Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

Dưới đây là cơ cấu dân số theo lao động ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020

CƠ CẤU DÂN SỐ HOẠT ĐỘNG THEO KHU VỰC KINH TẾ Ở NƯỚC TA,

GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 (Đơn vị: %)

Năm

2010

2015

2018

2020

Nông - lâm - ngư nghiệp

48,6

43,6

37,6

33,1

Công nghiệp - xây dựng

21,7

23,1

27,2

30,8

Dịch vụ

29,7

33,3

35,2

36,1

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)

Qua bảng số liệu, ta thấy:

- Tỉ trọng dân số hoạt động kinh tế trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp ngày càng giảm.

- Tỉ trọng dân số hoạt động kinh tế trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng, đặc biệt trong ngành dịch vụ tăng nhanh.

-> Sự thay đổi này phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (lao động khu vực I giảm, khu vực II và III tăng lên).

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 15:10

Tham khảo: Hoạt động của Việt Nam trong Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương

- Trong gần 23 năm tham gia APEC, Việt Nam đã đóng góp tích cực chủ động đối với Diễn đàn APEC, góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác, liên kết kinh tế khu vực, duy trì vai trò của APEC là cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương.

- Việt Nam là một trong những thành viên tích cực nhất trong đề xuất các sáng kiến và dự án, với hơn 100 dự án trên nhiều lĩnh vực. Nhiều sáng kiến do Việt Nam đề xuất được đánh giá thiết thực, đáp ứng quan tâm chung, nhất là về phát triển bao trùm, phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, tạo thuận lợi thương mại điện tử qua biên giới, msmes xanh, bền vững và sáng tạo, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, phát triển nông thôn và đô thị…

- Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong công tác điều hành hoạt động của APEC thông qua đảm nhiệm vị trí: Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC (năm 2005 - 2006), Chủ tịch/Phó Chủ tịch nhiều Ủy ban và nhiều Nhóm công tác chủ chốt như: Ủy ban thương mại và đầu tư, Ủy ban quản lý ngân sách, các Nhóm công tác về doanh nghiệp vừa và nhỏ, y tế, đối phó với tình trạng khẩn cấp... Riêng trong giai đoạn 2016 - 2018, Việt Nam đã đảm nhiệm vai trò Chủ tịch, Phó Chủ tịch 18 Ủy ban, Nhóm công tác của APEC và ABAC, được các thành viên đánh giá cao.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
10 tháng 7 2017 lúc 5:28

Chọn C

Minh Lệ
Xem chi tiết

Khu di tích Mỹ Sơn mang kiến trúc đặc trưng của người Chăm cổ

- Chính thức nằm trong số những Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999, là thành tích đáng kể mà khu di tích Mỹ Sơn có được.

- Đây chính là khu đền tháp đặc trưng của điêu khắc Chăm cổ, được phát hiện vào năm 1898 bởi học giả người Pháp là M.C.Paris. Toàn bộ khu di tích nằm trong khu vực thung lũng Mỹ Sơn thuộc địa phận của xã Duy Phú, Duy Xuyên của Quảng Nam.

 

- Quay về lịch sử từ thế kỷ thứ 4 thì khu vực này được xây dựng là quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp, sở hữu nhiều kiến thức đầy độc đáo. Nó là nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc đặc trưng của dân tộc Chăm. Được biết tới là đền đài chính, nổi bật của đại Hindu – Ấn Độ giáo nằm tại khu vực Đông Nam Á, đồng thời cũng là di sản duy nhất của người Việt ở thể loại này nên vô cùng quý giá.

Buddy
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
23 tháng 7 2023 lúc 21:42

a: thu thập từ nguồn có sẵn

b: lập bảng hỏi, phỏng vấn

Minh Lệ
Xem chi tiết

* Phương thức khai thác theo hướng bền vững tài nguyên rừng ở Việt Nam:

- Trồng mới rừng.

- Không chặt phá rừng, đốt rừng bừa bãi.

- Phục hồi rừng theo hướng nông - lâm kết hợp.

- Khai thác dần và khai thác chọn: phục hồi lại rừng bằng cách thúc đẩy tái sinh tự nhiên của rừng tự phục hồi.

- Chỉ được khai thác chọn, không được khai thác trắng.

- Chọn chặt cây đã già, cây có phẩm chất và sức sống kém, giữ lại cây còn non cây gỗ tốt và cây có sức sống mạnh.

* Phương thức khai thác theo hướng bền vững tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam

- Tiến hành công tác kiểm kê tổng thể số lượng, trữ lượng các mỏ đã có và khai thác trên phạm vi cả nước.

- Đẩy mạnh công tác điều tra, tìm kiếm, thăm dò để phát hiện mỏ mới.

- Quy hoạch một cách cụ thể từng loại khoáng sản.

