Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Tuyên Quang , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 11
Điểm GP 4
Điểm SP 2

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

1:Vì

Đây là miền có vị trí địa đầu tổ quốc, là nơi đón những đợt gió mùa Đông Bắc sơm nhất và cũng là muộn nhất cả nước. Tại Đông Bắc với các cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) mở rộng ở phía Bắc và phía Đông, chụm lại ở Tam Đảo càng thêm tăng cường sự hút gió mùa Đông Bắc khiến mùa đông ở Đông Bắc lạnh nhất, đến sớm và kết thúc muộn.

Tây Bắc có dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, càng vào nam các dãy núi theo hướng tây bắc- đông nam (Hoành Sơn, Bạch Mã) tăng sức ngăn cản, làm suy yếu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (lạnh, khô) khiến mùa đông ở Tây Bắc và khu vực phía nam bớt lạnh hơn, đến muộn và kết thúc sớm hơn. Từ Bạch Mã trở vào không có mùa đông lạnh.

2: 

- Với điều kiện thời tiết mùa đông lạnh, hầu hết các tỉnh đồng bằng châu thổ sông Hồng đều phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế lớn như: ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải, cà rốt….

- Do đó vụ đông đã trở thành vụ sản xuất, lương thực chính ở một số địa phương với nhiều sản phẩm đa dạng giải quyết vấn đề lương thực cho đồng bằng sông Hồng và xuất khẩu một số rau quả ôn đới.

3:

- Nói kinh tế biển là thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ là do: 

+)Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ có diện tích giáp biển dài với đồng bằng Sông Hồng và chịu ảnh hưởng mạnh trong quá trình phát triển.

+)Có nhiều các chuỗi đô thị và các trung tâm ven biển: Thanh Hóa, Bình Sơn, Huế..

+ Biển : khai thác khoáng sản, thủy sản phát triển .

+ giúp ngành du lịch, thăm quan, dịch vụ phát triển mạnh: bãi tắp, khách sạn cho khách đi biển...

--> vì vậy có thể nói biển là thế mạnh của vùng

4:

+ Nghề muối và làm mắm phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ do:

- Nước biển của vùng biển Nam Trung Bộ có độ muối cao.

- Lượng mưa trung bình hàng năm ít, nắng nhiều (khu vực cực nam của vùng trong năm có khỏang 300 ngày không mưa).

- Địa hình ven biển có nhiều nơi thuận lợi cho việc sản xuất muối.

– Biển giàu hải sản, nhất là các tỉnh cực Nam Trung Bộ và có ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa; sản lượng đánh bắt lớn, nhất là cá biển.– Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản; việc nuôi trồng được phát triển ở nhiều tỉnh.– Hoạt động chế biến thủy sản đa dạng, phong phú là nguồn nguyên liệu dồi dào cho nghề làm mắm 

5:

* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo nên cơ sở phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng

- Vị trí cầu nối có điều kiện thực hiện chiến lược mở cửa

- Địa hình có vùng núi, gò đồi, đồng bằng, biển hải đảo thuận lợi phát triển nhiều ngành

- Đất: Phần lớn dải đất cát pha ven biển giúp phát triển cây công nghiệp hàng năm, cây lương thực thực phẩm, chăn nuôi gia súc. Đất feralit ở miền núi thuận lợi phát triển nghề rừng, đồng cỏ, chăn nuôi gia súc, cây công nghiệp lâu năm.

- Rừng: giàu loài gỗ quý, lâm đặc sản

- Một số sông có giá trị về thủy điện, có thể xây dựng nhiều nhà máy thủy điện có công suất trung bình

- Khoáng sản: Một số loại có trữ lượng khá lớn như: Đá vôi, sắt, thiếc,...

- Tài nguyên du lịch khá phong phú, có nhiều địa danh nổi tiếng

* Ý nghĩa vị trí địa lí:

Bắc Trung Bộ có vị trí tiếp giáp vùng biển kéo dài, tất cả các tỉnh đều có thế mạnh về phát triển kinh tê biển => đem lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời cải tạo chất lượng đời sống người dân vùng biển, thúc đẩy sự phát triển dân cư - xã hội vùng ven biển.