổi về áp thấp Xích đạo theo hướng Đông Bắc, tính chất lạnh và khô.

* Tính chất trái ngược nhau như vậy là do hai loại gió có nguồn gốc hình thành và bề mặt đệm nơi chúng đi qua khác nhau.

- Gió mùa mùa hạ: xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua xích đạo đổi hướng Tây Nam, gió này đi qua vùng biển thuộc khu vực xích đạo nên mang theo nguồn nhiệt ẩm dồi dào.

- Gió mùa mùa đông xuất phát từ khu khí áp cao Xi-bia thổi về áp thấp Xích đạo theo hướng Đông Bắc, gió này di chuyển qua vùng nội địa rộng lớn của Liên Bang Nga và Trung Quốc nên có tính chất khô, lạnh giá.

*Ý nghĩa 

Gió mùa mùa hạ, mùa đông có những đặc điểm khác nhau vì vị trí, nguồn gốc hình thành khác nhau: gió mùa mùa hạ xuât phát từ vùng áp cao của nửa cầu nam, gió mùa mùa đông xuất phát từ vùng áp cao Xibia thổi về vùng áp thấp Xích đạo.

Bình luận (0)