- Tăng cường việc sử dụng các phương pháp tiên tiến trong khai thác, chế biến sâu nhằm năng cao hiệu quả kinh tế, tránh được xuất khẩu thô, loại bỏ được nạn “quặng tặc”…

- Tổ chức trình tự khai thác mỏ một cách hợp lý, tránh tình trạng mỏ dễ làm trước, mỏ khó bỏ lại; tăng đầu tư cho khâu phục hồi, tái tạo và và cải thiện môi trường sinh thái ở các địa bàn khai thác mỏ.

- Đổi mới công nghệ khai thác, sàng tuyển và chế biến để tận thu tài nguyên và bảo vệ môi trường...

Minh Lệ
Xem chi tiết

Phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước ở Việt Nam:

- Khai thác: Việt Nam khai thác nước chủ yếu từ nguồn nước mặt, nước ngầm, nước mưa.

- Sử dụng: 

+ Nước chủ yếu sử dụng trong sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.

+ Để dự trữ nguồn nước vào mùa khô, Việt Nam xây dựng các hồ chứa nước để kịp thời cung cấp nước vào, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp.

- Bảo vệ nguồn tài nguyên nước:

+ Tăng hiệu quả sử dụng nước, bảo đảm sử dụng nước bền vững, đáp ứng các nhu cầu sử dụng nước cho phát triển kinh tế - xã hội.

+ Giải quyết các vấn đề ô nhiễm tài nguyên nước trên các lưu vực sông, hồ,..

+ Xây dựng hệ thống xử lí nước thải, tránh thải trực tiếp ra sông, hồ,…

+ Tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân, sử dụng tiết kiệm nguồn nước.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
18 tháng 9 2023 lúc 22:44

Thu thập số liệu từ website của Tổng cục thống kê, em được:

+) Bảng thống kê dân số Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2020

Năm

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Số dân (triệu người)

87,8604

88,8093

89,7595

90,7289

91,7133

92,6951

93,6716

94,6660

96,4840

97,5827

+) Bảng thống kê biểu diễn cơ cấu dân số theo giới tính:

Nam

49,8%

Nữ

50,2%

+) Bảng thống kê biểu diễn cơ cấu dân số theo nơi sinh sống:

Thành thị

36,8%

Nông thôn

63,2%

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Đức Minh
31 tháng 3 2017 lúc 17:05

Sự hợp tác của Việt Nam với các nước Đông Nam Á :

+ Khi tham gia tăng tốc độ mậu dịch.

+ Xuất khẩu gạo ra các nước ASEAN.

+ Thúc đẩy hợp tác quan hệ giữa các nước ASEAN, thường xuyên giúp đỡ nước bạn khi gặp khó khăn.

+ Tham gia dự án hành lang Đông-Tây xóa đói giảm nghèo.

+ Quan hệ với các nước ASEAN trong thông tin , văn hóa ...

Trần Thị Ngọc Trâm
2 tháng 4 2017 lúc 20:35

-Đóng góp quan trọng đầu tiên của Việt Nam là góp phần tích cực thúc đẩy kết nạp các nước Lào, Mi-an-ma và Căm-pu-chia, hình thành một khối ASEAN thống nhất, quy tụ tất cả 10 quốc gia ở Đông Nam Á; Tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN VI tại Hà Nội tháng 12/1998, giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế của Hiệp hội trong thời điểm khó khăn nhất.

-Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc xác định phương hướng hợp tác và các quốc sách lớn của ASEAN, như xây dựng tầm nhìn 2020, Chương trình Hành động Hà Nội, Tuyên bố Hà Nội về Thu hẹp khoảng cách phát triển... Việt Nam cũng góp phần tích cực cùng các nước ASEAN thúc đẩy và phát huy tác dụng của các cơ chế bảo đảm an ninh khu vực.

-Việt Nam đã cùng các nước ASEAN tiến hành đàm phán và thúc đẩy hợp tác và tự do hoá về thương mại, dịch vụ, đầu tư trong và với các Đối tác bên ngoài như thực hiện AFTA, Hành lang Đông - Tây; tham gia tích cực vào tất cả các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành của ASEAN.

T-rong quan hệ đối ngoại của ASEAN, Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các nước Đối thoại, góp phần nâng cao tiếng nói và vị thế của ASEAN trên thế giới.

LY VÂN VÂN
17 tháng 1 2018 lúc 19:29

Sự hợp tác của Việt Nam với các nước Đông Nam Á :

+ Khi tham gia tăng tốc độ mậu dịch.

+ Xuất khẩu gạo ra các nước ASEAN.

+ Thúc đẩy hợp tác quan hệ giữa các nước ASEAN, thường xuyên giúp đỡ nước bạn khi gặp khó khăn.

+ Tham gia dự án hành lang Đông-Tây xóa đói giảm nghèo.

+ Quan hệ với các nước ASEAN trong thông tin , văn hóa ...